Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Mathiơ 10.16-23: "Đời sống của một môn đồ"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Đời sống của một môn đồ
Mathiơ 10.16-23
1. Đâu là khác biệt giữa tín đồ và môn đồ?
A. Tín đồ là người đã được cứu hay đã được sanh lại. Người nầy có thể đến nhóm hay không nhóm đều đặn với Hội thánh. Có thể người nghiên cứu hay không nghiên cứu Kinh thánh, cầu nguyện, dâng phần mười và các thứ của dâng... Chúa Giêxu là một phần trong đời sống của người nầy. Hầu hết trong quí vị đều là tín đồ rồi.
B. Môn đồ là người đầu phục trọn vẹn vâng theo Chúa Giêxu trong từng chi tiết của đời sống mình. Chúa Giêxu không phải là một phần trong đời sống của người, Chúa Giêxu là sự sống của người. "Môn đồ" có nghĩa là "người học việc". Theo Tân ước, môn đồ từ bỏ mọi sự để bước theo thầy của mình. Một số trong quí vị là môn đồ.
C. Tôi muốn quí vị nên dừng lại một phút rồi hãy hỏi Đức Chúa Trời câu nầy: "Con là tín đồ hay con là môn đồ?" Tôi tin Đức Thánh Linh sẽ tỏ ra câu trả lời cho quí vị ngay.
2. Mathiơ 10 đang nói về Chúa Giêxu đang ủy thác cho các môn đồ đầu tiên của Ngài ra đi và phục vụ cho Ngài. Ngài đã ban cho họ nhiều nguyên tắc vẫn còn áp dụng cho chúng ta ngày nay.
3. Mathiơ 10 là một lời tiên tri thu gọn. Ở đó có cả sự ứng nghiệm ngay tức thì và trong tương lai. Nói cách khác, phân đoạn nầy không những phác hoạ ra công cuộc truyền giáo ngắn hạn của các môn đồ trong xứ Galilê, mà còn phác hoạ ra chức vụ trọn vẹn của họ nữa, kể cả những người sẽ trở thành môn đồ của Ngài ao ước sau khi chết thậm chí trong biến cố Cơn Đại Nạn trong tương lai. Phân đoạn Kinh thánh nầy không miễn trừ nhận định nầy.
4. Từ những câu nầy, chúng ta hãy xét qua phần ví sánh về các môn đồ, thái độ của các môn đồ, sự bắt bớ, sự tiếp trợ, sự thù ghét và phản ứng của các môn đồ.
I. MỘT VÍ SÁNH VỀ CÁC MÔN ĐỒ (câu 16a).
A. Chúa Giêxu so sánh tín đồ với "Chiên".
1. Hãy lưu ý rằng Chúa Giêxu bắt đầu phần sứ điệp nầy của Ngài với từ ngữ: "Kìa". Thực ra, Ngài đang phán: "Hãy tỉnh thức! Hãy nghe đây! Hãy chú ý tới những điều ta sắp phán ra đây".
2. Chúa Giêxu phán: "Ta sai các ngươi đi khác nào như chiên vào giữa bầy muông sói". Từ những gì chúng ta đọc thấy trong 9.36, chúng ta nên nghĩ Ngài đang phán: "Ta sai các ngươi đi ra giống như những người chăn giữa bầy chiên vậy".
3. Về thuộc thể, tôi không thể hiểu nổi Chúa Giêxu đang nói tới chúng ta như "chiên" được. Chiên là loài vật ngu dốt. Chiên ăn bất cứ loại rau cỏ nào, thậm chí loài thực vật độc nữa, vì thế chúng cần phải được chăn giữ. Chúng có thể bị hại đến chỗ cùng cực trong thời tiết, dễ bị nhiểm trùng và tật bịnh. Bầy muỗi bay vo ve quanh đầu của chúng, chích đau chúng và đôi khi chúng cụng đầu vào cây cối hay vầng đá cho tới khi chúng chết đi nữa. Chúng sẽ bỏ chạy tán loạn khi mường tượng ra nguy hiểm rồi đâm đầu xuống dốc núi và cứ bỏ chạy cho tới chừng nào chúng kiệt sức mà chết thì thôi. Mục tiêu là: Chiên cần sự quan phòng thường xuyên.
4. Mặc dù chúng ta không thích lối ví sánh như thế, trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa, sự so sánh về "chiên" là cực kỳ chính xác. Trong nhiều phương thức, chúng ta rất dại dột về mặt thuộc linh. Chúng ta trưởng dưỡng lý trí mình với những độc tố. Chúng ta hoang mang, hốt hoảng không cần thiết. Chúng ta tự bỏ chạy cách điên khùng cho tới chừng chúng ta kiệt quệ. Chúng ta ngoan cố hướng đầu mình đối nghịch với những nan đề thay vì trao phó chúng cho Chúa. Chúng ta là bầy chiên với một Đấng Chăn Giữ Hiền Lành và chúng ta phải học biết nương cậy vào sự quan phòng thường trực của Ngài.
B. Chúa Giêxu so sánh người chưa tin Chúa với "muông sói".
1. Trong xứ Palestine, cũng như trong nhiều nơi trên thế giới, những chỗ chiên sống thành từng bầy, "muông sói" chủ yếu là những con dã thú. Sống thành bầy đàn, chúng tấn công bầy chiên hãm bắt chúng rồi xé nát ra thành từng mãnh. Có khi chúng tấn công bầy chiên đang khi chúng còn ở trong ràng nữa. Nguồn bảo hộ duy nhất của bầy chiên là người chăn cùng cây trượng của người.
2. Khi muông sói tấn công bầy chiên, giống như những người vô tín thường tấn công nhiều người chúng ta trong bầy của Chúa Giêxu. Vào các thời điểm nầy, Đấng Chăn Giữ Hiền Lành của chúng ta là nguồn trông cậy duy nhất của chúng ta mà thôi.
C. Chúa Giêxu truyền cho "Chiên" của Ngài phải đi ra giữa bầy “muông sói”.
1. Hãy lưu ý, Chúa Giêxu phán: "Ta sai các ngươi đi...". Ngài cố ý đặt bầy chiên của mình vào "giữa bầy muông sói". Ngài sai bầy chiên của Ngài vào lãnh thổ của bầy sói dữ.
2. Khi chúng ta đi ra trong vai trò môn đồ của Đấng Christ để phục vụ trong thế giới của bầy sói nầy, chúng ta sẽ bị chúng tấn công.
a. Trong Công vụ các sứ đồ 20.29, Phaolô nói: "Còn tôi biết rằng sau khi tôi đi sẽ có muông sói dữ tợn xen vào trong vòng anh em, chẳng tiếc bầy đâu".
b. Trong Roma 8.36, Phaolô nói theo quan điểm của thế gian: "Họ coi chúng tôi như chiên định đem đến hàng làm thịt”.
c. Chúa Giêxu đã cảnh cáo trong Mathiơ 7.15: "Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé".
3. Tại sao vậy? Nếu Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta, tại sao Ngài lại sai phái chúng ta vào trong một nơi mà chúng ta có thể tổn hại chứ? Câu trả lời: sở dĩ như vậy là vì đấy là chỗ chúng ta có thể hầu việc Ngài hết mức. Chúa Giêxu muốn chúng ta phải nhìn biết con đường dành cho chức vụ môn đồ là con đường khó nhọc và lắm hiểm nguy. Winston Churchill đã nói với đồng bào của mình rằng: "Mọi sự tôi có thể hiến cho đồng bào là máu, mồ hôi và nước mắt của tôi".
4. Có một chủ nghĩa MÔN ĐỒ DỄ DÀNG trong Cơ đốc giáo ngày nay. Lộ trình đến với tình trạng giống như ảnh tượng của Đấng Christ là lộ trình gian khổ, nhưng phần thưởng thì lại rất lớn.
5. II Timôthê 3.12 chép: "Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ". Tuy nhiên, sự bắt bớ có thể không là tiêu chuẩn trong đời sống chúng ta, nếu chúng ta phục theo chức năng môn đồ, thì sự bắt bớ ấy sẽ đến ngay.
II. THÁI ĐỘ CỦA CÁC MÔN ĐỒ (câu 16b).
A. Chúng ta cần phải sống "khôn khéo như rắn".
1. Theo truyền khẩu Trung Đông, cũng như trong nhiều truyền thuyết xưa, con "rắn" bị coi là giống khôn khéo và xảo quyệt nhất trong mọi loại thọ tạo. Cho nên chẳng có gì phải ngạc nhiên khi Satan nói với Êva qua thân thể của một con rắn.
2. Chúa Giêxu phán rằng chúng ta cần phải "khôn khéo như rắn". "Khôn khéo" ra từ chữ phronimos (fron'-ee-mos) có nghĩa là "suy xét cẩn thận, quyết định khôn ngoan, hay kín đáo, nghĩa là thực khôn khéo". Chữ nầy có nghĩa là rất xảo quyệt, láu cá, và linh lợi.
3. Nguyên tắc ở đây: ấy là chúng ta cần phải có thái độ của sự khôn ngoan. Chúng ta cần phải biết nói ra đúng sự việc đúng thời điểm và đúng cách. Chúng ta cần phải tế nhị, biết xử thế, và suy xét đúng đắn. Chúng ta đừng bao giờ tỏ ra khắc nghiệt, hung hăng, hay khinh suất một cách không cần thiết.
4. Côlôse 4.5 chép: "Hãy lấy sự khôn ngoan ăn ở với những người ngoại, và lợi dụng thì giờ".
5. Khi Chúa Giêxu bị cấp lãnh đạo tôn giáo trong thời ấy công kích, Ngài đã ăn nói trong sự khôn ngoan và dè dặt, đừng bao giờ rơi vào cảnh giận dữ mất kềm chế.
6. Cho phép tôi cung ứng cho quí vị một số hình ảnh về các Cơ đốc nhân bảo thủ theo quan điểm của thế gian, không đi nhà thờ và chưa được cứu:
a. Những người đang gào thét ở bên ngoài các bịnh viện chuyên về nạo thai.
b. Những kẻ giả mạo và hạng lang băm với lớp mỹ phẩm xảo quyệt tô điểm gương mặt của họ.
c. Những vị Mục sư và giáo sĩ chuyên thăm viếng gái mãi dâm và bay trên loại phản lực gợi dục chứ không chìa những tấm ngân phiếu an sinh xã hội giúp đỡ cho những bà lão già yếu.
7. Nếu chúng ta có thể tiếp cận với người chưa được cứu và người không đi nhà thờ, chúng ta phải khôn khéo đủ để trình bày cho họ thấy một hình ảnh khác biệt. Chúng ta phải biết cách yêu thương họ để đưa họ đến với Nước Trời.
B. Chúng ta phải "đơn sơ như chim bồ câu".
1. "Bồ câu" luôn luôn là biểu tượng cho sự thanh sạch. "Đơn sơ" có nghĩa là "vô tội".
2. Thậm chí dù chúng ta hành động trong phương thức xảo quyệt tinh vi lúc chìa tay ra, chúng ta cũng phải giữ lòng thanh sạch. Chúng ta đừng thêm hay bớt gì nơi sứ điệp tin lành. Có nhiều nhà thờ đã làm như thế.
3. Chúng ta không cần phải khắc nghiệt quá khi đưa người ta đến với Đấng Christ, nhưng chúng ta cần phải thanh sạch (I Côrinhtô 9.19-22).
4. Chúng ta cần sự thanh sạch nơi cách xử sự của chúng ta ở trước mặt thế gian. Hêbơrơ 7.26 truyền cho chúng ta phải sống giống như Chúa Giêxu "Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm”, Ngài kà:...thánh, vô hại, không ô uế, phân rẽ với hạng tội nhân..." Quí vị không thể làm chứng cho Nước Trời trừ phi quí vị chịu sống theo một cung cách sống chân thực.
C. Chúng ta đang nhìn thấy tấm gương về thái độ trong đời sống của Phaolô (Công vụ các sứ đồ 23.1-5).
III. SỰ BẮT BỚ CỦA CÁC MÔN ĐỒ (các câu 17-18).
A. Một lời cảnh báo về sự bắt bớ (câu 17a).
1. Chúa Giêxu cảnh cáo chúng ta phải "coi chừng người ta". "Coi chừng" có nghĩa là phải cẩn thận, phải dè chừng, sẵn sàng, quan sát, không cả tin.
2. Mặc dù Kinh thánh dạy chúng ta phải "coi chừng người ta", kẻ thù thực sự của chúng ta là Satan cùng các thế lực tối tăm của hắn. Êphêsô 6.12 chép: "Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy".
3. Hạng người mà chúng ta phải “coi chừng” là hạng người biết hay không biết mình chỉ là quân “chốt thí” của Satan mà thôi.
B. Sự bắt bớ sẽ đến từ phía Tôn giáo (câu 17b).
1. Chúa Giêxu bảo các môn đồ Ngài rằng họ sẽ bị nộp trước "toà án" và sẽ bị "đánh đòn” trong “nhà hội".
2. Trong từng ngôi làng Do thái đã có một ngôi nhà dành cho sự thờ phượng, một nhà hội. Những toà nhà nầy được dùng làm nơi nhóm lại của toà án. Người ta đem đặt bị cáo trước toà của cấp lãnh đạo tôn giáo, họ đưa ra bản nghị án, giảm án, và phán quyết về hình phạt.
3. Thường thì hình phạt là "đánh đòn", 39 roi cộng với một roi như đã được mô tả ở Phục truyền luật lệ ký 25.3. Thay vì dâng hiến 40, họ đã dâng 39 để tỏ ra sự tử tế. Một vị quan án sẽ quất roi đang khi người khác sẽ đếm.
4. Saulơ người Tạtsơ, đã trở thành sứ đồ Phaolô, ông đã được mời tới dự trong những lần ra đòn và đánh đập như thế. Ông đã nói trong Công vụ các sứ đồ 22.19, "Tôi thưa rằng: Lạy Chúa, chính họ biết tôi từng bỏ tù những người tin Chúa và đánh đòn trong các nhà hội nữa". Về sau chính mình ông lại bị đánh đòn. Ông đã nói trong II Côrinhtô 11.24: "năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục".
5. Kinh thánh và lịch sử dạy cho chúng ta biết rằng hầu hết các môn đồ đầu tiên đều đã đối diện với những lần đánh đòn như vậy và đã tuận đạo trong khi rao giảng Tin lành.
6. Kể từ thời của Đấng Christ, tôn giáo là kẻ bắt bớ thường xuyên của những tín đồ thật.
a. Chính mình Chúa Giêxu đã bị hạng người tôn giáo đánh đòn và đem đóng đinh trên thập tự giá.
b. Hội thánh đầu tiên đã đối diện với sự bắt bớ lớn lao nhất từ các cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái.
c. Trong những kỷ nguyên tăm tối, các môn đồ thực đã bị Hội thánh Rôma trục xuất và bắt bớ.
d. Những vị anh hùng đức tin đã phó mạng sống của họ trong kỳ Cải Chánh Tin Lành để đưa Kinh thánh và Cơ đốc giáo đến với nhiều đoàn dân đông.
e. Lịch sử Hội thánh chứa nhiều thi thể của những người tuận đạo, họ đã chết trong tay của hạng người tôn giáo.
C. Sự bắt bớ sẽ đến từ phía nhà cầm quyền (câu 18).
1. Chúa Giêxu đã phán họ sẽ bị "giải đến trước mặt các quan tổng đốc và các vua". Họ đã đối mặt với những người như Philát, Phêlít, và Phêtu, “các quan tổng đốc" người La mã. Họ đã đứng trước mặt "các vua" như At-ríp-ba, Hêrốt Antipa và nhiều người khác nữa.
2. Hãy chú ý cách cẩn thận là Chúa Giêxu đã phán họ sẽ bị giải đi "vì cớ Ta". Người thế gian thù ghét Đấng Christ rồi ví cớ đó, họ thù ghét mỗi một tín đồ thực của Đấng Christ.
3. Chúng ta càng trở nên giống với Chúa Giêxu, chúng ta sẽ càng bị người thế gian miệt khinh. Cơ đốc nhân xác thịt, theo đời nầy chẳng có chút gì sợ hãi đối với người thế gian. Tuy nhiên, khi chúng ta bước theo Chúa Giêxu và trở thành hạng môn đồ chân chính, chúng ta sẽ đối mặt với sự bắt bớ. Hãy lưu ý lời lẽ của Chúa Giêxu trong Giăng 15.18-21.
4. Tuần lễ nầy tôi có đọc thấy trong nhiều quốc gia như Trung hoa, đã có thêm nhiều sự bắt bớ Cơ đốc nhân trong 30 năm trở lại đây hơn các phần còn lại của lịch sử. Sự bắt bớ ấy có thể xảy đến tại xứ sở nầy. Ngày nay, về mặt chính trị khi bắt bớ bất kỳ nhóm nào ngoại trừ Cơ đốc nhân đều là không đúng. Ngày nay Đấng Christ đã bị dời đi ra khỏi trường học và chỗ công cộng, ngày mai họ tìm cách đời Ngài ra khỏi nhà thờ và gia đình. Đây là những dấu hiệu nói tới thời điểm...
Thomas J. Watson đã viết: "Nếu quí vị trổi dậy và bị đếm số (như võ sĩ quyền anh), từng hồi từng lúc quí vị sẽ thấy mình bị đánh gục, nhưng hãy nhớ: một người bị những thứ luật lệ định sẵn làm cho bẽ mặt cứ cương quyết vì cớ điều lành".
IV. SỰ TIẾP TRỢ CHO CÁC MÔN ĐỒ (các câu 19-20).
A. Nếu và khi chúng ta bị giải đến trước các bậc cầm quyền, chúng ta không nên "lo" chi hết! Chúng ta không phải lo về "cách nói làm sao". Nói cách khác: "Đừng lo về điều các ngươi sẽ nói". Chúng ta không nên tìm cách thuyết phục người khác về tình trạng vô tội của chính chúng ta.
B. Chúa Giêxu nói cho chúng ta biết rằng "vì những lời đáng nói sẽ chỉ cho các ngươi chính trong giờ đó". Câu 20 tiếp tục nói rằng: "Thánh Linh của Cha các ngươi [của chúng ta]" sẽ từ trong lòng các ngươi nói ra qua chúng ta.
C. Khi Phierơ và Giăng bị những kẻ bắt bớ người Do thái ra lịnh không được nói tới Chúa Giêxu nữa, họ đã nói: "Nhưng Phierơ và Giăng trả lời rằng: Chính các ông hãy suy xét, trước mặt Đức Chúa Trời có nên vâng lời các ông hơn là vâng lời Đức Chúa Trời chăng? Vì, về phần chúng tôi, không có thể chẳng nói về những điều mình đã thấy và nghe" (Công vụ các sứ đồ 4.19-20).
D. Một số bằng chứng quan trọng nhất ra từ môi miệng của những người tuận đạo trước khi họ chết. (sứ điệp của Êtiên trong Công vụ các sứ đồ 7.51-60).
V. THÁI ĐỘ THÙ GHÉT CÁC MÔN ĐỒ (các câu 20-21).
A. Thù ghét có thể đến từ phía gia đình (câu 21).
1. Chúa Giêxu phác hoạ ra một thời kỳ khi các thành viên trong gia đình, "anh...", "cha" và "con cái..." sẽ "nộp... [các thành viên trong gia đình] cho đến chết".
2. Hãy chú ý lời lẽ của Chúa Giêxu trong các câu 34-36.
3. Trong các sự bắt bớ của người La mã và thế kỷ thứ hai và thứ ba, vô số thuộc viên Cơ đốc nhân đã bị giao cho nhà cầm quyền say máu giết người.
4. Ngày nay ở Trung hoa, ở đó Cơ đốc giáo dưới lòng đất đang được rao giảng rất nhanh chóng, nhiều người bị thành viên trong gia đình họ đem nộp cho nhà cầm quyền.
5. Năm ngoái tôi đến giảng cho hai gia đình Cơ đốc. Họ đến làm việc tại quốc gia theo Hồi giáo là Saudi Arabia. Họ phải rất cẩn trọng về ai đang hiện diện khi họ nghiên cứu Kinh thánh.
B. Thù ghét đến từ phía xã hội (câu 22).
1. Khi Chúa Giêxu phán chúng ta sẽ bị "thiên hạ ghen ghét". Ngài không có ý nói tới từng người chưa tin Chúa, mà nói tới người chưa tin Chúa, nói chung.
2. Chúa Giêxu phán chúng ta sẽ bị thù ghét "vì cớ danh ta". Thế giới vô tín sẽ không khinh dễ quí vị vì màu da, văn hoá, hay khả năng tài chính của quí vị. Tuy nhiên, họ sẽ nhạo báng quí vị vì cớ đức tin quí vị đặt nơi Chúa Giêxu.
3. Phaolô đã nói trong I Côrinhtô 4.9: "Vì chưng Đức Chúa Trời dường đã phơi chúng tôi là các sứ đồ ra, giống như tù phải tội chết, làm trò cho thế gian, thiên sứ, loài người cùng xem vậy".
4. Chúng ta nhận ra đức tin chân thật nơi Đấng Christ bằng cách nào? Chúa Giêxu phán: "song ai bền lòng cho đến cuối cùng, thì sẽ được rỗi". Chịu đựng sự bắt bớ không kiếm được sự cứu rỗi, sự ấy rất là rõ ràng!
5. Khi sự bắt bớ đến với một quốc gia hay một Hội thánh, ai là Cơ đốc nhân theo mặt văn hoá sẽ lui đi hết. Chỉ có người nào thực sự nhìn biết Đấng Christ sẽ còn ở lại. Hãy lưu ý Roma 8.35,37-39.
VI. PHẢN ỨNG CỦA CÁC MÔN ĐỒ (câu 23).
A. Chúa Giêxu phán: "Khi nào người ta bắt bớ các ngươi trong thành nầy, thì hãy trốn qua thành kia".
1. Những người tin Chúa không cố ý tìm kiếm sự bắt bớ đâu. Chúng ta đừng bao giờ thử chịu đựng sự bắt bớ vì cớ có sự bắt bớ.
2. Chúng ta không bị buộc phải ở lại trong chỗ nguy hiểm cho tới chừng chúng ta bị bắt bỏ tù và bị giết.
3. Phaolô và nhiều sứ đồ khác đã noi theo nguyên tắc nầy suốt trong chức vụ của họ. Họ đã chịu đựng sự bắt bớ chỉ để tiếp cận với người khác mà thôi.
B. Tất cả các tín đồ đều noi theo sự dạy nầy "cho tới khi Con Người đến". Đây là phần tham khảo tới 144.000 người Do thái tin theo Đấng Mêsi, họ sẽ rao giảng Tin lành trong kỳ đại nạn. Tuy nhiên, cho tới chừng Chúa Giêxu đến để cứu chúng ta, chúng ta hãy trở thành hạng môn đồ trung tín.
PHẦN KẾT LUẬN:
Có một sự khác biệt giữa việc làm một tín đồ và làm một môn đồ. Quí vị là ai nào? Nếu quí vị được kêu gọi phải trả giá vì cớ đức tin của mình, thì quí vị có chịu trả giá không?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét