Phần giới thiệu
Những chỗ căng thẳng trong phân đoạn Kinh Thánh
Xuất xứ (23.54-24.12)
Chúa phục sinh và hai môn đồ ngã lòng (24.13-24)
Sự chỉnh đốn và lời dặn dò của Chúa Jêsus (24.25-27).
Sự nhìn biết Chúa Jêsus (24.28-35)
Phần kết luận
Bài 76:
TỪ “TAN VỠ” ĐẾN “NÓNG CHÁY”
(Luca 23.54–24.35)
“Bấy giờ là ngày sắm sửa, và ngày Sa-bát gần tới. Các người đàn bà đã từ xứ Ga-li-lê đến với Đức Chúa Jêsus, theo Giô-sép, xem mả và cũng xem xác Ngài đặt thể nào. Khi trở về, họ sắm sửa những thuốc thơm và sáp thơm. Ngày Sa-bát, họ nghỉ ngơi theo luật lệ. Ngày thứ nhất trong tuần lễ, khi mờ sáng, các người đàn bà ấy lấy thuốc thơm đã sửa soạn đem đến mồ Ngài. Họ thấy hòn đá đã lăn ra khỏi cửa mồ; nhưng bước vào, không thấy xác Đức Chúa Jêsus. Đang khi không biết nghĩ làm sao, xảy có hai người nam mặt áo sáng như chớp, hiện ra trước mặt họ. Họ đang thất kinh, úp mặt xuống đất; thì hai người ấy nói rằng: Sao các ngươi tìm người sống trong vòng kẻ chết? Ngài không ở đây đâu, song Ngài đã sống lại. Hãy nhớ khi Ngài còn ở xứ Ga-li-lê, phán cùng các ngươi thể nào, Ngài đã phán rằng: Con người phải bị nộp trong tay kẻ có tội, phải bị đóng đinh trên cây thập tự, và ngày thứ ba phải sống lại. Họ bèn nhớ lại những lời Đức Chúa Jêsus đã phán. Họ ở mồ trở về, rao truyền mọi sự ấy cho mười một sứ đồ và những người khác. Ấy là Ma-ri Ma-đơ-len, Gioan-nơ, và Ma-ri mẹ của Gia-cơ, cùng các đàn bà khác đi với họ đã rao truyền như vậy cho các sứ đồ. Song các sứ đồ không tin, cho lời ấy như là hư không. Dầu vậy, Phi-e-rơ đứng dậy, chạy đến mồ, cúi xuống mà dòm, chỉ thấy vải liệm ở trên đất, đoạn về nhà, lạ lùng cho việc đã xảy ra. Cũng trong ngày ấy, có hai môn đồ đi đến làng kia, gọi là Em-ma-út, cách thành Giê-ru-sa-lem sáu mươi ếch-ta-đơ; họ đàm luận về những sự đã xảy ra. Đang khi nói và cãi lẽ nhau, chính Đức Chúa Jêsus đến gần cùng đi đường với họ, nhưng mắt hai người ấy bị che khuất không nhìn biết Ngài được. Ngài phán cùng họ rằng: Các ngươi đang đi đường, nói chuyện gì cùng nhau vậy? Họ dừng lại, buồn bực lắm. Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-ba, trả lời rằng: Có phải chỉ ngươi là khách lạ ở thành Giê-ru-sa-lem, không hay việc đã xảy đến tại đó cách mấy bữa rày sao? Ngài hỏi rằng: Việc gì vậy? Họ trả lời rằng: Ấy là việc đã xảy ra cho Jêsus Na-xa-rét, một đấng tiên tri, có quyền phép trong việc làm và trong lời nói, trước mặt Đức Chúa Trời và cả chúng dân; làm sao mà các thầy tế lễ cả cùng các quan đề hình ta đã nộp Ngài để xử tử, và đã đóng đinh trên cây thập tự. Chúng tôi trông mong Ngài sẽ cứu lấy dân Y-sơ-ra-ên; dầu thể ấy, việc xảy ra đã được ba ngày rồi. Thật có mấy người đàn bà trong vòng chúng tôi đã làm cho chúng tôi lấy làm lạ lắm: khi mờ sáng, họ đến mồ, không thấy xác Ngài, thì về báo rằng có thiên sứ hiện đến, nói Ngài đang sống. Có mấy người trong vòng chúng tôi cũng đi thăm mồ, thấy mọi điều y như lời họ nói; còn Ngài thì không thấy. Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Hỡi những kẻ dại dột, có lòng chậm tin lời các đấng tiên tri nói! Há chẳng phải Đấng Christ chịu thương khó thể ấy, mới được vào sự vinh hiển mình sao? Đoạn, Ngài bắt đầu từ Môi-se rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh. Khi hai người đi gần đến làng mình định đi, thì Đức Chúa Jêsus dường như muốn đi xa hơn nữa. Nhưng họ ép Ngài dừng lại, mà thưa rằng: Xin ở lại với chúng tôi; vì trời đã xế chiều hầu tối. Vậy, Ngài vào ở lại cùng họ. Đang khi Ngài ngồi ăn cùng hai người, thì lấy bánh, chúc tạ, đoạn, bẻ ra cho họ. Mắt họ bèn mở ra, mà nhìn biết Ngài; song Ngài thoạt biến đi không thấy. Hai người nói cùng nhau rằng: Khi nãy đi đường, Ngài nói cùng chúng ta và cắt nghĩa Kinh Thánh, lòng chúng ta há chẳng nóng nảy sao? Nội giờ đó, họ liền đứng dậy, trở về thành Giê-ru-sa-lem, gặp mười một sứ đồ cùng các môn đồ khác đang nhóm lại, nói với họ rằng: Chúa thật đã sống lại, và hiện ra với Si-môn. Rồi hai người thuật lại sự đã xảy đến khi đi đường, và nhìn biết Ngài lúc bẻ bánh ra là thể nào”.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Rất tiếc là vào thời điểm nầy trong năm, dân chúng ở Dallas được nhắc nhớ tới một sự cố rất thảm thương — ấy là Tổng Thống John Kennedy bị ám sát. Nếu quí vị (đủ già) giống như tôi, có lẽ quí vị sẽ nhớ mình đang sống ở đâu và quí vị đang làm gì trong lúc ông ấy chết. Những gì quí vị và tôi đang nhớ tới có lẽ chẳng có gì là quan trọng hết, nhưng vì việc ấy đã xảy ra quá gần gũi với thảm hoạ của quốc gia như thế nầy, việc ấy đã ghi khắc vào lý trí chúng ta không thế gột rửa được.
Bàn tiệc của Chúa, hay Mối Thông Công, là một sự cố tương tự, tôi tin như thế. Bàn tiệc nầy được gắn với một sự cố rất kỳ diệu và nồng ấm — sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ, và vì thế sự sống ấy được ghi khắc vào tấm lòng các môn đồ của Chúa chúng ta. Bữa “tiệc ly”, đáng được gọi như thế, là một sự cố rất quan trọng, nhưng không phải là một ký ức hoàn toàn vui vẻ đâu. Các môn đồ rất buồn rầu vì Chúa Jêsus đang nói tới cái chết của chính mình Ngài, và nói tới một người trong số họ sẽ là kẻ phản Ngài, và ngay cả sự chối bỏ của Phierơ nữa. Thêm vào các việc nầy, những môn đồ đang bàn bạc giữa vòng họ xem ai là người lớn hơn hết. Một người khó mà muốn tái diễn lại bữa “tiệc ly”, vì một trong số những bữa tiệc nầy là đủ rồi. Trong khi sự hiện ra của Chúa cho hai người trên đường về làng Emmaút đã xảy có trên đường về làng nầy, sự nhìn biết người nầy là Chúa Jêsus không thực có cho tới lúc Chúa bẻ bánh tại bàn ăn. Đây là cơ hội cho sự nhìn biết Chúa đang hiện diện và bẻ bánh, nó tạo ra một sự ấm áp cho việc bẻ bánh, và đặc biệt cho bàn tiệc của Chúa. Chúng ta nhìn thấy trong sách Công vụ Các Sứ Đồ rằng việc bẻ bánh là một kinh nghiệm hàng ngày trong Hội Thánh đầu tiên (đối chiếu Công vụ Các Sứ Đồ 2.42, 46).
NHỮNG CHỖ CĂNG THẲNG TRONG PHÂN ĐOẠN KINH THÁNH:
Câu chuyện kể về hai người đang trên đường về làng Emmaút là một trong những câu chuyện ấm lòng nhất nói tới các sự hiện ra của Chúa chúng ta cho người ta thấy sau sự sống lại của Ngài. Bởi ưu điểm chiều dài của câu chuyện, một người có thể nhìn thấy Luca đang đặt ra tầm quan trọng của sự cố nầy. Nó chiếm nhiều chỗ trong câu chuyện của ông kể lại những lần hiện ra sau sự sống lại của Chúa chúng ta. Tuy nhiên, dù chiều dài của phân đoạn và sự lĩnh hội câu chuyện đã được nhận lãnh về mặt lịch sử, có vài “chỗ căng thẳng trong phân đoạn Kinh Thánh” cần phải xử lý, vài khó khăn cần phải được giải thích.
Thứ nhứt, có sự thật cho thấy rằng hai “môn đồ” nầy chưa bao giờ được nhắc tới, cả trước và sau. Tại sao Luca lại nhắm vào hai môn đồ vô danh nầy, (Cờlêôba, tất nhiên, được nhắc tới, song thực sự chẳng có ai biết), khi ông ít nói tới 11 môn đồ? Mười một môn đồ đang ở đâu? Điểm khó khăn khác là tại sao hai người nầy lại đang trên đường về làng Emmaút trong chỗ thứ nhứt. Ai nấy sẽ mong họ trên đường về lại xứ Galilê, như Chúa Jêsus và các thiên sứ đã căn dặn các môn đồ (Mathiơ 28.7, 10; Mác 16.7), hoặc ở lại trong thành Jerusalem, ít nhất là cho tới khi “lẽ mầu nhiệm” sự biến mất của xác Chúa Jêsus đã được giải quyết. Chỗ căng thẳng khác nữa là đây: Tại sao Chúa Jêsus không tỏ chính mình Ngài ra cho các môn đồ thấy bằng cách hiện ra chỉ cho họ thấy thôi, thay vì Ngài đã hiện ra ở đây và ở chỗ khác? Chỉ hiện ra thôi, thì quá dễ dàng rồi, như Ngài đã hiện ra về sau, và để cho họ thấy hai bàn tay và hông của Ngài. Sau cùng, tôi thấy bối rối bởi chuổi biến cố trong câu chuyện nầy. Tại sao Chúa Jêsus không bày tỏ Ngài ra trước hết, trước khi Ngài quở trách hai người nầy, thay vì tỏ mình Ngài ra sau mọi sự Ngài đã phán và làm, và đồng thời với sự “biến mất” của Ngài hoặc không còn trông thấy được bằng mắt thường nữa? Tại sao Chúa Jêsus không dành cho hai người nầy một thì giờ nào với Ngài trong vai trò Chúa Jêsus? Những chỗ căng thẳng nầy sẽ được nhắc tới khi chúng ta tiến hành phần nghiên cứu của chúng ta.
Xuất xứ (23.54–24.12)
“Bấy giờ là ngày sắm sửa, và ngày Sa-bát gần tới. Các người đàn bà đã từ xứ Ga-li-lê đến với Đức Chúa Jêsus, theo Giô-sép, xem mả và cũng xem xác Ngài đặt thể nào. Khi trở về, họ sắm sửa những thuốc thơm và sáp thơm. Ngày Sa-bát, họ nghỉ ngơi theo luật lệ. Ngày thứ nhất trong tuần lễ, khi mờ sáng, các người đàn bà ấy lấy thuốc thơm đã sửa soạn đem đến mồ Ngài. Họ thấy hòn đá đã lăn ra khỏi cửa mồ; nhưng bước vào, không thấy xác Đức Chúa Jêsus. Đang khi không biết nghĩ làm sao, xảy có hai người nam mặt áo sáng như chớp, hiện ra trước mặt họ. Họ đang thất kinh, úp mặt xuống đất; thì hai người ấy nói rằng: Sao các ngươi tìm người sống trong vòng kẻ chết? Ngài không ở đây đâu, song Ngài đã sống lại. Hãy nhớ khi Ngài còn ở xứ Ga-li-lê, phán cùng các ngươi thể nào, Ngài đã phán rằng: Con người phải bị nộp trong tay kẻ có tội, phải bị đóng đinh trên cây thập tự, và ngày thứ ba phải sống lại. Họ bèn nhớ lại những lời Đức Chúa Jêsus đã phán. Họ ở mồ trở về, rao truyền mọi sự ấy cho mười một sứ đồ và những người khác. Ấy là Ma-ri Ma-đơ-len, Gioan-nơ, và Ma-ri mẹ của Gia-cơ, cùng các đàn bà khác đi với họ đã rao truyền như vậy cho các sứ đồ. Song các sứ đồ không tin, cho lời ấy như là hư không. Dầu vậy, Phi-e-rơ đứng dậy, chạy đến mồ, cúi xuống mà dòm, chỉ thấy vải liệm ở trên đất, đoạn về nhà, lạ lùng cho việc đã xảy ra”.
Mấy người đờn bà chẳng có phần gì trong sự chôn cất Chúa chúng ta, là điều được thực hiện bởi Giôsép người Arimathê (23.50-53), cùng với sự trợ giúp của Nicôđem (Giăng 20.38-39). Họ đã lo liệu hết trong việc chôn cất thi thể của Chúa Jêsus và đánh dấu trong lý trí của họ địa điểm chính xác nơi Chúa Jêsus được đặt để ở đó. Việc nầy còn nhiều hơn cả việc nhìn biết chính xác ngôi mộ nữa; đó là việc biết rõ thi thể được đặt trong ngôi mộ đó. Trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, mấy người đờn bà không thể trở lại ngôi mộ sớm hơn ngày thứ nhứt trong tuần lễ, “ngày thứ ba”, một khi buổi tối đã mau chóng áp sát giờ chôn Chúa Jêsus, và khi ngày hôm sau là ngày sabát. Mấy người đờn bà đã lo mua sắm các thứ hương liệu cần thiết và đã có chúng trong tay, song không thể làm chi được phải chờ tới ngày hôm sau ngày sabát. Họ đã chờ cho tới lúc sáng sớm, và rồi đi ra mộ. Vì vậy phải nói rằng mấy người đờn bà đã quên nơi chôn cất Chúa Jêsus và đã gặp phải ngôi mộ không đúng, Luca (cùng với các trước giả Tin lành khác) ghi lại rằng các thiên sứ đã báo cho mấy người đờn bà biết rằng họ đã đến đúng chỗ, họ đang tìm kiếm Chúa Jêsus, nhưng Ngài không còn ở đó nữa (Luca 24.5-7; cũng đối chiếu Mathiơ 28.5-6; Mác 16.6). Mathiơ cho chúng ta biết là một vị thiên sứ đã mời mấy người đờn bà vào nhìn xem chỗ đã táng xác Ngài (28.6).
Hai vị thiên sứ đã tử tế quở trách mấy người đờn bà vì đã tìm kiếm thi thể của Chúa Jêsus vào ngày thứ ba, khi Ngài đã nói với họ lúc còn ở tại xứ Galilê rằng Ngài sẽ bị chối bỏ, bị xử tử, và sống lại vào ngày thứ ba (Luca 9.22). Chúa Jêsus đang còn sống. Tại sao họ lại tìm người sống giữa vòng kẻ chết chứ? Lời lẽ của các vị thiên sứ làm cho lý trí của mấy người đờn bà đó phải nẩy lên, và họ nhớ lại đây đúng chính xác những gì Chúa Jêsus đã nói với họ, từ lâu trước khi Ngài chịu chết. Giờ đây họ đã trông thấy sự chết của Ngài, cũng như sự sống lại của Ngài, là một điều cần thiết, và cũng là một lời tiên tri phải được ứng nghiệm. Đối với họ tìm kiếm thi thể của Ngài là một hành động của sự vô tín — một hành động yêu thương của sự vô tín, dù sao đó cũng chính là sự vô tín.
Trong Mathiơ và Mác, các thiên sứ và Chúa Jêsus cả hai đều đã dạy cho mấy người đờn bà phải trở về với các môn đồ của Chúa Jêsus để nói cho họ biết Ngài còn sống và Ngài sẽ gặp họ tại xứ Galilê. Luca chỉ nói cho chúng ta biết rằng họ đã đi gặp các môn đồ, rồi khi họ thuật lại câu chuyện của họ, các môn đồ đã từ chối không chịu tin họ, các môn đồ nghĩ rằng “mấy người đờn bà tình cảm” nầy đã có sự rối reng trong đầu của họ, hoàn toàn kích động, và nỗi buồn đã phủ lút họ rồi. Phierơ đã đi ra mộ (dường như có nhiều lần đi ra mộ trong ngày ấy),và ông đã thấy mọi sự y như mấy người đờn bà đã mô tả, song ông vẫn chưa tin. Ông trở về nhà lấy làm bối rối.
Thế nhưng cái điều làm cho tôi phải bối rối, ấy là không có một môn đồ nào đã trông thấy một thiên sứ tại ngôi mộ ngày ấy. Mấy người đờn bà đã trông thấy (hai) thiên sứ, nhưng các môn đồ thì không. Thậm chí mấy tên lính canh đứng gát tại ngôi mộ đã trông thấy vị thiên sứ lăn tảng đá đi và đã lấy làm sợ hãi gần chết (Mathiơ 28.2-4). Nhưng chẳng có một môn đồ nào trông thấy cả? Tại sao không chứ? Tại sao Chúa Jêsus không tạo điều kiện dễ dàng cho các môn đồ tin Ngài đã sống lại từ kẻ chết? Tại sao Ngài lại chậm trễ trong việc tự bày tỏ chính mình Ngài ra cho mấy ông, khi mấy bà được đặc ân nhìn thấy Ngài không lâu sau đó? Tôi tin lý do có thể được đưa ra bởi một sự cố trước đó, là sự nhìn biết trước tiên lai lịch của Chúa Jêsus bởi các môn đồ ngay lúc Ngài hoá hình. Trước tiên Chúa Jêsus đã hỏi các môn đồ người ra nghĩ Ngài là ai!?! Kế đó Ngài đã hỏi họ nghĩ Ngài là ai!?! Phierơ đã đáp lại rằng Ngài là Đấng Christ, Đấng Mêsi, Chúa Jêsus đã đáp lại lời đáp đó:
“Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi có phước đó; vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều nầy đâu, bèn là cha ta ở trên trời vậy” (Mathiơ 16.17b).
Chúa Jêsus không muốn mau mau hoàn thành, mau mau kết luận rằng Ngài là ai đâu! Ngài muốn các môn đồ của Ngài phải tin tuyệt đối về lai lịch của Ngài. Nền tảng cho lòng tin quyết như thế nầy là một sự hiểu biết từ Kinh Thánh rằng những lời tiên tri của chính Ngài nói về sự chối bỏ, sự chết, và sự sống lại đều phù hợp với mọi lời tiên tri trong Cựu ước. Giờ đây chúng ta hãy trở lại với câu chuyện nói tới sự hiện ra của Chúa chúng ta với hai người đang trên đường về làng Emmaút càng thấy rõ ràng nơi những điều Chúa Jêsus đã tỏ ra hơn, không những sự sống lại của Ngài, mà còn nơi sự hiện diện cá nhân của Ngài nữa.
Chúa phục sinh và hai môn đồ ngã lòng (24.13-24)
“Cũng trong ngày ấy, có hai môn đồ đi đến làng kia, gọi là Em-ma-út, cách thành Giê-ru-sa-lem sáu mươi ếch-ta-đơ; họ đàm luận về những sự đã xảy ra. Đang khi nói và cãi lẽ nhau, chính Đức Chúa Jêsus đến gần cùng đi đường với họ. nhưng mắt hai người ấy bị che khuất không nhìn biết Ngài được. Ngài phán cùng họ rằng: Các ngươi đang đi đường, nói chuyện gì cùng nhau vậy? Họ dừng lại, buồn bực lắm. Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-ba, trả lời rằng: Có phải chỉ ngươi là khách lạ ở thành Giê-ru-sa-lem, không hay việc đã xảy đến tại đó cách mấy bữa rày sao? Ngài hỏi rằng: Việc gì vậy? Họ trả lời rằng: Ấy là việc đã xảy ra cho Jêsus Na-xa-rét, một đấng tiên tri, có quyền phép trong việc làm và trong lời nói, trước mặt Đức Chúa Trời và cả chúng dân; làm sao mà các thầy tế lễ cả cùng các quan đề hình ta đã nộp Ngài để xử tử, và đã đóng đinh trên cây thập tự. Chúng tôi trông mong Ngài sẽ cứu lấy dân Y-sơ-ra-ên; dầu thể ấy, việc xảy ra đã được ba ngày rồi. Thật có mấy người đàn bà trong vòng chúng tôi đã làm cho chúng tôi lấy làm lạ lắm: khi mờ sáng, họ đến mồ, không thấy xác Ngài, thì về báo rằng có thiên sứ hiện đến, nói Ngài đang sống. Có mấy người trong vòng chúng tôi cũng đi thăm mồ, thấy mọi điều y như lời họ nói; còn Ngài thì không thấy”.
Trong tiểu đoạn nầy, bối cảnh đã được đề ra. Các nhân vật là Chúa Jêsus cùng hai người kia, một người có tên là Cờlêôba. Chúng ta hãy nhìn vào Chúa chúng ta trước tiên và kế đó là hai người kia. Chúa đã hiện ra cho hai người nầy như một con người vậy. Từ lần hiện ra của Ngài, có người đã nghĩ Chúa Jêsus chỉ là một con người bình thường mà thôi. Từ tin lành của Mác (16.12) chúng ta tiếp thu rằng Chúa Jêsus đã hiện ra cho hai người nầy bằng “một hình thái khác”. Nói như vầy có nghĩa là Chúa Jêsus đã hiện ra cho mấy ông thấy bằng thân thể đã phục sinh của Ngài, nhưng dường như có ý nói rằng Ngài đã hiện ra cho họ trong một thân thể chưa thể được thừa nhận liền được. Thí dụ, điều nầy có ý nói rằng các vết sẹo khi bị đóng đinh chưa rõ ràng, hầu cho mọi biểu lộ về lai lịch của Ngài phải bị che giấu?
Không những Chúa Jêsus xuất hiện cho hai người nầy thấy như một con người, Ngài cũng hiện ra cho họ thấy như một người rất giống như họ. Ngài cũng là một lữ khách, dường như là vậy. Giống như họ, Ngài cùng đi tới làng Emmaút. Để chính xác hơn, sự việc cho thấy rằng Ngài còn muốn đi xa hơn làng Emmaút nữa, vì Ngài đã hành động như thể Ngài còn tính đi thêm nữa khi họ đã dừng chân đứng lại. Lạ lùng thay, dường như là Chúa Jêsus đã xuất hiện như một người yếu ớt hơn những kẻ mà Ngài cùng đồng đi với họ. Bởi điều nầy tôi muốn nói rằng hai người kia đã trông thấy Chúa Jêsus vừa muốn “rút đi”, vừa muốn tách ra khỏi những gì đang diễn ra, hay tỏ ra chậm hiểu điều đang được trao đổi. Lời lẽ của hai người nầy nói với Chúa Jêsus là một lời quở trách, như có ý nói: “Nào, ông kia, hãy nghe đây!”
Bây giờ chúng ta hãy xây sự chú ý vào hai người nầy. Hai người nầy là các môn đồ, hai người vốn quá quen thuộc với và gắn bó với 11 sứ đồ. Luca đề cập tới họ là “hai trong số các môn đồ” (câu 13), chữ “họ” [môn đồ] rõ ràng đề cập ngược lại tới 11 sứ đồ (Luca 24.9-11). Từ những điều họ nói với Chúa chúng ta, họ đang chia sẻ mọi sự đã diễn ra và mọi sự đã được mấy bà tường trình lại cho các sứ đồ nghe. Họ không được kể số trong vòng 11 sứ đồ, nhưng họ rất gắn bó đối với họ. Thực ra, họ là môn đồ của Chúa chúng ta.
Tuy nhiên, các môn đồ nầy đã ngã lòng rồi. Trong mọi dự tính cùng các mục đích của họ, họ đã mất hết mọi sự trông cậy rồi. Gương mặt của họ sầu thảm và buồn bực lắm (câu 17). Họ đã trông mong rằng Chúa Jêsus là Đấng Mêsi (câu 21), nhưng với cái chết của Ngài, họ đã kết luận rằng Ngài chỉ là một đấng tiên tri mà thôi — một vị tiên tri thật của Đức Chúa Trời, một tiên tri có quyền phép, nhưng chỉ là tiên tri, là người đã chết giống như bao nhiêu tiên tri khác đời xưa. Hai người nầy đã nói cho Chúa Jêsus biết và dữ liệu khác mà họ đã chọn không biết tới, chối bỏ, hay hiểu sai. Họ nói, đấy là “ngày thứ ba” kể từ lúc Ngài gục chết. Đây là một tham khảo đối với lời lẽ của Chúa Jêsus cho rằng Ngài sẽ sống lại vào ngày thứ ba. Mấy người đờn bà, họ nói cho Chúa Jêsus biết, đã ra tới mộ và thấy mộ trống không. Họ nói là họ đã gặp các thiên sứ, nhưng than ôi họ đã không nhìn thấy Chúa Jêsus. Những việc nầy dường như chỉ ra sự sống lại của Chúa Jêsus chẳng có cái chạm nào trên mấy ông hết.
Hai người nầy đã trên đường từ thành Jerusalem về làng Emmaút. Họ đã “đi đường về nhà quê” (Mác 16.12). Chúng ta không biết chính xác địa điểm của ngôi làng nhỏ Emmaút đó, mà chỉ biết ngôi làng ấy nằm cách thành Jerusalem khoảng 7 dặm đường mà thôi. Những gì chúng ta đang nhìn biết là đây: họ không đến xứ Galilê, như các thiên sứ và Chúa Jêsus đã bảo họ qua mấy người đờn bà. Cả Mathiơ (28.7, 10) và Mác (16.7) đặc biệt nói rằng các thiên sứ và Chúa Jêsus đã bảo các môn đồ rằng Chúa Jêsus sẽ gặp họ tại xứ Galilê. Vậy thì các môn đồ của Chúa Jêsus đang ở đâu (hay ít nhất là họ đang trên đường đi) nếu họ tin theo sự phục sinh của Chúa và đã tuân theo mọi sự dặn dò của Ngài? Phierơ “đã về nhà” (Luca 24.12), tôi hiểu điều nầy có ý nói rằng ông đã quay trở về nơi mà ông đang ngụ trong thành Jerusalem. Hai người đang trên đường về làng Emmaút cũng có thể đang làm tương tự. Nếu họ không sống tại làng Emmaút, họ sẽ đến ngụ ở đó, ở vùng ngoại ô, để chờ dự Lễ Vượt Qua. Dòng người đông đúc cần phải tìm sự điều tiết từ phía ngoài thành phố. Họ không ở lại trong thành Jerusalem, cho tới chừng lẽ mầu nhiệm của sự biến mất thân xác của Chúa Jêsus đã được giải quyết. Chắc chắn họ đã không rời khỏi đó để đi xứ Galilê.
Tôi thấy hai người nầy hoàn toàn là vô tín, hoàn toàn thất bại, họ đã chịu thua, rồi trở về quê nhà. Với chứng cớ ngược lại, hai người nầy dường như đã quyết định không tin vào sự phục sinh của Chúa. Tuyệt đối họ chẳng có chút hy vọng gì nữa. Nếu Chúa Jêsus không tìm gặp họ, người ta lấy làm lạ không biết rồi họ sẽ ra thế nào!?! Và hai người nầy, tôi tin, là kiểu mẫu cho hết thảy những người còn lại, đặc biệt là 11 sứ đồ. Mười một người ấy dường như còn ở lại trong thành Jerusalem, nhưng họ đã ngã lòng lắm rồi, đã thấy thất bại ghê lắm rồi, cũng thấy không tin nữa. Hai người nầy là một hình ảnh của sự thất bại và thất vọng hoàn toàn. Chẳng có hy vọng gì ở nơi họ hết. Mọi sự đã qua hết rồi.
Sự chỉnh đốn và lời dặn dò của Chúa Jêsus (24.25-27)
“Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Hỡi những kẻ dại dột, có lòng chậm tin lời các đấng tiên tri nói! Há chẳng phải Đấng Christ chịu thương khó thể ấy, mới được vào sự vinh hiển mình sao? Đoạn, Ngài bắt đầu từ Môi-se rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh”.
Lời lẽ của Chúa Jêsus nói với hai người nầy nghe chẳng vui tai chút nào. Đấy là lời quở trách cho sự tối tăm về mặt thuộc linh của họ và cho sự thất bại của họ khi không tin theo mọi điều mà các đấng tiên tri đã nói. Chữ “mọi” là một chữ rất quan trọng. Chữ nầy chỉ ra rằng niềm tin của các môn đồ là loại niềm tin chọn lọc. Họ đã tin một phần trong sự mặc khải của các đấng tiên tri, song không phải là hết thảy. Họ đã tin vào phần nào, và phần nào họ không tin? Lời lẽ của Chúa chúng ta trong câu 26 cung ứng câu trả lời cho chúng ta. Sứ điệp của các đấng tiên tri nói về Đấng Mêsi hầu đến là một hỗn hợp có cả sự chịu khổ và sự vinh hiển. Các đấng tiên tri đã nói ra những điều dường như là trái ngược trong ngôn ngữ. Họ đã nói về sự chối bỏ và sự thương khó của Đấng Mêsi, như chúng ta thấy trong Êsai 52 và 53, tuy nhiên họ cũng nói về sự đắc thắng và vinh hiển của Ngài nữa (đối chiếu Đaniên 7.13-14; Xachari 9,14).
Có một sự khác biệt trong cách thức các đấng tiên tri xử lý với chỗ căng thẳng của hai lẽ thật nói tới sự thương khó của Đấng Christ và về sự vinh hiển của Ngài. Các đấng tiên tri đã chấp nhận cả hai phương diện của lời tiên tri, cho dù họ không hiểu chúng sẽ tương thích như thế nào!?! Họ đã dò tìm Kinh Thánh để hiểu làm cách nào cả hai điều nầy sẽ là thực. Đây là điều mà Phierơ đã viết ra trong thư tín của mình:
“Về sự cứu rỗi đó, các đấng tiên tri đã tìm tòi suy xét, và đã nói tiên tri về ân điển định sẵn cho anh em: nghĩa là tìm cho biết thời kỳ nào và thời kỳ cách nào mà Thánh Linh Đấng Christ ở trong lòng mình đã chỉ cho, là khi làm chứng trước về sự đau đớn của Đấng Christ và về sự vinh hiển sẽ theo sau” (1 Phierơ 1.10-11).
Các đấng tiên tri đã chấp nhận Lời của Đức Chúa Trời theo như lời ấy đã tỏ ra, thậm chí dù họ không hiểu làm sao việc ấy lại là thực cho được nữa. Nhưng hầu hết người Do thái đã chọn chối bỏ phương diện thương khó và chỉ nhắm vào chiều kích vinh hiển mà thôi. Họ đã tin như thế không những với sự tôn trọng Đấng Mêsi, mà còn với sự tôn trọng chính bản thân họ nữa. Các tiên tri giả là những kẻ đã cung ứng sự ấm áp, tái bảo đảm, mọi hứa hẹn về sự bình an và thịnh vượng, trong khi các đấng tiên tri thật đã nói tới sự thương khó và về hoạn nạn. Vì thế, dân sự có khuynh hướng nghe theo các tiên tri giả và bắt bớ người nào nói thay cho Đức Chúa Trời (đối chiếu Giêrêmi 23, 26, 28, 32, 38).
Các môn đồ của Chúa chúng ta không muốn nghe nói tới những thương khó của Chúa Jêsus, mà chỉ muốn nghe nói tới sự đắc thắng của Ngài mà thôi. Vì thế, Phierơ đã đem Chúa Jêsus riêng ra rồi quở Ngài vì đã nói tới sự chối bỏ và sự chết hầu đến của Ngài (Luca 9.22; so sánh với Mathiơ 16.21-23). Tất cả các môn đồ, kể cả hai người nầy đang trên đường về làng Emmaút, họ đã duy trì quan niệm một Đấng Mêsi không phải chịu thương khó, một Vì Vua đắc thắng, nhưng không chấp nhận một Tôi Tớ đau khổ, đến nỗi họ đã kết luận Chúa Jêsus không thể là Đấng Mêsi vì Ngài đã chịu thương khó và chịu chết. Mặc dù có cả núi chứng cớ, mọi sự nầy đều chỉ ra sự sống lại của Ngài, họ đã tin chắc như thế, và Ngài, than ôi, chỉ là một đấng tiên tri mà thôi.
Trước tiên Chúa Jêsus đã quở trách hai người nầy vì sự tối tăm thuộc linh của họ, và rồi Ngài tiếp tục chỉ ra cho họ thấy từ cả kinh Cựu ước, bắt đầu với Môise và lên tới cực điểm ở các đấng tiên tri, rằng Đấng Mêsi đã được nói trước phải chịu thương khó rồi mới được vinh hiển. Trong khi điều ấy chưa hiển hiện, tôi hiểu Chúa Jêsus phải nói ra như thế là chưa đủ để chấp nhận sự thương khó của Đấng Mêsi là đáng sánh với sự vinh hiển của Ngài; bấy nhiêu vẫn chưa đủ để chấp nhận rằng đau khổ là một phương tiện cho sự vinh hiển của Ngài; đau khổ là một phần trong sự vinh hiển của Ngài. Phải cẩn thận lưu ý là sự thờ phượng của Đấng Mêsi trên Thiên đàng là sự thờ lạy của Đấng đã bị giết (đối chiếu Khải huyền 1.17-18; 5.1-14, cùng xem các câu 6, 9, 12).
Các phân đoạn Kinh Thánh mà Chúa Jêsus dạy dỗ, và sự lý giải chúng của Ngài, không được cung ứng cho chúng ta đâu. Thật là kỳ diệu khi có sứ điệp nầy được thu băng hay được in ấn ra. Tại sao chúng ta lại thiếu mất đi sứ điệp đó? Cho phép tôi đề nghị hai điều khả thi. Thứ nhứt, việc nầy tỏ ra cho chúng ta cơ hội và sự thách thức phải dò tìm trong Kinh Thánh cho chính bản thân mình. Chúng ta biết từ những gì Luca đã nói cho chúng ta biết, vì vậy phải nói rằng có “vàng trên những ngọn núi ấy”, các phần Kinh Thánh Cựu ước rất phong phú trong những lời tiên tri có liên quan tới Đấng Christ, song chính chúng ta phải dò tìm lấy. Thứ hai, chúng ta đã được cung ứng cho nhiều manh mối và một số “xuất phát” từ các phân đoạn mà các sứ đồ đã tận dụng, như đã được ghi lại trong sách Công vụ Các Sứ Đồ. Cho nên, chúng ta có ít nhất một số phân đoạn tỏ ra điều Chúa Jêsus muốn các môn đồ phải lưu ý khi Ngài dạy dỗ họ. Giữa vòng các phân đoạn mà Chúa Jêsus đã đưa ra là các phân đoạn nầy: Phục truyền luật lệ ký 18.15-19; Thi thiên 2, 16, 22, 118.22; Đối chiếu Xuất Êdíptô ký 20.11; Thi thiên 146.6; Đaniên 9.24...
Kinh Thánh không nói cho chúng ta biết cho tới sau nầy, sự dạy nầy có cái chạm như thế nào trên các môn đồ, nhưng khi chúng ta qua tới câu 32 chúng ta nghe họ nói với nhau:
“Khi nãy đi đường, Ngài nói cùng chúng ta và cắt nghĩa Kinh Thánh, lòng chúng ta há chẳng nóng nảy sao?”
Đây là nền tảng cho sự thay đổi, từ chỗ “tan vỡ” đến “nóng cháy”: các phần Kinh Thánh đã được dạy dỗ và được “rút tỉa ra”. Không còn phải thất vọng nữa.
Sự nhìn biết Chúa Jêsus (24.28-35)
“Khi hai người đi gần đến làng mình định đi, thì Đức Chúa Jêsus dường như muốn đi xa hơn nữa. Nhưng họ ép Ngài dừng lại, mà thưa rằng: Xin ở lại với chúng tôi; vì trời đã xế chiều hầu tối. Vậy, Ngài vào ở lại cùng họ. Đang khi Ngài ngồi ăn cùng hai người, thì lấy bánh, chúc tạ, đoạn, bẻ ra cho họ. Mắt họ bèn mở ra, mà nhìn biết Ngài; song Ngài thoạt biến đi không thấy. hai người nói cùng nhau rằng: Khi nãy đi đường, Ngài nói cùng chúng ta và cắt nghĩa Kinh Thánh, lòng chúng ta há chẳng nóng nảy sao? Nội giờ đó, họ liền đứng dậy, trở về thành Giê-ru-sa-lem, gặp mười một sứ đồ cùng các môn đồ khác đang nhóm lại, nói với họ rằng: Chúa thật đã sống lại, và hiện ra với Si-môn. Rồi hai người thuật lại sự đã xảy đến khi đi đường, và nhìn biết Ngài lúc bẻ bánh ra là thể nào”.
Chúa Jêsus đã hành động tỉ như Ngài còn đi xa hơn nữa. Tại sao chứ? Tôi nghĩ sự việc nầy cung ứng cho hai người kia cơ hội để đền đáp lại những gì Ngài đã dạy dỗ. Chúa Jêsus đã bắt đầu với một lời quở trách, rồi sự dạy của Ngài đã đem tới một ánh sáng mới về các lời tiên tri trong Cựu ước. Họ sẽ đáp ứng ra sao đây? Phải chăng họ muốn từ chối sự dạy đó? Nếu thực thế, họ sẽ vui lòng để cho Ngài ra đi theo đường của Ngài mà thôi. Nhưng họ đã giục Ngài phải ở lại với họ. Họ còn muốn hơn thế nữa. Họ muốn được ở với Ngài, cho dù họ chưa nhìn ra Ngài là ai. Nói theo con người, nếu họ không giục Ngài ở lại, họ sẽ không có mắt mở ra để nhìn biết Ngài là ai. Niềm vui mừng đang đặt ở trước mặt những người nào sẽ dùng cơm tối với Đấng Cứu Thế.
Tôi đã đến với kết luận rằng chẳng có một mặc khải thần bí nào về Chúa Jêsus trong việc bẻ bánh hết. Tôi không dám chắc hai người nầy đã nhìn thấy “hai bàn tay có dấu đinh” đâu. Chắc chắn họ không nói như thế, Luca cũng vậy. Lý do họ đã nhìn ra Chúa Jêsus là vì “mắt họ bèn mở ra”, tình trạng mù loà của họ đã bị cất đi mất. Không phải những gì Chúa Jêsus đã làm trong khi bẻ bánh là đáng thuyết phục đâu, mà là công việc của Đức Thánh Linh, Ngài đã thuyết phục hai người về ý nghĩa của các phần Kinh Thánh rồi nhơn đó giúp cho họ nhìn biết Đấng Christ Ngài là ai. Chúa Jêsus đã đóng vai chính trong việc bẻ bánh, việc nầy dường như là bất thường, nhưng việc nầy, trong và tự bản thân nó, không phải là chìa khoá cho việc mắt của hai người nầy được mở ra đâu.
Chính trong lúc bẻ bánh mà lai lịch của người “lữ khách” lộ ra cho hai người nầy. Ngay lập tức Chúa Jêsus liền biến mất. Họ tức thì trở lại thành Jerusalem để báo cáo lại cho những người khác biết họ đã kinh nghiệm điều gì, thì họ mới hay rằng Chúa Jêsus vẫn còn sống, vì Ngài đã hiện ra cho Phierơ trong lúc họ vắng mặt.
PHẦN KẾT LUẬN
Theo tôi hiểu phân đoạn Kinh Thánh, có hai điểm chính quan trọng. Đó là: (1) việc bẻ bánh; và, (2) Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy xem xét từng điểm nầy khi chúng ta kết thúc phần nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh nầy.
Đây không phải là sự cố thần bí gì đã diễn ra ở đây, khi Chúa Jêsus bẻ bánh, mà là sự mở mắt (lạ lùng) của hai người nầy, điều nầy đã giúp cho họ nhìn biết Jêsus là Chúa. Việc bẻ bánh không phải là phương tiện cho việc tỏ Chúa Jêsus ra, mà là cơ hội cho sự ấy. Vì thế, Luca nói cho chúng ta biết phương tiện là sự mắt họ mở ra (câu 31), đây là điều tôi tin Đức Thánh Linh đã làm. Và khi người tưởng lại cơ hội đó, họ đã nói tới việc bẻ bánh với sự vui thích, nhưng họ cũng nói tới sự “nóng nảy” ở trong lòng họ, do sự dạy Kinh Thánh của Chúa chúng ta tạo ra. Tác dụng của sự kết hợp mặc khải về Đấng Christ với việc bẻ bánh là để tạo ra một thái độ ấm áp, rất tích cực đối với sự thiết lập mà Hội Thánh tuân giữ đều đặn — bàn tiệc của Chúa. Cho nên chẳng có gì lạ lùng khi các Cơ đốc nhân đầu tiên tìm được niềm vui mừng đó trong việc bẻ bánh hàng ngày với nhau.
Có một nhận định, tôi nghĩ, trong đó việc bẻ bánh với hai người nầy là một nguyên mẫu của thiên đàng và nguyên mẫu của niềm vui mừng đang chờ đợi Cơ đốc nhân. Chúa Jêsus đã sốt sắng hướng tới bữa “tiệc ly” cho dù đây là một cơ hội đáng buồn trong nhiều phương diện (Luca 22.15). Ngài phán về vương quốc theo giới hạn của bàn tiệc (Luca 22.24-30), trong thời điểm đó Ngài phục vụ cho họ (Luca 12.37). Chúa Jêsus phán rằng Ngài sẽ không ăn Lễ Vượt Qua nữa cho tới chừng nào nó được ứng nghiệm trong Nước Trời (Luca 22.16). Mối tương giao mà hai người nầy ao ước phải chờ cho tới khi có Nước. Bữa tiệc ly của Chúa nhìn lại, mà nó cũng nhìn tới trước nữa, đến bàn tiệc ấy. Chúa Jêsus đã biến mất vì ngày trọng đại đó đang ở trước mặt khi họ sẽ thông công tại bàn tiệc của Ngài trong Nước Trời. Nhưng bữa ăn nầy đã tạo ra niềm vui mừng và sự hưởng trước cơ hội đó thậm chí còn lớn lao hơn nhiều.
Lãnh vực quan trọng thứ hai là lãnh vực thuộc Kinh Thánh. Trong bài giảng trên phòng cao (Giăng 14-17), Chúa Jêsus đã nói tới cách xử lý với Lời Đức Chúa Trời và Đức Thánh Linh. Ngài giục giã các môn đồ của Ngài phải ở trong Ngài, phải gắn bó với Lời của Ngài (Giăng 15.7, 10). Người nào yêu mến Ngài, Chúa Jêsus phán, sẽ tuân giữ Lời của Ngài (14.23-24) và điều răn Ngài (15.10, 14). Khi Chúa Jêsus ra đi, Đức Thánh Linh sẽ ngự đến (14.25-26; 15.26-27; 16.7...). Đức Thánh Linh sẽ mang lời của Chúa Jêsus đến với ký ức của các môn đồ và sẽ dạy họ mọi sự (14.26). Chúa Jêsus đã cầu nguyện rằng các môn đồ Ngài sẽ được nên thánh, và điều nầy sẽ xảy ra bởi Lời của Ngài (17.17). Khi họ rao giảng Ngôi Lời, Đức Thánh Linh sẽ mặc lấy quyền phép cho sứ điệp của họ, thuyết phục họ về tội lỗi, về sự công bình, và về sự phán xét (16.8-11).
Các vị thiên sứ đã quở trách mấy người đờn bà vì đã tìm người sống giữa vòng kẻ chết, hay vì việc quên lời dạy của Chúa Jêsus mà Ngài đã phán với họ đang khi còn ở trong xứ Galilê, rằng Ngài sẽ bị chối bỏ, bị xử tử, và rồi sẽ sống lại. Những lời lẽ nầy của Chúa Jêsus đều là “Lời Hằng Sống”, là “Lời của Đức Chúa Trời”. Họ đã tin theo Lời của Đức Chúa Trời.
Hai người đang trên đường về làng Emmaút đã bị quở trách vì chậm tin mọi sự mà Lời của Đức Chúa Trời đã dạy về sự đến của Đấng Mêsi. Họ đã thất bại không hiểu hay không tin rằng Cứu Chúa phải chịu thương khó rồi mới được vinh hiển, cả hai. Sự thất bại của họ là do thiếu chăm chú vào Lời Đức Chúa Trời, các phần Kinh Thánh Cựu ước. Và cũng thế, Chúa Jêsus đã chuyển sự chú ý của 11 môn đồ vào Kinh Thánh, những điều nói về Ngài, về sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Ngài (Luca 24.44-46).
Phương pháp mà Chúa Jêsus đã dùng, lúc đầu, là phức tạp, nhưng giờ đây phương pháp ấy ra dễ hiểu. Tại sao Chúa Jêsus không tỏ mình Ngài ra cho các môn đồ như Cứu Chúa đã phục sinh? Phải chăng, làm như thế không mau chóng và dễ thuyết phục họ sao? Tại sao Chúa Jêsus lại chờ đợi tỏ ra lai lịch của Ngài cho tới sau khi Ngài đã quở trách và dạy dỗ hai người nầy? Bộ họ chẳng chú ý vào lời lẽ của Ngài nếu họ nhìn biết người đang nói với họ là đấng nào sao?
Việc đầu tiên phân đoạn Kinh Thánh nầy chỉ ra cho tôi thấy, ấy là hai môn đồ với sự thất vọng, họ đang cần tới Lời của Đức Chúa Trời, giống như mọi người đều cần tới Lời ấy. Tách ra khỏi sự mặc khải thiêng liêng, ai sẽ diễn đạt về Đức Chúa Trời đang tỏ ra sự cứu rỗi cho con người như Ngài đã làm, qua sự thương khó của Cứu Chúa? Lời tiên tri là cần thiết bởi hạng người sa ngã và hữu hạn vì đường lối của Đức Chúa Trời là cao cả hơn đường lối của chúng ta, và tư tưởng của Ngài cao hơn suy tưởng của chúng ta. Cho nên, nếu Đức Chúa Trời không làm cho chúng ta nhìn biết tư tưởng của Ngài, qua Lời Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không bao giờ biết được mọi suy tưởng đó. Lý do hai người nầy (và nhiều môn đồ khác nữa) đã nhìn xem hoàn cảnh của họ với sự thất vọng là vì họ không nhìn xem chúng từ quan điểm của Đức Chúa Trời. Họ không tra xét hoàn cảnh của họ theo cách thuộc linh. Khi tra xét theo Kinh Thánh, mọi sự đã xảy ra đều là một phần trong chương trình của Đức Chúa Trời, không những gồm cả sự thương khó và sự chết của Đấng Mêsi, mà còn có cả sự sống lại của Ngài nữa. Loài người sa ngã, hữu hạn đang cần tới Lời của Đức Chúa Trời nếu họ muốn nhìn biết bàn tay của Đức Chúa Trời trong lịch sử.
Loài người sa ngã và hữu hạn không những cần tới Lời của Đức Chúa Trời; họ đang cần tới Thánh Linh của Đức Chúa Trời nữa. Trong khi loài người sẽ không nhìn biết đường lối của Đức Chúa Trời nếu không có Lời của Ngài, họ sẽ không nhìn biết đường lối của Đức Chúa Trời từ Lời của Ngài, trừ phi lời ấy được hiểu đúng đắn. Các môn đồ nầy đã có Kinh Thánh, nhưng sự hiểu biết của họ về Kinh Thánh đã bị biến dạng bởi cớ tội lỗi của họ, bởi sự ước đoán của họ, và bởi mọi tham vọng của họ. Chỉ khi Chúa chúng ta giải thích các phần Kinh Thánh cho họ nghe, và khi Đức Thánh Linh mở mắt họ ra, họ mới hiểu được tâm ý của Đức Chúa Trời. Đây là điều mà sứ đồ Phaolô đã nói trong I Côrinhtô 2. Không có gì là lạ lùng cả khi bài giảng trên phòng cao đã hướng nhiều vào Lời và Thánh Linh của Đức Chúa Trời.
Tôi tin quí vị và tôi đang sa vào cái bẫy mà các môn đồ đã sa vào đó. Chúng ta đọc và nghiên cứu Kinh Thánh qua mạng lưới của chính tội lỗi chúng ta, của những ham muốn, của tham vọng và sự ưa thích của chúng ta. Chúng ta đến với ý tưởng của mình là Đức Chúa Trời phải thế nầy thế nầy, và Nước của Ngài phải như vầy như vầy, và rồi chúng ta tái sắp xếp lại Kinh Thánh, nhấn mạnh nhiều vào chỗ nầy, và bất chấp các chỗ khác, để chúng ta xác định đúng (nhưng sai lầm) mọi suy tưởng của chúng ta. Chúng ta thường làm như vậy trong những chỗ căng thẳng, ở chỗ hai việc dường như mâu thuẫn được kết lại với nhau; thí dụ, trong các lẽ thật Kinh Thánh nói tới quyền tể trị thiêng liêng cùng trách nhiệm của con người, hoặc trong lãnh vực thương khó và vinh hiển (của chính chúng ta, tôi muốn nói như thế). Thay vì thế, chúng ta sẽ có một trong hai lãnh vực nầy (tất nhiên là lãnh vực dễ chịu, ấm áp và lờ mờ) rồi chối bỏ lãnh vực kia. Chúng ta không thể làm như vậy được. Giống như các đấng tiên tri, chúng ta phải giữ hai lẽ thật trong chỗ căng thẳng, tìm kiếm và cầu nguyện để hiểu biết mối liên hệ của chúng, nhưng chúng ta không dám chối bỏ lẽ thật nầy rồi giữ lấy lẽ thật kia. Chúng ta hãy suy nghĩ nhiều về điều nầy.
Tại sao Chúa Jêsus không bày tỏ chính mình Ngài ra cho các môn đồ, hơn là dạy dỗ cho họ biết về Kinh Cựu ước? Lý do đã có rồi trong sách Luca. Trong thí dụ nói về người giàu và Laxarơ, người giàu đã xin rằng Laxarơ được sai phái đến nhà Cha của ông ta, đến với 5 anh em của ông ta, để cảnh tĩnh họ (16.27-28). Câu trả lời của Chúa Jêsus, ấy là họ đã có Môise và các đấng tiên tri (16.29), đối với người nầy một lời cảnh báo từ kẻ sống lại ra khỏi mồ mả thì có hiệu lực hơn, thuyết phục hơn là Kinh Thánh. Đối với điều nầy Chúa Jêsus đáp:
“Song Áp-ra-ham rằng: Nếu không nghe Môi-se và các đấng tiên tri, thì dầu có ai từ kẻ chết sống lại, chúng nó cũng chẳng tin vậy” (Luca 16.31).
Có một nguyên tắc quan trọng đã được dạy dỗ ở đây, và nguyên tắc ấy như vầy: NGƯỜI NÀO CHỐI BỎ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI SẼ KHÔNG THẤY THUYẾT PHỤC BỞI CÔNG VIỆC CỦA NGÀI.
Há nguyên tắc nầy không rõ ràng xuyên suốt các sách tin lành sao? Các thầy thông giáo và những người Pharisi đã từ chối sự dạy của Chúa Jêsus, và họ cũng chối bỏ luôn mọi việc làm của Ngài. Những người nào chối bỏ Lời Đức Chúa Trời sẽ không thấy thuyết phục bởi việc làm của Ngài.
Chúa Jêsus đã hiện ra với các môn đồ của Ngài là Chúa đã phục sinh. Nhưng Ngài đã tự kềm chế, Ngài thấy trước tiên là cần thiết phải xây họ sang Lời Đức Chúa Trời. Hai người nầy từng hiểu biết Kinh Thánh, họ được tự do nhìn thấy Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết. Chúa Jêsus đã ưu tiên một cho việc phải ưu tiên, và thế là Ngài đã đặt nền tảng theo Kinh Thánh; Ngài đã tóm tắt tính cần thiết theo Kinh Thánh của sự thương khó, sự chết, và sự sống lại của Ngài, và rồi Ngài đã tỏ ra sự ứng nghiệm của việc đó — nơi Ngài!
Nhưng lời lẽ của Chúa Jêsus há chẳng hiệu lực cho hai người nầy, chẳng lẽ họ không có một cái chạm to lớn hơn, hai người đó có biết ai đang trao đổi với họ không? Thật là kỳ lạ, tôi nghĩ câu trả lời có cả “Có” và “Không”. Chắc chắn sự dạy của Chúa Jêsus sẽ có một cái chạm lớn lao nếu họ nhìn biết đấy là Chúa Jêsus. Mặt khác, niềm vui mừng và xúc động khi nhìn biết chính Ngài có lẽ đã làm cho họ lẫn quẫn từ chỗ phải tra xét lại các phân đoạn Kinh Thánh.
Có một nguyên tắc ở đây được áp dụng cho sự dạy của Chúa Jêsus, đúng y như nguyên tắc đó áp dụng cho mọi sự dạy của Kinh Thánh. Hãy xem xét cùng với tôi nguyên tắc ấy trong một phút: THẨM QUYỀN CỦA KINH THÁNH KHÔNG LỆ THUỘC VÀO UY QUYỀN CỦA DIỄN GIẢ.
Lời của Đức Chúa Trời, như tác giả sách Hêbơrơ nói, đã được truyền đạt qua nhiều cách thức khác nhau (Hêbơrơ 1.1). Có những lúc, Đức Chúa Trời đã phán qua những người tin kính, trung tín. Ngài thường phán qua hạng người ít tin kính hơn. Thí dụ, Giôna, đã ở trong sự loạn nghịch, nhưng sứ điệp của Đức Chúa Trời đã được phán ra bởi ông, đã làm cho cả thành Ninive phải biến đổi. Balaam đã nói cho Đức Chúa Trời, và ngay cả con lừa của ông cũng đã nói. Phaolô đã nói về hạng người lo rao giảng sứ điệp tin lành từ các động lực giả dối, và thế mà tin lành đã tấn triển (Philíp 1.12-18). Ấy chẳng phải là người đứng rao giảng là người cung ứng quyền phép cho Lời của Đức Chúa Trời. Lời của Đức Chúa Trời tự lời ấy vốn có quyền phép rồi:
“Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng. Chẳng có vật nào được giấu kín trước mặt Chúa, nhưng thảy đều trần trụi và lộ ra trước mắt Đấng mà chúng ta phải thưa lại (Hêbơrơ 4.12-13).
Vì vậy, khi Phaolô giảng dạy, ông đã tránh mọi thứ kỹ thuật tạo ra sự thuyết phục của con người, hướng sự chú ý của con người vào ông, thay vì nhắm vào chính Lời của Đức Chúa Trời. Phaolô đã không tìm cách thuyết phục và làm cho tin, mà rao giảng với tính cách đơn sơ và rõ ràng, trông mong Đức Thánh Linh thuyết phục con người và làm cho họ thay đổi. Phương pháp giảng dạy của Phaolô đã được cai quản bởi lòng ông tin theo Kinh Thánh và Thánh Linh của Đức Chúa Trời:
“Bây giờ tôi giao phó anh em cho Đức Chúa Trời và cho đạo của ơn Ngài, là giao phó cho Đấng có thể gây dựng, và ban gia tài cho anh em chung với hết thảy những người được nên thánh” (Công vụ Các Sứ Đồ 20.32).
“Lời nói và sự giảng của tôi chẳng phải bằng bài diễn thuyết khéo léo của sự khôn ngoan, nhưng tại sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép; hầu cho anh em chớ lập đức tin mình trên sự khôn ngoan loài người, bèn là trên quyền phép Đức Chúa Trời” (I Côrinhtô 2.4-5).
“Vả, chúng tôi chẳng giả mạo lời của Đức Chúa Trời như nhiều kẻ khác; nhưng chúng tôi lấy lòng chân thật, theo như đạo từ Đức Chúa Trời đến thể nào, thì giảng ra thể ấy trước mặt Đức Chúa Trời, trong Đấng Christ” (II Côrinhtô 2.17).
Có một số bản dịch Kinh Thánh trong đó lời của Chúa chúng ta được in bằng mực đỏ, giống như chúng rất quan trọng hơn những lời Kinh Thánh khác, đã được các đấng tiên tri nói ra, họ đã được cảm thúc bởi Đức Thánh Linh. Phaolô đã viết hết thảy Kinh Thánh đều đã được cảm thúc và soi dẫn (II Timôthê 3.16-17). Trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, lời lẽ của Chúa Jêsus không được ghi lại. Sự chú ý của chúng ta hướng vào các phần Kinh Thánh Cựu ước và những lời tiên tri của Cựu ước liên quan tới Đấng Christ.
Khi quí vị suy nghĩ về điều đó, Chúa Jêsus đã tự xác định Ngài là Chúa với hai người nầy, rồi kế đó mới tiến hành dạy dỗ họ căn cứ trên nền tảng uy quyền của Ngài. Khi đến lúc, Chúa Jêsus đã dạy họ căn cứ trên nền tảng uy quyền của Kinh Thánh. Hãy suy nghĩ việc ấy xem, thay vì dạy bài học nầy trong vai trò Đấng Christ, Ngài đã dạy bài học nầy về Đấng Christ, nhưng trong vai trò một con người bình thường, như một khách lạ hoàn toàn, thậm chí như một người dường như rất tội nghiệp, phù hợp với và không chung đụng gì với những gì đã diễn ra. Hai môn đồ đã quở Ngài vì đã hỏi thăm những việc đã diễn ra tại thành Jerusalem. Họ đã xem Ngài là một người chẳng biết chi hết, chẳng mắc mớ chi hết. Thế mà, là một người như vậy, Chúa Jêsus đã quở trách họ rồi dạy dỗ họ cái nhìn tổng quát kỳ diệu nhất về kinh Cựu ước từng được dạy dỗ. Về sau hai người nầy mới nhận ra cái chạm sự dạy của Chúa Jêsus — cái chạm ấy làm cho lòng họ nóng nảy, không những vì Chúa Jêsus đã dạy dỗ họ, mà còn vì Kinh Thánh đã dạy một cách chính xác nữa, với năng lực riêng của họ và với quyền phép của Đức Thánh Linh. Vậy thì, chính Kinh Thánh, như đã được giải thích bởi chính mình Chúa Jêsus và như đã được soi sáng bởi Đức Thánh Linh, đã mở mắt các môn đồ để họ sẵn sàng và có khả năng (theo thời điểm của Đức Chúa Trời) khám phá ra ai đã ở với họ.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy nhấn mạnh tầm quan trọng của Kinh Thánh. Lời của Đức Chúa Trời là lời có quyền phép; lời ấy có năng lực, và đó cũng là ưu tiên cao nhất. Con người sinh sống ngày hôm nay như thế nào? Chương trình và mục đích của Đức Chúa Trời dành cho hạng người sa ngã, hữu hạn được biết như thế nào? Bởi Lời của Đức Chúa Trời. Làm sao chúng ta biết được ý chỉ của Đức Chúa Trời cho đời sống chúng ta? Làm sao chúng ta lý giải đúng đắn mọi cảnh ngộ của mình? Chỉ qua Lời của Đức Chúa Trời, được Thánh Linh của Ngài lý giải và áp dụng. Trong mấy câu kết của sách Tin lành Luca, chúng ta được nhắc nhớ tới điểm ưu tiên một mà Kinh Thánh đã và phải có trong đời sống chúng ta.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy đã cung ứng cho chúng ta với động lực biến Lời của Đức Chúa Trời làm ưu tiên một trong đời sống của chúng ta. Phân đoạn ấy cũng dạy cho chúng ta biết một phương pháp bởi đó học hỏi Ngôi Lời. Chúng ta trước tiên phải học hỏi Lời của Đức Chúa Trời, công nhận tình trạng sa ngã của chính mình, xu hướng chúng ta hay vặn cong và làm méo mó Kinh Thánh để nhìn nhận những điều chúng ta ưa thích, và các suy đoán. Chúng ta phải đến với Kinh Thánh tìm cách để cho Đức Chúa Trời làm thay đổi đời sống chúng ta, e rằng sự cám dỗ của chúng ta muốn làm thay đổi Lời của Đức Chúa Trời cho thích ứng với lối sống của chúng ta. Chúng ta phải nương cậy vào Đức Thánh Linh giúp chúng ta hiểu biết tâm ý của Đức Chúa Trời. Và, chúng ta phải đọc và học Kinh Thánh như một tổng thể, chớ không phải chỉ trong mọi chi tiết của Kinh Thánh thôi. Chúng ta phải đọc và nghiên cứu Kinh Thánh ở những mảng to lớn hơn, chớ không phải chỉ là cuộc chạy qua một đôi dòng tư tưởng tin kính căn cứ theo các phân đoạn được chọn theo ý riêng. Kinh Thánh là toàn bộ mưu luận của Đức Chúa Trời mà chúng ta phải tiếp thu lấy. Mục tiêu của chúng ta là phải tiếp thu mọi sự mà Đức Chúa Trời đã dạy cho chúng ta biết về chính mình Ngài, về chúng ta, về tin lành, về sứ mệnh của chúng ta, không những các chi tiết mà chúng ta thích nghe, những điều khiến cho chúng ta thấy sáng láng. Chúng ta hãy đến với Lời của Đức Chúa Trời để Ngài có thể tái sắp xếp chúng ta lại, thay vì tái sắp xếp Lời của Ngài.
Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, Lời của Đức Chúa Trời đã được ứng nghiệm một cách trọn vẹn, nhưng mọi điều nầy đã làm cho các môn đồ phải ngã lòng vì không hiểu được Kinh Thánh. Con phục sinh của Đức Chúa Trời đang đồng đi với họ, song họ không nhìn biết Ngài. Cũng thường xuyên như thế đối với chúng ta dường bao, có phải không? Chúng ta hay nghĩ Chúa Jêsus đang ở xa, xa lắm, khi Ngài đang ở bên cạnh chúng ta, thực vậy, qua Thánh Linh Ngài, đang ngự trong chúng ta? Sự ở gần của Đức Chúa Trời, và sự thưởng thức Ngài, đến từ chỗ dầm thấm trong Lời của Ngài, và được soi sáng bởi Thánh Linh của Ngài.