Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Êsai 53: "Bài Tín Điều Các Sứ Đồ: Kẻ Giết Chúa Jêsus: “Chịu Khổ Dưới Tay Bônxơ Philát”



Bài Tín Điều Các Sứ Đồ
Kẻ Giết Chúa Jêsus: “Chịu Khổ Dưới Tay Bônxơ Philát”
Êsai 53
Đây là tuần lễ không giống như bao tuần khác trong cuộc đời tôi. Thứ Tư vừa qua, cuốn phim mới do Mel Gibson làm đạo diễn: “Sự thương khó của Đấng Christ”, đã dẫn đầu khắp xứ sở. Vì nhiều lý do khác nhau, cuốn phim đã làm dấy lên cuộc tranh cãi rất rộng lớn. Sáng hôm ấy, tôi mở xem tin tức để thấy mọi điều đang diễn ra trên thế giới. Trên kênh CBS, họ đang nói về Chúa Jêsus. Trên kênh NBC, họ đang nói về Chúa Jêsus. Trên kênh ABC, họ đang nói về Chúa Jêsus. Trên kênh tin tức Fox, họ đang nói về Chúa Jêsus. Trên kênh CNN, họ đang nói về Chúa Jêsus. Buổi trưa đó tôi đã xem cuốn phim cùng với một người bạn. Khi tôi trở về nhà, tôi mở TV ra và định xem kênh CNBC, kênh truyền hình cáp đặc biệt chuyên về những tin tức về tài chính. Nhưng họ không nói về thị trường chứng khoán, và họ không nói về Martha Stewart. Trưa Thứ Tư vừa qua trên kênh CNBC, họ đã nói về Chúa Jêsus. Thật vậy, họ đang nói lý do tại sao Chúa Jêsus chịu chết trên thập tự giá.
Tối qua, 450 người Hội Thánh nhà đã nhóm lại xem chiếu phim “Sự thương khó của Đấng Christ” ở một rạp chiếu phim địa phương. Sau đó, chúng tôi trở về lại nhà thờ để dự bữa ăn và có thời gian thảo luận. Giữa xem phim và bữa ăn, tôi trở về nhà trong vài phút. Khi tôi mở kênh tin tức Fox, họ đang nói về Chúa Jêsus. Sau khi tôi dự cuộc thảo luận về nhà, tôi mở kênh Lịch Sử. Hãy đoán xem họ đang nói gì nào? Chúa Jêsus! Trong cả đời của tôi, một việc như thế chưa xảy ra trên nước Mỹ. Mel Gibson đã làm một việc mà Billy Graham không thể làm. Ông đã đem Chúa Jêsus đến với trung tâm đời sống công chúng của nước Mỹ, dù chỉ trong mấy ngày phù du.
Một điểm chuẩn văn hóa
Tôi đã xem phim “Sự thương khó của Đấng Christ” ba lần trong năm ngày qua. Tôi thấy phim ấy đầy quyền lực, áp đảo, gây bối rối ở từng phần, làm cho kiệt quệ tình cảm, nhưng rất lôi cuốn và không thể không xem qua. Tôi nhũ thầm: “Đây là những gì giống như thật vậy. Nếu tôi có mặt ở đó, đây là những gì tôi đã nhìn thấy”. Cuốn phim đúng là thuộc dạng độc quyền vì sự Chúa đóng đinh trên thập tự giá là một biến cố có một không hai. Đừng mắc phải sai lầm đấy. Cuộn phim cho thấy sự tàn nhẫn và bạo lực, và nó khoác lấy một sự hiểu biết cơ bản về cuộc đời của Chúa Jêsus. Nhưng nó thành công trong việc tỏ ra điều ác trong thế gian đã khiến Đấng Christ phải đến với thập tự giá, gánh lấy tội lỗi của cả nhân loại. Và đến cuối cùng, Chúa Jêsus đắc thắng vì ấy chẳng phải Philát hay các cấp lãnh đạo Do thái đã khiến Ngài phải chết đâu. Không một ai cất đi mạng sống của Ngài. Ngài đã phó sự sống ấy cách tự do.
Đối với tôi, cuốn phim nầy là một loại điểm chuẩn văn hóa. Hầu hết phim ảnh, gần như hết thảy chúng đến rồi đi mà không có ai quan tâm nhiều. Một cuốn phim trình chiếu tại rạp chiếu phim ở địa phương, bạn đọc bài phê bình, bạn xem quảng cáo, rồi bạn quyết định đi xem phim ấy. Cho dù bạn có thích cuốn phim hay không thích. Bạn khen ngợi hoặc chẳng khen gì về phim đó. Hầu hết phim ảnh không làm thay đổi chúng ta hay buộc chúng ta phải suy nghĩ sâu sắc về bất cứ việc gì. Nhưng từ giờ trở đi, có thể là một lần trong cả chục năm, một cuốn phim buộc chúng ta phải xử lý với nhiều vấn đề lắm. Phim “Sự thương khó của Đấng Christ” là một cuốn phim kiểu như thế. Những gì bạn rút tỉa được từ cuốn phim đó đều nương vào những gì bạn đem đến cho nó.
Một số lãnh đạo Do thái đã xem cuốn phim là bài Do thái. Nói như thế có nghĩa là chúng ta chỉ cách trại tập trung Auschwitz mới có 60 năm thôi, tôi không nghĩ ai trong chúng ta sẽ xua đi liền sự phán xét ấy. Bài Do thái đang dấy lên ở nhiều chỗ, gồm có Anh quốc, Pháp quốc, và nhiều quốc gia thuộc vùng Trung đông. Tôi có một quyển sách trong thư viện có đề tựa là Những Kẻ Giết Đấng Christ Trong Quá khứ Và Trong Hiện Tại. Đó là bút tích của tác giả Jacob Gartenhaus, một người Do thái tin theo Chúa Jêsus. Ông kể lại lịch sử bẩn thỉu của những Cơ đốc nhân hô to “kẻ giết Đấng Christ” với từng người Do thái mà họ gặp. Tấn sĩ Gartenhaus chỉ ra rất thuyết phục rằng người Do thái là một dân không phạm vào tội đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá. Nhưng nếu người Do thái không giết Chúa Jêsus, thì ai giết? Bài Tín Điều Các Sứ Đồ trả lời rất rõ ràng cho thắc mắc nầy:
Tôi tin Jêsus Christ, là Con độc sanh của Đức Chúa Trời, và Chúa chúng ta, Ngài được thai dựng bởi Thánh Linh, sanh bởi nữ đồng trinh Mary, chịu thương khó dưới tay Bônxơ Philát.
Theo ánh sáng của những thắc mắc dấy lên bởi phim “Sự thương khó của Đấng Christ”, có một trả lời cho câu hỏi: Ai giết Chúa Jêsus? Trong bài giảng nầy, chúng ta sẽ nhìn vào vấn đề từ ba góc cạnh — về mặt lịch sử, về mặt thuộc linh, và về mặt cơ bản.
I. Về mặt lịch sử
Thật đáng để ý, Bài Tín Điều Các Sứ Đồ đi liền từ chỗ sanh bởi nữ đồng trinh đến sự chết của Chúa Jêsus mà chẳng nhắc gì tới bất cứ việc gì ở giữa hết. Chẳng nói gì tới những bài giảng hay các phép lạ của Ngài. Không một lời nào nói tới Chúa Jêsus đi bộ trên mặt biển hay đối mặt với người dòng Pharisi hoặc chữa lành cho kẻ bịnh. Khi làm như thế, Bài Tín Điều Các Sứ Đồ dạy cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus sanh ra để chịu chết. Từ ngữ “chịu thương khó” tóm tắt mọi sự đã xảy ra giữa sự ra đời và sự chết của Ngài. Thật đáng để ý là Kinh Thánh không hề nói cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus đã mĩm cười hay bật cười. Tôi dám chắc rằng Ngài đã bật cười — nhưng các sách Tin Lành không hề nhắc tới sự ấy. Êsai 53:3 gọi Ngài là “một người từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm”. Khi Ngài ra đời, Hêrốt đã tìm cách giết Ngài. Khi Ngài bắt đầu thi hành chức vụ, dân chúng trong thị trấn quê hương của Ngài đã vấp phạm vì cớ Ngài (Mác 6:3). Trong những giờ kết cuộc mạng sống của Ngài, Ngài bị Giuđa phản bội và bị Phierơ chối bỏ. Những sự thương khó của Ngài không bắt đầu trên thập tự giá, mà chính sự thương khó của Ngài đã dẫn Ngài đến với thập tự giá.
Tại sao chỉ có mỗi mình Bônxơ Philát? Tại sao không phải là Caiphe hay Hêrốt hoặc Giuđa hay mấy tên lính Lamã hoặc đám dân đông kia? Câu trả lời đến từ bối cảnh Mel Gibson đã cho quay với một sức mạnh rất lớn. Chúa Jêsus vừa bị chế giễu. Ngài đứng trước mặt Philát, mình mẫy đầy những máu, da thịt Ngài rách nát, hai con mắt Ngài gần như khép kín lại, gương mặt Ngài trầy xước đến nỗi Ngài chẳng còn giống như con người nữa. Philát nhìn Ngài với cú sốc và thương hại và bước tới gần thì thào nói: “Bộ ngươi không biết ta có quyền kết án tử hình hay tha bổng cho ngươi sao?” Đấy không phải là một lời nói khoe khoang đâu — đây là một câu nói rất chơn thật. Là quan tổng đốc Lamã xứ Giuđê, một mình ông có thể xét đoán một người cho đến chết. Nếu sự thực nhiều cấp lãnh đạo Do thái muốn Chúa Jêsus phải chết đi, thì cũng rất thực là họ không thể làm chi được nếu không có phép của Philát. Đến cuối cùng, ông ta phải trình sổ về cái chết của Chúa Jêsus. Nếu các cấp lãnh đạo Do thái nạp đạn vào súng, thì chính Philát là người kéo cò. Trong cuốn phim, và trong các sách Tin Lành, Philát đã xuất hiện như một người biết rõ Chúa Jêsus là vô tội, tuy nhiên là thiếu can đảm không dám thả Ngài ra. Ba lần ông ta nói: “Ta chẳng thấy lỗi lầm chi nơi người”. Philát vốn biết rõ Chúa Jêsus chẳng phạm vào một tội ác nào đáng phải chết cả. Nhưng giống như một nhà chính trị bị cuốn vào giữa một rặng đá và một địa vị khó chịu, ông ta đã nhượng bộ trước áp lực từ những ông chủ của mình ở Rome và từ những người Do thái nào muốn Chúa Jêsus phải chịu chết. Đấy là lý do tại sao tôi đã chăm chú vào phần mô tả Philát và Chúa Jêsus, và Philát cùng vợ ông ta trong cuốn phim. Có lẽ bạn biết rằng mọi cuộc đối đáp đã được nói ra một là tiếng Aram hay tiếng Latinh. Khi Philát đưa ra câu hỏi nổi tiếng của ông ta: “Lẽ thật là cái gì?” bạn nghe ông ta nói theo tiếng Latinh về lẽ thật — veritas. Trước khi đưa ra quyết định sau cùng của mình, ông trao đổi riêng với vợ mình là Claudia. Mặc dù cảnh nầy không theo sát Kinh Thánh, song nó có thể tin được. Những gì Chúa Jêsus đã nói về việc nghe theo lẽ thật đang ám ảnh ông ta. Ông hỏi: “Claudia ơi, em có công nhận lẽ thật khi em nghe nó không?” Veritas, ông nói, em có công nhận veritas khi em nghe nó không? Claudia nói rằng nàng tin. Và với cái nhìn yêu thương và buồn bã, nàng nói cho Philát biết rằng ông không thể nghe được lẽ thật ấy, ông sẽ không bao giờ biết được veritas. Thậm chí khi Đấng Chơn Thật đang đứng trước mặt ông ta.
Lỗi lầm của ông ta là lớn lao hơn
Đấy là lý do tại sao các tác giả của Bài Tín Điều đã nhắc tới Bônxơ Philát. Lỗi lầm của ông ta là lớn hơn vì ông đã xét đoán Chúa Jêsus mặc dù ông ta biết rõ Ngài là vô tội. Điều nầy sẽ kết thúc đời đời cuộc tranh cãi bài Do thái và sự chết của Đấng Christ. Cả hai: Kinh Thánh và cuốn phim đã nói rất rõ rằng không phải hết thảy người Do thái đều thù ghét Chúa Jêsus đâu. Tốt nhứt là chỉ có vài cấp lãnh đạo Do thái nào đó đã thù ghét Chúa mà thôi. Người Do thái trong vai trò tổng thể đã bị chia ra về Chúa Jêsus — có người thù ghét Ngài, có người bước theo Ngài, có nhiều người nữa không đưa ra quyết định.
Từ quan điểm về mặt chính trị, Bônxơ Philát là một nhân vật có chức nhỏ trong Đế quốc Lamã. Là quan tổng đốc xứ Giuđê không giống như làm Thống đốc bang Texas đâu. Chức ấy giống với chức Thống đốc bang North Dakota đấy. Một tổng đốc Lamã chỉ có hai việc làm: thu các thứ thuế và giữ gìn hòa bình. Philát gặp rắc rối trong phạm trù thứ nhì. Nhưng đối với Hoàng đế Lamã, cả Philát hay tỉnh Giuđê đều chẳng thành vấn đề gì nhiều đâu. Đây là một địa điểm nhỏ trong cả đế quốc rộng lớn trải dài qua thế giới Địa Trung Hải. Tại sao lại nhắc tới ông ta? Thứ nhứt, vì ông ta là nhân vật đã xét đoán Chúa Jêsus phải chết. Thứ hai, thiết lập một điểm mốc trong lịch sử về thời gian/không gian đối với sự chết của Đấng Christ. Giống như có người nói: “Tôi sống ở Illinois khi Rob Blagojevich là thống đốc vậy”. Điều đó dẫn xuống một thời khắc đặc biệt trong lịch sử. Philát được nhắc tới trong sự chết của Đấng Christ vì ông ta có mặt ở đó. Điều nầy có ý nói sự việc thực sự đã xảy ra. Đồng thời, đấy là một lý do phim “Sự thương khó của Đấng Christ” đã làm dấy lên nhiều sự tranh cãi sánh với bi kịch “Chúa tể của những chiếc nhẫn”. Ai nấy đều biết rằng phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn” là một huyền thoại, một sự hư cấu, một câu chuyện được kể lại và được làm thành phim thật hay. Song nó không thật và chẳng ai nghĩ là nó thật cả. Bằng cách đối chiếu, câu chuyện nói tới sự chết của Đấng Christ là rất thật. Và sự thực ấy làm cho nhiều người cảm động vì họ thật sung sướng với Chúa Jêsus là một câu chuyện thần kỳ — mà còn là Con của Đức Chúa Trời và là Cứu Chúa của thế gian nữa, hãy quên nó đi!
Vì vậy Bài Tín Điều Các Sứ Đồ nói cho chúng ta biết rằng Bônxơ Philát đã ký vào án tử hình, phải nói như thế, của Đức Chúa Jêsus Christ. Và điều nầy cho chúng ta biết rằng mọi sự nầy đều là sự thật. Chúng thực sự đã xảy ra.
II. Về mặt thuộc linh
Sự thực cho thấy rằng Philát là nhân vật chịu trách nhiệm nhiều nhất đối với sự chết của Chúa Jêsus không chấm dứt cuộc bàn luận. Như cả cuốn phim và các sách Tin Lành đều nói rất rõ ràng, có nhiều lỗi lầm ở quanh đó. Đây là một sự thực mà hầu hết mọi người đều không biết đến. Mặc dù Mel Gibson bỏ vốn ra, sản xuất và đạo diễn cho cuốn phim, ông xuất hiện chỉ trong một cảnh quay thôi. Khi Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá, bàn tay của một người hiện ra, tạo thành nắm đấm, giữ chặt lấy cây đinh trên lòng bàn tay mở rộng ra của Chúa Jêsus, cho thấy mấy tên lính đang lo làm công việc ghê tởm của họ như thế nào. Bàn tay cầm cây đinh thuộc về Mel Gibson. Đó là chỗ duy nhứt ông xuất hiện, và nắm đấm của ông là mọi sự bạn đang xem thấy. Ông muốn bối cảnh xảy ra theo cách ấy để thế gian nhìn biết rằng chính tội lỗi của ông đã đóng đinh Chúa Jêsus trên cây thập tự. Khi ông nói lúc Diane Sawyer hỏi ai giết Chúa Jêsus: “Hết thảy chúng ta đều giết Ngài”.
Hãy suy gẫm lại những lời lẽ xa xưa nầy từ Êsai 53:4-5: “Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh”.
Bốn lần vị tiên tri sử dụng từ ngữ “của chúng ta”. Sự đau ốm của chúng ta. Sự buồn bực của chúng ta. Tội lỗi của chúng ta. Sự gian ác của chúng ta. Theo phương thức quan trọng ấy, chúng ta đều có mặt ở đó trong ngày ấy; chính tội lỗi của chúng ta đã đóng đinh Đấng Christ trên thập tự giá. “Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (Êsai 53:6).
Chuyện kể lại rằng Bernard xứ Clairvaux vào thế kỷ thứ 12 lần đầu tiên viết ra những lời lẽ cho một bài thánh ca mà chúng ta rất ưa thích: “O Sacred Head Now Wounded”. Câu thứ hai nói tới vấn đề tội lỗi của chúng ta và sự chết của Đấng Christ:
Lạy Chúa tôi, những gì Ngài đã gánh chịu hết thảy đều là lợi cho hạng tội nhân; tội lỗi là của tôi, của tôi, còn phần của Ngài là đau khổ chết chóc.
Cứu Chúa ơi, tôi sa ngã ở đây! Tôi đáng phải ở chỗ của Ngài; xin dùng ân điển Ngài nhìn xem tôi, và ưng ban cho tôi ơn ấy của Ngài.
Câu nói đó bắt lấy toàn bộ vấn đề của dòng giống con người — " tội lỗi là của tôi, của tôi”. Chúng ta đã làm tốt trong lãnh vực ấy, có phải không? Tội lỗi của chúng ta đã cắt đứt chúng ta ra khỏi Đức Chúa Trời, vì vậy chúng ta còn lại đây với những kế sách nhu nhược của chính chúng ta. Hầu hết chúng ta đều nghĩ đến bản thân mình là hạng người nhơn đức tốt đẹp, hay ít nhất chúng ta không sống tệ hại như anh bạn ở kế bên. Và điều đó là thật — chúng ta không có làm ra từng sự việc kinh khiếp mà những người khác đã làm. Song hai bàn tay của chúng ta đều không sạch. Chúng ta đã lừa lọc. Chúng ta đã nói dối. Chúng ta đã ngồi lê đôi mách. Chúng ta đã nói vu. Chúng ta đã đưa ra những lời cáo lỗi. Chúng ta có những góc cạnh bị cắt đứt. Chúng ta đã không kềm giữ được tánh khí của mình. Chúng ta đã xử tệ với nhiều người khác. Khi chúng ta sau cùng có cái nhìn thoáng qua thập tự giá của Đấng Christ, chúng ta thấy rõ ràng tội lỗi của chúng ta thực sự lớn lao là dường nào! Trong ánh sáng của đồi Gôgôtha, tất cả sự nhơn đức của chúng ta chẳng là gì khác hơn những miếng giẻ rách bẩn thỉu. Đấy là lý do tại sao những Cơ đốc nhân lỗi lạc nhất luôn luôn có sự nhạy cảm rất mau đối với tội lỗi. Bạn càng đến gần Chúa Jêsus, bạn càng nhìn thấy rõ ràng chính tội lỗi của mình. Êsai 53 chứa những tin tức tốt lành mà hết thảy chúng ta đều cần đến. Ngài bị vết — vì chúng ta. Ngài bị thương — vì chúng ta. Ngài bị đánh đòn, bị nộp, bị chế giễu, bị khạc nhổ, bị đội mão gai, bị đóng đinh trên thập tự giá — hết thảy là vì chúng ta. Tội lỗi của chúng ta đã đẩy Chúa Jêsus đến với thập tự giá. Nhưng Ngài không đến đó mà không sẵn lòng đâu. Nếu tội lỗi của chúng ta đẩy Ngài đến đó, chính tình yêu của Ngài dành cho chúng ta đã giữ chặt Ngài ở đó.
Nếu bạn muốn lên thiên đàng, hãy hướng sự chú ý vào Êsai 53:6. Trong bản Kinh Thánh King James, câu nầy đọc như sau: “hết thảy chúng ta như chiên đi lạc; chúng ta đã mỗi người theo lối của mình riêng; và Đức Giêhôva đã đặt trên Ngài tội lỗi của chúng ta cả thảy”. Hãy chú ý, câu ấy bắt đầu rồi kết thúc với từ ngữ “hết thảy”. Một người đưa ra lời chứng của mình như sau: “Tôi tuột xuống thấp rồi bước đi với ‘hết thảy’ đầu tiên. Thế rồi tôi chổi thẳng dậy rồi bước đi với ‘hết thảy’ sau cùng”. Cụm từ “hết thảy” đầu tiên cho chúng ta biết chúng ta là hạng tội nhân; cụm từ “hết thảy” sau cùng cho chúng ta biết Đấng Christ đã trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Hãy bước vào ở cụm từ “hết thảy” đầu tiên rồi bước ra với cụm từ “hết thảy” sau cùng thì bạn sẽ khám phá ra con đường cứu rỗi.
III. Về mặt cơ bản
Ai chịu trách nhiệm hoàn toàn về cái chết của Đức Chúa Jêsus Christ? Câu trả lời có thể làm cho bạn phải ngạc nhiên. Theo Kinh Thánh, Đức Chúa Trời nắm lấy trách nhiệm về sự chết của Con Ngài. Đây là phần đầu tiên của Êsai 53:10 trong bản Kinh Thánh NIV: “Dù vậy, chính ý định của Đức Giêhôva muốn chà nát Ngài và khiến Ngài phải chịu khổ”. Bản New King James đưa ra câu nói ấy với một cảm xúc khác, nhẹ nhàng hơn: “Dù vậy, làm cho Ngài bị vết là điều đẹp lòng Đức Giêhôva; Đức Giêhôva làm cho Ngài bị thương tích”. Cả hai bản dịch đều nói cùng một việc, nhưng bản NKJV nhấn mạnh rằng “chà nát” Con độc sanh của Ngài là điều đẹp lòng Ngài. Là cha của ba đứa con trai, tôi không thể thăm dò theo kiểu ấy được, chẳng có suy nghĩ một chút gì về sự ấy, không thể tưởng được mình sẽ bằng lòng đưa một trong mấy đứa con mình vào chỗ chết, mà lại lấy làm khoái lạc về sự ấy nữa. Nhưng sự thực đứng vững không thể chối cãi được: Chúa Jêsus chịu chết vì Cha của Ngài bằng lòng để cho Ngài phải chết. Nổi thương khó kinh khủng mà Chúa chúng ta đã chịu không xảy ra do cơ hội cũng không xảy ra vì các cấp lãnh đạo Do thái mong muốn thế và Philát phải chịu nhượng bộ đâu. Ở đàng sau những việc làm gian ác của hạng người gian ác có Đức Chúa Trời Toàn Năng ở đó. Ngài và chỉ một mình Ngài đã sai Chúa Jêsus đến với thập tự giá. Cho tới chừng nào bạn hiểu được sự thực ấy, ý nghĩa thật cái chết của Đấng Christ sẽ rành rành ra cho bạn.
Tối qua, sau thì giờ bàn luận, một người bước đến rồi trao cho tôi xem một quyển sổ tay với hai chữ viết trên đó: “Arminian” và “Calvinist”. Ông ta chỉ vào hai từ đó rồi muốn biết chúng ta tin gì về sự chết của Đấng Christ. Có phải Đức Chúa Trời tính sai Con Ngài làm Cứu Chúa của chúng ta nhưng rồi ý chí tự do của loài người thắng hơn đến nỗi Đấng phải kết thúc trên thập tự giá không? Hay có phải Đức Chúa Trời hoạch định hết mọi sự, gồm có sự thương khó, sự chối bỏ, sự thù ghét, sự hung ác, và cái chết đổ máu ra của Con Ngài trên thập tự giá? Tôi nói, câu hỏi đầu tiên thì không đúng đâu. Chúng ta tin câu hỏi thứ hai — những gì đã xảy ra cho Chúa chúng ta đã xảy ra theo hoạch định của Đức Chúa Trời. Không một phần nào trong sự thương khó của Ngài đã xảy ra do tình cờ đâu. Sự chết của Chúa Jêsus là ý tưởng của Đức Chúa Trời.
“Việc ấy không đúng”?
Ngay trước giờ bàn luận, có một thiếu niên đến trao đổi với tôi. Roger đang học lớp 7 ở Trường Cơ đốc Oak Park. Khi tôi hỏi nó nghĩ gì về về cuốn phim “Sự thương khó của Đấng Christ”, nó nắm chặt bàn tay tôi, đôi mắt nó đẩm lệ, và đôi môi nó bắt đầu run lên. Trong một lúc lâu, nó không nói được gì hết. Sau cùng, với hết sức mình, nó nói ra câu nầy: “Việc ấy không đúng”. Cách mấy tên lính đối xử với Chúa Jêsus không đúng. Hành động hung ác thể ấy có bao giờ được xưng công bình không? Hãy lắng nghe câu trả lời do John Piper đưa ra trong quyển sách mới của ông, “Sự thương khó của Đức Chúa Jêsus Christ”:
Thắc mắc quan trọng nhất của thế kỷ 21 là: Tại sao Đức Chúa Jêsus Christ lại chịu khổ đến như thế? Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy tầm quan trọng nếu chúng ta thất bại không vượt qua được lý tưởng của con người. Câu trả lời trọn vẹn cho câu hỏi: Ai đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá? Là: Đức Chúa Trời đã làm việc ấy! Đó là một tư tưởng gây sửng sốt. Và sự thương khó phải xảy ra như thế. Nhưng toàn bộ sứ điệp của Kinh Thánh dẫn tới kết luận ấy.
Hãy suy gẫm câu nói nầy: “Ai đã đóng đinh Chúa Jêsus trên thập tự giá? Đức Chúa Trời đã làm việc ấy!” Dấu chấm than chỉ ra vấn đề. Không một ai mong Đức Chúa Trời đưa Con độc sanh của mình lên thập tự giá cả. Nhưng đấy đúng là những gì đã xảy ra. Những biến cố của Ngày Thứ Sáu Tốt Lành sẽ chẳng có ý nghĩa nữa cho tới chừng nào bạn nắm bắt được lẽ thật quan trọng đó. Nhưng còn về Hêrốt, Giuđa, Caiphe và Bônxơ Philát? Còn về những kẻ khoái trá và giễu cợt kia thì sao? Còn mấy tên lính Lamã hung ác kia, chúng đã đánh đập Đấng Christ tàn nhẫn đến nỗi chúng gần như giết chết Ngài rồi vậy? Có phải nói như thế thì chúng chẳng có tội sao? Có phải sự dính dáng của Đức Chúa Trời không cứ cách nào đó đã gỡ chúng ra khỏi chết sao? Câu trả lời đến với chúng ta bằng một lời cầu nguyện đến từ sách Công Vụ các Sứ đồ. Trong một làn sóng bắt bớ ngắn sau khi Hội Thánh ra đời, các tín đồ nhóm lại cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ. Là một phần trong lời cầu nguyện của họ, họ có nói ra câu nầy: “Vả, Hê-rốt và Bôn-xơ Phi-lát, với các dân ngoại, cùng dân Y-sơ-ra-ên thật đã nhóm họp tại thành nầy đặng nghịch cùng Đầy tớ thánh Ngài là Đức Chúa Jêsus mà Ngài đã xức dầu cho, để làm mọi việc tay Ngài và ý Ngài đã định trước” (Công Vụ các Sứ đồ 4:27-28). Hãy lưu ý hai sự kiện: 1) Họ kể ra những cái tên. Họ nhắc tới Hêrốt và Philát. Các tín đồ không quên ai đã đóng Chúa của họ trên cây thập tự — và Đức Chúa Trời cũng không quên. Ngài biết ai đưa Con Ngài đến chỗ chết. 2) Tội ác của họ phục vụ cho các ý đồ của Đức Chúa Trời. Đấy là lý do tại sao Hội Thánh khẳng định rằng những gì hạng người gian ác kia đã làm — và đã làm cách tự do và chẳng ý thức gì về tình trạng thiêng liêng — mọi sự trong việc ấy chẳng có gì khác hơn là điều Đức Chúa Trời đã quyết định (một lời rất mạnh mẽ) trước khi được làm ra. Hêrốt và Philát thực sự đều phạm tội — nhưng những điều họ đã làm đều là những gì Đức Chúa Trời quyết phải được làm. Có một sự kín nhiệm ở đây không? Phải, có đấy, nhưng sự kín nhiệm ấy không làm giảm sút sự thực Philát, Hêrốt cùng tất cả những người còn lại đều thực sự phạm tội và qua tội lỗi của họ, ý chỉ của Đức Chúa Trời về Chúa Jêsus sẽ được hoàn tất.
Tội lỗi lớn lao nhất
Đấy là lý do tại sao Chúa Jêsus đảm lấy trách nhiệm về chính cái chết của mình: “Nầy, tại sao Cha yêu ta: Ấy vì ta phó sự sống mình để được lấy lại. Chẳng có ai cất sự sống ta đi, nhưng tự ta phó cho; ta có quyền phó sự sống, và có quyền lấy lại; ta đã lãnh mạng lịnh nầy nơi Cha ta” (Giăng 10:17-18). Điều nầy góp phần như một trong những câu trả lời chính cho bản án bài Do thái nghịch lại cuốn phim “Sự thương khó của Đấng Christ”. Mel Gibson quay lại cảnh Chúa Jêsus thốt ra mấy lời nầy trên đường Ngài đến với thập tự giá. Không một ai “giết” Chúa Jêsus nghịch lại ý chỉ của Ngài. Nếu Đức Chúa Trời không bằng lòng để cho Con Ngài chịu chết, và nếu Chúa Jêsus không bằng lòng phó sự sống mình, tất cả quân đội của Rome không thể giết được Ngài. Chúng ta có thể đem những lẽ thật nầy gói ghém lại trong ba câu nói đơn sơ:
Đức Cha hoạch định.
Đức Con thực hiện.
Hêrốt và Philát (cùng mọi người khác có liên quan) là những nghệ sĩ không có ý thức trong tấn thảm kịch lớn về sự cứu chuộc. Họ thực sự có lỗi vì tội lỗi của họ, nhưng qua sự gian ác của họ, ơn cứu rỗi đã đến với thế gian.
Đâu là tội lỗi lớn lao nhất trong thế gian? Chắc chắn câu trả lời đáng phải là: Đóng đinh Con Đức Chúa Trời trên thập tự giá. Tuy nhiên, đây là một sự mầu nhiệm và là một sự nghịch lý đã trở thành một phép lạ: Từ trọng tội đã trở thành ơn phước vô biên nhất cho toàn thể dòng giống nhân loại. Cái chết đổ máu của Chúa Jêsus đã mở cánh cửa thiên đàng ra cho bất cứ ai muốn bước vào.
Cho phép tôi đưa ra thêm một câu hỏi riêng tư nữa. Đâu là tội lỗi lớn lao nhất mà bất kỳ ai trong chúng ta đều có phạm phải? Không một ai trong chúng ta có thể đóng đinh Chúa Jêsus một lần nữa. Ngài đã chịu chết một lần đủ cả cách đây 2.000 năm. Chúng ta không thể lặp lại tội lỗi của những kẻ đã đưa Ngài đến chỗ chết. Đối với chúng ta tội lỗi trầm trọng nhất phải là điều nầy đây: Không nhìn biết Con Đức Chúa Trời. Chúng ta làm như thế khi chúng ta nói (bởi đời sống hay bởi môi miệng của chúng ta): “Lạy Đức Chúa Jêsus Christ, con biết mọi sự mà Ngài đã làm cho con, và mọi sự ấy đối với con chẳng là vấn đề chi hết”. Sự dửng dưng đối với Chúa Jêsus có nghĩa là chúng ta không quan tâm đến cái chết của Ngài vì chúng ta. Nhưng không biết đến những gì mà Chúa Jêsus đã mua lấy với cái giá rất cao là tự đặt mình vào nấm mồ hư mất thuộc linh. Thi sĩ W. H. Auden từng hình dung những gì ông sẽ làm nếu ông có mặt vào ngày Thứ Sáu Tốt Lành ấy. Ông nói hầu hết chúng ta sẽ không nhìn thấy bản thân mình trong vai trò các môn đồ đang thu mình lại trong sợ hãi, hay cảm thấy chúng ta quan trọng đủ để đóng vai của Bônxơ Philát hoặc trở nên một chi thể của Tòa Công Luận Do thái. Đây là cách ông nhận ra bản thân mình:
Trong trạng thái lạc quan nhất của tôi, tôi nhìn thấy bản thân mình giống như một người Hy lạp gốc Do thái từ thành phố Alexandria đến thăm một người bạn. Chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện, bàn bạc về triết lý. Con đường ấy đưa chúng tôi đi ngang qua đồi Gôgôtha. Ngước mắt nhìn lên, chúng tôi thấy một bối cảnh rất quen thuộc — ba cây thập tự với đám dân đông đứng vây quanh chế nhạo. Nhướng mày lên với vẻ nghiêm nghị chán ghét, tôi nói: “Cách thức đám dân đông nầy đã làm thật rất ghê tởm. Tại sao nhà cầm quyền không hành quyết các tội phạm theo cách riêng bằng việc cho họ uống độc dược, như họ đã làm với Socrates?” Khi ấy, nghoảnh mắt đi không nhìn vào bối cảnh ấy nữa, tôi hướng cuộc bàn luận vào Chân Lý, Sự Nhơn Đức, và Vẽ Đẹp. (Cited by Rod Dreher, National Review Online).
Không, chúng ta không phải là những tên lính Lamã tàn ác, và chúng ta không phải là đám dân đông có máu lạnh kia. Thậm chí chúng ta không thuộc đảng Hêrốt hay Philát trầm ngâm kia. Auden làm cho chúng ta phải chết đi với các thứ quyền hạn. Chúng ta giống như hạng người có học vấn nhận thấy toàn bộ bối cảnh rất khó chịu, không phù hợp với nét tiêu phá quá lớn. Đồng thời, chúng ta còn tệ hại hơn Philát hay Hêrốt hoặc Caiphe. Ít nhất họ cũng quan tâm để kiếm được một chỗ đứng bên lề. Chúng ta không muốn dính dáng vào chi hết.
Tôi đã đóng đinh Chúa của tôi trên thập tự giá
Và vì thế tôi trở lại một lần nữa với cuốn phim, bây giờ suy nghĩ xem nó có ý nghĩa như thế nào đối với tôi. Ở cuối sự trầm ngâm suy tưởng ấy, còn là ba điều nầy: Thứ nhứt, có những bối cảnh rất kinh khiếp không tả được. Có lẽ là quá kinh khiếp đối với một số người nào đó. Rõ ràng là nó quá đỗi đối với phần nhiều những kẻ hay phê phán. Thứ hai, cảm giác gia tăng giống như sự việc đã xảy ra theo cách ấy — phương thức mà Kinh Thánh mô tả. Chúa Jêsus cầu nguyện với Cha Ngài vì Ngài biết rõ những việc nầy đã được ấn định cho Ngài từ khi sáng thế. Là một con người, Ngài đang phấn đấu. Là Con của Đức Chúa Trời, Ngài chấp nhận ý chỉ của Đức Chúa Cha. Thứ ba, tôi thấy (có lẽ là lần đầu tiên trong một thời gian dài) tôi đã phạm tội đóng đinh Chúa của tôi trên thập tự giá. Tội lỗi của tôi đã đóng đinh Ngài trên cây thập tự. Ngài có mặt ở đó vì tôi đã đưa Ngài đến đó. Hai bàn tay của tôi không thong thả vì cớ có huyết vô tội ở đó. Giống như Philát, tôi rửa chúng nhưng không có ích chi hết. Dấu vết vẫn còn đọng lại cho đến đời đời.
Tối thứ Hai vừa qua, có một người đã xem bối cảnh chế nhạo, ông ta nói rằng ông ta khó mà xem lại cảnh tượng đó. Sự hành hình dường như tiếp diễn mãi cho đến đời đời. Ông ta thấy rằng ông ta chỉ có thể chịu được cảnh ấy bằng cách nói với lòng mình sau từng cú đánh đập vào Chúa Jêsus: “Lần đánh nầy là vì tôi”. Ông ta lặp đi lặp lại câu nói ấy thật nhiều lần: “Lần đánh nầy là vì tôi”. “Lần đánh nầy là vì tôi”. Tôi đồng ý với những gì Roger đã nói. Những điều họ đã làm với Chúa Jêsus là không đúng. Đấy là sự bất công tàn ác. Nhưng trước khi chúng ta xét đoán những người khác, chúng ta hãy đưa ra một câu hỏi: Ai đã làm điều nầy? Đừng đổ thừa cho người Do thái. Đừng đổ thừa cho người Lamã. Nếu bạn muốn đổ thừa cho ai đó, hãy nhìn vào gương xem. Bạn đã làm công việc ấy. Tôi đã làm công việc ấy. Chúng ta đã làm công việc ấy. Người xưa hay hỏi: “Bạn đã ở đâu khi họ đóng đi Chúa của tôi trên thập tự giá?” Câu trả lời luôn luôn là “yes”. Chúng ta đã có mặt ở đó — và không chỉ là kẻ bàng quang đâu. Lằn roi, những lần đánh đập, sự khạc nhổ, cái mão gai, những thương tích, sự chế nhạo, các mũi đinh, ngọn giáo, sự bỏ trốn, sự phản bội. Chúng ta đã có mặt ở đó trong mọi sự ấy. Không một điều gì trong mọi sự ấy đã xảy ra là do tình cờ đâu. Đức Chúa Trời đã hoạch định toàn bộ sự việc. Và Chúa Jêsus đã làm mọi sự ấy cho bạn và cho tôi.
Ở phần đầu của cuốn phim, lời lẽ nầy từ Êsai 53:5 chan chứa trên màn hình: “Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết”. Phần cuối của câu đó thêm vào một lẽ thật rất kỳ diệu: “bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh”. Sau đồi Gôgôtha, sứ điệp đi thẳng vào thế gian: chẳng có tội lỗi nào là quá lớn đối với Đức Chúa Trời. Chẳng có tội ác nào có quyền lực mạnh hơn huyết của Chúa Jêsus.
Tôi trở lại với phần thảo luận tối qua lần sau cùng. Trước khi chúng tôi khởi sự, một phụ nữ bước tới khều tay áo tôi rồi nói bà ấy muốn tỏ ra cảm xúc mà cuốn phim đã có trên bà ấy. Bà ấy đã tóm tắt lại với chỉ có một từ mà thôi: “Unworthy” (bất xứng). Đấy là một chỗ rất tốt cho hết thảy chúng ta khởi sự chuyến hành trình thuộc linh của chúng ta. Nếu bạn cảm thấy bất xứng với huyết mà Chúa Jêsus đã đổ ra, thế thì sứ điệp thực sự chẳng có hiệu lực chi hết.
Tôi sẽ mượn ngôn ngữ nào để cảm tạ Ngài, thiết hữu yếu dấu nhất, vì cái chết của Ngài làm cho buồn rầu, sự thương xót của Ngài không hề dứt? Ôi, xin khiến tôi thuộc Ngài cho đến đời đời; và tôi vẫn là kẻ yếu đuối luôn, lạy Chúa, xin khiến tôi đừng bao giờ, đừng bao giờ nhạt phai tình cảm dành cho Ngài.
Vì tôi không phải là một vị tiên tri, tôi không thể nói trước cái chạm lâu dài của cuốn phim nầy sẽ có như thế nào. Nhưng không thể là một việc xấu xa khi suy gẫm sự chết của Chúa chúng ta. Có người cho rằng hàng triệu người sẽ trở lại đạo. Chỉ có Đức Chúa Trời mới biết được một khi sự ấy xảy ra. Chúng ta cầu nguyện để cho sự ấy sẽ xảy ra. Và có một sự biến đổi sâu sắc hơn nơi người đã trở lại đạo rồi quả là một việc rất tốt lành. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét