Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

Mathiơ 14.14-21: "Cho 5000 người ăn"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Cho 5000 người ăn
Mathiơ 14.14-21
1. Việc cho 5000 người ăn là một trong các phép lạ quan trọng nhất của Chúa Giêxu. Chúng ta biết như vậy vì đây là phép lạ duy nhất được nhắc lại trong bốn sách Tin lành. Phép lạ nầy được đặt ở cao điểm khi sự được lòng người của Ngài bị thay thế bằng sự chối bỏ.
2. Sự chối bỏ Chúa Giêxu xảy đến từ nhiều góc độ khác nhau. CÁC CẤP LÃNH ĐẠO TÔN GIÁO tỏ vẻ thù nghịch ngày càng tăng theo mọi hướng. CÁC NHÀ CHÍNH TRỊ rất hoang mang. Hêrốt sợ Chúa Giêxu giống như ông ta đã từng sợ Giăng Báptít trước Ngài. Mặc dù THƯỜNG DÂN vẫn lấy làm lạ trước các phép lạ của Ngài, họ ngày càng dửng dưng hơn đối với sứ điệp của Ngài. Thực ra phép lạ nầy sẽ trở thành đỉnh cao trong sự Chúa Giêxu được lòng người. Giăng 6.15 nói sau bữa ăn đông người nầy, đoàn dân đông muốn "tôn Ngài làm vua".
3. Chúa Giêxu lui ra khỏi chức vụ công khai để ở riêng với các môn đồ Ngài. Chúng ta thấy điều đó trong câu 13. Ngài "tẻ ra" rồi đi đến "đồng vắng". Ngài hoàn toàn không ở riêng một mình vì các sách Tin lành khác nói cho chúng ta biết các môn đồ đã ở với Ngài. Ngài muốn làm cho các môn đồ đau lòng và hiểu rõ ý nghĩa sự chết của Giăng Báptít. Ở thời điểm nầy, trong năm cuối của cuộc đời mình, Chúa Giêxu đã để ra nhiều thì giờ hơn với các môn đồ Ngài, lo sửa soạn họ cho những gì sắp xảy đến.
4. Chúa Giêxu hoàn toàn kiệt sức từ chức vụ của Ngài. Chẳng có gì phải nghi ngờ nữa, Ngài hoàn toàn kiệt sức do kế hoạch quá sốt sắng chuyên rao giảng và làm ra các phép lạ. Ngài cũng đối mặt với sự căng thẳng do sự chống đối ngày càng tăng giữa vòng các kẻ thù Ngài. Ngài đang lo xử lý với nỗi buồn đau riêng về sự mất mát Giăng. Trên đỉnh cao mọi sự ấy, Ngài đang vật vã với tình trạng chưa trưởng thành liên tục giữa vòng các môn đồ. Ngài cần một sự nghỉ ngơi! Đây là bằng chứng của Kinh Thánh về việc cần phải nghỉ ngơi giữa hai lần làm việc!
5. Chúa Giêxu không thể tẻ tách ra khỏi dân chúng. Câu 13 chép: "Khi đoàn dân biết vậy, thì từ các thành đi bộ mà theo Ngài". Hãy nhớ, Chúa Giêxu và các môn đồ đang băng ngang qua Biển Galilê "bằng thuyền". Số dân nầy đang vội vã quanh bờ biển, họ “đi bộ". Mác 6.33 cho chúng ta biết rằng "nhiều người nhận biết Ngài" hay biết nơi Ngài sẽ đi đến và họ "đều chạy bộ" và nhiều người "đã tới đó trước". Mặc dù đã có một vài người chân thành tìm kiếm, hầu hết đều đến đó để giải trí mà thôi. Giăng 6.2 chép họ theo Ngài: "vì từng thấy các phép lạ Ngài làm cho những kẻ bịnh".
6. Quyền phép của Đức Chúa Trời còn sâu xa hơn các động lực bất kỉnh của người ta. Chúng ta hãy xét qua tình cảm của Chúa Giêxu, sự chưa trưởng thành của các môn đồ, quyền phép của Chúa Giêxu và sau cùng kiếm được một vài nguyên tắc cho phần ứng dụng thực tế.
I. Chúa Giêxu tỏ ra lòng thương xót của Ngài (câu 14).
A. Chúa Giêxu đặt mọi nhu cần của dân chúng lên trên các nhu cần riêng của Ngài.
1. Khi Chúa Giêxu đến bờ biển, Ngài "ở thuyền bước lên" và "thấy đoàn dân đông đúc". Câu 21 cho chúng ta biết rằng đã có "năm ngàn người, không kể đờn bà con nít". Nhiều học giả cho rằng đoàn dân đông có thể được đếm rất thực tế giữa 15.000 và 25.000 người, tính luôn “đờn bà và con nít”.
2. Hãy dừng lại trong một phút rồi tưởng tượng quí vị phải làm gì nếu quí vị là Chúa Giêxu. Hãy nhớ quí vị đã thấm mệt ngần nào rồi. Hãy nhớ tới sự căng thẳng. Hãy nhớ áp lực chống đối ngày càng tăng. Nếu là quí vị hay là tôi, có lẽ chúng ta sẽ bảo đám đông nên trở về nhà. Chúng ta sẽ dứt “đuôi” trên những ngọn núi, ở đó họ sẽ không đi theo chúng ta được.
3. Không phải thế đâu, Chúa Giêxu… khi Ngài "thấy đoàn dân đông đúc… Ngài động lòng thương xót". Từ ngữ nói tới sự “thương xót” có nghĩa là động lòng trắc ẩn nơi một người. Người xưa xem tấm lòng là ngai của tình cảm. Trong xã hội của chúng ta, chúng ta sẽ nói: "Tấm lòng của Ngài nhức nhối vì họ".
4. Chúa Giêxu làm cho tôi phải hổ thẹn ở đây. Tôi đọc tới đây và nhận biết tôi thường chẳng giống với Chúa Giêxu là dường nào. Có nhiều khi tôi không muốn trả lời điện thoại. Có nhiều khi tôi không muốn gặp một ai hết. Có nhiều khi tôi không muốn tư vấn cho người ta. Tôi chỉ muốn ở riêng một mình thôi. Tuy nhiên dưới áp lực ngày càng cao hơn, Chúa Giêxu đáp lại bằng "lòng thương xót".
5. Tôi tin Chúa Giêxu đã động lòng sâu sắc bởi sự đau khổ về phần xác và sự nhầm lẫn về mặt thuộc linh của họ. 9.36 nói tới đám đông khác: "Khi Ngài thấy những đám dân đông, thì động lòng thương xót, vì họ khốn cùng, và tan lạc như chiên không có kẻ chăn".
6. Tấm lòng Chúa Giêxu thường chiếu vào con người. Ngài đã "khóc" với Mary và Mathê lúc Laxarơ chết. Khi Ngài nhìn xuống thành Jerusalem lần cuối cùng trước khi bước vào thành phố, Luca 19.41 chép: "Ngài thấy và khóc về thành".
B. Tấm lòng của Chúa Giêxu chiếu vào hạng người tìm kiếm chỉ biết lấy cái tôi làm trọng.
1. Trong bất kỳ chức vụ nào, bất kỳ Hội thánh nào luôn luôn có những người đứng quan sát, hạng người có mặt ở đó chỉ để xem mà thôi. Họ chẳng đưa ra một sự đầu phục nào hết, mà chỉ muốn giải trí thôi. Họ chẳng quan tâm đến Chúa hay đến người khác. Họ chỉ muốn mọi nhu cần của họ được thoả mãn. Phần nhiều các vị Mục sư đều có ít thì giờ cho số người dân như thế.
2. Không có việc thiếu vắng số người nầy trong “đám đông” ngày ấy. Họ muốn nhìn thấy một sự chữa lành bằng phép lạ hay một dấu lạ đến từ trời. Hãy đoán xem đó là gì? Chúa Giêxu cũng “động lòng thương xót” họ nữa. Ngài không quan tâm tới lý do tại sao họ đã đến, Ngài chỉ muốn họ tiếp thu lấy sứ điệp mà thôi.
3. Chúa Giêxu cảm thấy "thương xót" đối với cả đoàn dân đông vì sự hiểu biết thiêng liêng của Ngài đối với địa ngục. Ngay cả khi Ngài "chữa cho kẻ bịnh được lành" nỗi ao ước sâu sắc của Ngài là sự chữa lành cho linh hồn của họ.
4. Chúa Giêxu gạt qua một bên nhu cần về sự ở riêng, nghỉ ngơi riêng của Ngài với các môn đồ và thậm chí cả thì giờ biệt riêng của Ngài với Cha của Ngài để làm thoả mãn nhu cần của hạng người vô dụng, bị âm phủ trói buộc lấy nầy. Đó là lòng “thương xót” thực.
II. Các môn đồ chứng tỏ sự họ chưa trưởng thành (các câu 15-17).
A. Nan đề thiếu đồ ăn (câu 15).
1. Câu 15 cho chúng ta biết rằng trời đã chiều và “buổi tối” đã đến rồi. Có lẽ khi ấy vào khoảng 6 giờ chiều, trước khi mặt trời lặn.
2. Trước khi trời tối hẳn, các môn đồ đã lo về bữa ăn tối cho đoàn dân đông. Một lần nữa Kinh Thánh cho chúng ta biết họ đang ở trong một “nơi vắng vẻ”, một chỗ hoang vu, cách thị trấn gần nhất nhiều dặm đường. Và làng nào của xứ Galilê có thể cung cấp nhiều thức ăn cho số người đông dường ấy chứ? Hơn nữa, dân sự có lẽ còn đói bụng hơn khi họ phải đi một đoạn đường dài để gặp Chúa Giêxu.
3. Chúng ta hãy trở lại với Giăng 6.5-9 để có một nhận định khác nữa về bối cảnh nầy. Ở đây chúng ta học biết rằng lúc sáng sớm, khi Chúa Giêxu trước tiên nhìn thấy đoàn dân đông, Ngài đã hỏi Philíp: "Chúng ta sẽ mua bánh ở đâu, để cho dân nầy có mà ăn?"
4. Chúa Giêxu đã hỏi Philíp câu nầy để "thử Philíp". Philíp xuất thân từ khu vực đó và vốn biết rõ phải mua lượng thức ăn nhiều ở chỗ nào. Chúa Giêxu mong Philíp sẽ nhìn xuyên qua những tài nguyên đời nầy mà nhìn thấy tài nguyên của thiên đàng đang ngồi trước mặt ông ta.
5. Tuy nhiên, Philíp lại run sợ trước số lượng người ta đông đảo hơn là độ lớn lao của quyền phép Chúa Giêxu. Ông đang làm một phép tính trong đầu mình rồi đáp: "Hai trăm đơ-ni-ê bánh không đủ phát cho mỗi người một ít". Một đơniê là tiền lương trung bình của một ngày lao động. Sáu tháng tiền lương sẽ không đủ cho họ ăn nữa là. Philíp vốn biết họ chẳng lấy đâu ra một số tiền lớn như thế.
6. Anhrê cũng khám phá ra một cậu bé có một bữa ăn trưa gồm "năm cái bánh mạch nha và hai con cá". Anhrê rất trung tín nói: "nhưng đông người dường ấy có thấm vào đâu".
B. Nan đề thiếu đức tin (các câu 16-17).
1. Nan đề không phải là thiếu đồ ăn, mà là thiếu đức tin. Trở lại phân đoạn Kinh Thánh gốc, chúng ta đọc thấy các môn đồ đã thưa với Chúa Giêxu: "xin thầy cho dân chúng về, để họ đi vào các làng đặng mua đồ ăn".
2. Chúa Giêxu tiếp tục chức vụ chữa lành, giảng dạy của Ngài và phán cùng các môn đồ: "Chính các ngươi hãy cho họ ăn". Đây là một thử nghiệm, một thử thách để kiểm tra cấp độ trưởng thành của các môn đồ.
3. Từ nhận định của chúng ta qua việc đọc và nghe kể câu chuyện nầy nhiều lần, câu trả lời dường như rất rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng quan niệm Chúa Giêxu cho đoàn dân đông ăn bằng phép lạ không hề có trong lý trí của họ.
4. Sau khi đồng đi với Chúa Giêxu trong 2 năm trời, chúng ta nghĩ tự nhiên họ sẽ ngồi lại rồi nói: "Ok, thưa Chúa . Chúng ta phải lo việc ấy ngay bây giờ. Không có một chỗ nào để mà mua đồ ăn cả. Chúng ta không có tiền mặt. Cách duy nhứt chúng ta có thể “cho họ ăn” là Ngài sẽ ban thứ đồ ăn đó cho chúng tôi".
5. Tôi tin rằng nếu có ai đó từ trong đám đông đến hỏi Phierơ: "Liệu Thầy của ông có cho đám đông nầy ăn bằng phép lạ không?" Phierơ sẽ đáp ngay: "Tất nhiên là Ngài có quyền mà". Thế mà họ không thể nhìn thấy phép lạ ấy.
6. Trước khi chúng ta xét đoán các môn đồ, chúng ta hãy chịu khó nhìn lại đức tin của chính mình đi. Có bao nhiêu lần chúng ta đối diện với những gì dường như là các nan đề khó vượt qua nổi rồi quên đi khả năng can thiệp của Đức Chúa Trời?
III. Chúa Giêxu bày tỏ ra quyền phép của Ngài (các câu 18-21).
A. Chúa Giêxu cho dân sự ngồi xuống.
1. Nói về mấy cái bánh và cá, Chúa Giêxu phán: "Hãy đem đây cho Ta". Tôi tưởng tượng một cái nhìn thất vọng nơi ánh mắt của Ngài khi thấy các môn đồ đã không qua nổi phần thử nghiệm mà Ngài đã đặt ở trước mặt họ.
2. Vì vậy Chúa Giêxu đã phán cùng họ: "Ta vốn biết các ngươi không có đủ đồ ăn để cho họ ăn. Ta biết rõ các ngươi không có đủ tiền bạc để mua đồ ăn. Ta biết các ngươi không có một chỗ nào để mua đủ đồ ăn đó. Ta đang yêu cầu các ngươi phải tin cậy Ta, đem đến cho Ta chút phần mà các ngươi đang có và hãy tin cậy Ta làm phần còn lại".
3. Khu vực nơi phép lạ đã diễn ra có những sườn núi toàn là cỏ. Dân chúng đang đứng để nhìn thấy Chúa Giêxu rõ hơn. Giờ đây, vì những lý do mà họ không biết: "Ngài bèn truyền cho chúng ngồi xuống trên cỏ". Mác 6.40 thêm: "Chúng ngồi xuống từng hàng, hàng thì một trăm, hàng thì năm chục".
B. Chúa Giêxu cho dân sự ăn.
1. Chúa Giêxu cầm lấy bữa ăn trưa của cậu bé: "ngửa mặt lên trời mà tạ ơn, rồi bẻ bánh ra đưa cho môn đồ, môn đồ phát cho dân chúng". Câu chuyện là thế đó. Không có một lời giải thích nào khác nữa. Chúng ta không biết chính xác giây phút nào phép lạ diễn ra. Rõ ràng là đã có rất nhiều đồ ăn, đồ ăn có liên tục. Có lẽ phép lạ đã diễn ra trong một thời gian ngắn trước khi dân sự hiểu chuyện gì đã xảy ra, vì họ không sao nhìn thấy được Chúa Giêxu đã làm gì.
2. Họ "ai nầy đều ăn no". "No" đến từ một từ được dùng để nói tới loài thú ở lì trong máng ăn cho tới chừng chúng không còn gì để ăn nữa. Nhiều học viên Kinh Thánh lấy câu nầy để nói rằng vì “bánh” và “cá” được tạo ra theo cách thiêng liêng nên dân sự đã kinh nghiệm được một sự no nê hay thoả mãn từ bữa ăn không giống như các thứ đồ ăn khác. Nhiều người tin thứ đồ ăn nầy là trọn vẹn, không bị hỏng kể từ sự Sa Ngã.
3. Không những có đủ đồ ăn đến nỗi ai nấy đều ăn “no” mà họ còn "thâu được 12 giỏ bánh thừa” nữa. Mỗi một môn đồ đều có một giỏ bánh và hết thảy họ đều dự phần với Chúa Giêxu. Trong kinh tế của Đức Chúa Trời không bao giờ có quá nhiều hay quá ít.
4. Hãy suy nghĩ xem điều chi đã xảy ra cho đoàn dân đông trong ngày đó. Các môn đồ đã học biết một bài học thuộc linh có giá trị về việc trông mong Đức Chúa Trời tiếp trợ cho mọi nhu cầu của họ. Các tín đồ trong đám đông đã có đức tin của họ được làm cho vững vàng và họ đã thờ lạy Chúa. Những người không tin đã tự xét đoán mình bằng cách ăn no thoả mãn bánh đến từ tay của Chúa Giêxu, nhưng lại từ chối không chịu ăn cho thoả mãn “Bánh Sự Sống”.
IV. Hai nguyên tắc Kinh Thánh phải ứng dụng.
A. Lòng thương xót thực luôn luôn đặt nhu cần của tha nhân lên trước hết.
B. Sự trưởng thành thuộc linh luôn luôn nhìn xem Chúa Giêxu trước hết.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét