Thứ Tư, 12 tháng 5, 2010

Mathiơ 24.29-31: "Sự tái lâm của Đức Chúa Con"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Sự tái lâm của Đức Chúa Con
Mathiơ 24.29-31
1. Hầu hết mọi người đều quen thuộc với Lần đến thứ nhứt của Đức Chúa Jêsus Christ. Mới đây khi chúng ta kỷ niệm Lễ Giáng Sinh, hết thảy chúng ta đều được nhắc nhớ tới máng cỏ, mấy chiếc tả quấn, nữ đồng trinh, mấy gã chăn chiên, các thiên sứ và mấy thầy bác sĩ theo sau ngôi sao. Tuy nhiên, dù có nhiều người gọi Đấng Christ là Chúa lại không quen thuộc với Lần đến Thứ Hai của Ngài, là Sự Tái Lâm của Ngài. Phân đoạn Kinh Thánh nầy cung ứng cho chúng ta phần mô tả của chính Chúa Jêsus về bối cảnh khi Ngài tái lâm trên đất với "đại quyền đại vinh".
2. Sự đến của Nhà Vua là cơ hội quan trọng nhất trong mọi thời đại. Sự dạy nầy đã làm rung động tấm lòng của chúng ta. Sự dạy nầy giúp cho chúng ta nhìn thấy trước cái ngày mà "mọi mắt sẽ trông thấy, cả đến những kẻ đã đâm Ngài cùng trông thấy" (Khải huyền 1.7). Không những chúng ta rung động khi nhìn thấy Đấng Christ tái lâm, mà còn sống cho ngày ấy nữa. Phaolô đã nói rất rõ trong Tít 2.11-13: "Vả, ân điển Đức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi. Ân ấy dạy chúng ta chừa bỏ sự không tin kính và tình dục thế gian, phải sống ở đời nầy theo tiết độ, công bình, nhân đức, đang chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ".
3. Trong phân đoạn Kinh Thánh, các môn đồ đã hỏi Chúa Jêsus về "điềm" chỉ về sự đến của Ngài và "kỳ tận thế" (các câu 1-3). Sau khi mô tả cho họ thấy các sự cố trong Kỳ Đại Nạn và Kỳ Đại Nạn khủng khiếp, 3 năm rưỡi sau (các câu 4-28), Chúa Jêsus đưa ra một bức tranh rõ ràng về giây phút Ngài tái lâm trên đất.
I. Thời điểm Ngài tái lâm (câu 29a).
Chúa Jêsus nói thẳng thừng khi Ngài tái lâm trong "đại quyền đại vinh". Ngài sẽ tái lâm "ngay sau sự tai nạn của những ngày đó vừa mới qua". Chúng ta không phải đoán mò hoặc phấn đấu để tiên đoán sự tái lâm của Đấng Christ. Chúng ta biết chính xác khi nào có sự tái lâm đó. Sự tái lâm đó sẽ theo sau "ngay lập tức" ở phần cuối thời kỳ Đại nạn, 3 năm rưỡi sau của thời kỳ 7 năm Đại nạn.
Ngay “sau sự tai nạn của những ngày đó" như chúng ta đã biết, ảnh hưởng của Đức Thánh Linh sẽ bị cất đi, Hội Thánh sẽ được cất lên, Satan sẽ có quyền lực không hạn chế trong một thời gian.
Tuy nhiên, Chúa Jêsus sẽ tái lâm và là cao điểm thời kỳ khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.
II. Hiện tượng của sự Ngài tái lâm (câu 29b).
Kế đó Chúa Jêsus mô tả hiện tượng siêu nhiên sẽ xảy ra trong khi Ngài tái lâm. Toàn bộ vũ trụ sẽ tan rã và nhanh chóng sụp đổ.
Thứ nhứt, Ngài nói cho chúng ta biết "mặt trời liền tối tăm" hay bị xoá đi và không còn cung ứng ánh sáng nữa. Kế đó, chúng ta thấy "mặt trăng không sáng". Thứ ba, "các ngôi sao từ trên trời sa xuống". Thứ tư và sau cùng: "thế lực của các từng trời rúng động". Từng nguồn ánh sáng tự nhiên bị tiêu huỷ hoàn toàn và cả thế gian sẽ nằm trong bóng tăm tối.
Luca đưa ra một câu chuyện tương tự ở Luca 21.25-26: "Sẽ có các điềm lạ trong mặt trời, mặt trăng, cùng các ngôi sao; còn dưới đất, dân các nước sầu não rối loạn vì biển nổi tiếng om sòm và sóng đào. Người ta nhân trong khi đợi việc hung dữ xảy ra cho thế gian, thì thất kinh mất vía, vì các thế lực trên trời sẽ rúng động".
Bóng tối tăm và những điềm ở trên trời sẽ trút ra những tác động khủng khiếp như thế trên đất đến nỗi "người ta sẽ thất kinh mất vía". "Thất kinh" hay "nhu nhược" ra từ một chữ Hy lạp có nghĩa là "thở hắt" hay "thôi không thở nữa". Phải nói đúng như thế, người ta sẽ ngã chết do sợ hãi. Họ sẽ bị áp đảo bởi hiện tượng siêu nhiên nầy đến nỗi họ sẽ sợ bắt chết.
Hãy chú ý một lần nữa mệnh đề sau cùng trong câu 29: "thế lực của các từng trời rúng động". Cách đây khoảng 2 tuần, chúng ta đã học biết từ Hêbơrơ 1.3 rằng Chúa Jêsus hiện bây giờ "lấy lời có quyền phép nâng đỡ muôn vật". Chính Chúa Jêsus là Đấng ban sự sáng cho mặt trời, giữ các hành tinh theo đúng quỹ đạo của chúng và muôn vật tồn tại ở trong Ngài. Dường như là vào thời điểm nầy, Chúa Jêsus sẽ để cho cõi thiên nhiên suy sụp và vũ trụ sẽ bị thay đổi. Sức mạnh của năng lực, "thế lực của các từng trời" sẽ bị rúng động. Các luật lệ thiên nhiên như trọng lực sẽ bị đình chỉ. Mọi loài thọ tạo sẽ rơi vào chổ hỗn loạn hoàn toàn.
Tôi không tin Chúa Jêsus sẽ từ bỏ quyền phép của mình trên loài thọ tạo. Ngài sẽ nắm quyền tể trị trên sự sáng tạo thậm chí dường như nó đang nằm ngoài sự điều khiển. Ngài sẽ tạo ra giới hạn cho sự huỷ diệt theo ý chỉ của Ngài.
Khoảng 700 năm trước khi Chúa Jêsus thốt ra mấy lời nầy, tiên tri Êsai đã nói ra một câu tương tự thế, thật đáng kinh ngạc. Chúng ta hãy hướng vào Êsai 13.6-13: “Các ngươi khá than khóc! Vì ngày của Đức Giê-hô-va đã gần: ngày đó đến như cơn tai nạn đến bởi Đấng Toàn năng. Vậy nên mọi tay đều yếu đuối, lòng người đều tan chảy. Chúng đều kinh hoàng, bị sự đau đớn thảm sầu bắt lấy, quặn thắt như đàn bà đang đẻ; hắc hơ hắc hãi nhìn nhau, mặt như mặt ngọn lửa! Nầy, ngày Đức Giê-hô-va đến, là ngày hung dữ, có sự thạnh nộ và nóng giận để làm đất nầy nên hoang vu, và diệt những kẻ có tội khỏi đó. Vì các ngôi sao và các đám sao trên trời sẽ chẳng chiếu sáng nữa; mặt trời mọc lên thì mờ tối, mặt trăng không soi sáng đâu. Ta sẽ phạt thế gian vì sự độc ác nó, phạt kẻ dữ vì tội lỗi chúng nó, làm cho kẻ kiêu hết kiêu, hạ sự tự cao của kẻ bạo ngược. Ta sẽ làm cho loài người hiếm có hơn vàng quí, thật ta sẽ làm cho loài người hiếm có hơn vàng ròng xứ Ô-phia. Vậy nên, ta sẽ khiến các tầng trời rung rinh, đất bị day động lìa khỏi chỗ mình, vì cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va vạn quân, trong ngày Ngài nổi giận dữ”.
Tiên tri Giôên nói: "Thật, ngày của Đức Giê-hô-va là lớn và đáng khiếp; ai có thể đương lại?" (Giôên 2.11).
Hãy tưởng tượng người nào đang còn sống trong thời điểm nầy. Không cứ cách nào đó họ đã sống sót qua kỳ Đại Nạn khủng khiếp kia, chỉ để nhìn thấy toàn bộ thế gian tan rã trước mắt họ. Không có gì phải ngạc nhiên, họ sẽ sợ hãi đến nỗi họ sẽ thôi không còn thở nữa.
III. Điềm chỉ về sự đến của Ngài (câu 30a).
Kế đó Chúa Jêsus phán về "điềm Con Người" sẽ "hiện ra ở trên trời". Các môn đồ đã hỏi han về điềm tái lâm của Ngài. Chúa Jêsus đã đưa ra cho chúng ta thấy nhiều điềm lạ sẽ báo trước sự Ngài tái lâm cùng Kỳ Đại Nạn, chủ yếu là "sự gớm ghiếc tàn nát" trong đó antichrist sẽ tự tôn mình lên làm một đối tượng cho người ta thờ lạy.
Phần nhiều các Giáo Phụ Hội Thánh đầu tiên như Chysostom đều tin rằng "điềm Con Người" sẽ là một cây thập tự bốc cháy mà ai cũng nhìn thấy từ khắp mọi nơi trên thế giới. Các Giáo sư Kinh Thánh khác cho rằng điềm sẽ là sự sáng láng của sự vinh hiển Shekinah của Đức Chúa Trời đang chiếu rọi trên các từng trời.
Tôi tin câu nầy dạy cho chúng ta biết rằng "điềm Con Người" là chính mình Đức Chúa Con, vì điềm ấy sẽ theo sau rất mau chóng với "mọi dân tộc thấy Con Người lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống". Chúa Jêsus hiện ra với mọi vinh quang của Ngài, chính mình Ngài sẽ là điềm sau cùng của kỳ tận thế.
Sự kinh hãi đó sẽ đánh thẳng vào mọi người đến nỗi họ sẽ nói cùng núi non và các vầng đá rằng: "Hãy rơi xuống chận trên chúng ta, đặng tránh khỏi mặt của Đấng ngự trên ngôi, và khỏi cơn giận của Chiên Con! Vì ngày thạnh nộ lớn của Ngài đã đến, còn ai đứng nổi?" (Khải huyền 6.16-17).
Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết rằng khi Ngài hiện ra như "điềm" ở trên trời, "mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực". Rõ ràng hết thảy họ sẽ đấm ngực vì sự phán xét chắc chắn sẽ úp đổ trên họ. Tuy nhiên, điều nầy cũng đề cập tới những ai sẽ được cứu trong kỳ Đại Nạn, họ sẽ "đấm ngực" vì cớ tội lỗi của chính họ.
Tiên tri Xachari đã nói ra Lời nầy của Đức Giêhôva cho người Do thái: "Ta sẽ đổ thần của ơn phước và của sự nài xin ra trên nhà Đa-vít, và trên dân cư Giê-ru-sa-lem; chúng nó sẽ nhìn xem ta là Đấng chúng nó đã đâm; và chúng nó sẽ thương khóc, như là thương khóc con trai một, sẽ ở trong sự cay đắng, như khi người ta ở trong sự cay đắng vì cớ con đầu lòng. Trong ngày đó, sẽ có sự thương khóc lớn tại Giê-ru-sa-lem, như là sự thương khóc của Ha-đát-Rim-môn ở trong đồng bằng Mê-ghi-đô" (Xachari 12.10-11).
Trong ngày sau rốt đó, một số người Do thái sẽ bằng lòng hướng về Đấng Mêsi của họ. Lúc bấy giờ, lời lẽ của Phaolô ở Roma 11 sẽ minh chứng là sự thực. "Số dân ngoại được nhập vào đầy đủ" sẽ đến "vậy thì cả dân Y-sơ-ra-ên sẽ được cứu, như có chép rằng: Đấng Giải cứu sẽ đến từ Si-ôn, cất sự vô đạo ra khỏi Gia-cốp" (các câu 25-26).
Sự thể ấy sẽ giống với điều gì nào? Sự tái lâm về phần thuộc thể của Chúa Jêsus sẽ giống với điều gì nào? Khi Chúa Jêsus thăng thiên về trời, Công vụ Các Sứ Đồ 1.9 chép: "Ngài phán bấy nhiêu lời rồi, thì được cất lên trong lúc các người đó nhìn xem Ngài". Họ, các thiên sứ đã nói: "Jêsus nầy đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy". Ngài ra đi trong một đám mây và Chúa Jêsus nói cho chúng ta biết khi Ngài tái lâm Ngài sẽ "đến trên các đám mây trời".
Chúng ta không biết "những đám mây" nầy là mây tự nhiên hay siêu nhiên nữa. Thi thiên 104.3 chép Đức Chúa Trời là Đấng "dùng mây làm xe Ngài, và đi bước trên cánh gió". Êsai 19.1 chép: "Nầy, Đức Giê-hô-va cỡi đám mây mau kíp đến...". Bên ngoài bóng tối tăm bao phủ đất, Chúa Jêsus sẽ lấy đại quyền đại vinh của Ngài mà xuống trên các đám mây.
Chính mình Chúa Jêsus, "điềm" sẽ soi sáng đất. Xachari 14.6-7 chép: "Trong ngày đó sẽ không có sự sáng nữa, những vì sáng sẽ thâu mình lại. Ấy sẽ là một ngày mà Đức Giê-hô-va biết; chẳng phải ngày, chẳng phải đêm, song xảy ra đến buổi chiều sẽ có sự sáng". Nói tới Jerusalem Mới, Khải huyền 21.23 chép: "Thành cũng không cần mặt trời, mặt trăng để soi sáng; vì vinh hiển của Đức Chúa Trời chói lói cho, và Chiên Con là ngọn đèn của thành". Khải huyền 22.5 chép: "và chúng sẽ không cần đến ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ soi sáng cho; và chúng sẽ trị vì đời đời".
Còn về những tín đồ đã được cất lên hoặc qua đời trước kỳ Đại Nạn? Còn về những người đã tuận đạo trong kỳ Đại nạn? Còn về các thánh đồ trong thời Cựu ước? Côlôse 3.4 chép: "Khi nào Đấng Christ, là sự sống của anh em, sẽ hiện ra, bấy giờ anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển". Chúng ta sẽ đứng chỉnh tề với áo sáng láng bằng vải mịn tinh sạch (Khải huyền 19.8) và cùng Chúa trở lại với đất. Khải huyền 19.14 chép: "Các đạo binh trên trời đều mặc vải gai mịn, trắng và sạch, cỡi ngựa bạch theo Ngài". II Timôthê 2.12 chép: "lại nếu chúng ta chịu thử thách nổi, thì sẽ cùng Ngài đồng trị"; Khải huyền 5.10 chép Ngài "đã làm cho những người ấy nên nước, và thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời chúng ta; những người ấy sẽ trị vì trên mặt đất". Dường như chúng ta sẽ đồng đến với Ngài khi Ngài hiện ra trên đất.
Các tín đồ ở trên trời sẽ đến trong vinh quang để trị vì với Chúa Jêsus. Các tín đồ ở trên đất sẽ ngước mắt lên nhìn thấy Đấng Mêsi vinh hiển của họ, sự cứu rỗi của họ ở trên bầu trời. Chúa Jêsus đã phán với họ trong Luca 21.28: "Chừng nào các việc đó khởi xảy đến, hãy đứng thẳng lên, ngước đầu lên, vì sự giải cứu của các ngươi gần tới".
IV. Các kết quả của sự Ngài tái lâm (câu 30b).
Ở cuối câu 30, Chúa Jêsus phán rằng khi Ngài tái lâm, Ngài sẽ đến "bằng đại quyền đại vinh". Chúng ta hãy xem xét trước tiên "đại quyền" của Ngài sẽ được sử dụng trong ngày đó và kế tiếp là "đại vinh" của Ngài sẽ được tỏ ra.
Với "đại quyền" Chúa Jêsus sẽ chiến thắng mọi kẻ thù của Ngài. Hết thảy chúng sẽ bị huỷ diệt, bao gồm những kẻ không tin, con thú, tiên tri giả và thậm chí chính mình Satan nữa. Chúng sẽ bị quăng vào "hồ lửa" (Khải huyền 19.20).
Với "đại quyền" Chúa Jêsus sẽ "trừ tội lỗi, làm sạch sự gian ác, và đem sự công bình đời đời vào" (Đaniên 9.24).
Với "đại quyền" Chúa Jêsus sẽ phục hồi lại sự sáng tạo và cất bỏ đi bạo lực và tội ác. Như một trường hợp, hết thảy các loài thú đồng sẽ trở nên ngoan ngoản và sống bình an. Êsai 11.6-9 chép: "Bấy giờ muông sói sẽ ở với chiên con, beo nằm với dê con; bò con, sư tử con với bò nuôi mập cùng chung một chỗ, một đứa con trẻ sẽ dắt chúng nó đi. Bò cái sẽ ăn với gấu; các con nhỏ chúng nó nằm chung, sư tử ăn cỏ khô như bò. Trẻ con đang bú sẽ chơi kề ổ rắn hổ mang, trẻ con thôi bú sẽ thò tay vào hang rắn lục. Nó chẳng làm hại, chẳng giết ai trong cả núi thánh của ta; vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Đức Giê-hô-va, như các dòng nước che lấp biển".
Với "đại quyền", Chúa Jêsus sẽ loại trừ sự huỷ diệt của bão táp, cuồng phong, lụt lội, hạn hán và đói kém. Xachari 14.8 chép: "Xảy ra trong ngày đó, nước sống sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem, phân nửa chảy về biển đông, phân nửa chảy về biển tây, trong mùa hạ và mùa đông đều có".
Thêm vào với "đại quyền", chúng ta sẽ nắm lấy "đại vinh" của Ngài Mathiơ 25.31 chép: "Khi Con người ngự trong sự vinh hiển mình mà đến với các thiên sứ thánh, thì Ngài sẽ ngồi trên ngôi vinh hiển của Ngài".
Hãy suy nghĩ điều nầy xem! Ađam và Êva có được cái nhìn thoáng qua sự vinh quang của Đức Giêhôva khi họ tương giao với Ngài ở trong vườn vào lúc chiều tối. Israel đã có cái nhìn thoáng qua sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trong trụ mây và trụ lửa. Môise đã trông thấy vinh quang của Đức Chúa Trời trên Núi Sinai. Êsai đã trông thấy vinh quang ấy tại đền thờ. Phierơ, Giacơ và Giăng đã nhìn thấy vinh quang đó trên núi hoá hình. Nhiều năm về sau, Phierơ viết: "Vả, khi chúng tôi đã làm cho anh em biết quyền phép và sự đến của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, thì chẳng phải là theo những chuyện khéo đặt để, bèn là chính mắt chúng tôi đã ngó thấy sự oai nghiêm Ngài. Vì Ngài đã nhận lãnh sự tôn trọng vinh hiển từ nơi Đức Chúa Trời, Cha Ngài, khi Đấng tôn nghiêm rất cao phán cùng Ngài rằng: "Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường. Chính chúng tôi cũng từng nghe tiếng ấy đến từ trời, lúc chúng tôi ở với Ngài trên hòn núi thánh”.
Tất cả nững người nầy và nhiều người khác đã có cái nhìn thoáng qua sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta sẽ thấy sự mặc khải đầy trọn vinh quang đó!
V. Sự nhóm lại khi Ngài tái lâm (câu 31).
Trong câu 31, Chúa Jêsus phán rằng Ngài sẽ "sai thiên sứ mình" đi "nhóm lại những kẻ đã được chọn của Ngài".
Trong những ngày sau rốt nầy, sẽ có một sự hấp dẫn với các thiên sứ. Có nhiều sách báo và show diễn trên vô tuyến truyền hình. Tuy nhiên, một trong các phần việc của thiên sứ trưởng là công việc đi thu thập, phần việc của những con gặt. Các thiên sứ đã đem Laxarơ đặt vào lòng Ápraham (Luca 16.22). Tôi tin các thiên sứ sẽ cùng với mẹ tôi bước vào sự hiện diện của Đức Giêhôva.
Trong ngày đó sẽ có "tiếng kèn rất lớn". Trong các thời kỳ xa xưa, một tiếng kèn thường là dấu hiệu cho một sự tập trung đông đảo, nhóm họp con người lại. Khi có tiếng “kèn” nầy, các thiên sứ sẽ "nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia".
Tất nhiên người được "chọn" có ý nói tới "những người được chọn". Một trong những lẽ thật quí báu nhất của Tân ước, ấy là Đức Chúa Trời trong ân sũng lớn lao của Ngài đã "chọn chúng ta trước khi lập nền thế gian".
Người nào đã được đóng ấn và được Đức Chúa Trời bảo hộ trong thời kỳ đại nạn, người nào đang ẩn náu trong các hang động, 144.000 người, các tín đồ thuộc kỹ nguyên Hội Thánh nầy, các thánh đồ trong thời Cựu ước… HẾT THẢY SẼ ĐƯỢC NHÓM LẠI TRONG NGÀY SAU RỐT ĐÓ.
Ồ, quả đúng là một ngày vinh hiển! Đắc thắng vào lúc sau cùng! Chúa Jêsus sẽ dẫn chúng ta vào sự thờ phượng với sự nhóm lại lớn lao nầy. Chúng ta hãy đọc Hêbơrơ 2.11-13 để thấy được bối cảnh vinh quang đó.
***

1 nhận xét:

  1. Sự tái lâm của Jesus Christ, nội dung được ghi lại trong nhiều sách của Kinh tân ước và sách tiên tri của cựu ước vậy sự tái lâm có các nội dung sau: Chúa Jesus Christ sẽ tái lâm sau nạn thứ nhì (sự kiện 11/9, Khải Huyền 11:14, ĐA-NI-ÊN 9:26-27) và trong ngày nghỉ của lòai người tức ngày Thánh của người Cơ đốc vào mùa đông (Mat 24: 20-21) và trong sự kiện Đại hồng thủy đươc tái lập một phần (Mat 24: 37-42), tức sự kiện sóng thần 26/12/2004 (Lu-ca 21: 25), tâm hủy diệt dài 1600 dặm tức từ In-đô-nê-si-A tới nam Ấn Độ (Khải-huyền 14:14-20), các khu xa tâm hủy diệt hơn nhưng nằm trong Ấn-độ dương bị thiệt hại nhẹ hơn như bán đảo A-rập, bờ biển Phi châu (HA-BA-CÚC 3:7)nạn này tức nạn giữa cơn đại nạn(Khải-huyền 7:9-17) vì cơn đại nạn có bảy nạn, và Jesus Christ tái lâm để đem người Cơ đốc đã chết và chết hôm ấy lên thiên đàng (1Tê-Sa-Lô-Ni-Ca 4:13-18), nhưng chừa lại các Cơ Đốc Nhân tử vì đạo (Khải Huyền 6:9-11)để sau bảy nạn sẽ cho họ sống đời đời và cùng cai trị thế giới này trong 1000 năm với Jesus Christ (Khải Huyền 20:1-6)...”



    Trích phần ghi chú tòan văn trong kinh thánh
    14 "Nạn" thứ nhì qua rồi; nầy "Nạn" thứ ba đến mau chóng.
    26 Sau sáu mươi hai tuần lễ đó, Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ đi, và sẽ không có chi hết. Có dân của vua hầu đến sẽ hủy phá thành và nơi thánh; cuối cùng nó sẽ như bị nước lụt ngập, có sự tranh chiến cho đến cuối cùng; những sự hoang vu đã định.
    27 Người sẽ lập giao ước vững bền với nhiều người trong một tuần lễ, và đến giữ tuần ấy, người sẽ khiến của lễ và của lễ chay dứt đi. Kẻ hủy phá sẽ đến bởi cánh gớm ghiếc, và sẽ có sự giận dữ đổ trên nơi bị hoang vu, cho đến kỳ sau rốt, là kỳ đã định
    20 Hãy cầu nguyện cho các ngươi khỏi trốn tránh nhằm lúc mùa đông hay là ngày Sa-bát;
    21 vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa.
    37 Trong đời Nô-ê thể nào, khi Con người đến cũng thể ấy.
    38 Vì trong những ngày trước nước lụt, người ta ăn, uống, cưới, gả như thường cho đến ngày Nô-ê vào tàu,
    39 và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy, khi Con người đến cũng như vậy.
    40 Lúc ấy, sẽ có hai người nam ở trong một đồng ruộng, một người được đem đi, còn một người bị để lại;
    41 và có hai người nữ đương xay cối, một người được đem đi, còn một người bi để lại.
    25 Sẽ có các điềm lạ trong mặt trời, mặt trăng, cùng các ngôi sao; còn dưới đất, dân các nước sầu não rối loạn vì biển nổi tiếng om sòm và sóng đào.
    14 Tôi nhìn xem, thấy một đám mây trắng; có kẻ giống như một con người ngồi trên mây, đầu đội mão triều thiên vàng, tay cầm lưỡi liềm bén.
    15 Có một thiên sứ khác ở đền thờ đi ra, cất tiếng lớn kêu Đấng ngồi trên mây rằng: Hãy quăng lưỡi liềm xuống và gặt đi; vì giờ gặt hái đã đến, mùa màng dưới đất đã chín rồi.
    16 Đấng ngồi trên mây bèn quăng lưỡi liềm mình xuống đất, và dưới đất đều bị gặt.
    17 Một vị thiên sứ khác ở đền thờ trên trời đi ra, cũng cầm một cái lưỡi liềm bén.
    18 Rồi một vị thiên sứ khác nữa có quyền cai trị lửa, từ bàn thờ đi ra, lấy tiếng lớn kêu vị thiên sứ cầm lưỡi liềm bén mà rằng: Hãy quăng lưỡi liềm bén của ngươi xuống và hái những chùm nho ở dưới đất đi, vì nho đã chín rồi.
    19 Thiên sứ quăng lưỡi liềm xuống đất, cắt vườn nho ở đất và ném nho vào thùng lớn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.
    20 Thùng ấy phải giày đạp tại ngoài thành; rồi có huyết ở thùng chảy ra, huyết đó lên đến chỗ khớp ngựa, dài một quãng là một ngàn sáu trăm dặm..."

    Trả lờiXóa