Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Cai-phe: Gần nhưng chưa gần đủ



Những khuôn mặt quanh thập tự giá
Cai-phe: Gần nhưng chưa gần đủ
Thứ Năm, ngày 5 tháng 4, năm 33SC, 5:45 Sáng. Mặt trời nổi lên trên đường chân trời phía Đông khi thành phố vừa thức giấc. Những nhà buôn lo cuốn mấy tấm nệm của họ, các loài thú bắt đầu khua động chuồng của chúng, tiếng chó sủa vọng về từ đâu đó. Từ từ lớp sương mù ban đêm tan đi và trong giây phút ấy gần như mọi người đều thức dậy. Hôm ấy cũng là một ngày nắng nóng tại thành Jerusalem. Ở góc Tây nam của thành phố, một cung điện lớn đang từ từ bước vào nhịp sống. Đây là cung điện của Cai-phe, thầy cả thượng phẩm của người Do thái.
Trong tòa nhà ấy, Cai-phe đang mặc bộ áo xống tế lễ của mình. Hôm nay ông ta cảm thấy khá hơn trong nhiều tuần lễ. Và ông ta rất khỏe khoắn. Hôm nay là ngày cuối trong những ngày sửa soạn cho Lễ Vượt Qua. Thành phố đã chật ních sức chứa với những khách du lịch, khách hành hương, và nhiều đoàn dân đông Do thái đến từ các nơi trong xứ. Khi ông ta mặc xong phần sau cùng của bộ áo xống, đây là lễ Vượt Qua lần thứ 15 và dù ông ta biết rõ thủ tục tận đáy lòng, ông ta chưa hề thấm mệt vì thủ tục ấy. Rốt lại, mang lấy chức vụ tế lễ nầy là một việc thật phi thường. Trước ông ta, đã có ba thầy tế lễ thượng phẩm phục vụ trong nhiều năm trời. Nhiều người đến rồi đi trước khi bạn nhìn biết họ là ai. Nhưng không phải thế với Cai-phe. Không cứ cách nào đó, ông ta luôn luôn biết rõ phải làm sao để nắm lấy quyền lực. Ông ta là một nhà chính trị có tài, ông biết làm thế nào để giữ lấy hạnh phúc của người Lamã bằng cách nắm chặt lấy yếu tố Do thái thuần nhất. Ông biết rõ cách thức thể hiện quan điểm, ông biết rõ kinh Torah, ông rất hùng biện khi có cần, và ông biết rõ cách thức làm việc với đám đông. Giống như nhiều nhà lãnh đạo đang nắm lấy quyền lực trong một thời gian dài, lợi thế chính của ông ta là thủ đoạn. Ông ta sẽ phân xử một vụ việc khi vụ việc ấy góp phần cho các mục đích của ông ta.
8:00 sáng. Ban ngày đã bắt đầu trọn vẹn nhất vào thời điểm nầy. Các đường phố đã đông đảo với những khách hành hương, họ tụ tập lại quanh các lều quán lo mua mấy con chim bồ câu, chiên con, và rau đắng cho Lễ Vượt Qua. Trong chính Đền thờ, các con buôn đã dựng lên mấy cái chuồng và tận tình bắt đầu việc mua bán thêm một lần nữa. Người tạo ra rắc rối, Jêsus người Nazarét đã đến rất sớm trong tuần, người hô lên lớn tiếng và gọi họ là quân trộm cướp. Ngài lật đổ bàn của họ rồi gần như đã tạo ra một cuộc hỗn loạn. Một nhân vật thật lạ lùng.
Trong cung điện nguy nga ấy, Cai-phe đã sửa soạn đi lên đền thờ. Mọi việc hầu như đã sẵn sàng. Ông ta đã thốt ra những lời cầu nguyện ban sáng, dự điểm tâm, và bây giờ truyền lịnh cho đoàn tùy tùng các tôi tớ và bạn hữu dẫn đường lên Đền thờ. Nhưng lý trí ông ta đang chiếu theo một việc hoàn toàn khác. Ông ta cũng đã suy nghĩ về người Galilê có tên là Jêsus. Nhưng ông ta chẳng hề suy nghĩ về bản thân mình hơi lâu mà không bắt giận dữ. Ông ta chẳng là gì cả, song là một kẻ gây rối đột ngột được thăng tiến. Từ chính giây phút ông ta nghe nói về Jêsus nầy, Cai-phe đã không ưa thích người. Không bao lâu trước đó, ông ta đã nói với Tòa Công Luận rằng tốt hơn Jêsus phải chịu chết hơn là cả nước phải hư mất trong tay của người Lamã. Tốt hơn cho một người phải chịu chết thay cho dân chúng, còn hơn là cả nước sẽ bị hư mất. Và đấy là mảng thủ đoạn chính trị — hy sinh một người vì cớ nhiều người – đã dẫn tới âm mưu giao Chúa Jêsus vào trong tay của ông ta. Chúa Jêsus là mối đe dọa cho trật tự công cộng, một kẻ quấy rối hòa bình, một sự phiền hà của xã hội, và đã có một số người gọi Ngài là Vua của dân Do thái. Nếu người Lamã tiếp lấy luồng gió ấy, sẽ có rắc rối trầm trọng lắm. Michael Sadgrove gọi lời lẽ của Cai-phe với Tòa công luận là “một cách nói bóng bẩy bởi một người của thế gian, ông ta biết rõ khán thính giả của mình, nhìn biết họ sợ cái gì, đồng thời xem thường họ: `các ngươi không biết chi hết’. Và xem khinh cách kín đáo? Một sự tư lợi được giấu kỹ nhanh chóng khi xử lý với sự bất đồng và làm cho nó ra vô hiệu. Và trên hết mọi sự, mùi của sự sợ hãi”, Chúa Jêsus phải chịu chết. Tốt hơn là không bao lâu nữa. Cơn giận dữ của Cai-phe đã chuyển thành một nụ cười. Không bao lâu nữa ông ta sẽ phải quan tâm đến Chúa Jêsus một lần đủ cả.
11:15 sáng. Nắng nóng mặt trời úp đổ trên thành phố. Không một đám mây trên bầu trời. Nhiệt độ gần 80o F. Và đám dân đông vẫn vênh váo. Đây là ngày sau cùng và tốc độ nhanh lên ở từng góc thành phố. Những tay buôn đang lo liệu công việc bán buôn, những người buôn thú vật đã hình dung mình sẽ bán được nhiều lắm.
Cai-phe đang gặp gỡ với các bạn bè thân cận nhất của ông ta. Nhưng đây chẳng phải là buổi nhóm cầu nguyện đâu. Đây là phiên họp chiến lược tối mật. Đây là lần ôn lại cuối cùng các chương trình hòng giết chết nhân vật có tên là Jêsus. Sự bàn bạc đã diễn ra liên tục. Đây là phương án tốt nhứt để thực hiện mục tiêu đó? Đây là một vấn đề đòi hỏi phải xử lý thật thận trọng. Có nhiều điều Cai-phe không ưa Chúa Jêsus đã được bật ra. Một người nào đó đã đến từ xứ Galilê. Nhiều người khác chỉ nghe nói về các phép lạ của nhân vật nầy. Đến cuối cùng, họ phải thật cẩn thận trong dịp Lễ Vượt Qua. Với thành phố đông đúc, người Lamã rất bực mình, và nhiều tiếng đồn lan rộng như ngọn lửa. Nếu mưu định của họ bị lộ ra, các kết quả sẽ là thảm hại lắm.
Cú đột phá đã đến trong ngày thứ Tư. Trong ngày ấy một gã có tên là Giu-đa đã rời bỏ Jêsus rồi giúp hiến kế bắt người. Hiển nhiên là toàn bộ sự việc đã đưa Cai-phe đến chỗ ngạc nhiên. Ông ta không quen biết Giu-đa và nói thẳng ra, sau khi nhận xét dáng dấp của hắn ta, ông ta cần phải giữ kẻ.
Cai-phe lấy làm lạ ở trong lòng, suy nghĩ lý do tại sao Giu-đa đã bí mật đến, hiến kế dẫn binh lính đến chỗ Jêsus trong ban đêm. Hắn ta chẳng đưa ra một lý cớ nào cả, và chẳng ai hỏi han hết. Điều đó chẳng tạo ra một khác biệt nào. Có nhiều việc đã rơi đúng chỗ của nó. Và đấy là lý do tại sao Cai-phe đã mĩm cười khi ánh nắng mặt trời lúc giữa trưa chiếu thẳng xuống đỉnh đầu.
5:00 Chiều. Mặt trời đang ở về Tây, vẫn còn nóng rát khi thành phố chìm xuống sau một ngày sôi nổi. Đó đây những người mua sắm muộn các con thú cho bữa ăn Lễ Vượt Qua hay lo mặc cả về giá các thứ rau trong khu chợ. Nhưng sinh hoạt gần như đã xong xả hết rồi.
Bên ngoài thành phố, một số người đã sửa soạn bước vào bữa ăn Lễ Vượt Qua. Hai người đi trước để biết chắc mọi sự đã sẵn sàng. Trong chỉ mấy phút, nhóm nhỏ nầy gồm 13 người đã vào thành phố ở góc Đông Nam, theo bức tường phía Nam của thành phố, qua cổng khác, rồi vào căn phòng cao của một ngôi nhà mượn. Những người nầy sẽ dự bữa tối với nhau ở đó. Với sự ngẫu nhiên lạ lùng, ngôi nhà họ sử dụng không cách xa cung điện của Cai-phe lắm.
Bây giờ, sức mạnh của các biến cố bắt đầu diễn ra. Cai-phe biết chắc các biến cố phải lên tới cao điểm vào tối nay. Ông ta biết rất ít về nhân vật đang ăn lễ Vượt Qua với các môn đồ người ở cách đó chưa đầy ¾ dặm đường.
8:30 tối. Khắp cả thành, nhiều gia đình nhóm lại dự bữa ăn Lễ Vượt Qua. Trong các gia đình dọc theo từng ngõ đường, các bậc làm cha giải thích cho con cái biết biểu tượng của bữa ăn, hồi tưởng lại sự giải cứu của Đức Chúa Trời dành cho dân sự Ngài ra khỏi tay của Pharaôn trong xứ Aicập. Ở bên ngoài, các đường phố không trống vắng đâu – họ không ở trong thành Jerusalem – nhưng hầu hết thì cư ngụ ở đó. Đó đây người ta nghe giọng trầm bổng những lời cầu nguyện khi bữa ăn diễn ra.
Và trong ngôi nhà mượn kia, Chúa Jêsus gặp gỡ với các môn đồ Ngài lần cuối cùng. Không một lời cảnh báo, Ngài tuyên bố: “Một trong các ngươi sẽ phản Ta”. Những cái nhìn thật sốc, giận dữ và sợ hãi hiện rõ trên từng gương mặt. Họ mau lấy làm lạ: “Có phải tôi không?” Chỉ có một người không lấy làm lạ. Giu-đa biết rõ sự thật, nhìn thẳng vào Chúa Jêsus rồi nói: “Chắc chắn không phải là ta đâu”. Chúa Jêsus đáp: “Chính ngươi đã nói ra điều đó”. Rõ ràng chẳng một ai khác nghe hay hiểu cả. Giu-đa đứng dậy, tự cáo lỗi, rồi rời khỏi đó.
Chỉ đi bộ một khoảng ngắn thôi trên con đường ấy thì đến cung điện của Cai-phe. Các cấp lãnh đạo đang đợi hắn ta ở bên trong. Giu-đa trên đường đến với Cai-phe rồi nói: “Tối nay. Tôi có thể đưa các ông đến gặp người tối nay”. “Tuyệt vời quá, tuyệt vời quá”. Hắn đến thật mau chóng, Giu-đa băng mình vào bóng đêm.
Trong lý trí, Cai-phe mưu định bước kế tiếp. Ông ta không thể cùng đi với binh lính đặng bắt Chúa Jêsus. Điều đó cũng rất dễ hiểu. Hơn nữa, có một việc gì đó sẽ là sai lầm. Đây có thể là một cái bẫy. Không, ông ta sẽ ở lại và những người khác sẽ ra đi. Bản thân ông ta không nên dính dáng trực tiếp vào. Và đấy là cái cớ mà Cai-phe đã trụ lại trong chức vụ thầy tế lễ thượng phẩm quá lâu như thế. Ông ta rất tinh ranh, không có lòng thương xót, hung ác và khác thường. Luôn luôn suy tính về từng góc độ.
11:00 tối. Đến lúc nầy thì bữa ăn trong ngôi nhà mượn đã xong hết rồi. Chúa Jêsus dẫn 11 người kia ra ngoài thành theo ngõ mà họ đã vào, chẳng để ý chi hết trong bóng đêm. Ngang qua trũng Kidron ở bên ngoài thành phố, họ đi thẳng lên đỉnh núi Olives. Không ai lấy làm ngạc nhiên cả. Đây luôn luôn là một địa điểm mà Chúa Jêsus rất ưa thích để suy gẫm trong yên tỉnh. Tối nay trong vườn Ghết-sê-ma-nê, Ngài đến đó đặng cầu nguyện.
Đồng thời, Cai-phe đang lo âu trông đợi. Tại sao vẫn chưa thấy gì cả? Mọi sự trong mọi sự, ông ta vẫn phải lo toan. Giờ đây, đã nửa đêm rồi mà chẳng có một dấu hiệu nào về Jêsus nầy hay về Giu-đa cho vấn đề đó. Nhưng chẳng có việc gì phải làm trừ ra chờ đợi. Và thế là Cai-phe, thầy cả thượng phẩm của dân Israel, người Do thái quan trọng nhất ở trong xứ, đang chờ đợi với hết cả thần kinh trong ngôi nhà rộng lớn của ông ta về một việc quan trọng – bất kỳ việc gì – phải xảy ra. Ban ngày đã ló dạng thật rực rỡ và đầy hy vọng chỉ có 18 giờ qua dường như không bao giờ dứt. Ông ta ngồi xuống và trông đợi. Rồi lấy làm lạ.
12:15 sáng. Sáng thứ Sáu. Bây giờ cả thành đang say ngủ. Đó đây các binh lính Lamã đang đứng gát. Nhiều ngọn đèn đã tắt, các loài thú đang ở trong chuồng của chúng, ai nấy yên nghỉ trước ngày Lễ Vượt Qua trọng đại ấy.
Bên ngoài thành, các biến cố đã lên tới cao điểm. Một cuộc diễu hành các ngọn đuốc sáng rực qua bóng tối tăm khi một tốp người băng mình xuyên qua rừng cây olive dọc theo sườn phía Tây của ngọn núi. Họ đang hướng tới khu vườn có máy ép dầu ở đó, một nơi được gọi là Ghết-sê-ma-nê. Không bao lâu sau đó, họ gặp được người ấy. Họ vòng quanh chỗ cong cuối cùng rồi bắt đường thẳng vào khu vườn. Giu-đa nói: “Kìa, hắn kia”. Nhưng hắn còn trễ hơn. Chúa Jêsus đã trông thấy họ rồi. Ngài biết rõ giờ phản Ngài đã đến.
Đã có một nụ hôn, một cuộc trao đổi thì thầm, những lời lẽ giận dữ ra từ các môn đồ, và mọi sự đã xong rồi. Toàn bộ vụ việc đã kết thúc không đầy 5 phút đồng hồ. Người ta rời khỏi khu vườn và bắt con đường dọc theo sườn núi mà đi xuống, ngang qua trũng rồi trở lại thành phố. Họ kéo theo tù phạm của họ.
1:00 sáng. Cai-phe nghe thấy âm thanh nhiều giọng nói trong sân cung điện, và cả lính gát cũng đến nữa. Và với tên lính đó là người đến từ xứ Galilê có tên là Jêsus. Cai-phe không thể mĩm cười được. Ông ta đang có người mà ông ta muốn.
Bây giờ, chương trình đã được soạn sẵn phải mở tung ra. Các thầy tế lễ cả và những trưỡng lão đều bước vào phòng trong chờ xét xử. Cai-phe biết rõ phải giữ từng dáng dấp của việc tuân thủ pháp luật.
1:15 sáng. Chúa Jêsus đứng ở giữa căn phòng, Cai-phe và người của ông ta ngồi ở chung quanh ông ta. Người chứng đầu tiên bước tới, nhưng rõ ràng là hắn không hề biết Chúa Jêsus là ai nữa. Rồi người chứng khác và khác nữa, cho tới chừng có hơn một tá người chứng đứng ra. Hết thảy đều nói về những tội ác khác nhau, nhưng lời lẽ của họ chẳng liên can gì đến Chúa Jêsus cả. Những người chứng công khai đấu đá nhau và những lời chứng của riêng họ cũng thế. Một số người ngửi thấy mùi rượu, nhiều người khác còn đọc sai tên của người bị tố cáo. Cai-phe lằm bằm ở trong lòng. Tới chỗ nầy rồi, sẽ mất cả đêm mới công bố được bản án.
2:05 sáng. Sau cùng, có hai người đưa ra phần làm chứng thật có ích. Họ tố cáo Chúa Jêsus về câu nói Ngài sẽ phá đổ đền thờ rồi dựng lại trong ba ngày. Đây chẳng có gì chính xác hết về những gì Ngài đã phán. Ngài đã phán về thân thể Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết. Ngài không lãnh đạo một cuộc nổi dậy để phá đổ đền thờ của Hê-rốt đâu. Nhưng Cai-phe không quan tâm đến những luận điểm sau cùng. Sự tố cáo là gần đủ cho một việc mà Chúa Jêsus đã nói trong giờ cuối cùng nầy.
Cai-phe vẫn chưa thấy thỏa lòng. Sự tố cáo không thực sự đủ để kết án tử hình một người. Và có một việc đã làm cho ông phải bối rối. Tại sao Jêsus nầy chẳng đưa ra một lời biện bác nào cả? Hết người chứng nầy đến người chứng khác đã nói nghịch Ngài. Người nầy có điên không chứ? Có phải hắn chẳng quan tâm?
Sau cùng, những giờ căng thẳng, mật ý, sự chờ đợi lo âu rung lên tiếng chuông của chúng và Cai-phe chổi dậy đưa ra câu hỏi đã có trong lý trí ông ta ngay từ ban đầu.
“Ta buộc ngươi phải lấy Đức Chúa Trời hằng sống mà thề: hãy nói cho chúng ta biết ngươi có phải là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hay không!?!”
Thời gian như dừng lại. Không một ai cử động hết. Các cấp lãnh đạo đang buồn ngủ thình lình tỉnh giấc. Đây là câu hỏi rất quan trọng, là câu hỏi mà hết thảy họ đều lấy làm lạ. Người nầy là ai? Có thể nào hắn là ……..? Có phải như vậy không?
Và đây là giây phút mà Chúa Jêsus đã trông đợi. Ngài nhìn thẳng vào mặt Cai-phe rồi đáp: “Thật như lời”. Đâu đó có người thở hỗn hễn. Người nầy đã xưng mình là Con của Đức Chúa Trời. Những tiếng đồn đại kia là thực rồi. Khi ấy Chúa Jêsus thêm một lời mà họ không trông đợi. “Cai-phe, ngươi sẽ nhìn thấy Con Người ngồi bên tay hữu của Đấng Toàn Năng và ngự đến trên các đám mây trời”.
Ngài đã xưng mình là Đức Chúa Trời. Cai-phe đã nghe đủ rồi. Ông ta chổi dậy, xé áo mình rồi la lên: “Phạm thượng”. Cai-phe quay sang đám người kia, họ vẫn còn bị sốc, rồi hỏi: “Các ngươi nghĩ làm sao?”
Họ vốn chẳng trông đợi như thế. Rốt lại, ai biết rõ người nầy thực sự là ai chứ? Tại sao Cai-phe không quyết định? Nhưng quá trễ cho điều đó. Giờ đây họ phải nói. Như một người, họ đã chôn vùi mọi hồ nghi của họ. Người đầu tiên rồi người khác nữa đã nói: “Hắn phạm tội đáng chết”. Đừng phiền hà vì họ không có quyền thi hành bản án, đừng bao giờ phiền hà khi họ không dự định nhóm lại lúc nửa đêm, đừng phiền hà với những lời chứng dối. Người nầy phải chết. Người nầy quá nguy hiểm không thể để cho sống được.
Và thế là sự việc đã được định liệu. Cai-phe đã có được những gì ông ta mong muốn. Sau cùng, ông ra sắp loại bỏ được Jêsus, là kẻ gây rắc rối. Ông ta quay đi rời khỏi căn phòng ấy. Lúc bấy giờ khoảng gần 3:00 sáng. Ông ta cần ba tiếng đồng hồ ngủ nghĩ nếu ông ta vội vã. Khi ông ta rời đi, những người khác đã nhóm lại quanh nhân vật không may kia và khạc nhổ trên Ngài.
6:00 sáng. Chúa Jêsus bị xét xử trước Tòa Công Luận
6:30 sáng. Người ta đưa Ngài sang gặp Phi-lát
7:15 sáng. Bị đưa đến gặp Hê-rốt
7:45 sáng. Đưa trở lại gặp Phi-lát
9:00 sáng. Bên ngoài thành, trên ngọn đồi có hình như cái sọ, người có tên là Jêsus bị đóng đinh trên cây thập tự
9:15 sáng. Cai-phe nhận được tin tức và mĩm cười ở trong lòng: “Sau cùng, ta đã loại bỏ người ấy”.
Nhưng Cai-phe ơi, ông đã lầm rồi. Ông không thể loại bỏ Ngài được đâu. Ông sẽ gặp lại Ngài đấy.
Cai-phe, Cai-phe ơi, bất cứ ông ở đâu, ông có thể nghe tôi nói không? Ông đã hỏi đúng câu rồi đấy. Ngài đã ban cho ông đúng câu trả lời nữa. Và ông đã không chịu tin. Cai-phe ơi, bây giờ ông có chịu tin chưa? Bây giờ, có phải ông nhìn biết người nầy rồi chứ? Tôi nghĩ ông biết đấy, song đã quá trễ cho ông rồi.
Gần đấy, song chưa gần đủ
Chúng ta không bỏ qua cái điều mỉa mai lắm trong câu chuyện của Cai-phe. Một tuần trước đó, khi tiếng đồn rằng Chúa Jêsus đã làm cho Laxarơ sống lại từ kẻ chết, Tòa Công Luận đã nhóm lại để xem xét phải xử thế nào về “nan đề Jêsus”. Các cấp lãnh đạo người Do thái không thể chối bỏ các dấu lạ mà Ngài đã làm ra. Họ biết rõ Laxarơ đã chết mà giờ đây anh ta còn sống. Vì vậy, họ nói: “Nếu chúng ta để cho người làm, thì thiên hạ tin người, rồi dân Rô-ma sẽ đến diệt nơi nầy và cả nước chúng ta nữa”. Những nhà chính trị, thậm chí là những nhà chính trị tôn giáo, luôn luôn suy nghĩ y như thế. Họ sợ bất cứ điều chi làm lật đổ nguyên trạng. Đấy là lúc Cai-phe thốt ra câu nói nổi tiếng nhất của mình: “Các ngươi chẳng biết gì hết! Các ngươi chẳng xét rằng thà một người vì dân chịu chết, còn hơn cả nước bị hư mất”. Khi Giăng thuật lại câu chuyện, ông nói thêm rằng Cai-phe đã nói nhiều hơn ông ta biết vì câu nói của ông ta là một lời tiên tri nói tới sự chết của Đấng Christ, thể nào sự chết đổ huyết ra của Ngài sẽ cung ứng ơn cứu rỗi cho hết thảy những ai chịu tin theo Ngài. Trong chỉ một câu nói, Cai-phe đã mở ra trọng tâm của Tin Lành:
Một người chịu chết cho nhiều người.
Người vô tội chịu chết cho kẻ có tội.
Người công bình chịu chết cho kẻ bất nghĩa.
Con Đức Chúa Trời chiếm lấy chỗ của hàng tội nhân.
Ngài đã trả giá.
Ngài đã gánh lấy án phạt.
Ngài chịu khổ trong chỗ của bạn.
Nếu có một tội nào mà Đấng Christ không trả được, hay thậm chí một ác tưởng nào mà Ngài không mang nổi, nếu Ngài không gánh lấy mọi tội chúng ta, thế thì chẳng có hy vọng gì cho bạn và cho tôi. Nhưng Ngài đã hoàn tất công tác cứu rỗi. Ngài đã chịu thương khó hầu cho chúng ta sẽ không chịu khổ vì cớ tội lỗi của mình. Cái giá đã được trả trọn hết rồi.
Thà Ngài chịu chết cho chúng ta hơn là chúng ta sẽ chịu chết vì những tội lỗi của chính mình.
Cai-phe đã ở gần với lẽ thật. Gần như thế song chưa gần đủ. Ông ta là một nhà lãnh đạo tôn giáo, ông ta lẽ ra phải biết mọi sự trong Cựu Ước chỉ về Đấng Christ mới phải. Câu chuyện của ông ta minh chứng rằng là một lãnh đạo tôn giáo không bảo đảm được bất cứ cấp độ nào về sự sáng láng thuộc linh. Ông ta đã mù lòa như vậy do sự thù ghét của ông ta đối với Đấng Christ đến nỗi ông ta không thể nhìn thấy được thực sự mình là ai. Thậm chí ông ta đã thốt ra sự thực và nói tiên tri những gì Đấng Christ sẽ hoàn thành bởi sự chết của Ngài.
Khi tôi viết những dòng nầy, chúng ta chỉ còn mấy ngày cách Tuần Lễ Thánh. Chẳng có thì giờ nào tốt hơn để suy gẫm những gì đã xảy ra cho Cai-phe. Nếu chúng ta thương hại ông ta, chúng ta bỏ sót luận điểm của câu chuyện mà Đức Chúa Trời muốn gây ấn tượng trên tấm lòng của chúng ta. Ông ta rất tôn giáo, và chính tôn giáo của ông ta đã làm mù mắt ông ta. Tuy nhiên, tôn giáo mà ông ta theo là tôn giáo mà Đức Chúa Trời đã tỏ ra qua Môise. Chúng ta không cần để thì giờ để tranh luận người Do thái đã lạc sai ra khỏi sự trọn vẹn được tỏ ra trên Núi Sinai. Đấy là sự thực, không một ai có thể chối cãi, nhưng nó tạo ra vấn đề trầm trọng vì hết thảy đã lạc sai đối với lý tưởng thiêng liêng, và khi chúng ta có thể bàn bạc Hội Thánh nào đạt tới mức gần nhứt, không ai trong chúng ta có thể xưng mình trọn vẹn được. Khi đưa Đấng Christ đi để đóng đinh trên thập tự giá, Cai-phe tưởng ông ta đang làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Mặc dù ông ta làm theo những gì Môise đã làm. Mặc dù ông ta làm theo luật pháp của Đức Chúa Trời. Mặc dù ông ta đang làm một việc rất thận trọng bằng cách giải thoát cho xứ sở khỏi kẻ lừa đảo chuyên làm phép lạ nầy, là kẻ khuấy động dân sự và mời gọi sự trả đủa của người Lamã. Cai-phe tưởng ông ta đang làm theo Đức Chúa Trời trong những giờ sớm sủa ấy vào sáng thứ Sáu. Là cấp lãnh đạo tôn giáo chủ chốt của người Do thái, ông ta là lãnh đạo mù dẫn đường cho người mù.
Chúng ta đừng nghĩ rằng được miễn trừ đối với sai lầm thê thảm nầy. Trong sự sốt sắng phục vụ Đức Chúa Trời, chúng ta có thể kết thúc giống như ông ta. Hy vọng duy nhứt của chúng ta là ném mình nơi Chúa, nhìn nhận nổi yếu đuối của mình, rồi cầu xin sự soi sáng thật đến từ Đức Thánh Linh.
Và thế là chúng ta còn lại với câu hỏi mà thầy tế lễ cả đã hỏi mấy người kia khoảng 2 giờ sáng vào sáng thứ Sáu: “Các ngươi nghĩ làm sao?” Cai-phe đã có từng lý do để đến với câu trả lời đúng cho câu hỏi kia, và không biết sao ông ta đã bỏ sót nó. Ông ta có thể biết rõ lẽ thật – và đã biết lẽ thật ấy – vì một tối số phận kia trong thành Jerusalem, Đấng Chơn Thật đã đứng trước mặt ông ta.
Đêm ấy Chúa Jêsus đã đứng chịu xét xử trước mặt Cai-phe – duy nhứt không phải Chúa Jêsus là Đấng chịu xét xử đâu. Mà chính là Cai-phe. Ông ta đứng trong vai trò cấp lãnh đạo tôn giáo, là người sợ mình không hiểu rõ và thù ghét những gì ông ta không nắm được, ông ta kết án tử cho một người mà ông ta không thể dọa dẫm được. Khi ông ta xét xử Chúa Jêsus, ông ta tự xét xử mình vì đã hy sinh sự công bình trên danh nghĩa thủ đoạn.
Nguyện câu chuyện của ông ta đứng như một lời cảnh cáo nghiêm trọng, đặc biệt cho từng người tôn giáo đang đọc mấy lời nầy. Chúa Jêsus vẫn là một nan đề cho thế gian. Ngài vẫn còn bị xét xử trong từng tấm lòng con người. Mỗi một người chúng ta phải lựa chọn những gì chúng ta tin về Con Người xuất thân từ xứ Galilê. Nguyện chúng ta chiếm lấy chỗ đứng của mình với Chúa Jêsus và tấm gương của Cai-phe sẽ không hề được đưa ra trong chỗ hư không.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét