Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Mathiơ 11.16-24: "Chị em vô tín song sinh"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Chị em vô tín song sinh
Mathiơ 11.16-24
1. Tội lỗi chính yếu đưa bất kỳ ai đến địa ngục là tội vô tín. Chúa Giêxu đã phán trong Giăng 3.36: "Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó". Lời lẽ của Chúa Giêxu trong câu 15 của phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta là một lời cảnh cáo nghịch lại với sự vô tín: "Ai có tai mà nghe, hãy nghe".
2. Khi chúng ta đối diện với lẽ thật của Đức Chúa Trời, chúng ta phải đáp ứng. Mỗi lúc quí vị nghe Kinh Thánh được trung tín rao giảng, quí vị nên đáp ứng.
A. Thứ nhứt, quí vị đáp ứng bằng cách nhất trí với Đức Thánh Linh, tuyên xưng tội lỗi của mình và tìm kiếm ơn tha thứ ở trong huyết của Đấng Christ.
B. Thứ hai, quí vị cũng có thể đáp ứng bằng cách làm cứng lòng mình đối với lẽ thật và loạn nghịch chống lại sự thuyết phục của Thánh Linh Đức Chúa Trời.
C. Thứ ba, quí vị có thể đáp ứng bằng cách bất chấp lẽ thật.
3. Trong nội dung của phân đoạn Kinh Thánh trên, chúng ta học biết rằng Giăng Báptít, là người được Chúa Giêxu mô tả là: "trong những người bởi đờn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít" (câu 11), ông đã sai hai môn đồ đến hỏi Chúa Giêxu: "Ngài là Đấng phải đến, hay chúng tôi phải đợi Đấng khác?" Giăng đã có những mối nghi ngờ rất thành thật, mà hầu hết các tín hữu đều có. Khi nghi ngờ đến, ông đã tìm được sự khẳng định cho đức tin của mình trong Chúa Giêxu.
4. Ngược lại với những điều Giăng thành thật hồ nghi, Chúa Giêxu mô tả hai phương thức con người đang chối bỏ Ngài. Tôi gọi chúng là hai chị em vô tín song sinh: phê phán & dửng dưng.
I. Một số người đang PHÊ PHÁN Chúa Giêxu (các câu 16-19).
A. Thắc mắc của Chúa Giêxu (câu 16a).
1. Vấn đề nầy rất sâu xa trong câu chuyện của Mathiơ nói về đời sống của Chúa Giêxu, chúng ta đã thấy nhiều, nhiều phép lạ vốn đã khẳng định lời tuyên xưng Ngài chính là Đấng Mêsi. Tuy nhiên, chúng ta cũng học biết rằng phần lớn người Do thái, là dân sự Ngài, đã chối bỏ Ngài. Giăng 1.11 chép: "Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy".
2. Vì cớ sự vô tín của họ, Chúa Giêxu đưa ra một câu hỏi khá hoa mỹ: "Ta sẽ sánh dòng dõi nầy với ai?" Đây là một thuật ngữ của phương Đông, một cách nói thông thường trong kinh Midrash, một sách dạy dỗ của người Do thái.
3. Nói cách khác, Chúa Giêxu muốn nói: "Ta sẽ minh hoạ sự vô tín của dòng dõi nầy như thế nào đây?" "Ta sẽ mô tả sự họ vô tín cho các ngươi biết như thế nào đây?"
B. Phép loại suy của Chúa Giêxu (các câu 16b-17).
1. Ngài nói "dòng dõi" của người Do thái nào chối bỏ Ngài là "như con trẻ ngồi giữa chợ".
2. “Chợ” là những trung tâm sinh hoạt của xã hội trong hầu hết các thành thị và làng mạc của người Do thái. Ở đấy mọi thứ hàng hoá được mang đến từ các nông trại để người ta mua cùng bán. Ở đấy các quan xét ngồi nơi hai cánh cỗng và đưa ra mọi quyết định của họ. Ở đấy "con trẻ" vui đùa khi bố mẹ chúng lo mua sắm. Chúng ta phải sánh "chợ" với các siêu thị hiện đại ngày nay.
3. Con trẻ thường chơi hai trò chơi thông thường. Một là đám cưới giả. Hai là đám tang giả.
a. Trong đám cưới giả, chúng sẽ thổi “sáo” tưởng tượng rồi gọi bạn bè chúng đến và “nhảy múa” giống y như đám cưới thật của người lớn.
b. Trong đám tang giả, chúng cũng sẽ "kêu la cùng bạn mình" để "than vản" [sát nghĩa: "đấm ngực"] khi chúng "khóc", y như trong các đám tang thật mà chúng đến xem vậy.
4. Giống như nhiều trò chơi của trẻ con ngày nay, lúc nào cũng có những trò tương tự như thế. Nếu trò chơi là “đám cưới”, chúng muốn chơi trò “đám tang” và v.v…
C. Sự dạy của Chúa Giêxu (các câu 18-19a).
1. Chúa Giêxu đã sử dụng minh hoạ nầy để dạy cho biết phương thức mà nhiều người cứ mãi mê chỉ trích, phê phán và luôn luôn tìm kiếm lỗi lầm. Chúng ta thấy phần nhiều trong số họ đang có mặt giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời ngày hôm nay. Vô luận mục sư, chấp sự hay các cấp lãnh đạo Hội Thánh làm việc gì, có thể họ chưa bao giờ thấy thoả lòng.
2. Ngài phán rằng Giăng đã đến với họ "không ăn , không uống". Ông đã sống một đời sống khổ hạnh, ăn châu chấu và mật ong rừng, sống trong đồng vắng, mặc áo làm bằng Đấng, lông lạc đà. Thế mà họ đã nói: "Giăng bị quỉ ám".
3. Sứ điệp của Giăng rất giống với trò chơi “đám tang’. Ông đã tố giác tội lỗi của họ và không để cho họ trở thành khách bàng quang trung lập. Ông buộc họ phải ăn năn hay xét đoán họ vì cớ tội lỗi của họ. Đáp ứng duy nhất của cấp lãnh đạo tôn giáo là tìm kiếm lỗi lầm rồi bịa ra cái án: “Giăng bị quỉ ám”.
4. Chúa Giêxu, "Con Người" đã đến với họ "hay ăn hay uống”. Đời sống của Ngài có thể được sánh với "trò chơi đám cưới". Ngài đã đến dự các bữa tiệc tùng và sinh hoạt xã hội của họ (9.14). Ngài đã chữa lành cho họ rồi phán ra tình yêu thương và sự tha thứ.
5. Vì họ không chịu tin Chúa Giêxu, họ cũng kết án Ngài là: "kẻ ham ăn mê uống".
6. Họ cũng nói Chúa Giêxu là "bạn bè với người thâu thuế cùng kẻ xấu nết". Điều nầy là sự thật, chớ không phải theo ý nghĩa mà họ đã nói ra. Ngài gắn bó với phường tội nhân, song không dự vào tội lỗi của họ. Ngài đã ban ra sự giải cứu từ sự gắn bó đó.
D. Câu châm ngôn của Chúa Giêxu (câu 19b).
1. Chúa Giêxu đã phán: "Sự khôn ngoan được xưng là phải, bởi những việc làm của sự ấy". Người Do thái đã phê phán Chúa Giêxu vì chính tội lỗi mà bản thân họ đã phạm phải. Họ là hình ảnh thu nhỏ của câu nói: "lươn ngắn lại chê lạch dài".
2. Những kẻ phê phán nầy không chú vào sự sự công bình và lẽ thật, mà họ chỉ chú vào sự xét đoán và nói vu.
3. Trong nhiều thế kỷ, từ tấm lòng của sự vô tín, người ta đã bất công chỉ trích phê phán Chúa Giêxu, Lời của Ngài và Hội Thánh của Ngài. Tuy nhiên, họ không sao lý giải được những đời sống của nhiều người nam người nữ đã được thay đổi bởi quyền phép của Đức Chúa Trời.
II. Một số người DỬNG DƯNG đối với Chúa Giêxu (các câu 20-24).
A. Lời quở trách của Chúa Giêxu (câu 20).
1. Lúc đầu, dường như kỳ lạ lắm khi Chúa Giêxu “quở trách” toàn bộ cư dân của "những thành mà các việc quyền phép của Ngài đã làm ra trong những thành ấy". Đặc biệt, chúng ta sẽ chú ý tới các thành thị như "Côraxin", "Bếtsaiđa" và "Cabênaum".
2. Câu 20 nói ra lý do để Chúa Giêxu phải “quở trách” là "vì họ không ăn năn". Họ đã chứng kiến cách riêng tư "các phép lạ của Ngài" thế mà tấm lòng của họ vẫn không lay chuyển. Họ đã chạy theo đời sống riêng của họ, họ dửng dưng khi Vua các vua đang có mặt giữa vòng họ.
3. Những câu nầy sẽ dạy cho chúng ta biết dửng dưng vô tín như thế là một thứ tội lỗi tệ hại nhất, nó chỉ trích phê phán Chúa Giêxu từ đàng xa. Bất chấp Đức Chúa Trời, hành động như Ngài không đáng để bàn tới là một sự gian ác ghê khiếp lắm.
4. Hãy xem xét lời lẽ của Chúa Giêxu về dân sự trong thời của Nôê (Luca 17.26-30)
B. Chúa Giêxu so sánh “Côraxin” và “Bếtsaiđa” với "Tyrơ và Siđôn" (các câu 21-22).
1. Chúa Giêxu phán cả "Côraxin" và "Bếtsaiđa" là "Khốn cho mầy". "Khốn cho" là một lời công bố sự phán xét hầu đến.
2. "Côraxin" là một ngôi làng nhỏ cách Cabênaum hai dặm về phía Bắc gần Biển Galilê. Gần đó là "Bếtsaiđa" thị trấn quê nhà của Phierơ, Anhrê và Philíp. Hai ngôi làng nầy đã nhìn thấy nhiều phép lạ của Chúa Giêxu, thế mà có ít người trong số cư dân của chúng chịu tin theo Ngài. Mác 6.6 chép: "và Ngài lấy làm lạ vì chúng chẳng tin”.
3. Chúa Giêxu đã ví sánh hai thị trấn nầy của người Do thái với hai thị trấn nằm gần bờ biển theo tà giáo của người dân Ngoại là "Tyrơ và Siđôn". Hai thị trấn nầy vối nổi tiếng vì sự gian ác của chúng. Thực ra, trong Êxêchiên 28: "Vua Tyrơ" đồng nghĩa với Satan! Thế mà Chúa Giêxu lại phán rằng nếu “những phép lạ” đã làm ra ở Côraxin và Bếtsaiđa được làm ra ở hai thị trấn dân Ngoại nầy, thì họ: "thật đã mặc áo gai, đội tro, ăn năn từ lâu rồi".
4. Chúa Giêxu tiếp tục phán rằng các thành dân Ngoại ấy “đến ngày phán xét” sẽ chịu "đoán phạt nhẹ hơn" so với hai cộng đồng Do thái đã chứng kiến nhiều phép lạ mà Chúa Giêxu đã làm ra giữa họ.
5. Tại sao vậy? Vì phải hiểu cho sâu hơn như thế nầy: chối bỏ sẽ đem lại sự phán xét càng nặng nề thêm. Chúng ta hãy xem qua Hêbơrơ 10.26-27.
6. Phân đoạn nầy cung ứng cho chúng ta hai lẽ thật trong Kinh Thánh:
a. Thứ nhứt, có nhiều cấp độ trừng phạt trong địa ngục. Mọi sự trong địa ngục rất kinh khiếp, nhưng đối với một số người sự kinh khiếp ấy còn tệ hại hơn nhiều, làm sao có thể “nhẹ hơn” cho được.
b. Thứ hai, hình phạt tệ hại nhứt được dành riêng cho hạng người tôn giáo, tự xưng công bình, là những người không cần biết tới nhu cần của họ về Đức Chúa Giêxu Christ. Có thể là một số người trong quí vị là hạng người đó. Hêbơrơ 3.12 chép: "Hỡi anh em, hãy giữ lấy, kẻo ai trong anh em có lòng dữ và chẳng tin mà trái bỏ Đức Chúa Trời hằng sống chăng".
C. Chúa Giêxu sánh "Cabênaum" với "Sôđôm" (các câu 23-24).
1. "Cabênaum" là đại bản doanh của Chúa Giêxu trong suốt chức vụ của Ngài dành cho người Galilê. Phần lớn các “phép lạ” của Ngài đã được làm ra ở đó. Chúa Giêxu đã phán với các cư dân ở đó: "là thành đã được cao tới trời, sẽ hạ xuống tới âm phủ!" Trong thành ấy Chúa Giêxu đã làm cho con gái của Giairu sống lại, đã chữa lành cho con trai quan thị vệ, chữa lành cho kẻ bị quỉ ám, bà gia Phierơ, người đờn bà với bịnh mất huyết, hai người mù, tôi tớ của thầy đội, người bị quỉ câm ám và người bại liệt được dòng xuống qua ngả mái nhà (8.16-17).
2. Chúa Giêxu tiếp tục phán rằng nếu “những phép lạ đó” được làm ra ở "Sô-đôm, thì thành ấy còn lại đến ngày nay".
3. Chúng ta nhớ tới "Sôđôm" là một trong các thành phố gian ác nhất trong thời Cựu ước (xem từ Sáng thế ký 19). Chính tại đây Lót, cháu của Ápraham, đã bị những kẻ đồng tính luyến ái điên cuồng vây lấy, họ muốn làm hại các vị khách thiên sứ, khi họ đến tại đó. Thực ra, từ ngữ dùng để nói tới những hành động đồng tính luyến ái, "giao hợp giữa đờn ông với nhau” (sodomy) ra từ tên của thành phố nầy. Những kẻ trái thói về tình dục nầy bị kích động bởi những ham muốn phi luân của họ đến nỗi họ bị các thiên sứ đánh cho mù mắt. Do tội lỗi ghê khiếp của thành phố ấy mà Đức Chúa Trời đã huỷ diệt nó và Gômôrơ bằng cách mưa lửa và diêm xuống từ trời. Cả hai thành nầy đều nằm dưới đáy của Biển Chết ngày nay.
4. Cabênaum đã vượt quá Côraxin và Bếtsaiđa trong sự chứng kiến các phép lạ của Chúa Giêxu. Sôđôm đã vượt quá Tyrơ và Siđôn trong tình trạng gian ác không thể nói hết được. Thế mà Chúa Giêxu phán nó sẽ chịu "đoán phạt nhẹ" đối với thành Sôđôm trong “ngày phán xét” hơn là đối với thành Cabênaum.
III. Những lời kết về sự cảnh cáo.
A. Thật là dễ chế giễu những kẻ hay chế giễu, là những kẻ bất nhã với Chúa Giêxu, Kinh Thánh và Hội Thánh, bất nhã với những người hàng tuần ngồi trong các hàng ghế của nhà thờ sẽ đối diện với hình phạt tệ hại nhất còn hơn những kẻ phê phán Cơ đốc giáo.
B. Thật là dễ bị cự tuyệt bởi những tội lỗi của xã hội, đặc biệt những kẻ đắm mình trong sự ô uế của tình trạng đồng tính luyến ái và hành động thú tính, dù vậy, nhiều người ngồi trong các hàng ghế nhà thờ từng tuần lễ sẽ lún vào địa ngục ở mức độ thấp hơn những kẻ ấy.
C. Thật là dễ bao quanh mình với lẽ thật của Đức Chúa Trời, với dân sự của Đức Chúa Trời và thậm chí với quyền phép của Đức Chúa Trời mà không nếm một chút gì cho bản thân mình.
D. Hãy xét mình đi. Quí vị có sống thực với đức tin chưa? Có lúc nào Chúa Giêxu trở thành Cứu Chúa của quí vị chưa? Vô luận quí vị đã chịu phép báptêm, là thuộc viên của Hội Thánh, vô luận... quí vị có thể đối mặt với hình phạt tệ hại nhất vì đã làm quen với những vụ việc thuộc về Đức Chúa Trời mà dửng dưng đối với các vụ việc ấy.
E. Quí vị sẽ đáp ứng như thế nào đối với lẽ thật của Đức Chúa Trời?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét