Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

Mathiơ 2.13-23: "NHỮNG LỜI TIÊN TRI NÓI VỀ NHÀ VUA"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
NHỮNG LỜI TIÊN TRI NÓI VỀ NHÀ VUA
Mathiơ 2.13-23
1. Lịch sử cho chúng ta biết vào đầu thế kỷ thứ 19 cả thế giới đang trông chờ với từng hơi thở các chiến dịch của Napoleon. Khắp nơi nơi người ta đang nói về những cuộc hành quân, các cuộc xâm lược, những trận đánh, và máu đổ khi nhà độc tài người Pháp thực hiện mọi điều nầy khắp Âu châu. Nhiều trẻ em ra đời trong khoảng thời gian đó; nhưng ai có thì giờ đâu để suy nghĩ đến những con trẻ chứ?
Vào năm 1809, trong khi Napoleon đang đưa quân qua nước Áo, hầu làm thay đổi cục diện thế giới, thì có nhiều trẻ em ra đời và được nâng niu trên ngực mẹ chúng. William Gladstone đã ra đời. Ông được định cho phải trở thành một trong những nghị sĩ tài hoa nhất mà nước Anh từng đào tạo được. Alfred Tennyson đã ra đời trong gia đình của một vị Mục sư. Một ngày kia ông đã tác động vào thế giới lúc bấy giờ theo một kiểu cách rất đáng nhớ. Oliver Wendell Holmes ra đời ở Cambrige, Massachusetts vào năm 1809. Ở Boston, Edgar Allen Poe đã bắt đầu cuộc đời có nhiều kết quả, dù thảm thương. Đến năm 1809 một y sĩ có tên là Darwin cùng vợ đặt tên cho đứa con của họ là Charles Robert. Cũng chính năm đó những tiếng kêu khóc của một trẻ sơ sinh người ta nghe thấy được từ một túp lều tồi tàn ở Hardin County, Kentucky. Còn tên của đứa trẻ? Ấy là Abraham Lincoln.
Chắc chắn nhiều người lúc bấy giờ đã nghĩ rằng số phận của thế giới sẽ được hình thành theo chiến trường của người Áo ngày đó. Tuy nhiên, hôm nay chỉ có một số kẻ ái mộ lịch sử còn nhớ đến hai hay ba trận đánh của người Áo. Quay nhìn lại, chúng ta biết rằng lịch sử đã được hình thành trong những cái nôi của nước Anh và nước Mỹ khi những người mẹ trẻ ẵm trong vòng tay của họ hạng người làm chao đảo và chấn động tương lai.
Cũng nói một thể ấy về thời điểm mà Chúa Jêsus người Naxarét giáng sinh. Không một ai trong Đế quốc La mã có lòng quan tâm đến đời sống của con trẻ người Do thái ra đời tại thành Bếtlêhem. Tuy nhiên, như phân đoạn Kinh Thánh nầy tỏ ra, Đức Chúa Trời đã hiện diện, làm ứng nghiệm lời tiên tri, sửa soạn thế giới trong công việc của Con thiêng liêng của Ngài.
2. Lẽ đạo chính trong Cựu ước là sự đến của Đấng Mêsi, là Vua và Cứu Chúa của người Do thái. Đó là một phần của từng sách. Mathiơ viết câu chuyện của ông nói về cuộc đời của Đấng Christ chứng minh rằng Chúa Jêsus là Đấng Mêsi. Trong chương 2, chúng ta thấy bốn lời tiên tri nói về Đấng Mêsi, nói tới bốn địa điểm đã được ứng nghiệm.
3. Chúng ta đã nghiên cứu tuần qua trong các câu 4-6 khi lời tiên tri nói về sự giáng sinh của Chúa Jêsus tại thành Bếtlêhem đã được ứng nghiệm. Hôm nay, chúng ta sẽ xét ba phần cuối, sự trốn qua Aicập, cuộc tàn sát tại Rama, và ngôi nhà mới ở Naxarét.
I. Sự trốn qua Aicập (các câu 13-15).
A. Lời cảnh báo (câu 13).
1. Có lẽ mọi sự cố đều nằm ở giữa chương 2 (Cuộc gặp gỡ Hêrốt của mấy thầy bác sĩ, lòng tôn kính của mấy thầy bác sĩ, sự họ trở về nước của mình và lời cảnh báo cho Giôsép) đã diễn ra trong cùng một đêm.
2. Mấy thầy bác sĩ đến viếng lúc ban đêm, dâng lên những lễ vật quí giá của họ. Khi họ “đi rồi” theo sự dặn dò của Đức Chúa Trời, Mary và Giôsép còn nằm trên giường mình, lấy làm lạ về mọi sự nầy. Niềm vui của họ như bị thu ngắn lại bởi một sứ điệp thiêng liêng.
3. Giống như khi bảo đảm với Giôsép về con trẻ của Mary (1.20), “một thiên sứ của Chúa hiện đến cùng Giôsép trong chiêm bao”.
4. Giôsép được truyền cho phải “đi trốn” với Chúa Jêsus và Mary. “Trốn” đến từ chữ Hy lạp pheugo, từ chữ nầy chúng ta có chữ “lánh nạn” (fugitive). Chữ nầy có nghĩa là “một người đi trốn việc gì hay trốn ai đó”. Chữ nầy theo thì mệnh lệnh hiện tại (the present imperative) có nghĩa là sự việc còn tiếp diễn. Chúng ta phải đóng ngoặc đơn lại: “Đừng dừng lại, cứ chạy mãi cho tới chừng ngươi đã đến xứ Aicập”.
5. Lý do để có lời cảnh báo đột ngột nầy, ấy là “Hêrốt sẽ kiếm con trẻ ấy mà giết”. Chúa Jêsus đã vào trong thế gian để cứu tội nhân và Ngài đã đến công khai trước khi tội nhân tìm cách tiêu diệt Ngài.
6. Kỳ quặc làm sao, Môise đã được người Do thái che giấu tránh người Aicập và Chúa Jêsus lại được người Ai cập che giấu cho.
B. CUỘC ĐI TRỐN (các câu 14-15a).
1. Từ ngữ đầu tiên trong lời cảnh báo của thiên sứ là “Hãy chờ dậy!”. Giôsép “đã chờ dậy”. Quý vị có tưởng tượng ra họ đang quanh quẩn trong ngôi nhà nhỏ cố sức quyết định xem điều nào là quan trọng và phải để lại những thứ gì?
2. Giôsép đã đưa Chúa Jêsus và Mary ra đi và họ rời khỏi “đang ban đêm”. Có lẽ cũng chính đêm hôm ấy mấy thầy bác sĩ đã rời khỏi đó để trở về Đông phương, gia đình bé nhỏ nầy đã rời đi hướng về Aicập.
3. Họ “lánh qua nước Êdíptô”. Đường đi khoảng 75 dặm thì đến biên giới Aicập và có lẽ thêm 100 dặm nữa thì đến một nơi an toàn. Chúng ta không biết họ cỡi thú vật đi hay đi bộ. Hãy hình dung ra chuyến đi với một đứa trẻ nhỏ.
4. Họ ở đó “cho tới khi vua Hêrốt băng”.
a. Chúng ta biết rất ít về sự họ ở lại Aicập, gần như họ đã đến ngụ tại Alexandria, ở đây có một khu định cư người Do thái rất rộng.
b. Các lễ vật quí giá của mấy thầy bác sĩ đã cung ứng mọi nhu cần của họ trong khoảng thời gian nầy.
c. Lịch sử cho chúng ta biết Hêrốt đã qua đời một thời gian ngắn sau cuộc tàn sát trẻ thơ vô tội, vì thế họ đã ngụ tại ở đấy có vài tháng mà thôi.
d. AI CẬP LÀ MỘT NƠI RẤT QUEN THUỘC ĐỐI VỚI CHÚA JÊSUS!
C. Lời tiên tri (câu 15b).
1. Hết thảy mọi sự nầy đã xảy ra “hầu cho ứng nghiệm lời Chúa dùng đấng tiên tri mà phán”. Vị tiên tri Ôsê.
2. Đức Thánh Linh đã cảm thúc Mathiơ trưng dẫn một câu trong Ôsê 11.1: “ta gọi con trai ta ra khỏi Ê-díp-tô”.
3. Câu nầy trong sách Ôsê chủ yếu là một lời bình về mặt lịch sử nói về Đức Chúa Trời đang giải phóng “con” Ngài là Ysơraên ra khỏi vòng nô lệ ở Aicập khoảng 700 năm trước đó. 700 năm sau Ôsê mới viết ra những lời lẽ nầy, Đức Chúa Trời đã sử dụng chúng để nói tiên tri về Đấng Christ, là Đấng được gọi là “ra khỏi Aicập”.
4. Lời đe doạ của Hêrốt không làm cho Đức Chúa Trời phải kinh ngạc và chẳng thành vấn đề gì đối với Ngài. Hàng trăm năm trước khi Hêrốt sanh ra kế hoạch của Đức Chúa Trời đã có rồi.
II. Cuộc tàn sát tại Rama (các câu 14-18).
A. CƠN GIẬN của Hêrốt (câu 16a).
1. Hêrốt “thấy mình đã bị đánh lừa”. “Đánh lừa” có ý chế giễu trong đó. Gốc của chữ nầy mang ý nói “chơi như con nít” trong tính cách pha trò hay nói vui chơi. Chữ nầy được dùng để mô tả những sự chế nhạo của kẻ thù của Chúa Jêsus.
2. Câu 9 nói rằng Hêrốt “đã sai” mấy thầy bác sĩ đến thành Bếtlêhem để tìm con trẻ. Họ sắp sửa “đáp lời” để Hêrốt cũng sẽ “đến và thờ lạy Ngài”. Trong câu 12, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng mấy thầy bác sĩ đã được Chúa mách bảo đừng “trở lại nơi vua Hêrốt”, vì vậy họ “đi đường khác mà về xứ mình”. Ấy chẳng phải mấy thầy bác sĩ chủ động đánh lừa Hêrốt đâu, họ chỉ vâng theo Đức Chúa Trời mà thôi. Tuy nhiên, ông ta đã nhìn thấy đó là một sự đánh lừa ngụ ý chế giễu.
3. Ông ta đã “tức giận”. Cơn giận của ông ta thì ai cũng biết. Trong cơn giận, ông ta đã giết em rễ, mẹ vợ, vợ cùng bốn người con trai mình. Những người hầu cận ông đều biết rõ người nào sẽ phải chết.
MacArthur viết: “(tức giận)… ở trong thể thụ động cách, cho thấy Hêrốt đã không còn làm chủ được tình cảm của mình và bấy giờ đã bị nó chế ngự hoàn toàn… Ông ta đã không băn khoăn khi xét thấy rằng mấy thầy bác sĩ đã không trở lại cùng mình, có lẽ họ đã đoán được dự tính gian ác và nếu thực như vậy, họ đã cảnh báo cho gia đình rồi. Gia đình đổi lại đã trốn khỏi thành Bếtlêhem và có lẽ khỏi xứ nữa. Tuy nhiên, theo ánh sáng tâm trí đồi trụy của Hêrốt, ông ta sẽ thực hiện hành vi gian ác, nó vô ý thức và biểu hiện thất bại – cho dù ông ta có biết đối tượng chính mà ông ta thù ghét đã trốn thoát rồi. Nếu ông ta không thể bảo đảm việc giết Chúa Jêsus bằng cách giết chết nhiều con trẻ khác, ông ta sẽ giết chúng thay cho chỗ của Chúa Jêsus”.
B. Việc GIẾT NGƯỜI của Hêrốt (câu 16b).
1. Ông ta đã ra lệnh giết ngay lập tức “hết thảy con trai từ hai tuổi sấp xuống ở thành Bếtlêhem và cả hạt”. Ông ta đề ra 2 tuổi vì ông ta đã “theo đúng ngày tháng mà mấy thầy bác sĩ đã cho biết” có quan hệ tới ngôi sao mà họ đã trông thấy (câu 7).
2. Hãy tưởng tượng xem mấy tên lính kia đang đi lục lọi từ nhà nầy sang nhà khác, chụp lấy những đứa con trai còn nhỏ tách ra khỏi vòng tay của mẹ chúng rồi đập vỡ sọ chúng bằng cán của thanh gươm. Những đứa trẻ vô tội nầy chết vô số trong cuộc chiến lâu dài giữa Nước của Đức Chúa Trời và các thế lực của sự tối tăm.
C. LỜI TIÊN TRI của Giêrêmi (các câu 17-18).
1. Việc giết các con trẻ khủng khiếp nầy là một sự ứng nghiệm, một sự hoàn tất lời tiên tri Giêrêmi 31.15 trong Cựu ước.
2. Giống như nhiều lời tiên tri khác, lời tiên tri nầy có một sự ứng nghiệm đầu và cuối. Lần ứng nghiệm lúc đầu là trong nỗi đau buồn của Ysơraên khi hầu hết dân sự của Ysơraên đều bị bắt đi làm phu tù ở xứ Babylôn. “Rama” là một thị trấn ngoài thành Jêrusalem, đó là nơi những kẻ phu tù bị phát vãng. “Rachên” có ý nói tới hết thảy những người mẹ Do thái đang khóc than vì tai hoạ.
3. Lần ứng nghiệm lúc cuối nằm ở đây tại thành Bêtlêhem. Hãy tưởng tượng tiếng kêu la của những người mẹ, làm vang khắp cả làng xóm. Họ đã “không chịu yên ủi, vì chúng nó không còn nữa”.
4. Chúng ta hãy trở lại với Giêrêmi 31.16-17 và hãy đọc phần còn lại của lời tiên tri. Mặc dù đây là một thảm hoạ khủng khiếp, công việc của Đấng Christ sẽ đem lại sự cứu rỗi cao cả. Thi thiên 30.11 chép: “Ngài đã đổi sự buồn rầu tôi ra sự khoái lạc, mở áo tang tôi, và thắt lưng tôi bằng vui mừng”.
5. Hết thảy những đứa trẻ đã chết vì cớ tội lỗi. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể vui mừng trước sự kiện chúng đang ở với Chúa.
III. Ngôi nhà mới ở Naxarét (các câu 19-23).
A. SỰ XUẤT HIỆN KHÁC từ một thiên sứ (các câu 19-20).
1. “Sau khi vua Hêrốt băng” một lần nữa Giôsép đã trông thấy “một thiên sứ của Chúa hiện đến trong chiêm bao”. Đây là lần thứ ba thiên sứ xuất hiện! Ngài truyền rằng “những kẻ muốn giết con trẻ đã chết rồi”.
2. Josephus – sử gia người Do thái đã ghi lại rằng Hêrốt “đã chết như thế nầy: ruột lở loét, nội tạng nhiễm trùng, đầy giòi bọ, thường co giật, hơi thở hôi hám, và các y bác sĩ cũng như tắm nước ấm không làm sao chữa lành được”. Một kết cuộc xứng đáng cho một con người như thế!
3. Thiên sứ đã nói về “những kẻ” muốn giết Chúa Jêsus, hàm ý rằng còn có nhiều kẻ khác chớ không chỉ có Hêrốt đâu. Bấy giờ họ cũng đã “chết” nữa.
B. LỜI CẢNH BÁO khác đến từ Đức Chúa Trời (các câu 21-22).
1. Giôsép dời gia đình mình về tại xứ Ysơraên. Ông không được truyền cho phải đến đâu trong Ysơraên, nhưng dường như ông đã hướng về xứ Giuđê. Thế rồi ông nghe nói rằng “Achêlau trị vì tại xứ Giuđê” thế vào vị trí của cha người là Hêrốt. Ông nầy cũng “cùng một bụng như cha mình”. Ông ta đã từng hành quyết 3.000 người Do thái trong một cuộc nổi loạn, hầu hết họ đều không có tham dự vào.
2. Vì cớ “Achêlau”, Giôsép “sợ, không dám về” [xứ Giuđê]. Trong khi đang ngẫm nghĩ không biết phải đi đâu, ông đã được “Chúa mách bảo trong chiêm bao” có lẽ thiên sứ của ông đã trở lại! Vì vậy, ông vào “xứ Galilê” rồi đến sống trong một thành kia tên là “Naxarét”. Luca 2.4 cho thấy rằng đây là thành phố mà từ đó ông và Mary đã xuất thân.
C. Lời TIÊN TRI khác đã ứng nghiệm (câu 23).
1. Ông đã đến thành Naxarét “để ứng nghiệm lời mấy đấng tiên tri đã nói”. Vấn đề rõ ràng là không một chỗ nào trong Cựu ước nói về Đấng Mêsi “người ta sẽ gọi Ngài là người Naxarét”.
2. Hãy lưu ý câu nầy là “do mấy đấng tiên tri nói”. Có hàng trăm, có lẽ hàng ngàn vị tiên tri trong lịch sử Ysơraên. Không phải hết thảy đều được Đức Thánh Linh cảm động để viết ra nhiều sách trong Cựu ước đâu. Dường như câu nói nầy, dù không phải là một phần của Kinh Thánh lại được ai cũng biết là do nhiều vị tiên tri tỏ ra. Có vài lần, Tân ước nói về các sự cố hay những câu nói không nằm trong Cựu ước.
a. Giuđe 14-15 chép: “Ấy cũng vì họ mà Hê-nóc, là tổ bảy đời kể từ A-đam, đã nói tiên tri rằng: Nầy, Chúa ngự đến với muôn vàn thánh, đặng phán xét mọi người, đặng trách hết thảy những người không tin kính về mọi việc không tin kính họ đã phạm, cùng mọi lời sỉ hổ mà những kẻ có tội không tin kính đó đã nói nghịch cùng Ngài”. Điều nầy trong Cựu ước không có ghi lại.
b. Mặc dù câu nầy không được nhắc tới trong các sách tin lành. Chúng ta biết Chúa Jêsus đã phán: “Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh” vì Luca nói tới câu nầy trong Công vụ các sứ đồ 20.35.
c. Giăng không bắt đầu viết ra mọi sự Chúa Jêsus đã phán và làm trong ba năm rưỡi chức vụ của Ngài: “Lại còn nhiều việc nữa mà Đức Chúa Jêsus đã làm; ví bằng người ta cứ từng việc mà chép hết, thì ta tưởng rằng cả thế gian không thể chứa hết các sách người ta chép vậy”.
3. Naxarét là một thị trấn rất nghèo nàn. Được gọi là một người Naxarét thường bị xem là một sự lăng nhục. Trong Giăng 1.45-46, Philíp đã đến với Nathanaên và nói: “Chúng ta đã gặp Đấng mà Môi-se có chép trong luật pháp, và các đấng tiên tri cũng có nói đến; ấy là Đức Chúa Jêsus ở Na-xa-rét, con của Giô-sép”. Nathanaên đáp ngay: “Há có vật gì tốt ra từ Na-xa-rét được sao?”. Philíp nói: “Hãy đến xem”.
KẾT LUẬN: Đó là lời mời của chúng tôi đối với quý vị hôm nay: “Hãy đến xem”. Hãy đến xem cho chính bản thân mình Chúa Jêsus là Vua các vua, là Đấng vẫn còn sống hôm nay! Hãy đến xem cho chính bản thân mình Ngài có quyền tha thứ tội lỗi của quý vị và ban cho quý vị sự bình an, sự trông cậy, và tình yêu thương. Hãy đến xem Ngài cất bỏ đi đời sống của quý vị và ban cho quý vị một đời mới trong chỗ của nó. Hãy đến xem Con Trẻ nầy giáng sinh trong máng cỏ, được mấy thầy bác sĩ tôn kính, trốn sang Aicập, đối tượng cho giết chóc, và là Đấng được gọi là người Naxarét thì quan trọng hơn bất kỳ một người, một sự kiện hay một biến cố nào khác trong lịch sử, Ngài vẫn còn làm thay đổi nhiều đời sống hôm nay!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét