Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

Mathiơ 14.1-13: "Từ Giăng đến Chúa Giêxu"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Từ Giăng đến Chúa Giêxu
Mathiơ 14.1-13
1. Tôi rất vui sướng khi trở lại với loạt bài học về sách Mathiơ. Tôi khởi sự loạt bài học nầy từ tháng 7 năm 1995 và đây là sứ điệp thứ 54 trong loạt bài nầy. Vì cớ có nhiều việc đã xảy ra trong nhà thờ của chúng ta và nhiều nhà thờ khác nữa, tôi đã không giảng loạt bài nầy trong nhiều tháng trời. Tôi muốn tiếp tục việc đào sâu vào loạt bài ấy tối nay.
2. Hãy chú ý thể nào câu 1 bắt đầu với cụm từ "lúc ấy". “Lúc ấy” là lúc nào? Đó là thời điểm trong chức vụ của Chúa Giêxu chỗ mà người ta bắt đầu chối bỏ Ngài, khoảng 2 năm trong chức vụ công khai của Ngài. Trong 13.53-58, chúng ta đọc thấy thể nào thị trấn quê hương của Ngài đã chối bỏ Ngài. Bất cứ đâu Ngài đi đến, Ngài bắt đầu gặp sự đối kháng ngày càng tăng, họ chối bỏ và thậm chí tỏ vẻ thù nghịch với sứ điệp của Ngài nữa. Điều nầy chỉ ra cho chúng ta thấy phương thức hột giống Tin lành thường rơi xuống nơi đất đá, khô cứng và lạnh lẽo trong tấm lòng của người ta.
3. Tự bản thân nó đây là một con đường thật kỳ lạ chứa đựng một câu chuyện thật kỳ lạ. Đây là một câu chuyện nói tới sự bội tín, ly dị, tái hôn, loạn luân, tư dục, ghen tương và mưu đồ chính trị. Hơn thế nữa, đây là một câu chuyện nói tới những điều xảy ra khi không có sự kính sợ Đức Chúa Trời trước mắt của loài người.
4. Chúng ta hãy xét qua phương thức Vua Hêrốt đã phản ứng đối với Chúa Giêxu, phương thức ông ta đối xử với Giăng Báptít, phương thức Chúa Giêxu đáp ứng đối với Hêrốt và sau cùng chúng ta sẽ kiếm được một số lẽ thật vô đối dành cho hôm nay.
I. Phản ứng của Hêrốt trước chức vụ của Chúa Giêxu (các câu 1-2).
A. “Vua chư hầu Hêrốt” là ai? (câu 1a).
1. "Vua chư hầu Hêrốt" là con của Hêrốt Đại Đế qua người vợ thứ tư của ông ta, một người đờn bà Samari. Người Do thái vì cớ tính di truyền của ông ta, nên họ đặc biệt rất khinh ghét Hêrốt Đại Đế. Ông ta là một người Yđumê, dòng dõi của Êsau và ông ta đã lấy một người Samari làm vợ.
2. Người Do thái cũng thù ghét Hêrốt Đại Đế vì tính bạo lực và hung ác cực độ của ông ta. Ông ta từng kết án tử Toà Công Luận vì họ dám thắc mắc ông ta. Ông ta đã giết chết một người vợ cùng hai người con trai của bà ta vì sợ họ sẽ cố gắng lật đổ ông ta. Những học viên Kinh Thánh đều nhớ ông ta là Hêrốt, là người đã ra lịnh tử hình tất cả các con trẻ nam ở Bếtlêhem trong nổ lực tìm giết con trẻ Giêxu.
3. "Vua chư hầu Hêrốt" là con trai của Hêrốt Đại Đế. Người ta cũng biết ông ta là Hêrốt Antiba nữa. Ông ta là con rối nắm lấy quyền cai trị hờ cho Rôma, ông ta giám sát hai tỉnh Galilê và Bêrê.
4. "Chư hầu" có nghĩa là "quan cai bộ phận thứ tư". Đây là một tước hiệu chung cho bất kỳ một quan cai hàng tỉnh nào. Dù ông ta tự nhận mình là “Vua”, ông ta chẳng có quyền hạn bao nhiêu.
5. Ông ta đã sống một đời sống quá độ, đầu tư hầu hết thì giờ ở cung điện Tibêriát nằm trên bờ phía Nam của Biển Galilê.
B. Tại sao Hêrốt đã nhầm Chúa Giêxu với Giăng? (các câu 1b-2).
1. Hêrốt "nghe tiếng đồn về Chúa Giêxu". Rõ ràng, ông ta đã nghe đồn về Chúa Giêxu có thể chữa lành mọi thứ tật bịnh, thể nào hàng ngàn người đã đến nghe Ngài giảng dạy, thể nào các cấp lãnh đạo người Do thái đã thù ghét Ngài.
2. Các sách Tin lành không cung ứng cho chúng ta một bản tường trình nào về Chúa Giêxu đang băng ngang qua xứ Tibêriát mặc dù Ngài thường ở cách cung điện chừng vài dặm đường. Dường như Ngài ở đó rất lâu trước khi Hêrốt "nghe đồn về Chúa Giêxu".
3. Ngay lúc Hêrốt nghe nói về mọi điều mà Chúa Giêxu đã làm, ông ta nói: "Đây là Giăng Báp-tít. Người chết đi sống lại, nhơn đó mới làm được mấy phép lạ như vậy". Như chúng ta đã học biết, Hêrốt đã giết Giăng và trong tội lỗi của ông ta, ông ta cho rằng Giăng đã quay trở lại vì cớ ông ta. Luca 9.7-8 chép: "Bấy giờ, Hê rốt là vua chư hầu, nghe nói về các việc xảy ra, thì không biết nghĩ làm sao; vì kẻ nầy nói rằng: Giăng đã từ kẻ chết sống lại; kẻ khác nói rằng: Ê-li đã hiện ra; và kẻ khác nữa thì rằng: Một trong các đấng tiên tri đời xưa đã sống lại".
II. Ký ức của Hêrốt về sự hành quyết Giăng Báptít (các câu 3-11).
A. Giăng & Hêrốt trái ngược mhau (các câu 3-4).
1. Trước khi Giăng ra đời, thiên sứ đã công bố "Vì người sẽ nên tôn trọng trước mặt Chúa; không uống rượu hay là giống gì làm cho say, và sẽ được đầy dẫy Đức Thánh Linh từ khi còn trong lòng mẹ" (Luca 1.15). Chúa Giêxu đã phán về Giăng như sau: "trong những người bởi đờn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít, nhưng mà kẻ rất nhỏ hèn trong nước thiên đàng còn được tôn trọng hơn người" (Mathiơ 11.11). Giăng cũng là một con người hạ mình chân chính. Ông đã nói về Chúa Giêxu trong Giăng 3.30: "Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống".
2. Giăng đã được sai đến để dọn đường cho Đấng Mêsi. Sứ điệp của ông là: "Các ngươi phải ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần!" (Mathiơ 3.2). Khi đoàn dân đông đến với ông, ông đã làm phép báptêm cho họ như một dấu hiệu chỉ ra sự ăn năn của họ. Mathiơ 3.5 chép: "Bấy giờ, dân thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, và cả miền chung quanh sông Giô-đanh đều đến cùng người". Giăng là một giọng nói không biết đến thoả hiệp của Chúa, là tiên tri lỗi lạc nhất trong tất cả các tiên tri.
3. Mặt khác, Hêrốt là một nhà cai trị gian ác, yếu đuối và nhu nhược. Với tầm cở mà người ta đã tôn cao và nhìn nhận Giăng Báptít, người ta đã xem khinh và sợ hãi Hêrốt cũng chừng ấy.
4. Câu 3 chép Hêrốt đã "đã truyền bắt trói Giăng và bỏ tù”. Câu kế đó, chúng ta học biết lý do tại sao…"bởi cớ Hê-rô-đia, vợ Phi-líp, là em mình". Câu 4 chép rằng Giăng đã nói với Hêrốt: "Vua không có phép được lấy người đó làm vợ".
5. Hêrốt đã lấy Hêrôđia làm vợ mình sau khi ông cướp nàng từ tay Philíp, em mình. Để lấy cho được nàng, ông ta phải ly dị bất hợp pháp với người vợ trước của ông ta. Hãy chú ý trong việc viết ra Kinh Thánh, Đức Thánh Linh gọi nàng là "vợ Philíp, là em mình”. Trong con mắt của Đức Chúa Trời, mối hôn nhân của họ là bất hợp pháp.
6. Không những mối quan hệ ấy là bất hợp pháp, mà mối quan hệ đó còn là loạn luân nữa. Hêrôđia là con gái của Aristobulus, là người em kế khác của ông ta! Bà ta là cháu gái của ông ta!
B. Nỗi sợ hãi của Hêrốt và sự cuốn hút của Giăng (câu 5).
1. Dường như là Hêrốt bị Giăng cuốn hút trong một thời gian. Ông ta ao ước được nhìn thấy Giăng làm ra một số phép lạ đáng ngạc nhiên. Có thể ông ta đã mời Giăng vào cung điện chăng? Tuy nhiên, ông ta chẳng nhìn thấy một dấu lạ nào mà chỉ nhận được một lời truy tố khá gay gắt: "Vua đang sống trong một mối quan hệ bất chính, loạn luân với vợ của em vua. Cả hai người đều là hạng tội nhân bất kỉnh".
2. Giăng Báptít chẳng sợ Hêrốt hay Hêrôđia, ông chỉ sợ có Đức Chúa Trời mà thôi. Trong tâm trí ông không có một điều chi khác. Ông chưa từng chuyển qua một bài giảng khác. Ông là người đã công khai gọi người Pharisi là “dòng dõi rắn lục”, nên chẳng ngại việc xét đoán nhà vua (Mathiơ 3.7).
3. Một trong những cá tánh quan trọng của những vị tiên tri lỗi lạc, ấy là họ đối diện với tội lỗi bất cứ lúc nào người ta phạm phải, họ chỉ trích thẳng thừng bất chấp uy quyền của người đó. Ồ, chúng ta cần tới hạng người giống như Giăng Báptít dường bao trong quốc gia nầy hôm nay! Mỗi tín đồ đều cần có sự dạn dĩ thánh khiết. Chúng ta cần những Êtiên, Phaolô, và Phierơ hiện đại, những người sẵn sàng chịu mất mạng sống của họ hơn là nhìn thấy Lời của Đức Chúa Trời bị bôi xấu. A.T. Robertson đã nói về Giăng: "Ông phải trả giá bằng cái đầu của mình vì cớ tội lỗi; nhưng thà có cái đầu như Giăng Báptít rồi bị mất nó còn hơn là có một cái đầu tầm thường rồi cứ bo bo giữ lấy".
4. Giăng chẳng e sợ một điều gì, còn Hêrốt thì lo sợ đủ thứ hết. Câu 5 nói ông ta "muốn giết Giăng" song ông ta "sợ dân chúng, vì họ tôn Giăng là đấng tiên tri". Ông ta sợ vợ mình, "Giêsabên" Hêrôđia đó. Ông ta sợ những người đồng thời với mình. Ông ta sợ mình sẽ bị thay thế. Ông ta sợ Giăng.
5. Dường như Hêrốt có một sự cuốn hút kỳ lạ với vị tiên tri. Mác 6.20 chép: "vì Hê-rốt sợ Giăng, biết là một người công bình và thánh. Vua vẫn gìn giữ người, khi nghe lời người rồi, lòng hằng bối rối, mà vua bằng lòng nghe".
C. Bữa tiệc sinh nhật kỳ lạ của Hêrốt (các câu 6-11).
1. Hêrôđia thù ghét Giăng. Bà ta tìm kiếm một phương thức làm câm nín cái lưỡi của ông cho đến đời đời và tìm được phương thức ấy qua một bữa tiệc tổ chức ăn mừng “sanh nhựt của Hêrốt”.
2. Người đờn bà gian ác nầy có một cô con gái, Josephus chỉ ra cô con gái nầy là Salome (con gái của Philíp em Vua Hêrốt) được đặt trước mặt Hêrốt và nhiều người khác. Cô ta "nhảy múa" một vũ điệu khêu gợi khoái lạc, kích thích trước mặt cha kế của mình. Lịch sử cho chúng ta biết rằng các nhà quí tộc Rôma thường tổ chức ăn mừng sanh nhựt của họ bằng những bữa tiệc toàn đàn ông với nhau, ở đó họ say sưa, ăn uống và ham mê nhục dục là chuyện thường.
3. Câu 6 nói Hêrốt "lấy làm thích lắm", sát nghĩa là "phấn khích hay gợi cảm". Nhà vua nhục dục nầy đã phấn khích lên tới một tình trạng "đến nỗi lấy lời thề mà hứa cho con gái ấy điều cho nàng muốn xin". Câu chuyện của Mác thêm phần Hêrốt nói: "dầu xin phân nửa nước ta cũng vậy" (Mác 6.23).
4. Câu 8 làm cho sự thật ra rõ ràng thêm. Cuộc nhảy múa nầy là một phần trong kế hoạch gian ác của mẹ nàng. Vậy nàng bị "mẹ xui giục" bèn tâu rằng: "Xin lấy cái đầu Giăng Báptít để trên mâm mà cho tôi đây".
5. Tấm lòng đầy dẫy sự gợi dục và muốn tỏ ra mình là người làm ơn cách hào phóng, Hêrốt đã tự đưa mình vào giữa một vầng đá và một nơi khô cứng. Muốn cứu mạng của Giăng, ông ta phải tỏ ra lúng túng trước mặt các thực khách và cơn giận của vợ mình. Ông ta không mạnh mẽ đủ để đối mặt với cả hai bên.
6. Mặc dù ông ta lấy làm "buồn rầu", vì ông ta đã “lở thề rồi” và vì "những người dự yến ở đó" đang quan sát, nên ông ta "truyền cho nàng như lời".
7. Trong xà lim của cung điện, một kẻ hành quyết bước vào đấy và trong một thời gian ngắn nhất đã đưa Giăng bước vào sự vinh hiển của Chúa. "Đầu của ông để trên mâm mà đem cho con gái ấy".
8. Hãy thử hình dung lại bối cảnh ấy xem. Nàng "bèn đem cho mẹ mình". Đây là một thiếu nữ hãy còn trẻ trong chiếc áo bằng vải gợi dục. Cô ta nhận lấy cái mâm, trên đó là cái đầu vấy máu của vị tiên tri và cẩn thận đi ngang qua căn phòng rồi đặt cái mâm trước mặt mẹ mình với vẻ duyên dáng bước đi khởi từ bàn của vua. Đây là phần minh chứng rằng kẻ thù của Hêrôđia đã thực sự bị bức tử rồi.
III. Phản ứng của Chúa Giêxu trước cái chết của Giăng (các câu 12-13).
A. Các môn đồ của Giăng tôn cao ông (câu 12).
1. Giăng có nhiều môn đồ. Đúng thế, vài người trong số môn đồ của Chúa Giêxu trước đấy là môn đồ của Giăng. Khi họ nghe thấy tin tức thảm khốc về Giăng, họ đến "lấy xác mà chôn".
2. Hãy hình dung nỗi đau của họ khi họ đến lấy cái xác của người mà họ trung tín đi theo xem.
3. Có thể Giăng đã dạy họ phải làm y như vậy, có thể đây là điều mà họ muốn làm, song dù là lý do gì, sau khi chôn cất thi thể của Giăng, họ "đi báo tin cho Chúa Giêxu".
B. Chúa Giêxu đau buồn về việc Giăng (câu 13).
1. Ngài "vừa nghe tin ấy liền bỏ đó xuống thuyền, đi tẻ ra nơi đồng vắng". Chúa Giêxu không đi trốn Hêrốt, mà đau buồn khóc cho Giăng. Tôi nghĩ điều nầy chứng thực cho sự Chúa Giêxu tôn cao người anh em họ của mình.
2. Nếu Giăng không e sợ Hêrốt, thì Chúa Giêxu làm sao sợ hắn cho được? Nếu Ngài tránh né Hêrốt, sở dĩ như thế là vì chưa đến giờ cho Ngài chịu chết đấy thôi!
IV. Những lẽ thật vô đối cho hôm nay.
A. Có phải chúng ta sẵn lòng đứng cho lẽ thật và làm phu phỉ ý muốn của Đức Chúa Trời bất luận với cái giá nào không?
B. Thà chết cho Chúa Giêxu hơn là sống cho bản ngã mình. Mác 8.36 chép: "Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì?"
C. Dù có người được kêu gọi chịu chết cho Chúa Giêxu, hầu hết đều được kêu gọi để sống cho Ngài.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét