Thứ Tư, 7 tháng 4, 2010

ĐỔI MỚI VỀ MẶT THUỘC LINH



Bạn có thể hình dung bị chính gia đình mình bán đi làm nô lệ thì sẽ như thế nào không? Sáng nay hãy cùng xem xét với tôi đời sống của Giôsép! Từ những gì chúng ta đọc trong Kinh Thánh, ông là người con trai rất được lòng cha mình. Cha của ông có một chiếc áo choàng rất đặc biệt được may sẵn chỉ để dành cho ông mà thôi. Giôsép sau đó đã có những điềm chiêm bao, ông đem thuật chúng lại cho các anh mình biết rằng một ngày kia họ sẽ quì xuống trước mặt ông và ông sẽ cai trị họ.
Không cần phải nói, sự việc nầy rất khó mà tha thứ cho mấy người anh đó, vì ngay tại điểm nầy họ đã quyết định giết chết Giôsép (Sáng thế ký 37.18), nhưng rốt cuộc lại, họ đã bán ông đi làm nô lệ cho một tốp người Mađian đang di chuyển sang xứ Ai cập. Kế đó, họ đã bán ông cho Phôtipha, một quan chức của Pharaôn. Từ đó, ông đã bị vu cáo về một tội ác mà ông không phạm phải rồi bị ném vào tù. Ông mau chóng bị mọi người quên lãng . . . trừ ra Đức Chúa Trời.
Giôsép, theo Stephen Arterburn nói, đã có nhiều "dữ kiện" có cần cho sự bực tức, thù hận, giận dữ và cay đắng. Thế nhưng ở đâu đó trên chuyến hành trình, Giôsép đã đưa ra một sự lựa chọn: đó là sự tha thứ.
............Mathiơ 6.14-15; Mathiơ 18.21-22; Luca 7.36-50
1. Có cách xử sự cao thượng trong sự tha thứ không?
Ai đã tha thứ cho ai thế? Sau cùng thì ai được tha thứ? Có gì hay ho xuất phát từ sự tha thứ không?
Có cách xử sự cao thượng trong sự tha thứ vậy? Ai cần tới sự tha thứ trong một thế giới chuyên cắn nuốt nầy? Phải, ở đây là sự cao thượng ấy. Đức Chúa Trời phán hãy tha thứ hoặc đừng mong nhận được nó.
Mathiơ 6.14-15: “Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi”.
Hai câu nầy chẳng để lại cho chúng ta một chỗ nào để bàn bạc hay tranh cãi hết. Từ chối không chịu tha thứ khiến cho chúng ta dễ bị:
Căng thẳng về tình cảm
Giận dữ & cay đắng
Ngã lòng
Bịnh tật theo phần xác
Xa lánh Đức Chúa Trời
Phần nhiều người trong chúng ta từ chối không áp dụng sự tha thứ thật và chúng ta lo xử lý với kẻ tấn công và kẻ làm mích lòng, đôi lúc chúng ta giả bộ tha thứ nữa.
Giả bộ tha thứ:
Thu nhỏ nó . . . "Thôi được rồi! Đừng lo về việc ấy nữa".
Miễn chấp . . . . "Hãy ghi lại điều sai lầm".
Tránh né . . . . . "Chối bỏ thực tế".
Tha thứ, giống như đầu hàng không thương lượng. Tha thứ không phải là tự chọn, nó rất quan trọng cho sự đổi mới về mặt thuộc linh. Nếu đức tin của chúng ta nơi Đức Chúa Trời thật mạnh mẽ, chúng ta phải học hỏi (không đến cách tự nhiên) để biết tha thứ. Tình trạng không tha thứ giữ chúng ta lại không tấn tới được trong mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời và với nhau.
Sự tha thứ đến trong hai chỗ . . . nhận và cho.
2. Có gì cao thượng trong việc nhận ơn tha thứ?
Luca 7.36-50 thuật lại về hạng người trong nhu cần phải xưng ra mọi tội lỗi của họ, rồi nhận lãnh ơn tha thứ, hạng người được tha thứ và hạng người cần nhận lãnh ơn tha thứ.
Simôn không nhìn thấy tội lỗi nào trong đời sống của ông (thậm chí không xét đoán người đờn bà) (câu 39).
Người đờn bà tự hạ mình xuống trong một tư thế xưng nhận tội lỗi (câu 37).
Chúa Giêxu tha thứ và ban cho bà ta sự cứu rỗi và sự bình an đối với tội lỗi trong quá khứ của bà ta (câu 48,50).
Hãy chú ý Chúa Giêxu không thu nhỏ, miễn trừ hay tránh né tội lỗi của người đờn bà nầy hay của Simôn. Chúa Giêxu đến để xử lý hiệu quả với tội lỗi của chúng ta hầu cho chúng ta sẽ nhận lãnh ơn tha thứ.
Sự kiêu ngạo làm ngăn trở chúng ta không cầu xin và nhận lãnh ơn tha thứ. Có nhiều người thích mang lấy tội lỗi hơn là công nhận họ đã phạm tội và bắt đầu tiến trình của sự tha thứ.
1 Giăng 1.8: “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta”.
Nhận lãnh ơn tha thứ đòi hỏi:
Chìa khoá 1: Đầu phục ... đem ý muốn mình phục theo Đức Chúa Trời.
Chìa khoá 2: Thú nhận ... nhìn nhận tôi đã phạm sai lầm mà không có sự hợp lý hoá sai lầm đó.
Chìa khoá 3: Xưng tội ... hạ mình xuống nhìn nhận tội lỗi.
Chìa khoá 4: Trách nhiệm ... bỏ đi việc đổ thừa cho người khác.
Đơn thuốc cho sức khoẻ thuộc linh: Lập một danh sách những người mà bạn đã phạm sai lầm rồi xin họ tha thứ cho.
Nhận lãnh ơn tha thứ:
Mong được thoải mái đối với tội lỗi
Phục hồi mối quan hệ mật thiết của chúng ta với Đức Chúa Trời
Làm mới lại chúng ta về mặt tình cảm và về mặt thuộc linh
Nhận lãnh ơn tha thứ từ cả hai phía: Đức Chúa Trời và con người mang lại sự bình an đối với tội lỗi trong quá khứ của chúng ta. Chúng ta không còn bị lưu tù bởi tình trạng không tha thứ. Chúng ta được tự do tiếp tục trên tiến trình của sự tha thứ . . . mở rộng ơn ấy ra cho người khác.
3. Có gì cao thượng trong việc ban ra ơn tha thứ?
Có một trình tự cho ơn tha thứ. Chúng ta nhận lãnh ơn tha thứ rồi kế đó chúng ta ban ra ơn tha thứ.
"Hết thảy chúng ta đều đồng ý rằng ơn tha thứ là ý tưởng tuyệt vời cho tới khi chúng ta phải thực hành ơn ấy" - C.S. Lewis
Ơn tha thứ là một con đường có hai chiều. Chúng ta không thể mong được tha thứ nếu chúng ta từ chối không chịu tha thứ. Chính Chúa Giêxu là Đấng dạy chúng ta phải cầu nguyện: "Xin tha tội lỗi cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi" – Mathiơ 6.12
Mathiơ 18.21-22: “Phierơ bèn đến gần Đức Chúa Jêsus mà hỏi rằng: Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng? Ngài đáp rằng: Ta không nói cùng ngươi rằng: đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy”.
Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta thấy sự tha thứ của con người và sự tha thứ của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy học biết tha thứ giống như Đức Chúa Trời tha thứ cho chúng ta.
3a. Sự tha thứ của người Pharisi (sự tha thứ của con người)
Sự tha thứ theo luật pháp - 3 lần tha
Người Pharisi đề ra một giới hạn cho sự tha thứ ở số 3. Nếu một người phạm vào một tội nghịch lại bạn ba lần, hãy tha cho họ. Còn nếu lần thứ tư người ta không còn ban ra ơn tha thứ nữa.
Hạn chế – nhưng rộng lượng - 7 lần tha (Phierơ)
Lời đề nghị của Phierơ về sự tha thứ đã vượt quá lãnh vực của luật pháp ở số 3, và nổ lực chuyển sang lãnh vực rộng lượng hơn ở số 7. Tuy nhiên trong thắc mắc của Phierơ, nếu chúng ta quan sát kỹ phần đáp ứng rộng lượng của ông ở số 7, chúng ta thấy tấm lòng của con người đang thắc mắc: "Lạy Chúa, khi nào thì con sẽ thôi không tha thứ nữa và khởi sự đánh trả lại?"- Skip Heitzig. Khuynh hướng của con người là muốn trả đủa và báo thù thay vì tha thứ.
3b. Ơn tha thứ của Chúa Giêxu (Ơn tha thứ của Đức Chúa Trời)
Vô hạn - 490 lần tha
Phierơ suy nghĩ lời đề nghị của mình về việc mở rộng ơn tha thứ ra tới 7 lần là rộng lượng lắm rồi, có lẽ đã bực bội lắm với 7x70 hành động tha thứ của Chúa Giêxu. Thật là khó nghe. Ai sẽ giữ quan hệ hoài đối với kẻ đã nhiều lần mắc sai lầm đối với chúng ta? Và đấy là mục tiêu của Chúa Giêxu! Chúng ta không nên giữ quan hệ . . . chúng ta cần phải tha thứ vô hạn kỳ. Tại sao chứ? Vì đấy là cách mà Đức Chúa Trời tha thứ chúng ta . . . vô hạn kỳ và đời đời. Chúng ta cần phải phản ảnh bổn tánh của Ngài.
Mục sư Walter Everett có người con 23 tuổi bị bắn chết. Sau khi kẻ giết người bị nhốt tù rồi, Mục sư Everett bắt đầu vật vã với mạng lịnh của Kinh Thánh buộc phải tha thứ. Ông đã lý luận với thái độ không dung tha của mình theo nhiều phương thức, thế nhưng mỗi lần vật vã đó, ông đã khám phá ra ông phải tha thứ. Kẻ giết con trai ông phải hầu toà và thưa trình nội vụ trước những người có mặt tại phiên toà, anh ta đã xin lỗi. Nhưng thái độ xin lỗi của anh ta dường như không thành thật, làm cho sự tha thứ ra khó khăn hơn.
"Luôn luôn là khó ban ra một cm ân điển cho người nào có những hành động làm thay đổi vĩnh viễn con đường sống của chúng ta " -- Stephen Arterburn
Mục sư Everett bị hành hại cả ngày lẫn đêm với thái độ khung dung thứ của mình, nó giữ ông tù túng giống y như kẻ đã giết hại con của ông vậy. Sau cùng, ông đã viết một bức thư xin tha cho kẻ giết con trai mình. Mục sư Everett về sau học biết rằng kẻ giết con trai ông đã cầu xin Chúa Giêxu tha thứ cho anh ta và ngự vào lòng anh ta.
Mục sư Everett có nhiều lý do đúng đắn để không tha thứ cho kẻ giết con trai mình, nhưng ông vốn biết rõ là chẳng một ai trong số họ là tốt đủ đâu. (Nguồn gốc câu chuyện: Bảy Chìa Khoá Đổi Mới Thuộc Linh do Stephen Arterburn viết).
Tha thứ không phải là:
Tha những gì đã xảy ra, không còn day đi day lại chuyện ấy nữa.
Bỏ qua cách xử sự của kẻ phạm phép.
Dễ – chúng ta phải có một thái độ tha thứ, chớ không phải chỉ có hành động thôi.
Chúng ta phải học biết tha thứ vì tha thứ là điều phải làm, chớ không phải vì cảm thấy tha thứ là tốt đẹp. Đời sống chúng ta cần phải dựa theo tình yêu thương của Đức Chúa Trời, chớ không dựa trên sự thù hằn của con người. Yêu thương thực sự nói: chúng ta không nên giữ tỉ số những lần phạm phép nghịch lại chúng ta vô luận là nhỏ hay lớn . . . chúng ta hãy tha thứ.
KẾT LUẬN:
Hãy nhớ tới Giôsép? Ông đã bị các anh mình bán vào vòng nô lệ. Ông có nhiều dữ kiện khiến cho ông không ban ra sự tha thứ. Nhưng ông đã tha thứ!
Sáng thế ký 50.15-20: “Các anh Giôsép thấy cha mình chết rồi, thì nói với nhau rằng: Có lẽ Giôsép sẽ ganh ghét chúng ta, và trả thù việc ác chúng ta đã làm cho người chăng. Các anh bèn sai người đến nói cùng Giôsép rằng: Trước khi qua đời, cha em có trối rằng: Hãy nói lại cho Giôsép như vầy: Ôi! xin hãy tha điều ác, tội phạm của các anh con đi, vì chúng nó đã lỗi cũng con đó; nhưng bây giờ cha xin con hãy tha tội kẻ tôi tớ của Đức Chúa Trời cha. Nghe qua mấy lời nầy, Giôsép bèn khóc. Chánh các anh người đến sắp mình xuống dưới chơn mà nói rằng: Các anh đây thật là kẻ tôi tớ của em đó. Giôsép đáp rằng: Các anh đừng sợ chi, vì tôi há thay mặt Đức Chúa Trời sao? Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi, hầu cho cứu sự sống cho nhiều người, y như đã xảy đến ngày nay, và giữ gìn sự sống của dân sự đông đảo”.
Giôsép đã nhìn qua phía bên kia nỗi đau thương mà các anh mình đã gây ra cho ông để tha thứ. Lời nói và đời sống của ông chiếu sáng như một tấm gương nói tới quyền lực của sự tha thứ và thể nào Đức Chúa Trời có thể làm việc lành của Ngài trong bất kỳ và trong mọi cảnh ngộ nào của chúng ta.
Bạn có thể nhũ lòng và nói với kẻ đã sai phạm với bạn: "Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi" . . . và tôi tha thứ cho quí vị.
Sự đổi mới thuộc linh cứ tiếp tục khi chúng ta nhận lãnh và ban ra ơn tha thứ. Hãy làm theo đi, vì đấy là cách xử sự cao thượng đó!
Amen!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét