Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Mathiơ 12.15-21: "Tôi tớ cao trọng nhất của Đức Chúa Trời"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Tôi tớ cao trọng nhất của Đức Chúa Trời
Mathiơ 12.15-21
1. Đức Chúa Trời đã có nhiều tôi tớ được chọn. ÁPRAHAM ai cũng biết là vì đức tin lớn của ông. GIÔSÉP ai cũng biết vì tính quả quyết của ông. MÔISE ai cũng biết vì tình thiệt hữu của ông với Đức Chúa Trời. GIÔSUÊ ai cũng biết vì lòng can đảm của ông. DAVID ai cũng biết vì cớ tấm lòng của ông. ĐANIÊN ai cũng biết vì cớ sự vâng phục của ông. Đức Chúa Trời cũng đã có hạng tôi tớ hâm hẩm như BALAAM và GIÔNA. Trong Tân ước, có PHIERƠ rất hăng hái, PHAOLÔ đầy nhiệt huyết, TIMÔTHÊ trẻ tuổi, và GIĂNG đã cao tuổi.
2. Trong tất cả các tôi tớ của Đức Chúa Trời, tôi tớ cao trọng nhất chính là Đức Chúa Giêxu Christ. Chúng ta thường nghĩ tới Chúa Giêxu là Vua các vua và Chúa các chúa. Chúng ta nghĩ tới Ngài là Đấng ngự trên cao và là Đấng Tể Trị Tối Cao của muôn loài vạn vật. Tuy nhiên, chúng ta thường không nghĩ tới Ngài là một tôi tớ. Phải, đấy là chức vụ trên đất của Ngài...phục vụ. Sách Mác đã được viết ra với lẽ đạo nói tới Cứu Chúa phục vụ. Câu trọng tâm của sách nầy là 10.45: "Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người". Chúa Giêxu hoàn toàn làm cho mình ra trống không theo ý chỉ của Đức Chúa Cha.
3. Phân đoạn nầy là viên đá được chạm trổ, là một bản đồ hoạ chính xác chức vụ tôi tớ của Đấng Christ. Trong khi đọc qua chương nầy, quí vị sẽ bị cám dỗ đọc qua thật nhanh mấy câu nầy giống như chúng không nằm đúng vị trí trong tác phẩm đối thoại và tường thuật. Tuy nhiên, chúng ta hãy dừng lại và đào sâu vào trong những sự giàu có của phân đoạn nầy khi chúng ta xem xét 7 tấm gương tôi tớ của Đấng Christ và đổi lại, ứng dụng một số lẽ thật liên quan tới sự phục vụ của chúng ta đối với Đức Chúa Trời.
I. Chúa Giêxu rất tận tâm với ý chỉ của Đức Chúa Trời (các câu 15-17).
A. Đoàn dân đông theo sau Chúa Giêxu (câu 15).
1. Chúa Giêxu "biết" người Pharisi đang bàn bạc "lập mưu giết Ngài" và vì vậy Ngài đã rời nhà hội sau khi chữa lành cho một người vào ngày sabát. Ngài đã không sợ hãi, song đấy không phải là giờ chết định cho Ngài đâu.
2. Khi Ngài "bỏ đi khỏi chỗ đó...có nhiều người theo Ngài". Họ sẽ không để cho Ngài lìa khỏi họ.
3. Mặc dù Ngài rất mệt mỏi sau một ngày dài, câu nầy hàm ý: "Ngài chữa lành cả". Mọi người đều nhận lãnh sự chăm sóc.
B. Chúa Giêxu cấm ngặt họ đừng cho ai biết Ngài (câu 16).
1. Từ ngữ "cấm ngặt" ra từ chữ Hy lạp có gốc rễ mang ý nghĩa "đòi hỏi gay gắt". Nói cách khác, Chúa Giêxu không cho dân sự có ý kiến gì, họ không nên có một sự chọn lựa nào hết. Họ bị cấm ngặt, phải giữ im lặng về quyền phép chữa lành của Ngài, đừng cho “ai biết Ngài”.
2. Tại sao vậy? Tại sao họ phải giữ kín như thế? Có vài câu trả lời đích đáng, nhưng tôi nghĩ có hai câu trả lời quan trọng nhất. Thứ nhứt, Chúa Giêxu không muốn các phép lạ trở thành tiêu điểm của chức vụ Ngài. Thứ hai, chưa phải lúc để cho Ngài tỏ mình. Đây là thời điểm của sự hạ mình, chớ không phải thời điểm của sự tôn cao.
C. Chúa Giêxu đã đến để làm ứng nghiệm Kinh Thánh (câu 17). Chúa Giêxu đã đến để hết thảy những lời tiên tri nói về Đấng Mêsi sẽ được “ứng nghiệm”. Phân đoạn nầy nêu rõ "Êsai đã nói". Câu nối theo sau là một trưng dẫn từ Êsai 42.1- 4, một phác hoạ đẹp đẽ về một Cứu Chúa phục vụ.
D. Giống như Chúa Giêxu, chúng ta phải dâng mình làm theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. Chúa Giêxu không đến để thiết lập một Nước theo đời nầy, dù sự đến ấy là xuất thần. Ngài không đến để gây ấn tượng cho người ta. Ngài đã đến để làm theo ý chỉ của Đức Chúa Cha. Ngài đã phán trong Giăng 6.38: "Vì ta từ trên trời xuống, chẳng phải để làm theo ý ta, nhưng làm theo ý Đấng đã sai ta đến". Vì vậy chúng ta không nên nhắm vào ý định của con người hay ý định ích kỷ của chính chúng ta, mà phải nhắm theo ý chỉ của Đức Chúa Cha.
II. Chúa Giêxu được khen ngợi bởi Lời của Đức Chúa Trời (câu 18a).
A. Chúa Giêxu đã được Đức Chúa Cha “chọn”.
1. Từ Hy lạp chỉ về “tôi tớ” ở đây là bất thường. Đây là từ mô tả một tôi tớ sống gần gũi với chủ của mình đến nỗi người được xem là con.
2. Chúa Giêxu đã được “chọn” không theo ý nghĩa Ngài được chọn từ những người đến xin việc. Ngài là Con độc sanh của Đức Chúa Trời. Ngài đã được “chọn” theo ý nghĩa Ngài là Đấng duy nhất có khả năng mua lấy sự cứu rỗi cho chúng ta.
B. Chúa Giêxu là Con “yêu dấu” của Đức Chúa Cha. Chúa Giêxu đã và đang bị thù ghét bởi người thế gian cho dù Ngài là Con “yêu dấu” của Đức Chúa Cha. Êphêsô 1.6-7 chép: "để khen ngợi sự vinh hiển của ân điển Ngài đã ban cho chúng ta cách nhưng không trong Con yêu dấu của Ngài! Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài".
C. Chúa Giêxu là Con vừa lòng đối với Đức Chúa Cha. Lúc Chúa Giêxu chịu phép báptêm, Đức Chúa Cha đã khẳng định lẽ thật của lời tiên tri khi Ngài phán bằng một giọng nói đến từ trời: "Nầy là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đường" (Mathiơ 3.17).
D. Giống như Chúa Giêxu, chúng ta được Đức Chúa Trời khen ngợi. Qua sự cứu rỗi trong Đức Chúa Giêxu Christ, chúng ta trở thành những người được “chọn” của Đức Chúa Trời. Chúng ta được “tiếp nhận trong thân thể yêu dấu của Đấng Christ”, là cô dâu của Chúa Giêxu. Bởi sự công bình của Ngài, chúng ta được làm cho đẹp lòng đối với Đức Chúa Cha.
III. Chúa Giêxu được Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự vào (câu 18b).
A. Đức Chúa Trời "cho Thánh Linh" Ngài ngự trên Chúa Giêxu. Chúng ta biết từ Mathiơ 1.20 rằng Chúa Giêxu được "thai dựng...bởi Đức Thánh Linh". Chúng ta biết từ 3.16 rằng lúc chịu phép báptêm Đức Thánh Linh đã ngự xuống "như chim bò câu, đậu trên Ngài". Chúa Giêxu là Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hoá Toàn Năng Toàn Tại Toàn Tri. Ngài là Một trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Tại sao Chúa Giêxu cần Đức Thánh Linh “đậu trên Ngài?" Tôi đề nghị hai lý do:
1. Chúa Giêxu cần Đức Thánh Linh vì Ngài vừa là Đức Chúa Trời trọn vẹn, cũng là con người trọn vẹn nữa. Ngài đã chịu đựng tất cả những sự cám dỗ mà con người nhìn biết. Sức lực thuộc thể của Ngài bị hạn chế trong sức lực của một con người. Nhân tính của Ngài đòi hỏi quyền phép của Đức Thánh Linh để ca tụng thần tính của Ngài. Công vụ Các Sứ Đồ 10.38 chép "thể nào Đức Chúa Trời đã xức cho Đức Chúa Giêxu ở Nazarét bằng Đức Thánh Linh và quyền phép".
2. Chúa Giêxu cần Đức Thánh Linh vì sự hiện diện và quyền phép của Đức Thánh Linh chứng thực lai lịch Ngài là Đấng Mêsi. Một phân đoạn Cựu ước tiên báo Đức Chúa Trời sẽ "cho Thánh Linh đậu trên Ngài". Đức Thánh Linh đã xác định uy quyền và sự tán thưởng của Đức Chúa Cha về Chúa Giêxu (đối chiếu Luca 4.18-19).
B. Giống như Chúa Giêxu, Đức Chúa Trời đã đặt Thánh Linh Ngài trong và trên chúng ta. Tất cả những ai là tín đồ đích thực đều ở trong hay được dầm thấm trong Đức Thánh Linh. Vì Ngài là một Đấng thường trú trong đời sống chúng ta, Ngài có thể làm cho chúng ta đầy dẫy và tể trị chúng ta khi chúng ta thuận phục Ngài. Chức năng tôi tớ phải phục theo chức năng lãnh đạo của Đức Thánh Linh.
IV. Chúa Giêxu đang truyền đạt sứ điệp của Đức Chúa Trời (câu 18c).
A. Chúa Giêxu đã đến không những vì người Do thái, mà cũng vì “dân Ngoại” nữa
1. Một phần giao ước với Ápraham chép: "Và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước" (Sáng thế ký 12.3).
2. Simêôn, cụ tiên tri trong đền thờ khi Chúa Giêxu giáng sinh đã nói Ngài là "ánh sáng soi khắp thiên hạ, và làm vinh hiển cho dân Israel là dân Ngài" (Luca 2.32).
3. Người đờn bà đầu tiên mà Chúa Giêxu đã tỏ ra cho người biết Ngài là Đấng Mêsi là một người Samari. Ngài phán với bà ta trong Giăng 4.26: "Ta, người đang nói với ngươi đây, chính là Đấng đó".
4. Chúa Giêxu đã phán về thầy đội La mã trong 8.10: "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta chưa hề thấy ai trong dân Y-sơ-ra-ên có đức tin lớn dường ấy!"
5. Mác 3.8 nói cho chúng ta biết rằng Chúa Giêxu đã tận tuỵ với các môn đồ đến từ "xứ Y đu mê, xứ bên kia sông Giôđanh; miền xung quanh thành Tyrơ và thành Siđôn cũng vậy".
B. Chúa Giêxu đã đến để "rao giảng sự công bình” cho cả thế gian.
1. Người Do thái nghĩ họ là tuyển dân duy nhất của Đức Chúa Trời, mọi dân khác trên thế gian bị hư mất trong vô vọng. Họ xem khinh ý niệm cho rằng bất kỳ dân Ngoại nào được xếp đồng đẳng với họ trong Vương quốc. Đây là một trong những lý do mà họ rất ghét bỏ Chúa Giêxu.
2. Chúa Giêxu đã đến vì mọi người. Ngài đã phán trong Giăng 12.32: "Còn ta, khi ta đã được treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta". Một trong những câu chuyện đẹp đẽ nhất nói về Chúa Giêxu đang đến với một người dân Ngoại là câu chuyện nói tới người đờn bà SirôPhênixi trong Mác 7 với đứa trẻ bị quỉ ám.
3. Chúa Giêxu công khai rao giảng “sự công bình của Đức Chúa Trời” và ân điển của Ngài cho cả thế gian.
C. Giống như Chúa Giêxu, chúng ta phải rao giảng Lời của Ngài cho mọi người!
V. Chúa Giêxu sống phù hợp với chương trình của Đức Chúa Trời (câu 19).
A. Chúa Giêxu chẳng "cãi lẫy", Ngài cũng chẳng “kêu la”.
1. "Cãi lẫy" có nghĩa là cãi cọ ầm ĩ, tranh cãi, và thậm chí cãi lộn to tiếng. "Kêu la" có nghĩa là "hò hét hay kêu xé tai inh ỏi". Đây là một từ ngữ dùng để mô tả một con chó đang sủa, một con chim đang kêu quang quác hay thậm chí tiếng rên rỉ của kẻ say rượu.
2. Chúa Giêxu không hề dùng bất kỳ phương pháp phỉnh phờ nào để truyền đạt sứ điệp của Ngài. Ngài không hề sử dụng hình thức tình cảm, lôi kéo vận động, hoặc nổi loạn căn cứ vào thành kiến để có được nhiều người theo Ngài. Hầu hết các cấp lãnh đạo chính trên thế giới đã sử dụng các phương pháp nầy để kiếm cho kỳ được nhiều người ủng hộ.
3. Chúa Giêxu đã mang theo mình lòng tự trọng và tiết độ. Sứ điệp của Ngài luôn luôn là lẽ thật đời đời áp dụng cho nhiều tấm lòng và đời sống bởi quyền phép của Đức Thánh Linh. Mục tiêu của Ngài là chu toàn chương trình của Đức Chúa Trời, chớ không kiếm số người ủng hộ.
B. Không hề “có ai nghe tiếng Ngài trên đường phố”. Truyền đạo l.9-17 chép: "Lời của người khôn ngoan được nghe tại nơi êm lặng còn hơn tiếng kêu la của kẻ cai trị trong đám dại dột".
C. Giống như Chúa Giêxu, tiêu điểm của chúng ta phải nhắm vào chương trình của Đức Chúa Trời, chớ không nhắm vào sự chúng ta được lòng người. Hãy chú ý lời lẽ của sứ đồ Phaolô trong I Côrinhtô 2.1-4.
VI. Chúa Giêxu đang khẳng định lòng thương xót của Đức Chúa Trời (câu 20a).
A. Chúa Giêxu là một Thân Vị thương xót tử tế.
1. Sậy thường mọc dọc theo hai bên bờ sông ở xứ Israel. Thường thì những người chăn chiên sử dụng chúng để làm các thứ ống sáo. Một cây “sậy” bị “bẻ cong” hay bẻ gãy, nó bị xem là vô dụng khi bị gãy hoặc bị ném bỏ.
2. Khi tim của ngọn đèn cháy hết, nó sẽ chẳng còn phát ra chút ánh sáng nào và sẽ bị dập rồi bị ném bỏ đi.
3. Câu nầy chỉ ra cho thấy thể nào Chúa Giêxu nhìn thấy dân sự dường như vô giá trị đối với thế gian. Xã hội, thậm chí cả Hội Thánh cũng có khi gạt bỏ hạng người nầy qua một bên. Bản chất của con người là huỷ diệt hay gạt bỏ; bổn tánh của Đức Chúa Trời là phục hồi.
B. Giống như Chúa Giêxu, chúng ta cần tấm lòng tử tế và biết thương xót dành cho "hạng người vô dụng". Chúng ta cần làm mới lại tình yêu của chúng ta dành cho người già, “hạng cặn bã của xã hội” v.v...
VII. Chúa Giêxu sắp hoàn tất phần chiến thắng của Đức Chúa Trời (các câu 15-17).
A. Chúa Giêxu được định cho phải “đắc thắng”.
1. Mặc dù bị hiểu lầm, bị bắt bớ, bị lấn lướt, bị chối bỏ và bị đóng đinh trên thập tự giá, Chúa Giêxu đã đạt được một sự đắc thắng hoàn toàn trên thập tự giá!
2. Khi "Ngài khiến sự công bình được thắng", Chúa Giêxu sẽ lãnh đạo dân sự Ngài và ngự trên ngai hợp pháp của Ngài là Vua các vua.
B. Giống như Chúa Giêxu, chúng ta được định cho phải “đắc thắng”. Đừng để cho thế gian nầy hạ thấp quí vị xuống. Quí vị được định cho một số phận lớn lao hơn nhiều lắm.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét