Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Mathiơ 12.1-14: "Chúa của ngày Sabát"



MATHIƠ - VUA CÁC VUA
Chúa của ngày Sabát
Mathiơ 12.1-14
1. Mẹ tôi tin vào việc tuân giữ ngày sabát. Khi tôi còn nhỏ, ít nhất tôi đã nghe nói cả ngàn lần ngày Chúa nhật đó, ngày sabát của bà là một ngày yên nghỉ và thờ phượng. Chúng tôi phải đi nhà thờ. Trở về nhà ăn trưa với thịt gà chiên hoặc thịt bò nướng, bánh biscuits nóng, rau tươi...quí vị có thực đơn nào ngon hơn không!?! Vào trưa Chúa nhật, chúng tôi muốn nghỉ ngơi trước giờ thờ phượng buổi chiều. Điều nầy thực khó chịu đối với một đứa trẻ. Tôi đã từng bị đòn vì đi câu cá hay đi bơi trong thung lũng vào các buổi trưa Chúa nhật. Mẹ tôi tin theo vô số những gì Cơ đốc nhân đã làm trong nhiều thế hệ, ngày Chúa nhật tương đương với ngày sabát của người Do thái. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy, không có một mạng lịnh nào về một ngày sabát cho Cơ đốc nhân hết.
2. Chữ "Sabát" theo tiếng Anh và chữ Hy lạp sabbaton được chuyển từ tiếng Hy bá lai shabbath (shab-bawth'). Khi Đức Chúa Trời hoàn thành xong cuộc sáng tạo, Sáng thế ký 2.3 chép: "Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi".
3. Trong 10 Điều Răn của Xuất Êdíptô ký 20, Đức Chúa Trời xem ngày sabát là thời gian yên nghỉ và tưởng nhớ cho dân sự Ngài. 9 trong 10 điều luật xử lý với mặt đạo đức. Một điều duy về luật ngày sabát cần phải tuân giữ và đặc biệt cho dân Israel và Kinh Cựu ước. 9 điều răn khác được nhắc đi nhắc lại và dạy dỗ suốt Tân ước, còn về ngày sabát thì không được nhắc tới.
4. Chẳng có gì sai cho người tin Chúa khi biệt riêng ngày Chúa nhật là một “ngày yên nghỉ và thờ phượng”; tuy nhiên, quả là không đúng cho chúng ta khi gán niềm tin ấy cho người khác. Roma 14.5-6 chép: "Người nầy tưởng ngày nầy hơn ngày khác, kẻ kia tưởng mọi ngày đều bằng nhau; ai nấy hãy tin chắc ở trí mình. Kẻ giữ ngày là giữ vì Chúa; kẻ ăn là ăn vì Chúa, vì họ tạ ơn Đức Chúa Trời; kẻ chẳng ăn cũng chẳng ăn vì Chúa, họ cũng tạ ơn Đức Chúa Trời”. Mục đích là, chúng ta không cần phải tuân giữ theo luật pháp.
5. Từ phân đoạn Kinh Thánh nầy, không những chúng ta sẽ tiếp thu một lẽ thật của Tân ước về ngày sabát, mà chúng ta còn tiếp thu lẽ thật nói về Cứu Chúa của chúng ta là "Chúa của ngày sabát” nữa.
I. Nan đề về ngày sabát (các câu 1-2).
A. Người Do thái đã thêm nhiều phần truyền khẩu do con người lập ra cho ngày sabát.
1. Kinh Talmud, quyển sách ghi lại những truyền khẩu của người Do thái có 24 chương liệt kê ra nhiều điều luật khác nhau về ngày sabát. Tôi có thể kể ra nhiều điều luật, song ở đây là một khuôn mẫu:
a. Ngươi không nên đi hơn 3.000 bước tính từ nhà của ngươi.
b. Ngươi không nên mang bất kỳ vật gì nặng hơn một con cá đã chiên rồi, còn nếu vật nặng phân nửa số lượng ấy, ngươi có thể mang thành hai lần.
c. Ngươi không nên ném vật gì bằng tay nầy và cầm vật đó bằng tay kia.
d. Ngươi không nên mang theo cây kim vì e rằng ngươi sẽ may một cái gì đó.
e. Ngươi không nên tắm e nước sẽ văng ra thềm nhà và lau nó.
f. Phụ nữ không nên soi gương, e chúng có thể kéo theo sợi tóc.
g. Răng giả không nên mang vì chúng làm tăng phần giới hạn trọng lượng khi vác nặng.
h. Ngày sabát vốn khó đến nỗi dân sự phải làm lụng khó nhọc hơn công việc trong 6 ngày kia của tuần lễ để không làm việc trong ngày sabát. Không có gì phải ngạc nhiên khi Chúa Giêxu gọi chúng là "gánh nặng" (11.28).
2. Những hạn chế về mặt luật pháp trong ngày sabát của người Do thái là những điều rất nguy hiểm. Sách ngụy tác 1 Maccabe nói tới thời kỳ Antiochus Epiphanes đã giết một nhóm người Do thái chiếu theo lịnh của Judas Maccabaeus vì người Do thái đã từ chối không chịu cầm lấy vũ khí trong ngày sabát. Về sau Josephus đã viết về thời điểm khi Tướng La mã là Pompey vây hãm thành Jerusalem bằng cách đắp một ngọn đồi nhỏ gần bức tường thành phố nhằm vào ngày sabát. Người Do thái đã từ chối không ngăn chặn và ông ta đã chiếm được thành ấy.
B. Các môn đồ đã phá vỡ truyền thống sabát do con người lập ra (câu 1).
1. Chúa Giêxu đang dẫn các môn đồ Ngài "đi qua giữa đồng lúa mì" nhằm ngày sabát. Chuyến đi nầy đã phá vỡ ngày sabát của người Do thái. Chúa Giêxu đã tuân giữ đầy đủ luật pháp. Ngài đã phán trong Mathiơ 5.17: "Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn". Ngài chỉ phá vỡ truyền khẩu về luật pháp của người Do thái mà thôi.
2. Trong thời buổi ấy, đường xá thường nhỏ bé, chỉ là những con đường mòn, vì sử dụng nhiều và đồng lúa nằm ngay bên cạnh các con đường đó. Có lẽ Chúa Giêxu cùng các môn đồ Ngài đang sử dụng một con đường đi tắt ngang qua ruộng lúa.
3. Khi họ đang đi, các môn đồ bị "đói”. Đáp ứng lại với cái đói đó, họ đã "bứt bông lúa mà ăn".
4. Điều nầy được phép trong một khoản của luật pháp Đức Chúa Trời. Hãy chú ý Phục truyền luật lệ ký 23-24-25.
C. Người Pharisi đã nổi giận với các môn đồ (câu 2).
1. Tôi có một thắc mắc. Mấy người Pharisi nầy sao dám bước vào đồng ruộng vào ngày sabát chớ? Có người nói họ sống giống như "cảnh sát trong ngày sabát" vậy.
2. Đặc biệt hãy chú ý câu hỏi của họ: "Kìa môn đồ thầy làm điều KHÔNG NÊN LÀM trong ngày Sa-bát". Nói cách khác, họ đã xem những điều truyền khẩu của họ vào cùng cấp độ với Lời của Đức Chúa Trời!
II. Một số dạy dỗ quan trọng về ngày sabát (các câu 3-8).
A. Ngày sabát không phải là phương tiện để ngăn cấm những điều cấp thiết (các câu 2-4).
1. Khi người Pharisi dám cả gan thắc mắc mọi hành động của Con Đức Chúa Trời. Ngài phán: "Chuyện vua Đa-vít đã làm trong khi vua với kẻ đi theo bị đói, các ngươi há chưa đọc đến sao?"
2. Tất nhiên là họ có "đọc" rồi. Họ là hạng học giả của Cựu ước, câu hỏi của Chúa Giêxu rõ ràng là một câu châm biếm rất nặng.
3. David là siêu anh hùng của Do thái giáo. Ông giống như Abraham Lincoln của người Do thái! Chúa Giêxu đã nhắc cho người Pharisi nhớ thể nào vị anh hùng của họ và "với kẻ đi theo" đã "vào đền Đức Chúa Trời" và "ăn bánh bày ra", là bánh "không có phép ăn" đối với bất kỳ ai trừ ra dòng thầy tế lễ mới được phép (đối chiếu I Samuên 21.4).
4. Thầy tế lễ, Ahimêléc đã ban bánh bày ra đó cho David vì ông và đoàn tuỳ tùng đã đói lắm rồi và họ không có bánh nào khác nữa. Hiển nhiên là Đức Chúa Trời đã không xét đoán David, người của ông, cũng không xét đoán Ahimêléc về hành động nầy.
5. Đây là một trường hợp cho thấy Đức Chúa Trời thể nào đã bằng lòng gạt qua một bên nghi thức của luật pháp hầu chúc phước cho những điều cấp thiết của dân sự Ngài.
6. Chúa Giêxu cũng đã hỏi trong Luca 14.5: "Nào có ai trong các ngươi, đương ngày Sa-bát, nếu có con trai hay là bò mình té xuống giếng mà không kéo liền lên sao?"
B. Ngày sabát không phải là phương tiện để ngăn cấm thờ phượng Đức Chúa Trời (các câu 5-6).
1. Chúa Giêxu cũng nhắc nhở rằng "các thầy tế lễ trong đền thờ" luôn luôn "phạm luật" hay làm mất tính thiêng liêng ngày sabát bằng cách phá vỡ các điều luật của ngày ấy qua việc làm. Họ đã làm việc khó nhọc vào ngày sabát hơn bất kỳ ngày nào khác trong tuần. Họ đã đốt lửa trên bàn thờ, đã giết con sinh tế, đặt xác con sinh lên bàn thờ, v.v...Tuy nhiên, trong mọi điều nầy người ta xem họ "mà không phải tội".
2. Cũng một thể ấy, những tín đồ theo luật pháp, họ cố gắng giữ một ngày sabát tôn giáo quên rằng họ đang làm việc vào ngày sabát: dạy một lớp học, giảng một bài giảng, hướng dẫn một nhóm thanh niên, hoặc làm việc với thiếu nhi, mọi sự đều đòi hỏi một lượng nổ lực rất lớn.
3. Hãy chú ý Chúa Giêxu đã phán: "tại chỗ nầy có một đấng tôn trọng hơn đền thờ". Thật là khó cho chúng ta tưởng tượng đền thờ thánh như thế nào đối với người Do thái. Mặc dù họ không hiểu hết, Chúa Giêxu đang tự áp đặt sự phục vụ của Ngài với Đức Chúa Cha vốn sâu xa hơn cả đền thờ và mọi truyền thống theo luật pháp của họ.
C. Ngày sabát không phải là phương tiện để ngăn trở lòng thương xót (các câu 7-8).
1. Một lần nữa, hãy chú ý sự châm biếm của Chúa khi Ngài phán: "Phải chi các ngươi hiểu nghĩa câu nầy...". Ngài trưng dẫn Ôsê 6.6, câu nầy chép như sau: "Ta muốn lòng nhân từ, không muốn của tế lễ".
2. Sự tuân giữ nghiêm ngặt ngày sabát là một "của tế lễ". Người ta đã hy sinh công việc làm thường ngày của họ và chịu khó làm việc để không phá vỡ mọi truyền thống của các trưởng lão.
3. Nếu họ thực sự hiểu rõ Kinh Thánh, họ sẽ "không trách những người vô tội", các môn đồ. Việc tuân giữ bất kỳ một sự hy sinh nào, bất kỳ một kỹ luật thuộc linh nào, dù đó là cầu nguyện, kiêng ăn, bố thí, v.v... sẽ không bao giờ chiếm chỗ, cũng không trở nên quan trọng trong con mắt của Đức Chúa Trời hơn là tỏ ra "lòng nhân từ".
4. Đức Chúa Trời sẽ không xét đoán chúng ta chỗ chúng ta tuân giữ các luật lệ nhiều như thế nào như Ngài sẽ xét đoán chúng ta vì những ham muốn và các động lực trong tấm lòng của chúng ta.
5. Ý nghĩa lời lẽ của Chúa Giêxu trong câu 12 là đáng tin cậy. Ý nghĩa của Ngài không có dự tính gây hại cho người Pharisi khi Ngài phán: "Con Người là Chúa của ngày sabát".
6. Vì Chúa Giêxu là "Chúa", chúng ta không còn cần ngày sabát nữa. Tân ước không đòi hỏi một ngày sabát vì cớ mỗi ngày đều là ngày sabát! (Roma 14.5-6).
III. Một minh hoạ thích ứng cho ngày sabát (các câu 9-14).
A. Một tình huống khó và một câu hỏi khó (các câu 9-10).
1. Chúa Giêxu đã "đi khỏi nơi đó", Ngài rời khỏi đồng lúa rồi "vào nhà hội". Chúa Giêxu đã vào trong hang ổ của các cấp lãnh đạo tôn giáo chuyên tự xưng công bình. Họ nghĩ Ngài sẽ vào đặng thờ lạy, nhưng Ngài vốn biết rõ Ngài đến để dạy cho họ một bài học mà họ sẽ chẳng bao giờ chịu nghe theo.
2. Có một sự ấn định thiêng liêng đã chờ đợi Chúa Giêxu trong “nhà hội”. Ở đó Ngài đã gặp "một người teo một bàn tay". Hãy lưu ý là người nầy không yêu cầu Chúa Giêxu chữa lành cho ông ta. Không giống như nhiều người khác, dường như ông ta đã lúng túng khi đứng giữa sự chú ý của nhiều ngưòi.
3. Mà đúng hơn, người Pharisi đã giới thiệu người nầy với Chúa Giêxu với một câu hỏi: "Trong ngày Sa-bát, có phép chữa kẻ bịnh hay không?" Họ muốn có một lý lẽ nào đó rồi với lý lẽ ấy họ "kiện Ngài". Họ không quan tâm tới nhu cần của người nầy, sự phục vụ Đức Chúa Trời hay lòng thương xót của họ. Mục tiêu chính của họ là muốn gài bẫy Chúa Giêxu.
B. Một câu hỏi được giải đáp bằng một câu hỏi (các câu 11-12).
1. Chúa Giêxu là bậc thầy của loại đối đáp nầy. Lối lý luận đáng kinh ngạc của Ngài đã kéo người Pharisi sập vào cái bẫy của chính họ cài đặt. Ngài đã hỏi nếu người kia có một “con chiên” té vào hố trong ngày sabát, lẽ nào ông ta “không kéo nó lên sao". Sabát hay không sabát, bất kỳ một người chủ nào của con thú cũng sẽ tìm cách để bảo hộ tài vật của mình, sự sống của ông ta trong ngày sabát.
2. Câu hỏi của Chúa Giêxu đã ngắt ngang họ. "Huống chi người ta trọng hơn con chiên là dường nào!" Như trong nhiều trường hợp khác, Chúa Giêxu đã bàn từ chỗ thấp lên cao. Nếu cứu con chiên là điều nên làm, thì cứu một người lại càng nên làm hơn nữa là dường nào!
3. Dựa theo lối lý luận theo Kinh Thánh như thế nầy, Chúa Giêxu đã trả lời cho câu hỏi ngu xuẫn của họ. Ngài phán: "Vậy, trong ngày sabát có phép làm việc lành". Hãy lưu ý Ngài không chỉ nói "chữa lành" mà là "làm việc lành". Vậy thì giúp đỡ cho một người bạn vào ngày Chúa nhật có được không? Chắc là được rồi! Sửa soạn một bữa ăn thông công có chắc được không? Chắc được mà! Hêbơrơ 10.25 chép: "chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm...".
C. Ý nghĩa thực sự của ngày sabát (các câu 13-14).
1. Quí vị có thể nghe một sự vui vẻ trong nhà hội khi Chúa Giêxu phán: "Hãy giơ tay ra" cho người bị teo tay. Chúa Giêxu không hề chạm đến ông ta. Với đức tin đơn sơ, khi người nầy mở rộng bàn tay bị teo ra "thì tay nầy cũng lành như tay kia".
2. Không những Chúa Giêxu đã phán nên “làm điều lành” trong ngày sabát. Chính mình Ngài đã làm lành vào ngày sabát! Tôi dám cuộc là người đã được lành rất vui mừng khi mình được chữa lành!
3. Bài học của Chúa Giêxu đã rơi đúng trên người Pharisi. Câu 14 chép họ bỏ "đi ra ngoài". Quí vị há chẳng thấy cơn bão nổ ra trong căn phòng ấy sao! Những người lúc nào cũng tuân thủ theo luật pháp không thể hiểu được!
4. Cái điều tồi tệ hơn, là họ “bàn với nhau”, tìm cách "lập mưu đặng giết Ngài" .
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét