Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Mathiơ 7.6-12: "Học biết cách yêu thương"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Học biết cách yêu thương
Mathiơ 7.6-12
1. Randy Spencer kể lại tình cảm của con gái mình với mấy con búp bê. Bản thân tôi là cha của hai đứa con gái nhỏ, tôi có thể sẵn lòng đồng hoá với cảm tính của ông. Giữa hai cô con gái, chúng tôi có khoảng ba tá búp bê đủ cở, hình dáng và năng khiếu khác nhau. Spencer nói: "Ngày nay, qua kỹ thuật hiện đại, một bé gái không nhất thiết phải hài lòng với mấy con búp bê câm, không có sự sống, mà có thể kinh nghiệm được cảm giác việc sở hữu một mô hình có sự sống hay một em bé có thể đi, đứng, uống nước, nháy mắt, nhai nuốt, ợ, kêu khóc, thở dài và bật tiếng lên cười – gần như bất cứ điều chi một em bé thực sự làm được, kể cả tự nó tè dầm và quấn tả lót”. Ông tiếp tục nói rằng sau 10 năm trời mua sắm loại búp bê chất lượng cao như thế, ông muốn biết con búp bê nào là búp bê mà con gái ông ưa thích nhất. Ông tìm ra đó là một con búp bê nhỏ rách mướp mà nó có được trong ngày sinh nhật thứ ba của nó. Ông viết: "Hết thảy mấy con búp bê khác đều bị bỏ qua một bên, còn con búp bê xơ xác nầy đã khiến nó đem lòng yêu mến. Mấy con búp bê khác đã bắt lấy ánh mắt của nó, còn con búp bê rách mướp kia thì bắt lấy tấm lòng của nó". Ông ta tiếp tục nói: "Chúng ta cũng thường giống như loại búp bê chất lượng cao kia của con gái tôi. Chúng ta tìm cách gây ấn tượng nơi người khác với tài khéo, học vấn, cách ăn nói, hay kiểu cách, đủ thứ hết.... Còn tình cảm thì không có – đây là phần thưởng cho sự trình diễn hay thành tựu. Bạn không phải ca hát, dạy dỗ, rao giảng hay cầu nguyện đủ để được yêu thương. Người ta sẽ không yêu thương chúng ta vì những gì chúng ta làm, mà đúng hơn vì chúng ta là ai".
2. Một Hội Thánh hiệp một trong trong sự kính sợ Chúa là một niềm vui rất lớn cho vị Mục sư Chủ tọa. Tôi là một thuộc viên trong vài Hội Thánh nhưng không một nhà thờ nào tỏ ra tinh thần yêu thương mà Hội Thánh nầy đang tỏ ra. Những tân tín hữu thường nhận xét với tôi về tinh thần yêu thương, sự tiếp đón chân thành và lòng mến khách mà họ cảm thấy khi họ đến viếng giữa vòng chúng tôi.
3. Bạn có biết rằng tình yêu không phải là một thái độ cũng như nó là một hành động không? Yêu là một động từ! I Côrinhtô 13 được gọi là Chương yêu thương quan trọng nhất trong cả Kinh Thánh. Mỗi câu nói trong toàn bộ 16 câu nói về tình yêu đều là động từ trong bản Tân ước tiếng Hy lạp. Vì chúng ta yêu tha nhân, chúng ta sẽ hành động theo tình yêu đó. Mathiơ 7.12 cung ứng cho chúng ta một nguyên tắc quan trọng phải noi theo: "Ấy vậy, hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ".
4. Trước khi nhắm vào phân đoạn Kinh Thánh ngày hôm nay, chúng ta hãy ôn lại nội dung một chút.
A. Tiểu đoạn nầy đang nhắm tới phần cuối của phân đoạn mà chúng ta đã biết là Bài Giảng Trên Núi. Bắt đầu ở chương 5, chúng ta đang nhìn thấy thể nào Chúa Giêxu đã ngồi với đám dân đông trong vùng đồi núi quanh xứ Galilê. Các chương nầy cung ứng Bản Tuyên Ngôn của Ngài, các nguyên tắc sống của Vương quốc. Ngài thường chế nhạo thứ tôn giáo giả tạo, thái độ mộ đạo giả dối của thầy thông giáo và người dòng Pharisi.
B. Có lẽ sự khó nhăn nhiều nhất khi áp dụng mọi sự dạy của Chúa Giêxu là 5 câu đầu tiên của chương 7. Chúa Giêxu phán: "Các ngươi đừng đoán xét ai, để mình khỏi bị đoán xét". Loại xét đoán mà Chúa Giêxu đã có trong trí ở đây ấy là đưa ra sự kết án, gắn nhãn hiệu hay phân loại ai đó không đúng đắn. Chúng ta có khuynh hướng xét đoán người ta dựa theo...CÁCH ĂN MẶC, TÓC TAI, MÀU DA, XE CỘ, NHÀ CỬA...
C. Để mô tả toàn bộ sự bất công của việc đưa ra sự xét đoán lẫn nhau, Chúa Giêxu đưa ra phép ẩn dụ nói tới ai đó với một "cây đà" lòi ra ngoài con mắt của người đó, trong khi người đó đang xét đoán con mắt của người khác đang có một “cái rác” nhỏ.
D. Chìa khoá cho việc hiểu biết lý do tại sao chúng ta thường tỏ ra loại thái độ xét đoán là hiểu biết những gì “cái rác” tiêu biểu cho. Đó là tình trạng thiếu yêu thương dành cho người khác. Nhu cần lớn lao nhất giữa vòng dân sự Đức Chúa Trời hôm nay là phải học biết yêu thương nhau.
3. Trong phân đoạn Kinh Thánh hôm nay, Chúa Giêxu chia sẻ ba hình ảnh dạy chúng ta về sự yêu thương lẫn nhau.
I. LOÀI CHÓ, NGỌC TRAI & BẦY HEO: Yêu thương đòi hỏi SỰ PHÂN BIỆT (câu 6).
A. Dân sự của Đức Chúa Trời cần phải trở thành một dân biết phân biệt.
1. Khi Chúa Giêxu dạy chúng ta "đừng xét đoán" Ngài có ý nói rằng chúng ta đừng trở thànnh hạng người hay chỉ trích, phê phán ngồi trong chỗ xét đoán lẫn nhau. Ngài không có ý nói chúng ta đang trở thành loại thảm chùi chân, đừng chống lại lẽ đạo xấu xa, giả dối hay hạng người luôn phạm sai lầm. Lời lẽ của Ngài không loại trừ từng loại xét đoán.
2. Nếu quí vị là một chuyên gia và bạn bè thân nhất của quí vị sắp mua sắm một “cây chanh”, há quí vị chẳng có ý kiến gì sao? / Nếu quí vị là một y tá hay một bác sĩ và một người bạn đang bốc thuốc có thể gây hại, há quí vị chẳng có ý kiến gì sao? / Nếu ngôi nhà người lân cận của quí vị sắp bốc cháy, quí vị há chẳng lấy làm lo không biết cú điện thoại quí vị gọi có đánh thức họ dậy hay không chăng? / Nếu có người đến với nhà thờ của chúng ta dạy dỗ một lẽ đạo giả dối gây trụy lạc, chúng ta há chẳng ngần ngại gạt họ qua một bên hoặc làm cho họ câm miệng lại sao?
3. 1 Giăng 4.1 chép: "Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ tin cậy mọi thần, nhưng hãy thử cho biết các thần có phải đến bởi Đức Chúa Trời chăng; vì có nhiều tiên tri giả đã hiện ra trong thiên hạ”.
B. Sự phân biệt không có nghĩa là cung ứng thịt “thánh” cho “loài chó”.
1. Minh họa của Chúa Giêxu có ý gây sốc cho khán thính giả của Ngài. "Loài chó" không có cùng một địa vị trong xã hội thời ấy như chúng đang có trong xã hội của chúng ta. Ngày nay phần nhiều người trong quí vị xem loài chó là thành viên trong gia đình của quí vị. Trong Palestine vào thế kỷ đầu tiên, với ngoại lệ sử dụng chó chăn bầy chiên, gần như chẳng có ai nuôi chó cả.
2. Loài chó đi lang thang trên đường phố là loài chó lai có phân nửa hoang dã đã sống giống như những kẻ chuyên đào bới đống rác để kiếm ăn. Chúng rất bẩn thỉu, dữ dằn và thường hay bịnh tật. Người ta đã xem chúng rất nguy hiểm.
3. Chúa Giêxu cho thịt là “vật thánh”, là thịt được hiến dâng trên bàn thờ con sinh rồi đem thịt đó cho “loài chó” hoang sống trên đường phố. Khi một con thú được dâng làm của lễ, một số thịt của thú ấy được thầy tế lễ dùng để ăn, một số thịt được người đem dâng ăn và một số thịt được coi là thánh và phải để lại trên bàn thờ. Ngài bảo đừng đem thịt dâng trên bàn thờ mà cho chó ăn. Làm thế là phạm thượng
C. Sự phân biệt không có ý nói ném "hột trai" trước mặt loài heo”.
1. "Lợn" hay heo bị người Do thái coi là loài ô uế nhất trong tất cả các loài thú. Luật lệ Cựu ước nghiêm cấm việc ăn thịt heo. Là một hành động tối phạm thượng, Antiochus Epiphanes đã dâng một con heo lên trên bàn thờ của người Do thái và buộc các thầy tế lễ phải ăn thịt heo đó vào năm 168 TC.
2. Vì hầu hết người Do thái không bao giờ xét tới việc thuần hoá loài heo, heo sống trong xứ Palestine đều giống như loài chó, loài thú hoang dã, chúng hay bươi móc các đống rác trong thành phố. Tôi tin chúng khá giống với loài Javelinas ở bang Texas với răng nanh và móng vuốt sắc bén hơn loài heo được người ta nuôi trong nhà.
3. Chúa Giêxu hình dung việc cầm lấy món nữ trang có giá trị nhất trong thời buổi đó, "hột trai", rồi ném chúng cho đàn lợn dã man. Rõ ràng loài heo hoang dã không thể ăn nuốt được loại "hột trai" nầy, vì vậy chúng sẽ "đạp dưới chơn" rồi "quay lại cắn xé các ngươi". Không những loài heo chẳng thích ứng với "hột trai", chúng sẽ tấn công quí vị vì đem đồ ăn đến cho chúng.
D. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời buộc chúng ta phải học biết xét đoán hay phân biệt sao cho thích ứng.
1. Hãy đối diện với tình yêu ấy, có một số người sẽ bị ví sánh với "chó" và "heo" trong minh hoạ của Chúa Giêxu. Họ chẳng biết thưởng thức cái gì là thánh, tốt đẹp, và có giá trị hết. Mặc dù chúng ta cần phải yêu thương tất cả mọi người, chúng ta cần phải phân biệt có nhiều người sẽ chẳng chịu nghe theo đâu!?!
2. Trước khi Chúa Giêxu sai phái 12 môn đồ của Ngài ra đi giảng Tin Lành, Ngài nhắc cho họ nhớ chính nguyên tắc nầy (đối chiếu 10.11-15).
3. Trong Công vụ Các sứ đồ 13.46, Phaolô đã nói với người Do thái nào đã chối bỏ Đấng Christ: "Phaolô mà Banaba bèn nói cùng họ cách dạn dĩ rằng: Ấy cần phải truyền đạo Đức Chúa Trời trước nhứt cho các ngươi; nhưng vì các ngươi đã từ chối, và tự xét mình không xứng đáng nhận sự sống đời đời, nên đây nầy, chúng ta mới xây qua người ngoại”.
4. Công vụ Các sứ đồ 18 cho chúng ta biết rằng khi Phaolô và Sila giảng đạo cho người Do thái ở xứ Maxêđoan, những người nầy "đã khinh dễ" và "chống cự" họ. Phaolô đã nói: "Nhưng, vì chúng chống cự và khinh dể người, nên người giũ áo mình mà nói rằng: Ước gì máu các ngươi đổ lại trên đầu các ngươi! Còn ta thì tinh sạch; từ đây, ta sẽ đi đến cùng người ngoại” (câu 6).
5. Phaolô đã dạy Hội Thánh Côrinhtô phải "phó" một người vô đạo đức "cho Satan để hủy hoại phần xác thịt" (I Côrinhtô 5.5).
6. Sự thể ấy thật đáng buồn, song đấy lại là sự thật, chia sẻ Tin Lành với một số người dường như là hư không. Tôi đã thấy một số cửa đóng lại trước mặt tôi. Tôi đã thấy một số người rủa sã tôi. Tôi nói với những người muốn tranh luận từng quan điểm của Tin lành nhưng không hề chịu xem xét đức tin. Có người, giống như Pharaôn thời Môise rõ ràng đã tự làm cứng lòng mình. Có người giống như lớp đất cằn cỗi trong Thí dụ nói về người gieo giống.
7. Phierơ đã trưng dẫn lời lẽ của Chúa ở đây khi ông viết về các giáo sư giả trong II Phierơ 2.22, ở đây chép: "Chó liếm lại đồ nó đã mửa” và “heo đã rửa sách rồi, lại lăn lóc trong vũng bùn”. Chúng ta đã nhìn thấy người ta bước vào nhà thờ rồi trở ra vì họ chưa thực sự hướng về Đấng Christ. 1 Giăng 2.19 chép: "Chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra, nhưng vốn chẳng phải thuộc về chúng ta; vì nếu chúng nó thuộc về chúng ta, thì đã ở cùng chúng ta; song điều đó đã xảy đến, hầu cho tỏ ra rằng mọi kẻ ấy chẳng thuộc về chúng ta vậy”.
8. Có thể chính vợ hay chồng của quí vị đang từ chối không chịu tin, có thể là cha, mẹ, anh em, con trai, con gái, bạn bè thân cận nhất...Phải chăng quí vị chỉ đến lấy "hột trai" của mình rồi đi luôn?
9. Có khi, đấy là việc đáng ưa nhất mà chúng ta có thể làm. Tuy nhiên, như câu kế tiếp cho chúng ta thấy, chúng ta có thể tiếp tục cầu nguyện.
II. XIN, TÌM & GÕ: Yêu thương đòi hỏi phải BỀN ĐỖ (các câu 7-8).
A. Chúa Giêxu dạy chúng ta phải bền đỗ trong ba lãnh vực. Đây là những mạng lịnh cơ bản dạy chúng ta đừng thối lui trong nghi ngờ và ngã lòng. Ba lãnh vực nầy là "ba nhu cần trong hiện tại". Chúa Giêxu đã nói với họ như thế nầy: "Cứ luôn cầu xin! Cứ luôn tìm kiếm! Cứ luôn gõ cửa!"
1. Chúng ta cần phải "xin".
a. Điều nầy có nghĩa là chúng ta cần phải đến trước mặt Chúa với tình trạng vô dụng hoàn toàn. Chúng ta cần phải đến trước mặt Ngài với hai bàn tay trống không. Chúng ta cần phải bày tỏ với Ngài như Đấng duy nhất có thể làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta.
b. Đôi khi chúng ta không có những gì chúng ta đang cần vì chúng ta không cầu xin. Chúng ta tìm cách làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta. Chúng ta từ chối không chịu hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời. Giacơ 4.2 chép: "anh em chẳng được chi, vì không cầu xin".
c. Hãy nhớ, chúng ta cần phải luôn “cầu xin”. Phaolô đã viết: "cầu nguyện không thôi". Đây không phải là một giọng đơn điệu vô ý tứ lâm râm tụng niệm đôi ba câu thần chú đâu. Nó có nghĩa là bền đỗ trong sự cầu nguyện.
d. Chúa Giêxu đã cung ứng Thí dụ nói về đờn bà goá bền đỗ trong Luca 18.1-5.
e. Đứa con gái lớn nhất của tôi luôn luôn bền đỗ khi nó muốn xin xỏ hay nói ra một việc gì đó đối với tôi. Nó nói: "Bố ơi, Bố ơi, Bố ơi, Bố ơi, Bố ơi..."
2. Chúng ta cần phải "tìm".
a. Chữ "tìm" có nghĩa là "tìm kiếm, tìm cho ra". Chúng ta cần phải tìm kiếm Đức Chúa Trời và ý chỉ của Ngài cho chúng ta.
b. Chúng ta cần phải giữ lấy việc "tìm". Đứa con gái út của tôi mới có 3 tuổi. Nó hay đeo bám lấy mẹ nó. Nếu nó không tìm gặp mẹ nó trong nhà, nó sẽ tìm và kiếm cho tới chừng nào nó gặp được mới thôi.
3. Chúng ta cần phải "gõ cửa".
Một vị Mục sư kể lại câu chuyện về mẹ ông, bà luôn ở nhà với hai đứa nhỏ chưa đến tuổi đến trường. Ngày kia, bà muốn ở riêng ra vài phút, vì vậy bà bước vào phòng ngủ rồi nhẹ nhàng khoá cửa lại. Chưa đầy một phút trôi qua, thì hai đứa nhỏ kia bắt đầu chạy tới chạy lui rồi cất giọng la lên: "Mẹ ơi, Mẹ ơi!... Mẹ có ở trong đó không?" Khi bà không đáp lại, chúng cứ khăng khăng – gõ cửa... gõ cửa... gõ cửa... GÕ CỬA. Bà giận dữ mở cửa ra rồi nói: "Hai đứa muốn gì đây?" Hai gương mặt nhỏ bé kia bèn tươi cười rạng rỡ nhìn thẳng vào bà rồi nói: "Chúng con chỉ muốn biết mẹ đang ở đâu thôi!"
B. Chúa Giêxu hứa rằng sự bền đỗ của chúng ta sẽ được ban thưởng trong ba cách:
1. Khi quí vị "xin", Chúa Giêxu hứa "sẽ được ". Ngài phán "hễ ai xin thì được".
2. Khi quí vị "tìm", Chúa Giêxu hứa "sẽ gặp". Ngài phán đặc biệt: "ai tìm thì gặp".
3. Khi quí vị "gõ", Chúa Giêxu hứa rằng "sẽ mở cho". Ngài phán sâu xa hơn: "ai gõ cửa thì được mở".
C. Yêu thương có nghĩa là phải bền đỗ trong sự cầu nguyện của chúng ta.
1. Chúng ta cần phải hiểu rằng 2 câu nầy không phải là “tờ chi phiếu trắng” đâu. Đức Chúa Trời không phải là một cái máy bán buôn tự động trong vũ trụ, để quí vị có thể đặt hai đồng xu trong đó rồi đưa ra một sự lựa chọn đâu! Đức Chúa Trời đáp lời cầu nguyện của chúng ta dựa theo 2 điều kiện:
a. THỨ NHỨT, CHÚNG TA PHẢI THUỘC VỀ NGÀI. Hãy chú ý từ ngữ "ai" trong câu 8. Chữ nầy có nghĩa là "bất cứ ai" thuộc về Đức Chúa Cha. “Ai” là người đã được cứu. Hạng người hư mất không thể trông mong lời cầu nguyện của họ được nhậm giống như những người đã được cứu được.
b. THỨ HAI, CHÚNG TA PHẢI VÂNG THEO NGÀI. 1 Giăng 3.22 chép: "và chúng ta xin điều gì mặc dầu, thì nhận được đều ấy, bởi chúng ta vâng giữ các điều răn của Ngài và làm những điều đẹp ý Ngài". Đức Chúa Trời không buộc chính mình Ngài phải chu tất hết mọi ham muốn ích kỷ của chúng ta. Giacơ 4.3 chép: "Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình".
c. THỨ BA, CHÚNG TA PHẢI ĐẦU PHỤC NGÀI. 1 Giăng 5.14 chép: "Nầy là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì, thì Ngài nghe chúng ta". Đức Chúa Trời muốn ban cho chúng ta ý chỉ của Ngài. Chúng ta cần phải học cầu nguyện trong ý muốn của Ngài.
2. Tình yêu thương không chịu thua. Nếu người yêu của quí vị chưa được cứu, đừng thối lui! Cứ khăng khăng cầu xin nơi hai cánh cửa của thiên đàng vì người ấy. Nếu bạn bè của quí vị đang sống ngoài ý muốn của Đức Chúa Trời, đừng thối lui, cứ giữ việc cầu nguyện và gặp gỡ luôn. Nếu quí vị bị xúc phạm, đừng thối lui, cứ giữ lấy sự hầu việc và tỏ bày ra ân điển. Đừng xét đoán tín hữu khác, phải bền đỗ trong tình yêu thương vì người ấy.
III. BÁNH, ĐÁ & CÁ: TÌNH YÊU THƯƠNG bao hàm TRƯỚC SAU NHƯ MỘT (các câu 9-12).
A. Hai minh họa về tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho con cái Ngài (các câu 9-11).
1. Chúa Giêxu hỏi người kia hay người cha là loại người gì khi cho con mình “đá” khi con mình xin “bánh”? Chúng ta đang nói con cái của quí vị đang xin bịch bánh kia kìa? Phải chăng quí vị cất đi cái đĩa đầy hoa kia rồi đưa trở lại cái đĩa toàn là đá không sao? "Nè con, nhiều lắm nè!" KHÔNG! Dĩ nhiên là không rồi!
2. Chúa Giêxu hỏi về một người cha, con của ông nầy xin “cá” , nhưng lại đem cho nó một con “rắn”. Hãy tưởng tượng xem, nếu con của quí vị thực sự thích ăn cá!?! Lẽ nào quí vị đưa chúng đến một khu vực lầy lồi đầy rắn rồi bỏ chúng ở đó? Không!
3. Chúa Giêxu tóm tắt rằng dù chúng ta vốn là “xấu” (nghĩa là được đánh dấu bằng tội lỗi, tự nhiên là tội nhân) sẽ cho con cái mình "vật tốt thay”, "huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những người xin Ngài sao?" Nói cách khác, không có một giới hạn nào về sự tốt lành mà Ngài sẽ ban cho chúng ta, là con cái của Ngài.
B. Một nguyên tắc trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời mà chúng ta sẽ tỏ ra cho mọi người (câu 12).
1. Đây là một trong những câu trọng lượng nhất trong cả Kinh Thánh. Câu nầy có thể được gọi là "đỉnh Everest của đạo đức" và là "Điều Luật Vàng".
2. Chúa Giêxu đã ban cho chúng ta một danh sách những chữ “đừng” khi đạt tới chỗ yêu thương. Nếu quí vị muốn được yêu thương, đừng để bị xét đoán. Nếu quí vị muốn được yêu thương, đừng tìm kiếm tội lỗi nơi đời sống của anh em mình. Nếu quí vị muốn được yêu thương, đừng ném hột trai của mình cho bầy heo,...Giờ đây Ngài ban cho chúng ta "thực thi" sự yêu thương đó.
3. "Ấy vậy, hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ". Nói như thế có nghĩa gì? Nói như thế có nghĩa là mọi hành động của chúng ta phải phù hợp với lời nói của chúng ta. Cung cách sống của chúng ta phải phù hợp với sứ điệp của chúng ta. Chúng ta cần phải bước đi song hành theo lời nói.
4. Cách thức chúng ta đối xử với người khác không được quyết đoán ở chỗ chúng ta trông mong họ đối xử với chúng ta hay chúng ta sẽ suy nghĩ họ sẽ đối xử với chúng ta như thế nào, mà bởi cách chúng ta “muốn” họ “đối xử” với chúng ta .
5. Chúng ta duy trì việc đó rất đơn giản. Nếu quí vị muốn được tha thứ, thì quí vị phải biết tha thứ. Nếu quí vị muốn rời rộng, thì phải rộng lượng. Nếu quí vị muốn được khích lệ, hãy làm sự khích lệ đi. Nếu quí vị muốn sự tử tế, thì phải sống tử tế đi.
6. Câu nầy rất dễ áp dụng. Hãy tự đặt mình vào chiếc giày của người khác rồi nói: "Tôi sẽ cần gì nếu tôi là người đó ". Rồi hãy làm theo điều ấy.
7. Chúa Giêxu phán, sống theo cung cách sống đó tương đương với việc tuân giữ "luật pháp của các đấng tiên tri". Đấy là phần tóm tắt ngăn gọn của cả Cựu ước.
HÃY NHỚ, YÊU THƯƠNG LÀ MỘT ĐỘNG TỪ. Một cô gái người Mỹ đã đính hôn khi cuộc Nội Chiến nổ ra. Bạn tình của cô bị gọi nhập ngủ, vì vậy đám cưới phải hoãn lại. Giữa các trận đánh, anh rất chung tình viết thư cho nàng rất thường xuyên. Nàng đọc đi đọc lại từng lá thư cho tới chừng cô thuộc lòng hết các bức thư ấy. Thế rồi việc thư từ cũng đến lúc phải chấm dứt. Nàng hay tin chàng đã bị thương ở chiến trường trong đồng vắng. Nàng rất lo âu. Sau cùng, một bức thư đã đến, nhưng đấy là một là thứ viết tay của ai đó. Thư viết: "Có một trận đánh khủng khiếp khác. Thật là khó cho anh khi phải nói với em về chuyện nầy, nhưng anh đã bị thương. Anh đã bị liệt rồi. Cả hai cánh tay và bàn tay đều vô dụng hết. Một người bạn đã viết dùm cho anh lá thư nầy. Trong khi anh yêu em rất là nhiều, anh miễn cho em sự đính ước trước đây, mong em sẽ tìm được một người chồng lành lặn".
Ngay lập tức, nàng rời khỏi quê nhà và dự một chuyến hành trình nguy hiểm xuyên ngang qua trận địa. Rồi khi đến tại bịnh viện mà từ đó nàng đã nhận được lá thư sau cùng, nàng đã hỏi hướng đi rồi lên đường đến bên cạnh người yêu của mình. Nàng cúi xuống hôn anh rồi nói: "Em yêu anh và không thể rời bỏ anh. Em không muốn lìa bỏ anh. Đôi cánh tay của em sẽ là hai cánh tay của anh. Hai bàn tay của em sẽ là hai bàn tay của anh”.
YÊU THƯƠNG LÀ MỘT ĐỘNG TỪ. Động từ ấy phải được đặt vào hành động. Quí vị có bằng lòng để cho đời sống của mình, hai bàn tay của mình trở thành hai bàn tay của Đấng Christ khi đến với tha nhân không? (Galati 2.20).
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét