Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Mathiơ 5.31-37: "CÁI ĐỤC CỦA CHÚA"



MATHIƠ - VUA CÁC VUA
SỨ ĐIỆP CỦA NHÀ VUA

CÁI ĐỤC CỦA CHÚA
Mathiơ 5.31-37
1. Một nhà điêu khắc có phòng triển lãm từng được một nhóm du khách đến viếng. Họ đứng quan sát ông đang tạc một con sư tử. Một vị khách hỏi: "Sao bức tượng của ông tạc giống như thật mà ông thì chẳng có mẫu nào hết vậy? Làm sao ông tạc được như thế chứ?" Nhà điêu khắc đáp ngay: "Việc ấy rất đơn giản thôi, tôi cắt bỏ mọi thứ gì trông không giống như một con sư tử mà thôi".
2. Chúa Giêxu là Nhà Điêu Khắc Bậc Thầy. Với lời lẽ của Ngài, Ngài gọt dũa mọi thứ bừa bộn trong tôn giáo, triết lý, và truyền thống. Sứ điệp của Ngài giống như một cái đục nhọn, xuyên thủng qua những sự dạy cũ rích của con người đối với lẽ thật của Đức Chúa Trời. Phân đoạn Kinh Thánh ngày hôm nay cho thấy Ngài đang ở chỗ hoàn mỹ nhất, ở giữa một sứ điệp xuất sắc mà chúng ta biết là Bài Giảng Trên Núi. Trong sứ điệp ấy Ngài gọt dũa mọi thứ gì trông không giống như một Cơ đốc nhân.
3. Vì chúng ta đã dành thì giờ đi từ câu nầy đến câu khác nghiên cứu tin lành theo Mathiơ, thật đáng phải bỏ ra một hai phút để ôn lại nội dung của phân đoạn Kinh Thánh nầy.
A. Thời điểm rất sớm sủa trong chức vụ của Chúa Giêxu. Chỉ một vài tháng kể từ khi Ngài kiêng ăn trong đồng vắng và bị Satan cám dỗ. Cũng chẳng lâu lắm kể từ lúc Ngài chịu Giăng làm phép báptêm bên dòng sông Giôđanh. Ngài mới vừa kêu gọi các môn đồ. Ngài mới bắt đầu chức vụ chữa lành phi thường của Ngài.
B. Câu cuối cùng trong chương 4 cho chúng ta biết: "Thiên hạ kéo nhau rất đông mà theo Ngài”. Trong hai câu mở đầu của chương 5, chúng ta biết Ngài "lên núi kia” "khi Ngài đã ngồi, các môn đồ đến gần" và "mở miệng truyền dạy". Bài giảng nầy là “bản tuyên ngôn” của Chúa Giêxu. Đây là cương lĩnh thiêng liêng của Ngài dành cho cuộc sống. Đây là một sự thách thức đối với mọi truyền thống theo nghi thức của cái nền tôn giáo và là một sự mời gọi cho những kẻ tìm kiếm hết lòng, đang trong đợi Đấng Mêsi.
C. Ngài bắt đầu ở các câu 3-12 bằng cách mô tả cuộc sống phước hạnh. Chúng ta gọi đấy là Các Phước Lành. Những câu nầy đánh dấu người nào nhìn biết và đi theo Đấng Christ.
D. Trong các câu 13-16, Ngài đã thách thức khán thính giả của Ngài dám sống khác biệt, bước ra ngoài lề mà vào trong sân chơi để trở thành “muối” và “sự sáng” trong thế gian, để lay động và chiếu sáng.
E. Trong các câu 17-26, Chúa Giêxu đã chia sẻ ba bài học cơ bản. Trước tiên, Ngài đã phán rằng Kinh Thánh rất nội tại, chớ không phải ngoại tại đâu. Người Pharisi đã vặn cong Kinh Thánh để biến nó phù hợp với tôn giáo dễ nắn nót của họ. Thứ hai, Ngài dạy rằng giết người, người ta thường phạm phải với lời nói chớ không phải với vũ khí. Thứ ba, Ngài dạy rằng mọi sự tranh cãi nên nhắm vào sự làm hoà, chớ không nhắm vào sự báo thù.
F. Trong các câu 27-30, Chúa Giêxu xác định, một lần đủ cả, tội tà dâm. Tội nầy diễn ra trong lý trí trước khi nó diễn ra trong phòng ngủ. Trong con mắt của Đức Chúa Trời, “tà dâm” tương đương với việc giao hợp với ai đó.
4. Lời lẽ của Chúa Giêxu ra khỏi môi miệng Ngài rất thích đáng với ngày hôm nay. Trong phân đoạn nầy, chúng ta thấy Chúa Giêxu nói tới hai vấn đề liên tục hành hại con người trong thời hiện đại: ly dị và nói dối. Chúng ta hãy xem xét hai vấn đề nầy:
I. VẤN ĐỀ LY DỊ (các câu 31-32).
A. Quan điểm của Đức Chúa Trời về ly dị.
1. Để hiểu biết quan điểm của Đức Chúa Trời về vấn đề ly dị, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ quan điểm của Đức Chúa Trời về hôn nhân. Đức Chúa Trời là tác giả của hôn nhân. Ngài đã lập ra hôn nhân trong Vườn Êđen. Khi Ngài đặt Ađam và Êva bên cạnh nhau, Đức Chúa Trời phán: "Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thịt” (Sáng thế ký 2.24).
2. Vì thế trong con mắt của Đức Chúa Trời, hôn nhân đang nói về việc BỎ và LÌA. Cả chồng và vợ đều phải tẻ tách ra khỏi cha mẹ của họ mà hiệp với nhau, về xác thịt, về tình dục, về xã hội, về tình cảm và về thuộc linh, vì vậy Đức Chúa Trời phán: "Họ sẽ trở nên một thịt".
3. Vì lẽ ấy, hôn nhân còn hơn cả việc chia sẻ một ngôi nhà, chia sẻ một tài khoản ngân hàng, hoặc thậm chí chia sẻ một cái giường ngủ nữa. Hôn nhân nói tới việc hai người thành một. Chúa Giêxu đã phán trong Mác 10.9: "Vậy, người ta không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp".
4. Trong hôn nhân, Đức Chúa Trời biến hai người thành ra một, ly dị thì giống như cắt bỏ đi một chi thể trong thân của bạn. Đức Chúa Trời trù tính hôn nhân cho đến đời đời. Hãy chú ý Malachi 2.15-16.
5. Đức Chúa Trời ghét ly dị vì nó hủy diệt nhiều gia đình, làm cho con cái thay đổi, làm hại Hội thánh và huỷ phá nhiều chức vụ.
B. Quan điểm của người Do thái về ly dị (câu 31).
1. Ngay phần đầu của câu 31, Chúa Giêxu phán: "Lại có nói rằng". Câu nầy tương tự với câu mà Ngài đã phán trong câu 21: "Các ngươi có nghe lời phán cho người xưa rằng" (đối chiếu các câu 27, 33, 38, 43). Bởi câu nói nầy Ngài đang nhắc tới các sự dạy của Cựu ước.
2. Cựu ước nói: "Nếu người nào để vợ mình, thì hãy cho vợ cái tờ để". Câu nầy được rút ra từ Phục truyền luật lệ ký 24.1-4.
3. “Tờ để” không làm cho cuộc ly dị ra đúng đắn, nó chỉ cung ứng cho người nữ sự bảo hộ tránh khỏi cảnh bị nói xấu và xác minh tính hợp pháp.
4. Như chúng ta đã thấy, Đức Chúa Trời ghét sự ly dị. Các cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái nói rằng phân đoạn nầy là một mạng lịnh. Chúa Giêxu phán ly dị là một sự nhượng bộ. Trong Mathiơ 19.8 Ngài phán với họ: "Vì cớ lòng các ngươi cứng cỏi, nên Môi-se cho phép để vợ; nhưng, lúc ban đầu không có như vậy đâu". Ly dị luôn luôn là kết quả của tội lỗi và Đức Chúa Trời không hề thích như thế.
5. Trong thời của Chúa Giêxu, đã có sự dạy phổ thông về ly dị từ một người có tên là Hillel. Theo sử gia Josephus, Hillel dạy rằng Phục truyền luật lệ ký 24 có ý cho rằng người ta có thể ly dị vợ mình "vì bất kỳ một lý do nào". Đây là cuộc ly dị “không có lỗi lầm”. Người ta có thể bỏ vợ mình nếu:
a. ...nàng nấu ăn không ngon miệng mình.
b. ...nàng cằn nhằn chồng quá nhiều.
c. ...nàng không tôn trọng bố mẹ chồng.
d. ...nàng xài tiền nhiều quá.
e. ...nàng nặng cân quá.
f. ...chồng không thích cách nàng nhìn người đờn ông khác.
g. ...nàng không còn đẹp nữa.
6. Thế kỷ thứ nhứt các rabi chấp thuận cho người chồng “một tờ để” vì bất kỳ một lý do nào. Trong Mathiơ 19.3, người Pharisi cũng đến với Ngài tìm cách thử Ngài và hỏi: "Không cứ vì cớ gì người ta có phép để vợ mình chăng?"
7. Do có tình trạng bóp méo kinh Cựu ước như thế nầy, ly dị và tái hôn rất phổ thông.
C. Quan điểm của Chúa Giêxu về ly dị (câu 32).
1. Hãy chú ý sự khác biệt giữa câu 31 và câu 32. Trong câu thứ nhứt, Chúa Giêxu phán: "Lại có nói rằng..." Trong câu thứ hai, Ngài phán: "Song ta phán cùng các ngươi..." Giờ đây họ đang lắng nghe một sự hiểu biết đầy đủ hơn từ môi miệng của Đức Chúa Trời.
2. Chúa Giêxu phán rằng ly dị vì bất kỳ một lý do nào khác hơn "vô luân về tình dục" hay "ngoại tình" là sai. Từ Hy lạp ở đây là proneia, là từ ngữ từ đó chúng ta lâm vào "tình trạng khiêu dâm". Có nghĩa là "chơi gái". Nó nói tới bất kỳ một sinh hoạt tình dục nào trái phép. Vì nội dung ở đây là hôn nhân và ly dị, nó đề cập tới tà dâm.
3. Quan niệm về tà dâm của cấp lãnh đạo Do thái là người hôn phối của ai đó đang lén lút trên một chuyến đi làm ăn hoặc vào một buổi trưa êm vắng đến chỗ hẹn bí mật. Chúa Giêxu phán rất đơn sơ trong câu 28 rằng tà dâm diển ra khi chúng ta “tà dâm” ở trong lòng mình. Giờ đây Ngài phán chúng ta cũng phạm tội tà dâm khi chúng ta ly dị và tái hôn.
4. Lời lẽ của Chúa Giêxu đi ngược lại quan điểm nói tới “một thịt” trong Sáng thế ký 2.24. “Vô luân về tình dục” hoặc “tà dâm” đang phá vỡ mối ràng buộc của một thịt.
a. Nếu một người ly dị vợ trong khi vợ không phạm tội tà dâm rồi đi cưới người nữ khác, chính người mới là kẻ phạm tội tà dâm vì người là kẻ phá vỡ mối ràng buộc của “một thịt”. Trong con mắt của Đức Chúa Trời, cuộc hôn nhân đầu tiên vẫn còn nguyên vẹn.
b. Trong nền văn hoá ở thế kỷ đầu tiên, những người nữ chưa chồng vốn có nhiều nỗi khó khăn. Hạng goá phụ hay kẻ đã ly dị phải tái hôn hoặc sống nương vào lòng hảo tâm của người khác.
c. Nếu một người để bỏ người vợ vốn có lòng chung thuỷ với mình vì bất kỳ lý do nào khác hơn "vô luân về tình dục" và nàng lấy người khác để thoát khỏi cảnh nghèo túng, nàng đang phá vỡ mối ràng buộc của "một thịt". Trong trường hợp nầy, người chồng đầu tiên của nàng "đang gây cho nàng phải phạm tội tà dâm".
d. Mặt khác, người nào "lấy người nữ đã ly dị cùng chồng nàng" khi mối ràng buộc của "một thịt" chưa bị phá vỡ, "phạm tội tà dâm" vì người đang giúp nàng phá vỡ mối ràng buộc đó.
D. Hai lẽ thật bất tận cho hôm nay.
1. Từ ngữ “ly dị” chưa bao giờ được sử dụng trong phạm vi hôn nhân của chúng ta. Khi bạn lập gia đình, bạn lập gia đình là vì cuộc sống. Đừng bao giờ xem ly dị là một giải pháp. Đừng bao giờ lấy ly dị làm một lối thoát. Vô luận điều chi xảy ra, hãy nhớ cuộc hôn nhân của bạn là việc mà "Đức Chúa Trời đã kết hiệp hai người lại với nhau”.
2. Ly dị, giống như tội lỗi nào khác, có thể được tha thứ. Có thể cuộc ly dị của bạn không thể được tha thứ là vì “vô luân về tình dục”. Có thể cuộc ly dị của bạn không nhắm theo sự dẫn dắt của Chúa Giêxu. Hãy hiểu như vầy, bạn không phải là thứ hàng hoá bị hư hoại. Bạn không phải là Cơ đốc nhân thuộc giai cấp phụ thuộc. Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi (1 Giăng 1.9).
Doris Golberg đã viết ra lời cầu nguyện rất buồn sau khi bà ly dị: “Tôi đánh mất người chồng, song tôi không muốn khóc lóc. Tôi đã mất đi con cái mình; chúng không biết mình thuộc về ai. Tôi đánh mất nhiều người thân quen; họ chẳng chịu đâu. Tôi mất đi nhiều bà con; họ đổ thừa cho tôi. Tôi đánh mất nhiều bè bạn; họ không biết phải hành động như thế nào đây! Tôi cảm thấy mình mất đi Hội thánh; phải chăng họ nghĩ tôi phạm tội trọng? Tôi có lòng e sợ tương lai, tôi thấy xấu hổ về quá khứ, tôi bối rối về hiện tại. Bây giờ tôi cô độc, tôi thấy mình mất mát quá nhiều. Lạy Chúa, làm ơn ngự gần bên con, Ngài là mọi sự mà con đang có cần”.
II. ĐIỀU ĐÁNG TIN (các câu 33-37).
A. Thiếu niềm tin nơi thế gian.
1. Tin có nghĩa là thành thật, đáng tin cậy, tin tưởng hoặc liêm chính. Người nào đáng tin cậy là người mà bạn có thể tin cậy với tiền bạc, của cải, và người bạn đời của bạn. Bạn chẳng lo chi về hạng người đáng tin như thế.
2. Có một sự thiếu tín nhiệm trong thế gian. Đâu đâu chúng ta cũng thấy có hạng người bịp bợm và hạng người có hành động gian lận. Ít người có sự đáng tin để cộng tác với cái bắt tay thân thiện.
3. Việc thiếu mất niềm tin ấy chẳng có gì là mới mẻ cả. Điều nầy đã khởi sự từ Vườn Êđen trong Sự Sa Ngã. Satan được gọi là: "cha của kẻ nói dối". Gọi như thế chẳng làm cho chúng ta phải ngạc nhiên vì thế gian đầy dẫy mọi sự dối trá.
4. Từ Ngôi Vườn, con người đã trở thành những kẻ nói dối chuyên nghiệp. Chúng ta làm cho lẽ thật ra mờ nhạt đi, chúng ta gian lận, chúng ta cường điệu, chúng ta bóp méo, chúng ta lập nhiều lời hứa mà chúng ta không giữ, chúng ta phạm nhiều lỗi lầm, và chúng ta phản trắc.
Vua Frederick II nước Đức từng đến thăm viếng qua một nhà tù ở Bá linh. Suốt thời gian ở đó, nhiều tù phạm kêu la cùng Vua, hết thảy đều xưng mình vô tội. Nhà Vua để ý tới người kia, ông ta đang ngồi trong xà lim và chẳng kêu ca chi hết. Nhà Vua hỏi ông ta lý do tại sao ông ta bị bỏ tù. Ông ta đáp: "Cướp của". Nhà Vua hỏi: "Ông có tội không?" Tù phạm ấy gật đầu. Frederick kêu lên: "Hãy thả người nầy ra, Ta không muốn hắn làm hư hỏng những kẻ vô tội nầy!"
5. Nhà hùng biện La mã là Cicero nói: "Thành thật là đức tính cao cả nhất mà người ta có thể kinh nghiệm". Daniel Webster đã cúi mình xuống sát đất khi ông viết: "Chẳng một việc gì có quyền lực cho bằng thành thật và chẳng có gì là lạ lùng hết".
6. Thậm chí chúng ta, là dân sự của Đức Chúa Trời lại rất giỏi thoái thác khi thiếu thành thật và ngay thẳng. Trong những câu nầy, Chúa Giêxu, là nhà điêu khắc bậc thầy đang đục đẻo phần nào nơi chúng ta trông không giống như Cơ đốc nhân.
B. Sự dạy của người Do thái (câu 33).
1. Tôi phải nhìn nhận, đây là phân đoạn khó khi đọc đến lần đầu tiên.
2. “Thề dối” hay đưa ra một “lời thề dối” có nghĩa là ai đó thề ẩu, biết rõ và sẵn sàng nói ra một lời dối trá.
3. Phần thứ hai của câu cho chúng ta thấy chúng ta cần phải "giữ vẹn...lời thề mình" . Câu nầy phù hợp với Lê vi ký 19.12, câu nầy chép như sau: "Các ngươi chớ chỉ danh ta mà thề dối, vì ngươi làm ô danh của Đức Chúa Trời mình: Ta là Đức GIÊ-HÔ-VA".
4. Trong các thời kỳ Kinh Thánh, “lời thề” thường khẳng định sự thật có trong lời lẽ của họ. Hãy chú ý Hêbơrơ 6.13-16.
a. Câu 16 cho rằng con người "mượn danh Đấng lớn hơn mình mà thề". Họ lấy cái gì đó lớn lao hơn họ mà thề thốt. Tôi có nghe người ta nói: "Tôi thề trên mồ mả của mẹ tôi, tôi thề trên đống sách Kinh Thánh" hoặc giả: "Tôi thề với Đức Chúa Trời".
b. Một lời “thề” như thế là một sự “khẳng định” cách nói năng chơn thật của họ. Theo câu nầy, đây là “tận cùng của mọi cuộc tranh cãi”.
c. Bất cứ lúc nào người ta đưa ra một lời “thề” nêu Chúa ra, người ấy đang mời mọc Đức Chúa Trời chứng kiến sự chơn thật trong mọi điều được thốt ra hoặc giả trừng phạt người nếu đấy là một lời nói dối.
d. Câu 13 nói rằng khi Đức Chúa Trời lập giao ước của Ngài với Ápraham: "Người không chỉ ai lớn hơn mình mà thề" vì thế “Ngài đã chỉ mình mà thề”.
5. Các rabi người Do thái đã đưa ra lời chế giễu đối với sự dạy mà Kinh Thánh đã dạy rồi. Khi Lê vi ký 19.12 chép: "Các ngươi chớ chỉ danh ta mà thề dối", họ đã từ chối không đưa ra lời thề với Chúa, thay vì thế họ đã thề thốt với trời, với đất, với đền thờ, bằng các sợi tóc trên đầu họ, hoặc bởi bất kỳ thứ gì. Họ lý luận rằng nếu họ thất bại không giữ được lời thề của họ, lời thề dù có lâu rồi cũng không phải là thề với Đức Chúa Trời.
6. Những người Do thái nầy đã tạo ra một hệ thống bởi đó lòng thành thực của họ luôn luôn bị nhiều người thắc mắc. Họ chẳng có gì đáng tin cả.
C. Sự dạy của Chúa Giêxu (các câu 34-37).
1. Chúa Giêxu kêu gọi người Do thái phải quay trở lại với ý nghĩa gốc của Cựu ước: "Đừng thề chi hết". Ngài muốn nói tới điều gì? Liệu chúng ta có bằng lòng đưa ra một lời thề không?
a. Khi tân Tổng Thống nước Mỹ cất tiếng thề, ông ta buộc phải đưa ra “lời thề trong văn phòng”. Ông phải đặt tay mình lên một quyển Kinh Thánh rồi đưa ra lời thề tuân thủ Hiến pháp. Ông có sai khi thề như vậy không?
b. Nếu bạn là một nhân chứng cho phiên toà xử tội phạm, quan án đến yêu cầu bạn: "phải nói ra sự thật, toàn bộ sự thật và chẳng có chi hết trừ ra sự thật." Đưa ra một lời thề như thế, không biết có gì sai không?
2. Câu trả lời cho hai câu hỏi là: "Không". Chúa Giêxu không nói đừng đưa ra bất kỳ một lời thề gì. Hãy tưởng tượng việc cố gắng giải thích như thế đối với một vị quan toà!
3. Chúa Giêxu đang nói rằng chúng ta đừng làm như người Do thái, họ đưa ra những lời thề mà họ chẳng bao giờ có ý định tuân giữ cả.
a. Chúng ta đừng “chỉ trời mà thề, vì là ngai của Đức Chúa Trời".
b. Chúng ta đừng “chỉ đất mà thề, vì là bệ chơn của Đức Chúa Trời".
c. Chúng ta đừng “chỉ thành Jerusalem mà thề, vì là thành của Vua lớn”.
d. Đừng ai chỉ “đầu mình mà thề, vì ngươi không thể làm cho một sợi tóc nào ra trắng được”.
4. Ngược lại, Chúa Giêxu phán: "Các người phải thì nói phải, không thì nói không". Hãy sống bằng phương thức ngươi không phải thề thốt để mọi lời hứa của ngươi ra đáng tin hơn.
a. Nếu ngươi nói với kẻ lân cận mình: "Tôi sẽ trả lại đồ dùng nầy sau khi tôi làm xong việc”, hãy hoàn trả lại món đồ ấy. Ngươi không phải thề thốt chi hết.
b. Nếu ngươi nói với con cái mình: "Bố sẽ chơi bóng với con sau giờ làm việc", hãy chơi bóng sau giờ làm việc. Ngươi chẳng phải thề.
c. Nếu ngươi nói với kẻ làm thuê cho ngươi rằng: "Ta sẽ lắng nghe lúc 8 giờ mỗi sáng", phải có mặt tại đó đúng giờ. Ngươi không phải thề.
d. Nếu ngươi nói với nhân viên ngân hàng: "Tôi sẽ nộp tiền vào ngày 15 mỗi tháng", hãy nộp đúng hạn. Ngươi chẳng phải thề chi hết.
William Barclay viết: “Đây là lẽ thật đời đời rất quan trọng. Cuộc sống không thể đem chia ra thành nhiều căn phòng mà Đức Chúa Trời có quan hệ tới một số nơi và ở một số nơi khác, Ngài chẳng có dính dáng gì tới; không thể có một lối ăn nói trong nhà thờ và một lối nói khác tại xưởng đóng tàu hay xí nghiệp hoặc công sở; không thể có một cách ứng xử trong nhà thờ và cách ứng xử khác trong thế giới công ăn việc làm. Sự thật cho thấy rằng Đức Chúa Trời không cần phải được mời vào trong những gian phòng cuộc sống nào đó và không được mời vào một số nơi khác. Ngài hiện diện ở khắp mọi nơi, tất cả mọi chỗ trong cuộc sống và trong từng sinh hoạt của cuộc sống. Không những Ngài lắng nghe mọi lời nói đã được nhơn danh Ngài mà nói ra; Ngài còn lắng nghe tất cả mọi lời nói; và không thể có hình thái lời ăn tiếng nói nào bắt Đức Chúa Trời phải dấn thân vào một cuộc giải quyết nào hết. Chúng ta sẽ xem mọi lời hứa là thiêng liêng nếu chúng ta nhớ mọi lời hứa đã được lập ra trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời".
5. Hãy chú ý mệnh đề sau trong câu 37: "Còn điều người ta nói thêm đó, bởi nơi quỉ dữ mà ra". Satan thôi thúc tình trạng không trung thực buộc người ta phải đưa ra những lời thề.
Chuck Swindoll kể lại một câu chuyện khi những người cánh tả xâm lược Nam Hàn từ phía Bắc. Họ đã cho gom một số tín đồ Cơ đốc trong nhà thờ lại rồi buộc các nhà lãnh đạo chối bỏ Đấng Christ. Để đe doạ họ, người Bắc Hàn đặt quyển Kinh Thánh trước mặt họ rồi ra lịnh cho họ khạc nhổ lên đó. Từng người một, các nhà lãnh đạo đều chịu thua. Sau cùng, một cô gái nhỏ bước đến nói: "Các ông có thể nhồi tôi thành đống bùn nhão, các ông có thể đánh đập tôi tan xương nát thịt, song tôi không bao giờ chối Chúa của tôi đâu!” Cô gái liếc nhìn các cấp lãnh đạo và nói: "Nguyện Đức Chúa Trời đổ thương xót trên quí vị”. Rồi cô cất tiếng hát. Dân sự bắt giọng hát theo. Những người cánh tả kia khi ấy hành hình các nhà lãnh đạo nào đã chối bỏ Đấng Christ và thả cô gái đi tự do. Đức Chúa Trời tôn cao lòng trung tín bằng mọi giá.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét