Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

Mathiơ 3.1-12: "NGƯỜI TIỀN KHU CỦA NHÀ VUA"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
NGƯỜI TIỀN KHU CỦA NHÀ VUA
Mathiơ 3.1-12
1. Tôi có người anh tên là John đã đến tuổi 60. Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp đại học, ông đến Việt Nam làm việc. Thực ra, ông đã ở trong quân ngũ hơn 20 năm trời. Bố mẹ tôi không cho phép ông để tóc dài bao giờ. Quân đội không hề cho phép ông để tóc dài. Tuy nhiên, khi ông nghỉ hưu, ông đã để râu thật rậm và mái tóc quăn thật dài. Chúng tôi không gặp nhau thường và Ashlea không biết ông rõ lắm khi ông đến thăm lúc nó được 2 tuổi. Tôi nói cho nó biết đấy là bác John. Khi nghĩ tới những bức tranh trong quyển truyện tích Kinh Thánh của nó, nó mới định rằng đây chắc là “Bác Giăng Báptít”.
2. Trừ ra Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Giăng Báptít là nhân vật quan trọng nhất đã từng có mặt trên đời. Một thiên sứ đến nói với cha của ông là thầy tế lễ Xachari ở Luca 1.15-17: “Vì người sẽ nên tôn trọng trước mặt Chúa; không uống rượu hay là giống gì làm cho say, và sẽ được đầy dẫy Đức Thánh Linh từ khi còn trong lòng mẹ. Người sẽ làm cho nhiều con trai Y-sơ-ra-ên trở lại cùng Chúa, là Đức Chúa Trời của họ; chính người lại sẽ lấy tâm thần quyền phép Ê-li mà đi trước mặt Chúa, để đem lòng cha trở về con cái, kẻ loạn nghịch đến sự khôn ngoan của người công bình, đặng sửa soạn cho Chúa một dân sẵn lòng”.
3. Điều đã làm cho Giăng được “nên tôn trọng trước mặt Chúa” là sự kêu gọi cao cả của ông. Ông là một sứ giả, một người tiền khu của nhà Vua, là Chúa Jêsus. Trong quá khứ, các vị vua thường có những sứ giả, mấy người nầy luôn chạy trước mặt các vua, họ lo dọn đường và khiến cho dân chúng phải quỳ gối xuống khi nhà vua đi ngang qua.
4. Phân đoạn Kinh Thánh hôm nay lấp đầy khoảng trống giữa thời niên thiếu của Chúa Jêsus và phần khởi đầu chức vụ của Ngài ở tuổi 30. Hình ảnh sau cùng chúng ta có về cậu thiếu niên Jêsus khi ở tuổi 12, lúc Ngài đến dự Lễ Vượt Qua cùng với bố mẹ của mình (Luca 1.41-52). “Lúc ấy” trong câu 1 có ý nói rằng đấy là những ngày tháng khởi sự chức vụ của Chúa Jêsus.
5. Từ phân đoạn nầy, chúng ta sẽ để ý tới NHÂN VẬT Giăng Báptít, CHỨC VỤ, SỨ ĐIỆP, và mối quan hệ của ông với ĐẤNG MÊSI.
I. Nhân vật Giăng Báptít (các câu 1-4).
A. LAI LỊCH của Giăng (câu 1a).
1. Khi Kinh Thánh công bố Giăng là “người Báptít”, thì không có nghĩa ông là một người Báptít, Báptít chính thống, hay Báptít Độc Lập đâu. Mà đúng hơn khi nói như thế là nói tới sự kêu gọi của ông phải làm phép báptêm cho dân sự, cho nhiều người về sau nầy.
2. Giăng là con của thầy tế lễ Xachari và bà Êlisabét, người bà con của Mary. Giống như Chúa Jêsus, sự ra đời của Giăng đã được một thiên sứ đến công bố. Ông đã được “đầy Đức Thánh Linh, ngay khi còn ở trong lòng mẹ”. Chúng ta hãy xem qua Luca 1.41, 76-80.
3. Giăng “đến giảng đạo”. “Đến” (come) xuất hiện từ chữ Hy lạp nói tới sự xuất hiện công khai của một nhà lãnh đạo. J.B.Phillips dịch chữ nầy là “đến” (arrived). Chúng ta nên đóng ngoặc kép: “Giăng đã bắt đầu giảng đạo”.
B. VỊ THẾ của Giăng (câu 1b).
1. Khi chúng tôi chuyển tới Hội thánh nầy, chúng tôi muốn ở trên một vị thế cao ai cũng trông thấy được trên một con đường chính hầu cho mọi người đều biết chỗ chúng tôi ở.
2. Giăng phải chia sẻ sứ điệp của ông tại thành Jêrusalem từ các nấc thang của Đền Thờ, nhưng ông lại chọn giảng “trong đồng vắng xứ Giuđê”. Ông đã kêu gọi dân sự ra khỏi tôn giáo chết trong thời của mình. Khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời mặc lấy quyền phép cho sứ điệp của ông, dân chúng chịu đến nghe, vô luận là ở đâu!
3. Giăng không rơi vào chỗ trở thành “người tìm kiếm sở làm” đâu. Ông không cố gắng lôi cuốn người ta và khiến cho họ được thoải mái đâu! Họ sẽ không đến với “người ở trong đồng vắng” trừ phi họ thấy có cần.
4. Chẳng có gì là sai với một biển quảng cáo của Hội thánh, khiến cho người ta thấy thoải mái, tiếp đón nồng hậu… Dù vậy, chúng ta đừng quên phần quan trọng, đó là SỨ ĐIỆP!!!
C. SỰ RAO GIẢNG của Giăng (câu 2).
1. Tất cả những bài giảng của Giăng có thể được tóm tắt bằng từ ngữ “ăn năn”.
2. Ăn năn còn hơn cả buồn rầu hay hối tiếc nữa. Ăn năn có nghĩa là quay 1800 và nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời làm thay đổi thái độ và mọi hành động của quý vị.
3. Người ta thường đến với bàn thờ khóc lóc rồi thưa với Đức Chúa Trời là họ đau buồn vì tội lỗi của họ. Làm thế thì tốt đấy, song chưa phải là ăn năn. Quý vị đã không ăn năn cho tới chừng nào quý vị thay đổi. Phaolô đã nói trong II Côrinhtô 7.9: “nay tôi lại mừng, không phải mừng về sự anh em đã phải buồn rầu, song mừng về sự buồn rầu làm cho anh em sanh lòng hối cải”.
4. “Ăn năn” có thể được dịch “được biến đổi”. Quý vị phải ăn năn trước khi quý vị được cứu. Chúa Jêsus đã phán trong Mác 1.15: “Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành”.
5. Đây đúng chính xác những gì Giăng đã rao giảng ở đây. Họ cần phải ăn năn vì “nước thiên đàng đã đến gần”.
6. “Nước thiên đàng” và “nước Đức Chúa Trời” luôn luôn nói tới quyền cai trị và sự trị vì của Chúa Jêsus. Giờ đây Nước nầy là một nước thuộc linh. Ngài đang tể trị trong tấm lòng của chúng ta. Một ngày kia khi nuớc ấy trở thành một nước thuộc thể, khi Chúa Jêsus ngự trên ngai vàng tại thành Jêrusalem trên đất!
7. Lý do cho người ta cần phải “ăn năn” là vì nước nầy sắp sửa được mở ra. Trong 400 năm im lặng kể từ lời tiên tri của Malachi, chẳng có một lời nào nữa đến từ Đức Chúa Trời. Giờ đây Giăng đã đến bằng câu nói nầy: “Hãy ăn ở cho đường hoàng, Đấng Mêsi đang đến”. Chúng ta đáng phải nói bây giờ: “Hãy ăn ở cho đường hoàng, Đấng Mêsi sẽ tái lâm!”.
D. Giăng đang NÓI TIÊN TRI (câu 3).
1. Êsai đã công bố sự đến của Đấng Mêsi (1.22-23). Ông cũng nói trước về người tiền khu là Giăng Báptít. Chúng ta hãy xem ở Êsai 40.3-4.
2. Giăng không đến để dọn đường xa lộ cho bằng phẳng, và mượt mà. Ông đã đến để dọn lòng người ta phải sẵn sàng cho Chúa Jêsus.
3. Nhiều môn đồ của Giăng đã trở thành môn đồ của Chúa Jêsus.
E. SỰ XUẤT HIỆN và THỰC ĐƠN của Giăng (câu 4).
1. Giăng đã “mặc áo bằng lông lạc đà, buộc dây lưng bằng da”. Ông đã sống trong đồng vắng và ăn “những châu chấu và mật ong rừng”.
2. Ngược lại, các nhà lãnh đạo tôn giáo đều ăn mặc đẹp và ăn uống đầy đủ. Họ sống trong những ngôi nhà xinh xắn và rất tiện nghi. Cung cách sống của Giăng cho thấy rằng ông ít quan tâm đến các tiêu chuẩn của thế gian. Thực ra, ông đã quên chúng rồi. Áo xống của ông mang màu nâu xám giống như môi trường hoang vắng của ông.
a. ÁO XỐNG tiêu biểu cho lòng ham muốn của chúng ta. Chúng ta xét đoán người khác theo cách ăn mặc, xe hơi, nhà cửa, nghề nghiệp của họ…
b. ĐỒ ĂN tiêu biểu cho xác thịt ham muốn.
3. Mặc dù về thực chất chẳng có gì là sai với quần áo đẹp và đồ ăn ngon, chúng ta đừng để cho những thứ tạm bợ đó chiếm địa vị cao hơn Nước của Đức Chúa Trời! Chúa Jêsus đã hỏi trong Mathiơ 6.25: “Vậy nên ta phán cùng các ngươi rằng: đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân thể mình mà lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quí trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quí trọng hơn quần áo sao?”. Phaolô đã nói trong I Côrinhtô 6.13: “Đồ ăn vì bụng, bụng vì đồ ăn, Đức Chúa Trời sẽ hủy hoại cái nọ và cái kia”.
4. Giăng không yêu cầu người nào khác phải sống như ông đã sống, nhưng ông cung cấp cho chúng ta với một trường hợp ưu tiên một thật là hay.
5. Hội thánh nầy sẽ không trở nên như Đức Chúa Trời mong muốn nếu chúng ta dành ưu tiên một cho xu hướng vào mọi khao khát đời nầy thay vì cho nước của Đức Chúa Trời.
II. Chức vụ của Giăng Báptít (các câu 5-6).
A. PHẠM VI CHỨC VỤ của Giăng (câu 5).
1. Chức vụ của Giăng không những là rao giảng cho một khu vực nhỏ. Dân chúng đến với ông từ “Jêrusalem, cả xứ Giuđê, và cả miền chung quanh sông Giôđanh”. Tất cả họ đã đến với đồng vắng của Giăng từ phía Nam xứ Palestine.
2. Họ đã đến vì họ tin Giăng là một vị đại tiên tri. Mathiơ 21.26 chép: “Còn nếu đáp rằng: Bởi người ta, thì chúng ta sợ thiên hạ, vì thiên hạ đều cho Giăng là đấng tiên tri”.
B. THỰC CHẤT chức vụ của Giăng (câu 6).
1. Dân chúng đã “chịu người làm phép báptêm dưới sông Giôđánh”. “Chịu phép báptêm” là một từ được chuyển ngữ có ý nói: “nhúng hay trầm mình”. Luca 16.24 sử dụng chính ngữ nầy khi câu nầy nói người giàu có yêu cầu Laxarơ “nhúng” ngón tay vào trong nước.
2. Phép báptêm là nghi thức hoàn toàn mới đối với người Do thái. Họ đã có việc tẩy rửa theo nghi thức, song chẳng phải là phép báptêm. Nghi thức gần gũi nhất là việc tẩy rửa của một người dân Ngoại, một người “ngoài”, khi người ấy muốn trở thành một người Do thái.
3. Phép báptêm của Giăng nói rằng tuyển dân của Đức Chúa Trời, con cháu của Ápraham, những người kế tự giao ước của Môise thực sự đã “ở ngoài” nước của Đức Chúa Trời.
4. Họ “đã xưng tội mình” rồi, thì chịu phép báptêm. Phép báptêm không cứu được ai. Chúng ta chịu phép báptêm vì chúng ta đã xưng tội lỗi mình rồi và đã mời Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của chúng ta. Phép báptêm là một hình ảnh ngoại tại công khai nói tới một quyết định riêng ở bên trong. Phép báptêm đồng hoá chúng ta với Đấng Christ.
5. Mỗi tín hữu đều do Hội thánh địa phương theo Tân ước làm phép báptêm cho.
III. Sứ điệp của Giăng Báptít (các câu 7-9).
A. HẠNG NGƯỜI đến nghe sứ điệp của Giăng (câu 7a).
1. Một số “người Pharisi”. Chữ nầy có ý nói tới: “hạng người tách biệt”. Họ là những nhà luật pháp bảo thủ. Chúa Jêsus phán trong 23.27, họ trông “giống như mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp, mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ dơ dáy”.
2. Một số là “người Sađusê”. Họ là những người tự do tôn giáo, chối bỏ sự sống lại. Họ là cộng đồng quý tộc.
B. LỜI CẢNH BÁO trong sứ điệp của Giăng (các câu 7b-8).
1. Giăng đã gọi họ là “dòng dõi rắn lục”. “Dòng dõi” nghĩa là “con cháu”. “Rắn lục” là loài rắn độc. Các nhà lãnh đạo tôn giáo nầy trông dường như vô hại vậy!
2. Giăng đã hỏi họ: “Ai đã dạy các ngươi tránh khỏi cơn giận ngày sau?”. Đây là hình ảnh của một cánh đồng đang cháy, từ đó loài “rắn lục” sẽ thoát ra. Họ đã đến với Giăng, muốn chịu phép báptêm giống như nhận một “bảo hiểm về hoả hoạn” vậy.
3. Sự ăn năn thật và đức tin nơi Đấng Christ bảo hộ chúng ta tránh khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (Rôma 8.1), phép báptêm chỉ làm cho chúng ta bị ướt người mà thôi.
4. “Vậy”, Giăng bảo họ: “hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn”. Nếu quý vị muốn chịu phép báptêm, hãy bày tỏ lòng ăn năn qua cách sống của quý vị. Giacơ 2.17 chép: “Về đức tin, cũng một lẽ ấy; nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết”.
C. LẼ THẬT trong sứ điệp của Giăng (câu 9).
1. Họ biện luận rằng: “Ápraham là tổ chúng tôi”. Họ tưởng rằng họ được cứu chỉ vì họ là dòng dõi của Ápraham, tuyển dân của Đức Chúa Trời.
2. Giăng đã chỉnh họ bằng một lẽ thật: “Đức Chúa Trời có thể khiến đá nầy sanh ra con cái cho Ápraham được”. Ápraham đã được cứu bởi đức tin và dòng dõi của ông phải được cứu bởi đức tin.
3. Cơ nghiệp của quý vị không cứu được quý vị. Phép báptêm sẽ không cứu quý vị đâu! Đi nhà thờ, dâng tiền, hay trở thành “một người tốt” cũng vậy. Chúa Jêsus phán: “Ta là đường đi…” (Giăng 14.6).
IV. Đấng Mêsi và Giăng Báptít (các câu 10-12).
A. Nhiều người sẽ CHỐI BỎ Đấng Mêsi (câu 10)
1. Giăng nói: “Bây giờ cái búa đã kề rễ cây…”. Vì Đấng Mêsi sắp hiện đến trên bối cảnh, sự phán xét của Đức Chúa Trời đang ở gần.
2. Đây là cách nói bóng về người nông dân lo chăm sóc vườn cây hay vườn nho đang đứng nhìn những cây cối không kết trái. Chúng sẽ bị “đốn” và “chụm”.
3. Xuyên suốt Kinh Thánh, “lửa” là hình ảnh nói tới sự phán xét thiêng liêng. Trong vài phân đoạn Kinh Thánh Đức Chúa Trời được gọi là “lửa thiêu đốt”. Lửa nói tới địa ngục.
4. “Trái tốt” hay “kết quả xứng đáng với sự ăn năn” (câu 8) tiêu biểu cho sự cứu rỗi chân chính. Sự cứu rỗi không được thẩm tra bằng kinh nghiệm trong quá khứ, mà là sự trung tín trong hiện tại. “Trái” của quý vị có xác minh quí vị được cứu hay chưa?
B. Đấng Mêsi có QUYỀN PHÉP hơn Giăng (câu 11).
1. Giăng nói: “Ta lấy nước làm phép báptêm cho các ngươi ăn năn”. Trong chức vụ của Giăng, phép báptêm là hình ảnh bên ngoài của sự ăn năn bên trong. Trong Công vụ các sứ đồ 19.4, Phaolô viết: “Giăng đã làm phép báp-tem về sự ăn năn tội, mà truyền dân phải tin Đấng sẽ đến sau mình, nghĩa là tin Đức Chúa Jêsus”.
2. Giăng nói tiếp với họ về Đấng Mêsi. Giăng nói rằng Ngài có “quyền phép hơn ta, ta không đáng xách giày Ngài”. Một trong những phần việc thấp hèn nhất của nô lệ là đem cất giày của chủ mình, rửa chơn người rồi “xách” chúng mà đem cất đi. Chúa Jêsus đã sử dụng hình ảnh nầy để dạy về sự hạ mình. Giăng nói: “Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống” (Giăng 3.30).
3. Điều ưu tiên một của Giăng không nằm ở chỗ kiếm nhiều môn đồ riêng. Có khi người ta thích gắn bó với một nhà lãnh đạo thuộc linh. Giăng đang chỉ ra cho dân chúng biết không phải là ông, mà là Đấng Christ. Tôi hy vọng rằng nếu là ngày đến khi Đức Chúa Trời cất tôi đi về trời, quý vị vẫn lo gánh vác lấy công việc của Chúa.
4. Chúa Jêsus không làm phép báptêm bằng nước, mà “bằng Đức Thánh Linh”. Đây là lời hứa đã ứng nghiệm tại Lễ Ngũ Tuần trong Công vụ các sứ đồ 2. Điều nầy làm ứng nghiệm Giôên 2.28: “Sau đó, ta sẽ đổ Thần ta trên cả loài xác thịt”. Êxêchiên 36.26 nói tiên tri: “Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi, và đặt thần mới trong các ngươi”. Ngày nay tất cả các tín hữu đều có Đức Thánh Linh ngự ở trong lòng.
5. Chúa Jêsus cũng sẽ làm phép báptêm cho họ “bằng lửa”. Tôi tin trọn vẹn rằng lửa nầy tiêu biểu cho sự phán xét hầu đến của Đức Chúa Trời. Có người sẽ được “nhúng” trong Đức Thánh Linh, nhiều người khác, giống như người Pharisi và người Sađusê sẽ bị “nhúng” trong sự phán xét.
C. Đấng Mêsi sẽ PHÂN CHIA người ta (câu 12).
1. Chúa Jêsus sẽ phân chia hết thảy mọi người. Người được cứu giống như “lúa” mà Ngài sẽ “chứa vào kho” [thiên đàng]. Người bị hư mất thì giống như “rơm rạ” sẽ bị “đốt trong lửa chẳng hề tắt” [địa ngục].
2. Quý vị là “lúa” hay “rơm rạ”?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét