Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

Mathiơ 4.12-25: "CHỨC VỤ CỦA NHÀ VUA"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
CHỨC VỤ CỦA NHÀ VUA
Mathiơ 4.12-25
1. Ở một Hội thánh nhỏ vào mùa hè, vị Mục sư đang rao giảng với sự phấn khởi. Phù hợp với sự ấm áp của buổi tối, các cánh cửa sổ đều mở rộng và các máy ghi âm đủ cỡ đều hướng vào các ngọn đèn trên toà giảng. Khi vị Mục sư giảng tới chỗ cần nhấn mạnh, thì có một con bướm lớn bay thẳng vào miệng ông. Cả hội chúng im lặng, chờ đợi phản ứng của ông sau khi nuốt con vật lúc nào cũng dao động đó. Sau tiếng tằng hắng và cổ họng đã được thông, ông đáp: “Thưa quý bà quý ông, với một ít khó khăn, con bướm đã bước vào chức vụ”.
2. Dù quý vị có biết hay không, dù quý vị có tin hay không, giây phút quý vị tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa và Cứu Chúa của mình, quý vị đã bước vào chức vụ. Một số người có ý nghĩ cho rằng vị Mục sư và Ban trị sự được thuê vào để lo công việc của chức vụ. Theo Êphêsô 4.12, công tác của vị Mục sư là “để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức vụ và sự gây dựng thân thể Đấng Christ”. Nói cách khác, công việc của tôi là trang bị, huấn luyện, hướng dẫn để quý vị có thể trở thành một người hầu việc Đức Chúa Jêsus Christ.
3. Chúa Jêsus là tấm gương cao cả của chúng ta trong từng lãnh vực của cuộc sống. Chúng ta được gọi là “Cơ đốc nhân” vì chúng ta phải trở nên giống như Đấng Christ. Mỗi một người chúng ta phải bước vào chức vụ, Chúa Jêsus đã bước vào chức vụ. Trong phân đoạn nầy, chúng ta thấy ba ưu điểm của Chúa Jêsus dành cho chức vụ: Ngài GIẢNG ĐẠO, Ngài KÊU GỌI và Ngài CHỮA LÀNH.
I. Chúa Jêsus giảng đạo (các câu 12-17).
A. THỜI ĐIỂM của chức vụ Chúa Jêsus (câu 12a).
1. Hãy chú ý từ “Vả, khi…”. Khoảng trống giữa câu 11 và câu 12 có thể khoảng một năm trời. Các bản Phúc âm tóm tắt, hết thảy đều bỏ sót vấn đề nầy, song Giăng đã lắp vào từng chi tiết. Chúa Jêsus đã gặp Anhrê, Phierơ, Philíp và Nathanaên từ giữa các môn đồ của Giăng. Ngài đã đến dự một tiệc cưới ở Cana, ở đây Ngài đã làm ra phép lạ đầu tiên của Ngài. Trên đường về lại xứ Galilê, Ngài đã gặp người đờn bà bên giếng Sikha.
2. Vấn đề quan trọng là “Đức Chúa Jêsus nghe Giăng bị tù rồi”. Giăng Báptít bị Hêrốt Antipa bỏ tù gần cung điện của ông ta vì đã công khai chỉ ra Hêrốt đã lấy em dâu mình là Hêrôđia. Chắc chắn là Giăng đã bị hành quyết vì đưa ra vấn đề nầy nghịch lại với nhà vua đầy quyền lực.
3. Ttrong thời điểm của Đức Chúa Trời, Giăng đã ra khỏi bối cảnh để Chúa Jêsus bước vào. Giống như các ngôi sao buổi sáng lặn đi nhường đường cho mặt trời mọc lên, Giăng đã buớc qua một bên, sau khi đã dọn dường cho Chúa.
B. ĐỊA ĐIỂM của chức vụ Chúa Jêsus (các câu 12b-13).
1. Chúa Jêsus bắt đầu chức vụ của Ngài ở khu vực phía Bắc Ysơraên gọi là xứ Galilê. Ngài ra đi không hề sợ hãi, song muốn tránh một sự đối đầu với người Pharisi. Giăng 4.1 chép: “Khi Chúa đã hay rằng người Pha-ri-si có nghe đồn Ngài gọi và làm phép báp têm được nhiều môn đồ hơn Giăng”.
2. Trước tiên Chúa Jêsus quay trở lại với Naxarét thành phố quê hương của Ngài. Luca 4 ghi lại rằng dân sự của Ngài đã sỉ nhục Ngài khi Ngài công bố mình là Đấng Mêsi đến nỗi họ tìm cách ném Ngài xuống vực sâu, nhưng Ngài đã tránh thoát một cách siêu nhiên.
3. Câu 13 chép: “Ngài bỏ thành Na-xa-rét mà đến ở thành Ca-bê-na-um”. Đây là thị trấn quê hương của Mathiơ. Có người nói dân cư trong các thành phố ở “mé biển” là 2 triệu người lúc bấy giờ.
C. LỜI TIÊN TRI của chức vụ Chúa Jêsus (các câu 14-16).
1. Đây là lần đầu tiên, Mathiơ trích dẫn lời tiên tri của Êsai (1.23; 3.3).
2. Chỗ nầy được gọi là “xứ Ga-li-lê thuộc về dân ngoại” là vì hết thảy ảnh hưởng dân Ngoại của người Syri và người Phênixi.
3. Nhiều người Dothái có thành kiến trong xứ Giuđê đã nói: “Chẳng lẽ Đấng Christ đã ra từ xứ Galilê sao?”. Nicôđem – một người Pharisi, ông trở thành môn đồ đã tìm cách biện hộ cho Chúa Jêsus, nhưng họ nói cùng ông: “Ngươi cũng là người Galilê sao? Ngươi hãy tra xét, sẽ thấy rằng chẳng có tiên tri nào từ xứ Galilê mà ra hết” (Giăng 7.40-52). Họ chỉ cần nhìn vào Êsai 9.1-2 mà thôi!
4. Người xứ Galilê chắc chắn đã “ngồi chỗ tối tăm”. Họ đã sống trong “miền và dưới bóng sự chết”. Họ không được giáo dục theo Kinh Thánh như người xứ Giuđê. Đa số trong vòng họ chỉ là giai cấp lao động phổ thông. Thú vị thay, Chúa thường trước tiên đến với người thuộc hạng thấp hèn và khiêm nhường. Họ thường được tiếp nhận nhiều hơn hạng người quan trọng, kiêu căng.
5. “Ánh sáng lớn” đã “mọc lên” trong xứ Galilê. Giăng 1.4-5 chép: “Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người. Sự sáng soi trong tối tăm, tối tăm chẳng hề nhận lấy sự sáng”. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 8.12: “Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống”.
6. Sự sáng của Chúa Jêsus chiếu trên quý vị, quý vị há chẳng vui sướng sao!?!
D. SỨ ĐIỆP của chức vụ Chúa Jêsus (câu 7).
1. Hãy lưu ý, Chúa Jêsus “khởi giảng dạy”. Giảng dạy là phần chính trong chức vụ của Chúa Jêsus và là điểm nổi bật của chức vụ chúng ta. Giảng dạy Kinh Thánh được Đức Chúa Trời mặc lấy quyền phép cho (đối chiếu I Côrinhtô 1.21; 2.1-5).
2. Từ ngữ “giảng dạy” có nghĩa là “công bố, làm cho mọi người đều biết”. Giảng dạy không phải là đặc quyền duy nhất của Mục sư đâu. Mỗi tín đồ phải rao giảng Lời của Chúa.
3. Chúa Jêsus đã gảng dạy không giống như một người nào khác. Mathiơ 7.29 chép: “vì Ngài dạy như là có quyền, chớ không giống các thầy thông giáo”. Ngài đã giảng dạy mọi điều Đức Chúa Cha đã dạy cho Ngài. Ngài đã phán trong Giăng 12.49: “Bởi ta chẳng nói theo ý riêng ta; nhưng Cha sai ta đến, đã truyền lịnh cho ta phải nói điều chi và phải nói thể nào”.
R. C. H. Lenski viết: “Điểm cần phải lưu ý: ấy là giảng không phải là để tranh luận, lý lẽ, cãi cọ hay tranh chấp, hoặc thuyết phục bởi minh chứng khôn khéo chống lại mọi lý luận cao tự sẽ dẫn tới chỗ chống đối. Chúng ta giảng công khai hoặc làm chứng cho mọi người về lẽ thật mà Đức Chúa Trời bảo chúng ta phải nói ra. Không một biện bác nào có thể công kích lẽ thật đã được trình bày trong sự rao giảng hay làm chứng nầy. Người ta dù tin theo lẽ thật, như hết thảy những người tỉnh táo tin, hay từ chối không chịu tin theo, chỉ có kẻ dại dột mới dám làm thế”.
4. Chúa Jêsus đã giảng dạy rằng người ta phải “ăn năn”. Từ ngữ có nghĩa là “thay đổi”. Nó có nghĩa là nhìn nhận sự sai lầm của tội lỗi chúng ta và xây lại cùng Đức Chúa Trời.
5. Họ cần phải ăn năn vì “Nước Trời đã đến gần”. Đấng Mêsi đã có mặt tại hiện trường rồi. Chúa Jêsus đã sẵn sàng trị vì trong mọi tấm lòng!
6. Chúa Jêsus đã giảng cùng một sứ điệp mà Giăng đã rao ra (đối chiếu 3.2). Phierơ cũng nhắc lại sứ điệp nầy vào ngày lễ Ngũ Tuần khi ông nói: “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-tem, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh” (Công vụ các sứ đồ 2.38). Phaolô đã nói trong thơ tín gửi cho Timôthê: “Mong Đức Chúa Trời ban cho họ sự ăn năn để nhìn biết lễ thật, và họ tỉnh ngộ mà gỡ mình khỏi lưới ma quỉ, vì đã bị ma quỉ bắt lấy đặng làm theo ý nó”.
7. Mặc dù các phương pháp của chúng ta thay đổi, sứ điệp của chúng ta luôn luôn là “hãy ăn năn”. Chúng ta phải thành thật chia sẻ tin lành. Quý vị đang chia sẻ Tin lành như thế nào?.
II. Chúa Jêsus kêu gọi (các câu 18-22).
A. Sự kêu gọi PHIERƠ và ANHRÊ (các câu 18-20).
1. Ngày kia, sau khi đến tại Cabênaum rồi, Chúa Jêsus “đang đi dọc theo mé biển Galilê”. “Biển Galilê” rộng chừng 8 dặm và dài khoảng 13 dặm. Biển nầy có độ thấp hơn mặt nước biển trung bình là 700 feet. Josephus nói ở thế kỷ đầu tiên có khoảng 240 thuyền đánh cá đang hoạt động ở đó.
2. Khi Chúa Jêsus đang đi bộ, Ngài thấy “hai anh em kia, là Simôn… với em là Anhrê”. Theo Giăng 1, Ngài đã gặp họ rồi từ giữa vòng các môn đệ của Giăng Báptít. Không nghi ngờ chi nữa, họ đã biết nhau rồi.
3. Chúa Jêsus phán: “Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người”. Chúa Jêsus tự mình phân phát Tin lành. Tuy nhiên, Ngài muốn chia sẻ niềm vui mừng và phần thưởng của phần việc đó với chúng ta.
4. Chúa Jêsus kêu gọi hết thảy chúng ta vào công trường truyền giáo. Quý vị không thể trở thành một “Billy Graham”, nhưng quý vị có thể nói cho người khác biết về Chúa Jêsus đã làm gì cho quý vị. I Phierơ 2.9 chép: “Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài”.
5. Hãy lưu ý rằng họ đã đáp ứng “ngay tức thì”. Họ “liền bỏ lưới” mà “theo Ngài”. Chúa Jêsus chẳng mong gì khác hơn nơi chúng ta như thế.
B. Sự kêu gọi GIACƠ và GIĂNG (các câu 21-22).
1. Chắc chắn là Chúa Jêsus, Phierơ, và Anhrê đang đi xuống bờ biển rồi nhìn thấy hai con trai của Xêbêđê. Ngài cũng quen biết họ rồi!
2. Chúa Jêsus không kêu gọi các môn đồ Ngài từ hạng người giàu có nhất, khôn ngoan nhất, đẹp đẽ nhất hoặc học giỏi nhất. Ngài đã kêu gọi người nào muốn đi theo Ngài.
3. Giacơ và Giăng cũng đáp ứng với sự vâng phục ngay tức thì. Họ “bỏ thuyền” là cuộc sống của họ. Họ bỏ “cha mình” mà “theo Ngài”.
C. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đối với CHÚNG TA.
1. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải VÂNG PHỤC NGAY LẬP TỨC. Nếu chúng ta không vâng theo ngay tức khắc, thực sự chúng ta chưa vâng phục gì hết.
2. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta PHẢI BỎ ĐIỀU GÌ ĐÓ LẠI SAU LƯNG (đối chiếu Mác 10.28-31).
3. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải THEO NGÀI. Chúa Jêsus phán trong Mathiơ 16.24: “Nếu ai muốn theo ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta”.
4. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta phải KÊU GỌI NGƯỜI KHÁC. Hãy khích lệ người khác hầu việc! Khi quý vị được yêu cầu hầu việc, đừng lãng tránh lời kêu gọi ấy, có thể lời kêu gọi đó đã đến từ nơi Chúa! Trên hết mọi sự, đừng ngăn trở! Hãy cứ bước tới nữa đi! Hãy chất chứa của cải ở trên trời!
Cách đây nhiều năm, một người Ý sống ẩn dật được tìm thấy đã chết trong nhà của ông ta. Ông ta đã sống rất đạm bạc trọn cuộc đời mình, nhưng khi bạn bè tới nhà ông để lựa chọn một số đồ đạc, họ mới khám phá ra 246 cây đàn vĩ cầm loại đắt tiền rất đẹp chất đầy trên tầng thượng. Tất cả tiền bạc ông có đều được sử dụng để mua sắm những cây đàn nầy. Lòng ái mộ của ông đã đặt không đúng chỗ vào thứ nhạc cụ nầy đã cướp đi khỏi thế giới những âm thanh hay lạ. Vì ông đã ích kỷ thu thập những cây đàn nầy, thế giới không còn nghe thấy những âm thanh tuyệt vời của chúng nữa. Khi ấy người ta mới hay rằng cây đàn vĩ cầm đầu tiên mà hãng Stradivarius làm ra không được chơi cho tới khi nó được 147 tuổi. Tương tự, có nhiều Cơ đốc nhân phí phạm mọi khả năng của họ và không hề để cho ánh sáng của chúng được chiếu ra bao giờ!
III. Chúa Jêsus chữa lành (các câu 23-25).
A. Sự chữa lành của Chúa Jêsus khẳng định SỰ DẠY của Ngài (câu 23).
1. Chúa Jêsus “đi khắp xứ Galilê”. Với các môn đồ mới của Ngài, Chúa Jêsus bắt đầu một vòng các thành phố thuộc xứ Galilê.
2. Chúa Jêsus “dạy dỗ trong các nhà hội”. Người ta xem Ngài là “rabi” hay theo cách nói của chúng ta, là một nhà truyền đạo. Vì lẽ đó, người ta yêu cầu Ngài đến giảng trong “các nhà hội” của họ, là nhà thờ phượng của người Dothái. Ở những chỗ nầy và nhiều chỗ khác, Chúa Jêsus đã “giảng tin lành của nước Đức Chúa Trời”. Ngài vẫn cứ rao giảng sứ điệp “Hãy ăn năn, vì Nuớc thiên đàng đã đến gần”.
3. Chính ở điểm nầy Chúa Jêsus đã bắt đầu chữa lành cho người ta. Thực ra, phân đoạn Kinh Thánh nói rằng Ngài tiếp tục “chữa mọi thứ tật bịnh trong dân”. Không một người nào bị bỏ ra ngoài.
4. Không bỏ qua mục tiêu. Sự chữa lành kết hợp hoàn toàn với sự giảng dạy! Khi dân chúng đến với Ngài để ăn năn, Ngài đã chữa lành cho họ. Những sự chữa lành đã xác nhận địa vị Ngài là Con Đức Chúa Trời là hợp lệ. Không một ai khác có thể làm được như thế.
B. Sự chữa lành của Chúa Jêsus làm thoả mãn mọi nhu cần của DÂN CHÚNG (các câu 24-25).
1. Vì chức vụ cao trọng của Chúa Jêsus “danh tiếng Ngài đồn ra khắp cả xứ Sy-ri”. “Syri” là tỉnh của người La mã, bao gồm xứ Galilê.
2. Không giống thời đại hiện tại với tri thức lớn về y học cùng nhiều điều kiện vệ sinh, nhiều thứ bệnh tật đã hành hại dân chúng. Các sự ô nhiễm thông thường có thể trở thành mối đe doạ cho đời sống. Như một kết quả “người ta đem cho Ngài mọi người đau ốm”.
a. Ngài đã chữa lành những người “mắc bịnh nọ tật kia”. Nói như vầy thì kể cả bất cứ bệnh nào, từ bệnh cúm đến bệnh phong.
b. Ngài đã chữa lành “kẻ bị quỷ ám”. Vấn đề nầy dường như đặc biệt quan trọng trong chức vụ của Chúa Jêsus.
c. Ngài đã chữa lành người bị “điên cuồng”. Từ ngữ Hy lạp nói tới “gàn bướng”. Đây là những người mắc bệnh về trí khôn hay những người với tư tưởng rối loạn do mặt trăng gây ra.
d. Ngài đã chữa lành người “bại xuội”. Điều nầy có ý nói tới kẻ bị què và đau bại.
3. Chức vụ chữa lành của Chúa Jêsus dạy bốn sự kiện về Đấng Christ.
a. Thứ nhất, chức vụ ấy cho chúng ta thấy lòng thương xót của Ngài đối với những người đang đau khổ.
b. Thứ hai, chức vụ ấy xác định thần tính của Ngài.
c. Thứ ba, chức vụ ấy tỏ ra rằng Ngài là Đấng Mêsi đã được nói trước trong Cựu ước.
d. Thứ tư, chức vụ ấy cung ứng cho chúng ta một tiên vị về Nước hầu đến.
C. Một số câu hỏi khó cần được đưa ra về NHỮNG THẦY CHỮA LÀNH TRONG THỜI HIỆN ĐẠI. Tôi tin Đức Chúa Trời đang chữa lành. Tôi đã nhìn thấy Đức Chúa Trời chữa lành. Tuy nhiên, tôi tin rằng những “thầy chữa lành” trong thời của chúng ta là những tay lang băm giống như những tay đô vật trên TV vậy.
1. Tại sao những thầy chữa lành trong thời hiện đại chỉ chữa lành trước đoàn dân đông? Vì phần lớn Chúa Jêsus đã chữa lành cho dân chúng theo cách riêng với một lời nói hay một cái chạm đơn sơ. Tại sao họ không đến với bệnh viện, nơi có nhiều người bệnh!?!
2. Tại sao những thầy chữa lành trong thời hiện đại chỉ ‘chữa lành’ một số người mà thôi? Sự việc cho thấy rằng Chúa Jêsus đã chữa lành mọi người đã được đưa đến với Ngài. Nếu tôi có thể chữa lành tôi sẽ đi thẳng đến bệnh viện thiếu nhi gần nhất.
3. Tại sao những thầy chữa lành trong thời hiện đại chỉ chữa lành một số nan đề? Trong phân đoạn Kinh Thánh nầy, chúng ta thấy Chúa Jêsus chữa lành nhiều người với các nan đề về mặt thuộc linh, về mặt trí khôn, về thể xác. Chúa Jêsus đã làm cho người ta sống lại từ kẻ chết!
4. Tại sao những thầy chữa lành trong thời hiện đại đòi hỏi phải có đức tin? Chúa Jêsus đã chữa lành rất đơn gảin. “Thắc mắc đức tin” là một cách để tránh né.
D. Chúa Jêsus kêu gọi chúng ta vào một CHỨC VỤ CHỮA LÀNH.
1. Phải, Chúa Jêsus vẫn còn chữa lành. Ngài không chữa lành để xác định tin lành là hợp lệ đâu! Tin lành được xác định bằng quyền phép của Lời Đức Chúa Trời và đời sống của những tín hữu trong 2000 năm qua. Giacơ 5.13-17 cho chúng ta biết về chức vụ của sự cầu nguyện và sự xức dầu của các trưởng lão Hội thánh.
2. Chúa Jêsus đã kêu gọi chúng ta bước vào một chức vụ chữa lành thuộc linh. Ngài đã phán trong Luca 4.18-19: “Thần của Chúa ngự trên ta: Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền Tin Lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, Kẻ mù được sáng, Kẻ bị hà hiếp được tự do; Và để đồn ra năm lành của Chúa”.
3. Chúa Jêsus chữa lành thân thể, chúng ta được kêu gọi “chữa lành người có lòng tan vỡ”. Chúng ta thực hiện chức năng nầy bằng cách tỏ ra đức tin, sự trông cậy và tình yêu thương của chúng ta cho người khác thấy và chia sẻ cho họ những tin tức tốt lành mà Chúa Jêsus vẫn còn là câu trả lời cho các nan đề của họ.
4. Có phải quý vị là một thầy chữa lành trong đời sống của những người ở chung quanh quý vị không?.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét