Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Mathiơ 5.7: "PHƯỚC CHO NHỮNG KẺ HAY THƯƠNG XÓT"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
SỨ ĐIỆP CỦA NHÀ VUA
PHƯỚC CHO NHỮNG KẺ HAY THƯƠNG XÓT
Mathiơ 5.7
1. Ngày kia, khi Frederick II – một vị Vua của Nước Phổ vào thế kỷ thứ 18 trên chuyến thanh tra một nhà tù ở Bá Linh, các tù nhân đã chào đón ông bằng những tiếng kêu gào, họ quỳ gối xuống và cho rằng sự họ bị nhốt là bất công. Khi lắng nghe những lời biện hộ vô tội nầy, mắt của Frederick nhìn vào một người đang ngồi ở trong góc nhà tù, một tù phạm dường như chẳng quan tâm tới những rối động xung quanh. Frederick đã hỏi ông ta: “Sao ngươi lại ở đây?”. “Tâu Bệ Hạ, cướp có vũ trang”. Nhà vua hỏi: “Ngươi có tội không?”. “Ồ, thưa có ạ, thực như thế, tâu Bệ Hạ. Tôi hoàn toàn xứng đáng với hình phạt của mình”. Ngay lúc đó, Frederick gọi viên cai ngục đến: “Hãy thả kẻ trọng tội nầy ra ngay lập tức”, vua nói: “Ta không muốn giữ hắn trong nhà ngục nầy, vì ở đây hắn sẽ làm hư hỏng hết hạng người vô tội đang ở trong đó”.
2. Một trong các thuộc tính đáng kinh ngạc của Đức Chúa Trời là ơn thương xót của Ngài. Bài thánh ca: “Thành Tín Chúa Rất Lớn Thay” (Thánh ca 43) trưng dẫn Ca thương 3.22-23: “Ấy là nhờ sự nhân từ Đức Giê-hô-va mà chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt. Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm”. Thi thiên 103.11 chép: “Vì hễ các từng trời cao trên đất bao nhiêu, Thì sự nhân từ Ngài càng lớn cho kẻ nào kính sợ Ngài bấy nhiêu”. Thi thiên 145.9 chép: “Đức Giê-hô-va làm lành cho muôn người, Sự từ bi Ngài giáng trên các vật Ngài làm nên”.
3. Vì Đức Chúa Trời là giàu có trong sự thương xót, Ngài muốn truyền đạt đức tính ấy vào chúng ta là hạng tôi tớ Ngài. Hãy lưu ý chuỗi tấn triển của Các Phước Lành.
A. Thứ nhất, chúng ta “có lòng khó khăn”, nghĩa đen là “ăn mày thuộc linh”. Giống như người kia ở trong tù, chúng ta càng phải tỉnh thức nhiều về tình trạng tội lỗi của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời. Sự ăn năn bảo đảm cho chúng ta một chỗ trong “Nước thiên đàng” (câu 3).
B. Khi chúng ta nhìn thấy tấm lòng mình là gian ác, chúng ta “than khóc”. Chỉ với thái độ khiêm nhường nầy chúng ta mới được Đức Chúa Trời “yên ủi” (câu 4).
C. Vì cớ sự thay đổi nầy, chúng ta thấy Đức Chúa Trời là thánh khiết và công bình, điều nầy khiến cho chúng ta phải “nhu mì” và hạ mình xuống trước mặt Ngài (câu 5).
D. Còn đây là kết quả khác về sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta: đó là chúng ta “đói khát sự công bình”.
4. Hết thảy các nguyên tắc nầy trong bốn phước lành đầu tiên là các nguyên tắc nội tại ở trong lòng và trí. Bốn nguyên tắc sau cùng là những thay đổi ngoại tại, chúng đến như một kết quả của các nguyên tắc nội tại kia.
I. Ý NGHĨA CỦA SỰ THƯƠNG XÓT.
A. Thương xót là LÒNG TRẮC ẨN dẫn tới HÀNH ĐỘNG.
1. “Thương xót” ra từ một chữ Hy lạp có nghĩa là: “động lòng trắc ẩn” hoặc “tỏ ra lòng trắc ẩn”. Chúng ta có lòng thương xót khi chúng ta tỏ ra lòng thương xót cho những người đang có cần.
2. Chúa Jêsus là tấm gương cao cả nhất về lòng thương xót. Ngài chữa lành cho kẻ đau, khiến cho kẻ què đi được, ban ánh sáng cho người mù, khiến cho kẻ điếc nghe được, và ban sự sống cho kẻ chết. Ngài yêu thương và tha thứ cho hạng kỵ nữ, người thâu thuế, kẻ say sưa, và những kẻ phạm tội tà dâm. Ngài khóc với người buồn rầu và là đồng bạn với người cô độc. Ngài ẵm bồng con trẻ trong vòng tay rồi chúc phước cho chúng. Ngài là sự hoá thân của lòng thương xót. Êsai 42.3 nói về Ngài như sau: “Người sẽ chẳng bẻ cây sậy đã giập, và chẳng dụt tim đèn còn hơi cháy”.
3. Một trong các hình ảnh nổi bật về lòng thương xót của Ngài là sự cố NGƯỜI ĐỜN BÀ PHẠM TỘI TÀ DÂM (Giăng 8.7-11).
4. Chúa Jêsus có lòng thương xót dân sự vì Ngài yêu thương họ và nhìn thấy các nhu cần lớn lao của họ (9.35-36).
B. Thương xót không phải là LO CHO MÌNH TRƯỚC.
1. Có nhiều người giải thích câu nầy theo một cách rất ích kỷ. Họ tìm cách hành động trong sự thương xót với những người sống quanh họ để cho nhiều người khác tỏ lòng thương xót họ. Đây là loại ứng xử: “tay nầy rửa sạch cho tay kia”.
2. Người Pharisi tự xưng công bình tin rằng khi tỏ ra lòng thương xót cho hạng người ăn xin bằng cách bố thí cho họ những thứ mà họ muốn nhắm vào để đổi chác với Đức Chúa Trời.
3. Người có tánh ích kỷ chỉ muốn tỏ ra lòng thương xót và sự tử tế khi họ nghĩ trong đó cũng có cái gì đó cho họ. Tôi tin phần nhiều các nhà chính trị ngày nay đang ủng hộ nhiều chương trình phúc lợi, xã hội chỉ vì họ biết sự ủng hộ ấy đem lại cho họ nhiều lá phiếu từ khu vực của họ.
C. Thương xót còn hơn cả CẢM XÚC nữa.
1. Bạn có bao giờ để ý ai đó với một chữ ký rồi nói: “Làm việc vì bánh” hay những đứa trẻ nhỏ rách rưới rồi có cảm giác thương hại chúng không? Có người gọi đấy là cảm xúc lòng trắc ẩn hay lòng thương xót.
2. Thương hại là cảm xúc mà bạn đang cảm nhận. Thương xót là một hành động bạn đang nắm lấy. Thật là dễ nói: “Sao họ không chịu đi làm” hoặc “Tôi nộp thuế cho họ”.
3. Thương hại là một cảm xúc. Thương xót bước vào hành động. Thương xót làm thoả mãn các nhu cần của con người, giúp đỡ ai đó một tay, cho kẻ đói ăn, yên ủi kẻ buồn rầu, tình cảm với kẻ bị chối bỏ và tha thứ cho kẻ phạm lỗi. Thương xót là đức tính đáng yêu nhất trong các đức tính. Có một dòng tương tự từ vở kịch “Tên Lái Buôn Thành Venive” của Shakespeare: “Đức tính thương xót không bị vấy bẩn. Nó nhỏ xuống giống như giọt mưa rơi nhẹ từ trời. Thương xót ban cho chỗ đất bên dưới nó hai lần ơn phước…”.
D. Thương xót là một dấu hiệu của TRẠNG THÁI THUỘC LINH THẬT.
1. Trong nhiều xã hội, thương xót bị coi là yếu đuối. Một triết gia La mã đã gọi thương xót là “một căn bệnh của linh hồn”. Đối với người La mã, tỏ ra lòng thương xót nơi chiến trường thì tương đương với hèn nhát.
2. Tỏ ra lòng thương xót vô kỷ không phải là bổn tánh của con người tự nhiên. Đó chỉ là hành động duy nhất của Đức Chúa Trời. Cho nên, chỉ có người tín đồ nào có Đức Thánh Linh ngự bên trong và đầu phục Đức Thánh Linh mới có thể tỏ ra lòng thương xót mà thôi.
3. Ápraham đã hành động trong sự thương xót và giải cứu Lót. Giôsép đã hành động trong sự thương xót, tha thứ và lo nuôi dưỡng các anh em mình. Môise trong sự thương xót đã nài xin Đức Chúa Trời cất bỏ bịnh phung ra khỏi chị mình là Miriam.
II. MINH HỌA VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT.
A. Rõ ràng, Chúa Jêsus là tấm gương cao cả nhất trong những ai biết tỏ ra lòng thương xót. Tuy nhiên, trong Luca 10 Chúa Jêsus đã ban ra một thí dụ mô tả rõ ràng thái độ mà mỗi Cơ đốc nhân phải bày tỏ ra. Chúng ta gọi thí dụ ấy là “Người Samari Nhơn Lành”.
B. Trong các câu 25-29, Chúa Jêsus bước vào cuộc trao đổi với một “luật sư” hay một chuyên gia về luật pháp Môise. Người kia nhắc tới luật pháp: “Hãy yêu người lân cận như mình”. Theo một tư thế muốn xưng mình là công bình, ông ta đã hỏi: “Ai là người lân cận tôi?”.
C. Chúa Jêsus khi ấy đã minh họa sự thật rằng mọi người đều là “kẻ lân cận” của chúng ta bằng cách kể ra một thí dụ nới tới người: “bị lâm vào tay kẻ cướp”, chúng giựt lột hết, đánh cho mình mẩy bị thương rồi để người đó lại “nửa sống nửa chết”.
D. Một “thầy tế lễ” không màng đến người nầy cũng giống như người “Lêvi”. Sau cùng, một “người Samari”, là kẻ thù ghét người Dothái đã dừng lại để cứu giúp cho người kia. Tỏ ra lòng thương xót, ông ta đã chăm sóc cho các vết thương của người nầy. Thậm chí ông ta còn đưa người nọ đến “quán trọ” rồi trả tiền phòng, hứa trở lại và trả thêm nếu cần thiết.
E. Khi ấy Chúa Jêsus mới hỏi: “Trong ba người đó, ngươi tưởng ai là lân cận với kẻ bị cướp…?”. Câu trả lời rất rõ ràng. Lời đáp của Ngài là: “Hãy đi, làm theo như vậy”.
Tuần lễ nầy tôi nhắm vào một cuộc phiên bản hiện đại của thí dụ nầy:
Có người kia đi xuống Đường Lonesome – một con đường vắng vẻ và tăm tối từ quán trọ của Tom tới tiệm của Bill, ông ta say rượu bị đánh cướp và bị bỏ nằm đó gần chết tại chỗ gọi là Skid Row. Thế rồi có một cấp lãnh đạo tôn giáo khả kính đi tới, ông nầy là vị Mục sư ở nhà thờ kia rất lớn. Ông nhìn thấy người say với cái đầu bê bết máu và vết mửa đầy áo quần của ông ta. Sau khi quyết dịnh người nầy quá say không thể nói chi được về linh hồn của ông ta, vị Mục sư nghĩ xã hội sẽ làm việc chi đó để ngăn ngừa cảnh say sưa như vậy. Ông bèn đi qua phía bên phải cách xa xa như có thể được!
Không bao lâu sau đó, có một người làm việc xã hội cũng tới đến, học vấn của bà ta cho bà ta biết cách chăm sóc con người với đủ loại nan đề riêng hay chung. Bà ta nhìn thấy người say nầy đang nằm sải dài trên đường. Bà ta nhìn chăm ông đó, nhưng lại kết luận rằng mình không đủ sức giúp đỡ hay hy vọng, vì thế bà ta mới tiếp tục đi thẳng đường mình.
Sau một lúc có người kia bị xã hội ruồng bỏ, một tay hippi có mái tóc thật dài, anh ta lái xe xuống đường Lonesome. Mặc dù bị hạng người khả kính ghét bỏ và bị cảnh sát hồ nghi canh chừng, tay hippi nầy đã nhìn thấy người say đang nằm hấp hối. Và khi anh ta nhìn thấy người ấy, anh ta liền bước tới rồi gọi một gã hippi khác có mái tóc dài giống như anh ta đến giúp, và trong khi anh ta nói ra những lời lẽ nhẹ nhàng, anh ta nhấc người nầy lên rồi đưa đến bệnh viện để băng bó vết thương nơi đầu, rồi đưa tới một nơi tạm trú cho người say rượu, ở đó ông ta có thể nhận lãnh sự cứu giúp. Bây giờ thì ai là người lân cận?
F. Từ thí dụ nầy, tôi có thể nghĩ tới ba bài học mà chúng ta có thể tiếp thu về lòng thương xót.
1. Thương xót có thể đến từ những nguồn rất bất ngờ.
2. Thương xót ném bỏ qua một bên mọi thành kiến chủng tộc, các dị biệt văn hoá, và tình trạng tự xưng công bình về tôn giáo, rồi bắt tay vào.
3. Thương xót thể hiện một sự hy sinh.
III. MỘT SỐ SO SÁNH VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT.
A. Thương xót và TÌNH YÊU THƯƠNG.
1. Hãy viết ra chữ “yêu thương” rồi khoanh tròn chữ đó lại. Tiếp đến, hãy viết chữ “thương xót” khoanh tròn lại, rồi vẽ một mũi tên từ “yêu thương” chỉ sang “thương xót” vì thương xót luôn luôn ra từ tình yêu thương.
2. Êphêsô 2.4-5 chép: “Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ, ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu”.
3. Yêu thương lớn hơn thương xót. “Tình yêu” là yêu thương khi chẳng có tội lỗi nào để tha thứ hoặc nhu cần nào phải thoả mãn. Trước sự sáng tạo, Đức Chúa Cha đã yêu thương Đức Chúa Con và Đức Chúa Con đã yêu thương Đức Chúa Cha.
4. Tôi yêu gia đình tôi. Vì vớ gia đình, tôi tiếp trợ cho mọi nhu cần của họ. Cho dù họ chẳng cần thứ chi, tôi vẫn yêu thương họ.
5. Mục tiêu của tôi là phải yêu thương mọi người như Đức Chúa Trời yêu, khi ấy thì tôi mới “giàu lòng thương xót” được. Không có tình yêu thương thì chẳng có lòng thương xót chi cả.
B. Thương xót và SỰ THA THỨ.
1. Ở dưới chữ “thương xót” mà bạn đã khoanh tròn, vẽ ra một mũi tên chỉ sang vòng tròn khác. Trong vòng tròn đó hãy viết chữ “tha thứ”. Giống như yêu thương tạo ra lòng thương xót, lòng thương xót sẽ tạo ra sự tha thứ.
2. Sự Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi chúng ta nảy sinh từ lòng thương xót của Ngài. Tít 3.5 chép rằng Chúa Jêsus đã cứu chúng ta: “không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh”.
3. Lòng thương xót của Đức Chúa Trời trỗi hơn tội lỗi chúng ta và phu phỉ từng nỗi yếu đuối và từng nhu cần của chúng ta.
C. Thương xót và SỰ CÔNG BÌNH.
1. Bên cạnh vòng tròn “thương xót” vẽ một vòng tròn khác nữa rồi viết “sự công bình” vào đó. Thương xót song hành với sự công bình.
2. Công bình cung ứng chính xác điều chi thích đáng. Lòng thương xót cung ứng không bằng vậy. Khi bạn vi phạm chạy quá tốc độ, bị chặn lại rồi người ta đưa cho một biên lai cảnh cáo, đó không phải là sự công bình, mà đó là sự thương xót.
3. Đức Chúa Trời vừa là công bình, vừa có lòng thương xót. Nếu Ngài chỉ có lòng thương xót thôi, Ngài không thể công bình được. Ngài hình phạt tội lỗi chúng ta qua Đấng Christ trên thập tự giá và rồi trải lòng thương xót trên chúng ta. Lòng thương xót của Ngài luôn sẵn có qua sự nguôi giận.
4. Có một nhận định về sự thương xót giả dối. Trong hệ thống luật pháp của chúng ta thường không có sự công bình cũng như không có lòng thương xót vì chẳng có sự hình phạt cũng như không có sự tha thứ dành cho tội lỗi. Khi tội lỗi được bỏ qua, thì nó hãy còn ở đó. Đó là ân điển rẻ mạt.
5. Đây là lý do tại sao là cần thiết cho một người phải ăn năn hoặc phải “có lòng khó khăn” để được cứu. Đức Chúa Trời xử lý với tội lỗi. Ngài không bỏ qua nó.
IV. NGUỒN CỦA SỰ THƯƠNG XÓT.
A. Thương xót lưu xuất ra từ Đức Chúa Trời. Chúng ta chỉ bày tỏ ra lòng thương xót thực khi chúng ta đã được sanh lại, được quyền phép của Đức Chúa Trời thay đổi trong sự cứu rỗi.
B. Hành động thương xót cao cả nhất chính là sự chết của Đấng Christ. Thập tự giá là dấu hiệu lớn lao chỉ về lòng thương xót. Donald Barnhouse đã viết: “Tất cả lòng thương xót mà Đức Chúa Trời từng ban cho con người thì Ngài đã có rồi, khi Đấng Christ chịu chết. Nghĩa là toàn bộ sự thương xót. Không thể có thêm hơn nữa… Dòng suối giờ đây đã rộng mở, nó tuôn chảy và cứ tuôn chảy cách tự do” (MacArthur, p.195).
C. Một bài thánh ca chép: “Lòng thương xót thật là cao cả và ân điển thật tự do; có sự tha thứ thật rời rộng cho tôi; tại đồi Gôgôtha, linh hồn nặng nề của tôi đã tìm được sự tự do!”.
V. CÁCH THỂ HIỆN LÒNG THƯƠNG XÓT.
A. Chúng ta thể hiện lòng thương xót bằng cách tỏ lòng YÊU THƯƠNG đối cùng người khác.
1. Thương xót là một cảm xúc về lòng thương hại, nhưng nó phải hơn cả một cảm xúc, sự cảm thương của nó phải nằm trong hành động. Đó là một thái độ giống như thái độ của Đấng Christ là Đấng luôn đặt người khác lên trên hết.
2. Khi chúng ta đọc về các loại tội phạm, những kẻ say sưa và tiêm chích ma túy, kẻ cưỡng dâm, du đảng, và hạng người gạ gẫm trẻ em, chúng ta cần phải nhớ rằng chỉ bởi ân điển của Đức Chúa Trời chúng ta mới không có mặt giữa vòng họ.
3. Chúng ta than khóc khi linh hồn của người thân lìa khỏi xác, nhưng chúng ta cần phải có lòng thương hại thật đối với hạng người đang mất linh hồn trong chính thân thể hư mất của họ.
B. Chúng ta thể hiện lòng thương xót bằng cách CẦU THAY cho người khác.
1. Chúng ta học biết nhiều về các ưu thế của chúng ta bằng cách chúng ta cầu nguyện. Từ thập tự giá Chúa Jêsus đã cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ chẳng biết mình làm điều gì” (Luca 23.34)). Êtiên đã cầu thay cho những kẻ đã ném đá ông: “Lạy Chúa, xin đừng đổ tội nầy trên họ” (Công vụ các sứ đồ 7.60).
2. Bạn đang cầu thay cho hạng người hư mất nào!?! Bạn có thể ghi ra 5 tên của những người không có Đấng Christ mà bạn đang cầu thay cho họ mỗi ngày?
C. Chúng ta thể hiện lòng thương xót bằng cách RAO GIẢNG tin lành cho người khác.
1. Tôi biết có những người đang đói khát, họ cần sự cứu giúp thắng hơn men rượu và cơn ghiền ma tuý, có những người với hàng trăm nhu cầu khác, dù vậy nhu cầu chính trong từng đời sống là Tin lành!
2. Rao giảng Tin Lành là hành động thương xót lớn lao nhất. Hành động ấy mang lại sự sống từ sự chết, hy vọng từ thất vọng, và vui mừng từ buồn rầu.
3. Hội thánh nầy cần phải tiếp thu nhiều từ Tin lành!
Một nhóm người ở Alabama được một người thoái chí, say sư, thất nghiệp mời đến để xem ông ta tự thiêu. Một kỹ thuật viên chụp ảnh và âm thanh đáp ứng lại lời mời đó phải chọn giữa hai vai trò khi ngọn lửa bắt đầu. Họ có thể quay phim sự cố nầy như những người quan sát vô tư, hoặc họ phải dập ngọn lửa. Trong 37 giây cả nhóm người đứng quan sát người kia đang bốc cháy. May thay, có một nhân viên cứu hỏa tình nguyện đang đứng xem ngọn lửa. Nếu bạn nhìn thấy người kia đang bốc cháy, bạn sẽ đứng lui lại, quan sát hay cứu người đó? Nếu bạn thấy một người sắp chết và đi địa ngục, bạn có tìm cách để cứu người đó chăng?
VI. KẾT QUẢ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT.
A. Người nào có lòng thương xót “sẽ được thương xót”.
1. Lòng thương xót ấy không ra từ con người. Bạn có thể có lòng thương xót đối cùng người khác suốt cuộc đời bạn và không bao giờ kinh nghiệm sự thương xót ra từ người khác.
2. Chúng ta “được thương xót” từ Đức Chúa Trời. Ngài có lòng thương xót khi giải cứu chúng ta. Khi chúng ta có lòng thương xót đối cùng người khác, đổi lại Ngài càng thương xót chúng ta càng thêm, làm phu phỉ các nhu cần của chúng ta và cầm giữ lại sự Ngài hình phạt tội lỗi.
B. Chỉ có người “có lòng thương xót” mới “được thương xót” từ Đức Chúa Trời.
1. Đavít nói: “Kẻ hay thương xót, Chúa sẽ thương xót lại” (II Samuên 22.26).
2. Giacơ 2.13 chép: “Sự đoán xét không thương xót kẻ chẳng làm sự thương xót”.
3. Ở cuối lời cầu nguyện mẫu, Chúa Jêsus phán: “Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi”.
4. Chúng ta không kiếm được ơn cứu rỗi bằng cách tỏ ra lòng thương xót. Chúng ta được cứu bởi ơn thương xót của Đức Chúa Trời và nhận lãnh ít hay nhiều sự thương xót của Ngài do hành động của chúng ta đối cùng những người khác.
5. Chúa Jêsus minh họa lẽ thật nầy trong Thí dụ nói về Người Đầy Tớ Không Có Lòng Thương Xót (Mathiơ 18.23-35). Nếu chúng ta sau khi nhận lãnh ơn thương xót của Đức Chúa Trời, lại thất bại không tỏ ra lòng thương xót đối cùng những người khác, giống như con cái cứng đầu, chúng ta sẽ bị Đức Chúa Trời kỷ luật.
PHẦN KẾT LUẬN: NGAY BÂY GIỜ, LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐANG SẴN CÓ CHO MỌI NGƯỜI!!! BẠN CHƯA ĐƯỢC CỨU SAO?
Khi Robert G. Ingersoll là người vô thần đang đưa ra những bài thuyết giảng của mình chống lại Đấng Christ và Kinh Thánh, khả năng lý luận của ông ta thường bảo đảm cho ông ta luôn luôn có một đám đông người đến nghe. Một tối kia, sau một bài thuyết giảng rất kích động, trong đó ông đã công kích đức tin của một người đặt nơi Cứu Chúa, ông ta đột nhiên ngưng lại rồi nói: “Tôi dã dành cho Đức Chúa Trời một cơ hội để minh chứng rằng Ngài đang hiện hữu và là Đấng Toàn Năng. Tôi thách Ngài đánh tôi chết trong vòng 5 phút đi”. Trước tiên, có một sự im lặng, kế đó người ta thấy khó chịu ngay. Một số người rời bỏ giảng đường, không thể để cho thần kinh mình bị căng thẳng, rồi một phụ nữ bị ngất đi. Ở cuối thời điểm thách thức đó, nhà vô thần lên tiếng nhạo báng: “Hãy xem đi! Chẳng có Đức Chúa Trời đâu hết. Tôi vẫn còn sống nhăng đây!”. Sau bài giảng đó một thanh niên đến nói với một phụ nữ Cơ đốc: “Hay đấy, Ingersoll chắc chắn đã minh chứng một việc rất hay tối hôm nay!”. Bà nầy đáp lại thật nhẹ nhàng: “Phải, đúng đấy, ông ta đã chứng tỏ rằng ngay cả tội nhân bẩn thỉu nhất không thể tát cạn được lòng thương xót của Chúa trong vòng 5 phút được!” Nếu một người chạy ra đứng phía trước chiếc xe của bạn, bạn sẽ đụng anh ta hoặc hành động trong sự thương xót? Ơn thương xót của Đức Chúa Trời vẫn còn đang rộng mở đấy thôi!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét