Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Công Vụ các Sứ đồ 2:24: "Đấng Christ không hư nát"



Đấng Christ không hư nát
Công Vụ các Sứ đồ 2:24

Lời nói đầu tiên đôi khi quan trọng như lời nói sau cùng.
Bảy tuần lễ đã trôi qua kể từ khi có sự sống lại của Chúa Jêsus. Trong 40 ngày đáng kinh ngạc nầy, Chúa Jêsus đã hiện ra với các môn đồ Ngài trong nhiều cơ hội rồi dạy dỗ họ về Nước của Đức Chúa Trời. Thế rồi Ngài thăng thiên trong những đám mây mà trở về cùng Cha Ngài ở trên trời. Mười ngày trôi qua khi các môn đồ ở lại trên Phòng Cao, chờ đợi, cầu nguyện, canh chừng, lấy làm lạ không biết rồi đây sẽ có chuyện gì xảy ra kế đó. Nhằm vào ngày Lễ Ngũ Tuần (Công Vụ các Sứ đồ 2:1-13), câu trả lời đã đến trong hình thức tiếng lạ, một ngọn gió thổi mạnh và những cái lửa bằng lửa. Phierơ đã chổi dậy để giải thích điều ấy với cả đám đông những người xem thấy. Mọi điều nầy có nghĩa gì chứ? Có phải mấy người nầy đang say rượu không? Không, tất cả họ đều được đầy dẫy với Đức Thánh Linh. Khi ấy Phierơ bắt đầu rao giảng Tin Lành. Ông nhắc cho khán thính giả nhớ rằng với hai bàn tay gian ác họ đã đóng đinh Đức Chúa Jêsus Christ trên thập tự giá. Nhưng đấy chưa phải là phần cuối của câu chuyện đâu. Đến sáng Chúa nhựt, có một việc khó tin được đã xảy ra. Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết.
Đấy là cách Phierơ giải thích vấn đề cho khán thính giả của ông, họ đã sững sờ vì khiếp sợ: “Nhưng Đức Chúa Trời đã khiến Người sống lại, bứt đứt dây trói của sự chết, vì nó không thể giữ Người lại dưới quyền nó” (Công Vụ các Sứ đồ 2:24). Đây là câu nói đầu tiên công khai bởi bất kỳ một Cơ đốc nhân nào về những gì đã xảy ra vào sáng Chúa nhựt đầu tiên đó, khi mấy người đàn bà tìm thấy ngôi mộ trống.
Câu nói thật đơn sơ về sự thực: “Đức Chúa Trời đã khiến Ngài sống lại từ kẻ chết”.
“Bứt đứt dây trói của sự chết”. Sự sống lại của Đấng Christ có ý nói như thế.
“Vì nó không thể giữ Ngài lại dưới quyền nó”. Là lý do mà Chúa Jêsus phải sống lại từ kẻ chết.
Không thể!
Khi nhìn lại, quả là điều khó tránh được đối với Phierơ. Chỉ mới cách đó 50 ngày thôi, ông và các môn đồ khác đã thu mình lại ở đàng sau những cánh cửa đóng kín, bị lo sợ và kinh hãi phủ lút. Sau những biến cố kinh khiếp của ngày Thứ Sáu Tốt Lành, việc sau cùng mà họ đã trông mong là một sự sống lại. Ngay cả mấy người đàn bà đã đến tại ngôi mộ, họ đã đến để xức dầu cho một thi hài đã chết. Họ chẳng nghĩ đến việc tìm gặp ngôi mộ trống đâu. Và khi họ thấy nó trống trơn, họ cho rằng có ai đó đã lấy thi hài đi rồi.
Đúng là sự khác biệt mà ngày ấy đã tạo ra! Sau khi nhìn thấy Chúa Jêsus rất gần và rất tư riêng, Phierơ vốn biết rõ Ngài đã sống lại từ kẻ chết. Điều không thể đã xảy ra. Một người chết rồi đã trở lại với sự sống. Con của Đức Chúa Trời đã phá vở quyền lực của sự chết. Mồ mả đã bị đánh bại rồi. Và giờ đây mọi sự đã ra rõ ràng trong lý trí của ông. Ông phải chổi dậy. Điều nầy không thể tránh được. Cái điều đáng kinh ngạc là không bao lâu nữa ông sẽ nhìn thấy sự ấy. Cụm từ duy nhứt cho sự ấy là “không thể”. Không phải “Chúa Jêsus không thể sống lại” mà là “Chúa Jêsus không thể không sống lại”.
Tro bụi về với bụi tro
Khi chúng ta suy gẫm lại sự biến đổi đáng nhớ đó, hãy xem xét một câu nói mà chúng ta thường nghe thấy ở những đám tang: “Tro bụi về với bụi tro, đất về với đất”. Chúng ta thường hay nghe câu nói ấy lắm, dường như nó rất khuôn sáo!?! Cụm từ như vọng lại sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng cho Ađam trong vườn Ê-đen: “vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi” (Sáng thế ký 3:19).
Vì là bụi, về với bụi.
Vì là đất, về với đất.
Từ đất, về với đất.
Đây là số phận của hết thảy mọi người. Chúng ta phát sinh từ bụi đất, chúng ta sống 40 hay 50 hoặc 60 hay 70 hoặc 80 hay 90 năm, và rồi chúng ta phải trở về bụi đất. Mọi sự sống đúng là một khoảng thời gian tạm trong chuyến hành trình đi từ bụi đất về với bụi đất.
Nhưng đối với Chúa Jêsus thì chẳng phải vậy đâu. Ngài không trở lại với bụi đất. Mặc dù Ngài đã chết, thi thể Ngài không hư hoại trong mồ mả. “Ngài chẳng bị để nơi Âm phủ, và xác thịt Ngài chẳng thấy sự hư nát” (Công Vụ các Sứ đồ 2: 31). Ngài đã chết như một người gánh lấy tội lỗi. Nhưng vì bản thân Ngài không có tội lỗi, thi thể Ngài không hư nát trong mồ mả.
Nhưng lý do tại sao sự chết không thể giữ được Ngài? Có lẽ đây là một phát biểu liên quan tới quyền phép của Ngài. Ở một chỗ kia, Chúa Jêsus đã phán Ngài có quyền phó sự sống của Ngài và Ngài có quyền lấy nó lại (Giăng 10:17-18). Thế nhưng sự sống lại còn hơn cả sự tỏ ra quyền phép thiêng liêng của Ngài nữa kìa. Có lẽ đây là một phát biểu về quyền phép của Đức Chúa Cha. Cách lý luận đúng mức đòi hỏi rằng Đức Chúa Cha không để Con của Ngài ở trong mồ mả cho đến đời đời được. Chắc chắn sự sống lại minh chứng quyền phép của Đức Chúa Trời trên miền của sự chết. Nhưng câu nói của Phierơ còn trổi hơn thế. Có lẽ câu nói ấy đề cập tới sự ứng nghiệm lời tiên tri trong Kinh Thánh. Thậm chí Phierơ còn trưng dẫn Thi thiên 16 là một lời tiên tri nói tới sự sống lại của Đấng Christ. Nhưng tính cách bất khả mà với đó Phierơ đề cập đến còn trổi hơn cả lời tiên tri nữa. Có lẽ câu nói ấy đề cập đến tính cần thiết về mặt đạo đức của việc xác nhận lời lẽ của Chúa Jêsus là đúng. Ngài đã phán thật nhiều lần rằng Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết. Ngài nói cho các môn đồ biết rằng Ngài sẽ bị phản, bị xét xử, bị ngược đãi, bị đóng đinh trên thập tự giá, rồi vào ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết. Ngay cả nếu họ thực sự chưa hề “tiếp thu được” điều đó, Ngài đã nói với họ rất nhiều lần. Nếu Ngài không sống lại từ kẻ chết, thế thì Ngài không phải là “lẽ thật” (Giăng 14:6) như Ngài đã xưng nhận, và lời lẽ của Ngài không đáng tin cậy. Không nghi ngờ chi nữa, điều nầy dính dáng vào sự sống lại của Ngài, nhưng đấy chưa phải là phần cuối của câu chuyện đâu.
Tôi nghĩ yếu tố quan trọng nhất có thể tìm được trong một câu nói mà Phierơ đưa ra ở Công Vụ các Sứ đồ 3:15 khi ông nói với những người sống tại thành Jerusalem biết rằng họ “đã giết Chúa của sự sống mà Đức Chúa Trời đã khiến từ kẻ chết sống lại, và chúng ta là người làm chứng về điều đó”. Hãy suy gẫm tước hiệu kia xem: “Chúa của sự sống”. Những bản dịch khác chép: “Tác Giả của sự sống”. Chúa Jêsus là nguồn của sự sống, Chúa của sự sống, và Chúa của Sự Sống. Ngài là sự sống hóa thân thành nhục thể. Bản thân sự sống ra từ Ngài, và tẻ tách khỏi Ngài thì chẳng có sự sống chi hết. Nếu đấy là sự thực, thì làm sao Ngài lại chết trong chỗ thứ nhứt chứ?
Ngài phải chết để cứu chúng ta.
Ngài không chết luôn cho đến đời đời được.
Sự chết là cần thiết để trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Nhưng sự chết không thể giữ được Ngài cho đến đời đời, vì sự chết không bao giờ bắt phục được sự sống. Sự chết là một kẻ thù rất có quyền lực, song sự sống thì tối cao hơn. Sự chết thắng nhiều trận, song Chúa của Sự Sống thắng ở trận cuối cùng.
Sự chết không thể giữ được miếng mồi của nó, Chúa Jêsus là Cứu Chúa của tôi.
Ngài bẻ gãy các chấn song, Chúa Jêsus là Chúa của tôi.
Thật, sự chết không thể giữ lấy Ngài vì sự chết không bao giờ đánh bại được sự sống trong trận cuối cùng. Sự sống luôn luôn thắng hơn vì Chúa của Sự Sống đã thắng trận đánh ấy cách đây 2.000 năm.
Ngài chỉ lướt qua
Thật lấy làm tốt khi tự hỏi mình về Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết như thế nào!?! Hành động sống lại bị che kín đối với con mắt của loài người, và những phương tiện bởi đó Đức Chúa Trời đã làm cho Con Ngài sống lại là trổi hơn sự suy tưởng của con người. Nhưng chúng ta biết nhiều điều về việc nầy. Khi họ lấy thi thể của Chúa Jêsus xuống khỏi thập tự giá, họ đã liệm thi thể ấy rất cẩn thận với nhiều lớp vải cùng với 75 đến 125 cân một dược. Một dược ấy và lớp nhựa thông hình thành một sự ràng buột chặt chẽ với lớp vải liệm để cho nó trở thành một cái túi cứng bao quanh thi thể, bảo hộ nó tránh những kẻ cướp mộ vì nó đã được tạo ra cực kỳ khó di dời như thế. Sau khi đặt thi thể vào trong mộ rồi, một hòn đá thật to đã được lăn ngăn ngay trước lối vào. Sau đó Phi-lát đã cho đóng ấn và đặt lính canh tại lối vào ấy. Sự thực khác duy nhứt mà chúng ta biết, ấy là thi thể của Chúa Jêsus, dù đã chết, đã không chịu bất kỳ một sự phân hủy nào.
Vào thời điểm trước bình minh ngay sáng Chúa nhựt, Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết. Từ phần mô tả của Giăng, dường như là Ngài đã đi thẳng qua lớp vải liệm mà không làm xáo trộn nó. Tôi nói thế vì Giăng tường trình rằng ông và Phierơ đã nhìn vào trong mộ thì thấy vải liệm nằm ở cùng một chỗ mà họ đã thấy vào chiều ngày thứ Sáu, gần giống với cái kén sau khi con bướm đã thoát ra (Giăng 20:3-9). Chúa Jêsus chỉ lướt qua bộ tang phục của Ngài một lần đủ cả. Ngài đã sống lại từ kẻ chết, mạnh khỏe và đầy sinh lực, mang lấy những vết thẹo của sự thương khó, tuy nhiên còn ở trong thân thể loài người và thân thể ấy đã được làm cho vinh hiển.
Điều nầy có ý nói gì với chúng ta ngày nay? Chúa Jêsus đã ban cho chúng ta câu trả lời cho thắc mắc trong đêm trước khi bị đóng đinh trên thập tự giá: “Lòng các ngươi chớ hề bối tối” (Giăng 14:1). Lời lẽ ấy thật là đơn sơ, rõ ràng, và quan trọng dường bao.
Thế gian đầy dẫy với đau khổ. “Lòng các ngươi chớ hề bối rối”.
Có sự đáng buồn nơi mỗi bàn tay. “Lòng các ngươi chớ hề bối rối”.
Hết thảy chúng ta đều có những thắc mắc mà chúng ta không thể trả lời. “Lòng các ngươi chớ hề bối rối”.
Tương lai sẽ có gì đây? “Lòng các ngươi chớ hề bối rối”.
Có nhiều bịnh tật lắm. “Lòng các ngươi chớ hề bối rối”.
Chúng ta thấy chiến cuộc đang mở ra ở vùng Trung Đông. “Lòng các ngươi chớ hề bối rối”.
Hết thảy một ngày kia sẽ chết mất. “Lòng các ngươi chớ hề bối rối”.
Đám tang của Keith Willhite
Sau khi tôi từ Hội Thánh về nhà vào tối thứ Tư, chúng tôi đã nhận được một cú gọi từ Dallas với những tin tức cho biết rằng Keith Willhite đã qua đời. Tin tức không phải là bất ngờ mặc dù ông ấy chỉ mới có 45 tuổi. Vợ ông ấy là Denise đã nói cho chúng tôi biết trước đó một tuần là sự cuối cùng đã đến gần rồi. Lần đầu tiên tôi gặp Keith và Denise khi ông ấy còn là một sinh viên tại Thần Học Viện Dallas và họ đến nhóm ở Hội Thánh mà tôi làm quản nhiệm ở vùng ngoại ô Dallas. Đấy là chuyện cách đây 20 năm. Từ dạo ấy, chúng tôi đã giữ liên lạc khi Keith nhận lấy học vị tiến sĩ của mình và đã dạy dỗ ở Thần học viện Denver và sau đó là Thần Học Viện Dallas. Đến năm 1997, ông bị chẫn đoán với khối u ác tính ở não. Ông đã đánh trả bằng mọi sức lực của mình, chịu đựng bức xạ, hóa trị và giải phẩu. Một thời gian ngắn trước khi ông qua đời, ông bảo Denise ông muốn tôi giảng trong tang lễ của ông nếu tôi có thể. Và thế là người bạn thân của tôi đã xoay sở rồi qua đời ở giữa tuần lễ bận rộn nhất trong năm cho một vị Mục sư. Lúc đầu dường như chúng tôi sẽ không thể đến Dallas được, nhưng chúng tôi có được chuyến bay và chúng tôi tìm cách để sắp đặt lại kế hoạch của mình. Tôi đã giảng lễ một trong hai lễ của ngày thứ Sáu Tốt Lành, và rồi Marlene và tôi bay sang Dallas, đến đấy sau nửa đêm. Lễ tang đã được dự trù vào lúc 10:00 sáng ở Rockwall, vùng ngoại ô ở phía Đông Dallas. Sau buổi lễ, chúng tôi ra đến nghĩa trang, ở đó vị Mục sư của Keith thực hiện vài điều lưu ý ngắn ngủi. Ở phần cuối ông đã làm một việc mà tôi chưa hề thấy trước đó. Ở một số nơi thường thì người ta ném đất vào trong mộ. Khi vị Mục sư nói xong, ông cầm lấy những cánh hoa lấy từ bó cẩm chướng màu đỏ rồi rải chúng lên trên quan tài trong khi đọc nguyên câu Kinh Thánh: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16). Thật là rất cảm động đối với tôi. Biểu tượng ấy đã theo tôi về đến tận nhà sau đó. Bụi đất tiêu biểu cho sự chết, bó hoa kia tiêu biểu cho sự sống. Hay sát nghĩa, khi bông hoa nở ra từ đất, sự sống nở ra từ sự chết.
Khi tôi giảng ở tang lễ trước khi ra nghĩa trang, tôi đã luận rằng nếu bạn phải chết, tuần lễ tốt nhứt trong năm để chết là Tuần Lễ Thánh vì nó luôn luôn kết thúc trong một sự sống lại. Dường như rất có ý nghĩa khi chúng ta sẽ chôn Keith vào ngày thứ Bảy Thánh — là ngày sửa soạn, nó đến giữa ngày thứ Sáu Tốt Lành và ngày Phục Sinh. Sứ điệp của ngày thứ Bảy Thánh là: “Hãy sẵn sàng đi. Một việc quan trọng sắp sửa xảy ra đấy. Nhưng nó chưa xảy ra đâu”. Tôi nói với Denise, bà đang ngồi ngay trước mặt tôi: “vấn đề là, ngày thứ Bảy dường như quá dài. Dường như ai cũng cảm thấy ngày Chúa nhựt không tới đây được vậy. Nhưng tôi đã kiểm lại và dù hôm ấy là ngày thứ Bảy ở đây tại Texas, ngày Chúa nhựt đã đến rồi ở phần bên kia của thế giới. Hãy ra đó, ở giữa vùng biển Thái Bình Dương xem, lễ Phục Sinh đã đến rồi kìa. Và lễ ấy đang đến trong sự trông đợi của chúng ta. Cảm tạ Đức Chúa Trời, chúng ta không đi ngược lại về hướng sự Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá nữa. Có thể đúng là ngày thứ Bảy, nhưng chúng ta đang hướng tới ngày Phục Sinh. Ngày Chúa nhựt đang tới đến. Mọi sự chúng ta phải làm là chờ đợi một chút nữa thôi và ngày Chúa nhựt không bao lâu nữa sẽ đến đây”.
Tôi kết thúc bài giảng của tôi bằng mấy lời nầy. Nhìn vào cổ quan tài, tôi nói: “Hãy yên nghĩ đi, Keith ơi. Sự chết sẽ không có lời cuối đâu. Chúng ta sẽ gặp lại bạn mà”. Sau đó, tôi đã ngồi xuống.
“Nếu chúng ta tin”
Đấy có phải là sự suy nghĩ đúng đắn không? Đấy có phải là hy vọng ủy mị không? Chúng ta tin trên cơ sở nào chúng ta sẽ gặp lại người thân của mình vậy? Tôi nói cho bạn biết câu trả lời của Kinh Thánh. Chúng ta không tin nơi sự sống lại của các thánh đồ vì bất cứ điều chi chúng ta thấy bằng chính mắt của mình. Mọi sự quanh chúng ta, chúng ta nhìn thấy chết và chết thôi. Sự chết vẫn cai trị trên thế gian. Lâu lắm rồi kể từ khi có ai đó đã nhìn thấy một sự sống lại. Mọi sự chúng ta nhìn thấy bằng chính mắt mình đang tranh luận nghịch lại nó. Song đức tin sẽ đắc thắng vào lúc cuối cùng. Chúng ta không tin nơi sự sống lại của các thánh đồ vì những gì chúng ta nhìn thấy tận mắt mình. Chúng ta tin nơi sự sống lại của các thánh đồ vì chúng ta tin nơi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ. Hãy lắng nghe Lời của Chúa: “Hỡi anh em, chúng tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn rầu như người khác không có sự trông cậy. Vì nếu chúng ta tin Đức Chúa Jêsus đã chết và sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Jêsus cùng đến với Ngài” (I Têsalônica 4:13-14).
“Nếu chúng ta tin”. Bạn có tin rằng Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết không? Tôi tin đấy.
Đấy là mọi sự bạn phải tin. Nhưng đấy là “toàn bộ trận đấu” theo quan điểm của Đức Chúa Trời. Đấy là toàn bộ sứ điệp của Lễ Phục Sinh. Nếu Đức Chúa Trời đã làm cho Con của Ngài sống lại từ kẻ chết, Ngài sẽ không để trong mồ mả những ai đã tin nơi Chúa Jêsus đang khi họ còn sống. Vì Ngài đã sống lại, chúng ta cũng sẽ sống lại nữa. Vì Ngài sống, chúng ta cũng sẽ sống.
“Nơi ở tạm thời”
Có những tin tức tốt lành từ mồ mả sáng nay.
Những tin tức tốt lành nói rằng ngôi mộ trống trơn.
Những tin tức tốt lành nói rằng Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết.
Những tin tức tốt lành nói rằng ma quỉ không thể giữ được Ngài.
Những tin tức tốt lành nói rằng sự chết đã mất đi cái nọc của nó.
Những tin tức tốt lành nói rằng mồ mả đã mất đi sự đắc thắng của nó.
Những tin tức tốt lành nói rằng chúng ta không cần phải sợ sự chết nữa.
Tôi cảm xúc sâu xa trong lòng mình sáng nay, tôi không sợ chết đâu. Không phải vì tôi dũng cảm cách đặc biệt đâu. Vì tôi không sợ nữa. Nhưng tôi biết điều chi đang có ở bên kia. Chúa của tôi đã sống lại và nói cho tôi biết tôi nên mong đợi điều chi. Tôi chẳng có gì phải lo lắng cả.
Nếu bạn nghe nói tôi đã qua đời tối nay, khi bạn chôn tôi, hãy dựng lên tấm bảng ghi rằng: “Nơi ở tạm thời”. Tôi sẽ trở lại đấy. Bạn có thể tính được điều đó mà. Tôi nói như thế mà chẳng có ý gì khoe khoang hay kiêu ngạo đâu. Vì sự sống lại của tôi không nương vào tôi.
Nó không nương vào các việc lành của tôi.
Nó không nương vào bất cứ công trạng nào nơi tôi.
Nó chỉ hoàn toàn nương vào Đức Chúa Jêsus Christ của tôi, là Đấng đã sống lại từ kẻ chết vào buổi sáng Chúa nhựt Phục Sinh. Ngài đã hứa rằng nếu tôi tin cậy nơi Ngài, một ngày kia tôi sẽ sống lại với Ngài. Tôi phó cả cuộc đời mình trên lời hứa đó. Nếu lời hứa ấy không thật, tôi chẳng còn có hy vọng nào khác.
Nhưng lời hứa ấy là thật. Đấy là lý do tại sao tôi không dự tính mình sẽ chết luôn bao giờ.
Đừng nhìn vào mồ mả
Những tin tức tốt là ra từ mồ mả ư? Đấy là một chỗ lạ lùng cho những tin tức tốt lành. Nhưng đấy là những gì Lễ Phục Sinh nói tới. Nếu bạn tìm kiếm Chúa Jêsus hôm nay, đừng nhìn vào mồ mả. Ngài không có ở đó đâu. Ngài đã ra khỏi mồ mả cách đây 2.000 năm và chưa hề trở lại.
Những tin tức tốt lành thực sự là đây … Nếu bạn tìm kiếm Chúa Jêsus hôm nay, bạn có thể gặp Ngài ngay bây giờ đây. Tôi có thể giới thiệu bạn với Ngài không? Danh Ngài là Jêsus ở Naxarét. Ngài là Con của Đức Chúa Trời đến từ trời. Đức Chúa Trời yêu thương bạn đến nỗi Ngài đã sai Chúa Jêsus đến chịu chết trên thập tự giá vì bạn đấy. Ngài bị chôn trong mộ địa của Giô-sép. Ngài đã sống lại từ kẻ chết vào sáng Chúa nhựt Phục Sinh. Ngài đã trả giá cho tội lỗi của bạn hầu cho nếu bạn tin theo Ngài, bạn sẽ không bao giờ bị hư mất mà được sự sống đời đời.
Bạn có tin Đấng đã sống lại từ kẻ chết không? Chúa Jêsus đang sống và đang đứng với hai cánh tay rộng mở mời gọi bạn tiếp nhận ân ban sự sống đời đời của Ngài kìa. Cánh cửa đến với Thiên đàng đang rộng mở. Tôi mời bạn dở bước đức tin lên rồi để cho Chúa Jêsus minh chứng với bạn rằng Ngài còn sống. Tôi đưa ra cho bạn lời mời gọi cá nhân phải xem xét để trở thành một Cơ đốc nhân: Nếu linh hồn bạn đang khao khát cái gì đó nhiều hơn bạn đã có được, hãy thử Chúa Jêsus đi. Nếu Chúa Jêsus đang gõ nơi cánh cửa lòng của bạn, phải biết chắc bạn mở cánh cửa ấy ra.
Mỗi một người chúng ta đều có một sự chỉ định với cái chết chẳng sớm thì muộn. Nhưng đấy là cái cớ cho sự vui mừng — không phải để lo sợ, nó được cung ứng cho để chúng ta đặt lòng tin cậy nơi Đấng đã cầm lấy chìa khóa của sự sống và sự chết. Đây là minh chứng sau cùng cho thấy sự chết đã bị hủy diệt. Khi Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết, Ngài đã để cho cánh cửa dẫn tới mồ mả mở toang ra. Nói như thế có nghĩa là chúng ta không phải đánh trận để ra khỏi mồ mả khi Ngài kêu gọi chúng ta chổi dậy. Ngài để cánh cửa mở cách đây 2.000 năm. Đấy là sự bảo đảm của Đức Chúa Trời cho dù chúng ta qua đời, chúng ta không chết luôn cho đến đời đời đâu.
Đấy là lời nói sau cùng mà tôi đã nói. Có lẽ bạn đã nhìn thấy bản thông cáo với hình ảnh Chúa Jêsus bị treo trên thập tự giá. Bên dưới bức tranh có hàng chữ nầy: “Đó là phiên của bạn đấy”.
Chúa Jêsus đã chịu chết trên thập tự giá. Giờ là tới phiên của bạn đấy.
Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết. Giờ là tới phiên của bạn đấy.
Đức Chúa Trời đã trả lời cho mọi thắc mắc sâu sắc nhất của chúng ta với tính cách đơn sơ của ngôi mộ trống. Vào sáng Chúa nhựt Phục Sinh hạnh phước nầy, tôi tuyên bố cho bạn biết rằng Đức Chúa Jêsus Christ đang sống. Quí bạn ơi, bạn sẽ nói gì với sự ấy đây? Điều đó đang tạo ra sự khác biệt nào cho bạn vậy? Liệu bạn có dâng tấm lòng của bạn và đời sống của bạn cho Ngài không? Liệu bạn có tin cậy Ngài làm Chúa và Cứu Chúa không?
Giờ là tới phiên của bạn đấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét