Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

Mathiơ 2.1-12: "LỄ ĐĂNG QUANG CỦA NHÀ VUA"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
LỄ ĐĂNG QUANG CỦA NHÀ VUA
Mathiơ 2.1-12
1. Nhiều sản phẩm chúng ta mua sắm có dán những các nhãn cảnh báo cho chúng ta biết lạm dụng hay sử dụng các sản phẩm nầy sẽ có những tác dụng ngược lại nơi chúng ta. Thậm chí các chương trình truyền hình thường rào đón trước bằng cách cảnh báo về tình trạng bạo lực hay nội dung có giới hạn. Trước khi bắt đầu sứ điệp nầy, tôi muốn đưa ra một lời cảnh cáo: “Chúng ta sắp sửa huỷ diệt một số truyền thuyết nói về sự giáng sinh của Đấng Christ”.
2. Quý vị nhìn thấy các truyền thuyết ấy ở từng mùa lễ Giáng sinh. Họ luôn luôn hiện hữu ở đó. Họ thường cỡi trên những con lạc đà. Họ đến với chuồng chiên máng cỏ mang đầy những lễ vật. Một số lời truyền khẩu cung ứng cho họ những danh xưng và sáng tác ra những câu chuyện kể về các chuyến du hành của họ. Dĩ nhiên họ là “mấy thầy bác sĩ”. Thú vị thay, tước hiệu ấy đến từ một chữ Hy lạp magoi, từ đó chúng ta mới có những từ như “ma thuật” (magic) và “có sức hấp dẫn” (magnetic). Chúng ta sẽ nghiên cứu về mấy thầy bác sĩ nầy, thực sự họ rất “khôn ngoan”, họ được Đức Chúa Trời đại dụng để xác lập địa vị Vua của Đấng Christ.
3. Mathiơ đã viết theo cách biện giải (apologetically), có ý biện hộ, chứnng minh quyền làm Vua dân Dothái và Vua các vua của Ngài. Mathiơ đã viết để chứng minh Chúa Jêsus là Đấng Mêsi. Ông đã bắt đầu ở 1.1-17 bằng cách biên ra bản gia phổ của Ngài căn cứ theo dòng Đavít. Ở 1.18-25, ông đã ghi lại biến cố đáng kinh ngạc về sự ra đời bởi nữ đồng trinh. Trong chương 2, Mathiơ nói thêm ba chứng cớ nữa: Chứng cớ thứ nhất là mấy thầy bác sĩ trong các câu 1-12. Chứng cớ thứ hai về kế hoạch gian ác của vua Hêrốt trong các câu 13-18. Chứng cớ thứ ba là sự ứng nghiệm của bốn lời tiên tri trong Cựu ước, mỗi lời tiên tri có liên quan đến các địa danh (Bếtlêhem, Aicập, Rama và Naxarét). Hôm nay, chúng ta sẽ tập trung vào chứng cớ nói về mấy thầy bác sĩ.
I. Sự xuất hiện của mấy thầy bác sĩ (các câu 1-2).
A. Thời điểm xuất hiện của mấy thầy bác sĩ (câu 1a).
1. Câu 1 nói rằng mấy thầy bác sĩ đã đến “sau khi Chúa Jêsus đã sanh tại thành Bếtlêhem, xứ Giuđê”. Thực ra không chắc là họ đã đến đặng thờ lạy Chúa Jêsus nơi chuồng chiên máng cỏ trong đêm Ngài giáng sinh đâu!
2. Câu 11 cho chúng ta biết khi họ đến thờ lạy Ngài, họ đã “vào đến nhà” hơn là chuồng chiên máng cỏ. Điều nầy cho thấy rằng Chúa Jêsus đã chịu phép cắt bì rồi và Mary đã chu tất thời kỳ làm cho mình thanh sạch lại.
3. Hãy lưu ý rằng trong suốt cả chương 2 chẳng có chỗ nào nói Chúa Jêsus là một trẻ sơ sinh hết. Mà đúng hơn, Ngài được gọi là “con trẻ” (đối chiếu các câu 8, 9,11, 13, 14, 20, 21). Mặc dù từ ngữ nầy có thể có nghĩa là “trẻ sơ sinh”, nó được dùng trong Tân ước để nói tới lứa tuổi thiếu nhi.
4. Thời điểm theo lịch thế gian đã sử dụng sự trị vì của Hêrốt để chỉ ra rằng Chúa Jêsus lúc bấy giờ đã gần 2 tuổi (2.16).
B. Vị vua cai trị lúc mấy thầy bác sĩ đến (câu 1b).
1. Đây là “đang đời vua Hêrốt”. “Hêrốt” nầy ai cũng biết là “Hêrốt Đại Đế” hay như A.T. Robertson đã đặt cho ông ta là “Hêrốt Đồi Truỵ Đại Đế!” Ông ta là một kẻ rất gian ác, là vị vua đầu tiên trong vài vị vua nhà Hêrốt.
2. Cha của Hêrốt là Antipater được lập làm Tổng Đốc xứ Giuđê dưới quyền của Rôma. Năm 40 SC, Hêrốt được lập làm “vua của người Dothái” bởi Caesar Augustus với sự tán thành của nghị viện La mã.
3. Ông không phải là người Dothái, mà là một người Êđôm. Để dỗ dành người Dothái, ông đã lấy một người nữ Dothái làm vợ. Ông là một nhà chính trị có nhiều mánh khoé, một tay hùng biện và là một nhà ngoại giao. Ông bắt đầu việc tái thiết Đền Thờ, phục hưng lại nền kinh tế đang chao đảo, xây dựng thành phố Casarea và đồn luỹ vững chắc Masada.
4. Mặc dù ông có một số thành tựu như vậy, Hêrốt rất nhẫn tâm, độc ác và có tánh ganh ghét cực độ. Ông giết vợ của em mình, một thầy tế lễ thượng phẩm đã chết. Kế đó ông giết vợ, mẹ vợ cùng hai trong số con cái của ông. Năm ngày trước khi ông qua đời, ông đã ra lệnh giết người con thứ ba. Ngay trước khi ông qua đời, nhìn biết chẳng ai than khóc mình, ông đã ra lệnh bắt nhiều công dân hàng dầu của thành Jêrusalem rồi hành hình họ ngay sau khi ông qua đời. Ông nói rằng thành Jêrusalem phải than khóc ngày ông chết, cho dù họ không muốn thương tiếc ông.
C. LAI LỊCH của mấy thầy bác sĩ (câu 1c).
1. Mặc dù có nhiều truyền khẩu và truyền thuyết, có rất ít các sự kiện trong Kinh Thánh. Chúng ta chỉ biết họ “ở đông phương đến”.
2. Mấy thầy bác sĩ lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử giống như giai cấp vừa là thầy tế lễ vừa là chính trị gia của Đế Quốc Mêđi Batư. Họ rất có tài về khoa thiên văn, khoa chiêm tinh và các bộ môn khoa học. Họ theo thuyết độc thần và có một hệ thống con sinh rất giống với hệ thống của người Dothái. Đặc biệt họ rất chú ý tới những điềm chiêm bao.
John MacArthur viết: “Do tri thức tổng hợp của họ về khoa học, nông nghiệp, toán học, lịch sử, và hệ thống thờ phượng, ảnh hưởng chính trị và tôn giáo của họ cứu tiếp tục lớn lên cho tới chừng họ trở thành nhóm cố vấn ưu tú và đầy quyền lực trong xứ Mêđi Batư và sau đó là Đế Quốc Babylôn… Các sử gia cho chúng ta biết rằng chẳng có một người Batư nào có thể trở thành vua mà không tinh thông mọi chi tiết về khoa học và tôn giáo của mấy thầy bác sĩ, được họ tán thưởng, đội vương miện cho, và nhóm nầy cũng nắm giữ các chức vụ về tư pháp nữa”.
3. Mấy thầy bác sĩ hay “những người khôn ngoan” được nhắc tới trong cả sách Đaniên. Có lẽ là họ đã nhuần thấm sâu sắc các tác phẩm của những tiên tri Dothái, đặc biệt là Đaniên.
D. THẮC MẮC về mấy thầy bác sĩ (câu 2a).
1. Mấy người nầy đã “đến thành Jêrusalem”. Chắc không phải là ba người trên lưng lạc đà, mà có lẽ là rất nhiều người, chắc chắn với một đoàn hộ tống có vũ trang tuỳ theo mức độ quan trọng của họ. Dân tộc họ là kẻ thù của người Dothái. Không có gì phải nghi ngờ nữa, họ là một đề tài mới cho cả nước.
2. Họ hỏi: “Vua Giuđa mới sanh tại đâu?” Họ đã liên tục hỏi câu hỏi nầy.
3. Hãy tưởng tượng xem nỗi ngạc nhiên của họ khi thấy chẳng có ai hiểu biết họ đang nói tới điều gì!?!
E. Phần GIẢI THÍCH từ phía mấy thầy bác sĩ (câu 2b).
1. Họ giải thích rằng họ đã “thấy ngôi sao Ngài”. Chúng ta không biết ngôi sao có nghĩa gì, nhưng tôi tin đó là sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
2. Hãy lưu ý rằng Kinh Thánh không nói họ đi theo ngôi sao Ngài, mà đã “thấy ngôi sao Ngài bên Đông Phương”. Sau đó ngôi sao đã hiện ra lại cho họ thấy. Đức Chúa Trời đã tỏ ra cho họ từ trên trời sự ra đời của Nhà Vua của Ngài.
3. Họ đã đến để gặp gỡ và để “thờ lạy Ngài”. Mặc dù sự hiểu biết của họ có giới hạn, họ đã hành động theo sự mặc khải mà Đức Chúa Trời đã ban ra cho họ. Giêrêmi 29.13 chép: “Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng”. Ngài không phải là một vị vua bình thường, nhưng là vì vua đáng được thờ lạy.
II. Kẻ thù của mấy thầy bác sĩ (các câu 3-8).
A. NAN ĐỀ của Hêrốt (câu 3).
1. Sự hiện diện của mấy thầy bác sĩ đã làm cho Hêrốt phải “bối rối”. Vì ảnh hưởng chính trị của họ và vì câu hỏi mà họ đã đưa ra, ông ta đã sợ mất ngai vàng của mình. Ông ta là một người Êđôm mạo danh, luôn sợ mất mọi thứ đối với Đấng là “vua dân Giuđa mới sanh”.
2. Hãy lưu ý, “cả thành Jêrusalem” cũng bối rối nữa. Họ e sợ một cuộc chiến tranh. Họ sợ huyết vô tội đổ ra từ sự ganh ghét của Hêrốt.
B. THẮC MẮC của Hêrốt (các câu 4-6).
1. Hêrốt nhóm “các thầy tế lễ cả” lại, đây là các cấp lãnh đạo chính trị và tôn giáo của Ysơraên, đa phần trong số họ đã dựng nên Toà Công Luận. Ông ta cũng vời “các thầy thông giáo” đến nữa. Họ là những viện sĩ hàn lâm, hạng học giả của Kinh Thánh. Đây là một kỳ hội rất lớn.
2. Hêrốt “tra hỏi rằng Đấng Christ phải sanh tại đâu”. Hêrốt vốn biết các tác phẩm của những vị tiên tri đều nói về một vì vua hầu đến được gọi là Đấng Mêsi, hay Đấng Christ. Ông ta muốn biết Ngài sẽ sanh ra tại đâu!?!
3. Đây là một câu hỏi quá dễ, ai cũng biết cả (Giăng 7.42). Mấy người có học vấn cao nầy mau mắn đáp rằng Chúa Jêsus sẽ sanh ra “tại Bếtlêhem” và đã cung cấp phần tham khảo ở Michê 5.1.
4. Sự kiện đáng kinh ngạc nhất: ấy là không một nhà lãnh đạo tôn giáo nào có ý muốn thẩm định lại câu chuyện của mấy thầy bác sĩ. Họ vốn biết Lời của Đức Chúa Trời nói gì rồi, song họ chẳng quan tâm không đến tại Bếtlêhem để thấy cho rõ.
5. Nhiều người ngày nay cũng biết nhiều sự kiện về Kinh Thánh, song cũng giống như thế, dường như họ chẳng quan tâm hay lo chi về Chúa hết! Họ có tri thức hàng đầu, song tấm lòng chẳng có chi hết! Người Dothái có tri thức nhiều về Đấng Christ, song lại không theo Ngài. Mấy thầy bác sĩ có tri thức giới hạn, song họ đã buớc theo và đã thờ lạy Ngài. Quý vị giống ai nhiều hơn?.
C. CUỘC GẶP GỠ của Hêrốt (các câu 7-8).
1. Hêrốt đã “kín nhiệm” vời mấy thầy bác sĩ đến gặp. Không nghi ngờ chi nữa, tất cả các hình thức và lễ tân thăm viếng của cấp lãnh đạo quốc gia đã được tổ chức, tuy nhiên cuộc gặp gỡ đều theo cách riêng.
2. Hêrốt đã xảo trá tìm hiểu chắc chắn “ngôi sao đã hiện ra khi nào”. Ông ta đã không đưa ra thắc mắc nào về ý nghĩa hay tầm quan trọng của nó. Mọi sự ông ta muốn biết là “khi nào”. “Thì giờ” sẽ chỉ ra tuổi của dứa trẻ. Thật là đơn giản cho Hêrốt dời đi mối đe doạ đối với ngai vàng của ông ta chỉ bằng cách giết chết tất cả những trẻ nam sanh ra vào khoảng thời gian ngôi sao hiện ra.
3. Đổi lại cho việc thu thập được thông tin, Hêrốt hứa dự phần vào việc thờ lạy con trẻ sanh ra tại “Bếtlêhem”. Ông ta đã dối gạt khi yêu cầu họ tìm gặp “con trẻ” rồi ông ta cũng “đến mà thờ lạy”.
4. Mục đích duy nhất của Hêrốt là bảo đảm ngai vàng của mình. Chúng ta sẽ nghĩ rằng nếu Đức Chúa Trời muốn sai một Cứu Chúa đến để trị vì, thì các vua đời nầy sẽ vui lòng nhường ngai vàng của họ. Không phải như vậy đâu. Hêrốt là chốt thí của Satan trên bàn cờ huỷ diệt.
III. Sự tôn kính của mấy thầy bác sĩ (các câu 9-12).
A. NGÔI SAO tái xuất hiện (các câu 9-10).
1. Hầu như cuộc gặp gỡ với Hêrốt là vào ban đêm. Những cuộc gặp gỡ kín nhiệm hiếm khi được tổ chức trong giờ làm việc ban ngày. Tôi có thể hình dung họ đã ra đi, họ hướng về phía Nam từ cung điện Hêrốt đến thành Bếtlêhem và trước sự kinh ngạc của họ, “ngôi sao” đã tái xuất hiện!
2. Có lẽ đây không phải là một “ngôi sao” như chúng ta nhìn thấy trên bầu trời ban đêm. Những ngôi sao trong ban đêm đó không bao giờ “dừng lại trên chỗ con trẻ ở” đâu! Tôi nghĩ đây là sự sáng chói của sự vinh hiển Đức Chúa Trời hoặc có lẽ một thiên sứ được sai đến để dẫn dắt họ.
3. Vô luận là trường hợp nào, khi ngôi sao hiện ra “họ đã mừng rỡ quá bội”. Họ phấn khởi lắm lắm!
B. Sự dâng hiến CÁC TẶNG PHẨM (câu 11).
1. Hãy tưởng tượng nỗi kinh ngạc của Mary và Giôsép khi có những khách nước ngoài đến thăm! Họ “thấy con trẻ cùng Mary, mẹ Ngài”. Có lẽ Ngài đang ngồi trong lòng mẹ hoặc đang vui đùa bên chân mẹ.
2. Không chần chừ chi hết, họ “sấp mình xuống mà thờ lạy Ngài”. Hãy hình dung mấy người quyền uy, cao sang nầy xem, đang sấp mình xuống trước mặt một đứa trẻ nhỏ sống trong một khu vực thấp hèn của một thị trấn nhỏ trong xứ của kẻ thù nghịch mình.
3. Khi đứng dậy rồi, họ “bày của quý ra” rồi “dâng cho Ngài những lễ vật”. Lễ vật của họ là một yếu tố, thậm chí là sự xác nhận việc họ thờ lạy là xác đáng. Chúng ta không thờ lạy Đức Chúa Trời mà chẳng có của lễ. Dâng hiến cho Chúa chúng ta ở bề ngoài chứng minh rằng Ngài là Chúa của chúng ta nơi bề trong. Dâng hiến là một hành động thờ phượng!
4. Họ đã dâng “vàng, nhũ hương, và một dược”. Đây là những lễ vật có giá trị xứng đáng cho một vì vua. Chẳng có gì khác được nói tới về số lễ vật nầy. Có lẽ là chúng đã được sử dụng để giúp đỡ cho gia đình trong khi lưu trú ở Aicập. Đức Chúa Trời sử dụng của dâng của chúng ta để chúc phước cho nhiều người khác!.
C. Vâng theo GIẤC CHIÊM BAO (câu 12).
1. Mấy thầy bác sĩ được “Chúa cảnh báo trong một điềm chiêm bao”. Ngay trong đêm đó, khi họ ngủ giấc ngủ của sự “mừng rỡ quá bội”, Đức Chúa Trời đã phán với họ. Hãy nhớ, mấy người nầy là những chuyên gia về chiêm bao. Thậm chí nếu họ không chiêm bao, sứ điệp vẫn hiển nhiên vì Đức Chúa Trời thường phán qua các điềm chiêm bao.
2. Đức Chúa Trời bảo họ “đừng trở lại nơi vua Hêrốt”. Trong sự vâng lời, họ “đã đi đường khác mà về xứ mình”. Có lẽ khi có sự bao phủ của bóng tối, họ đã ra khỏi thành Bếtlêhem trước khi có người nom thấy họ.
3. Mặc dù Kinh Thánh chẳng nói gì khác tới họ, lễ đăng quang của họ thêm vào bằng chứng cho thấy quyền làm Vua của Đấng Christ. Không nghi ngờ chi nữa họ đã trở thành các môn đồ của Ngài trong chính xứ sở của họ, lo dọn đường cho Tin Lành.
IV. Ba thái độ đối với Đấng Christ.
A. Một số người là KẺ THÙ của Chúa Jêsus.
1. Có nhiều người muốn dời đi từng khía cạnh liên quan tới Đấng Christ ra khỏi đời sống của họ. Giống như Hêrốt, họ là những con chốt thí của Satan và sẽ chẳng thôi làm ác để đạt cho kỳ được mục tiêu gian ác của họ. Cũng giống như Hêrốt, họ rất muốn tôn cao Đấng Christ, song sinh hoạt và hành động của họ cho thấy khác biệt nhiều lắm.
2. Mới đây tôi có đọc về ban giám hiệu nhà trường Utah từ thành phố Salt Lake, họ đã cho phép “Tuyên thệ trung thành” trong đó có câu “một nước ở dưới quyền Đức Chúa Trời” đã từ chối không cho phép hát bài “Đức Chúa Trời chúc phước cho bạn và giữ gìn bạn và thân hữu” (The Lord Bless you and Keep You and Friends). Khi chủ tịch bộ phận sinh viên khích lệ nên hát bài hát nầy, anh ta đã bị cảnh sát mời ra ngoài và những sinh viên năm thứ II đã góp phần chấp nhận giữ kỷ luật cho nghiêm ngặt.
3. Phaolô đã viết trong I Côrinhtô 15.25: “vì Ngài phải cầm quyền cho đến chừng đặt những kẻ thù nghịch dưới chơn mình”. Đừng để cho hạng người nầy quấy rối quý vị! Hãy phấn đấu, nhưng hãy nhớ, sự đắc thắng đã được đắc thắng rồi!
B. Một số người DỬNG DƯNG đối với Chúa Jêsus.
1. Tôi e rằng Hội thánh đang có đầy hạng người giống như “các thầy tế lễ cả” và “các thầy thông giáo” như vậy. Họ biết hết thảy những câu trả lời về Kinh Thánh và về Chúa Jêsus. Họ chỉ không nhìn biết Chúa Jêsus mà thôi.
2. Có thể lý do quý vị chưa phục vụ Ngài, thờ lạy Ngài, dâng hiến cho Ngài, cầu nguyện với Ngài, hay tìm kiếm Ngài là vì dù quý vị biết về Ngài, quý vị chưa bao giờ thực sự nhìn biết Ngài. Quý vị cần được cứu.
C. Một số người YÊN MẾN Chúa Jêsus.
1. Khía cạnh quan trọng nhất của mấy thầy bác sĩ: ấy là họ không chịu thua cho tới chừng họ tìm gặp Chúa Jêsus.
2. Hãy sống giống như mấy thầy bác sĩ, hãy tỏ cho Ngài thấy tình yêu của quý vị ngay hôm nay!

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét