Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Mathiơ 7.1-5: "Công bình trong xét đoán"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Công bình trong xét đoán
Mathiơ 7.1-5
1. Trong tờ báo “Leadership Journal” có đăng câu chuyện nầy: “Một du khách, khi chờ đợi chuyến bay tại phi trường, đến tại quầy mua một gói bánh bao nhỏ. Kế đó bà ta ngồi xuống, rồi bắt đầu đọc báo. Sau một lúc, bà ta nhận ra tiếng giấy kêu sột soạt. Từ đàng sau tờ báo, bà ta thất kinh khi nhìn thấy một người ăn mặc chải chuốt đang cầm lấy mấy cái bánh bao của mình. Không bằng lòng như thế, bà ta bước tới và giật lại túi bánh bao ấy.
Một hai phút trôi qua, rồi tiếng sột soạt lại đến nữa. Ông ta đang cố lấy cho mình cái bánh khác. Đến lúc nầy, cái túi bánh gần cạn hết, nhưng bà ta rất tức giận đến nỗi không nói được lời nào. Khi đó, giống như thêm sĩ nhục vào sự tổn thương, người kia bẻ chiếc bánh còn lại làm hai, đưa phân nửa sang cho bà nầy rồi ăn nửa phần còn lại kia.
Vẫn còn hơi giận một lúc sau, khi chuyến bay của bà ta được công bố, bà nầy đã mở cái túi xách tay của mình ra để lấy chiếc vé. Giật mình và lúng túng, bà ta tìm gặp ở đó túi bánh bao của mình chưa mở ra! Tính ngạo mạn của chúng ta quả là sai trật dường bao!”
2. Trong phân đoạn Kinh thánh ngày hôm nay, Chúa Giêxu đánh trúng ngay tâm của một tội lỗi rất thông dụng giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời... ấy là xét đoán.
A. Quí vị có để ý thấy tập quảng cáo du lịch in rất mỏng luôn luôn trưng bày hình ảnh đẹp của các thành phố không? Có cảnh bầu trời thành phố, các công viên xinh đẹp, những cấu trúc hiện đại cùng những kỳ quan lịch sử. Luôn luôn có những hình ảnh về gia đình, sinh viên cùng những người làm ăn trong một môi trường an toàn, phong phú, đáng ưa. Từ hình ảnh của tập sách mỏng ấy, thành phố trông như một địa đàng vậy. Tuy nhiên, khi quí vị đến đấy, quí vị nhìn thấy mặt trái tồi tệ của thành phố chưa thể hiện ra trong quảng cáo du lịch. Quí vị nhìn thấy những đứa trẻ bụi đời, những khu nhà ổ chuột, giao thông tắc nghẽn, tình trạng ô nhiễm, và hạng người trông rất nguy hiểm trên các đường phố.
B. Cũng một thể ấy, có mặt trái trong nhiều nhà thờ ngày nay. Ở mặt ngoài, họ tỏ ra rất dễ thương, tiếp đón và hiếu khách lắm. Dù vậy, nếu quí vị chịu khó đủ, quí vị thấy ngay trò chơi rất đáng ưa có mặt ngay trên các hàng ghế là xét đoán. Người mới đến kia chưa ăn mặc đẹp đủ, chưa dâng hiến đủ, chưa trung tín đủ, chưa nhận biết đủ, chưa... tôi có ý nói... "trắng" đủ.
C. Qua chức vụ của tôi, tôi có thể thành thật mà nói rằng hầu hết các nan đề, những sự chia rẻ, và cơn giận chưa giải quyết xong giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời đã đến từ những người xét đoán bất công lẫn nhau.
D. Đây là một phân đoạn Kinh thánh khó giảng dạy vì chính tôi thường phạm phải vấn đề đó.
3. Xét đoán không phải là một trò chơi mới. Nó đã diễn ra ngay từ buổi bình minh của lịch sử. Trong thời của Chúa Giêxu, người Pharisi, họ đã nghe thấy luôn khi Ngài rao giảng Bài Giảng Trên Núi nầy, họ đã hoàn chỉnh sự xét đoán thành một hình thái nghệ thuật. Chúng ta hãy hỏi và đáp ba thắc mắc sau: Xét đoán là gì? Xét đoán sai thế nào? Và tôi phải thắng hơn tật xét đoán như thế nào?
I. XÉT ĐOÁN LÀ GÌ? (Câu 1a).
A. Chúng ta hãy bắt đầu với phần định nghĩa chính xác từ ngữ “xét đoán”.
1. "Xét đoán" đến từ chữ Hy lạp krino có nghĩa là "phân biệt, lựa chọn hay quyết định". Từ nầy có nhiều ý nghĩa bóng bẩy trong Tân ước. Vì lẽ đó, phần văn mạch sẽ giúp chúng ta nắm bắt được ý nghĩa đặc biệt của từ đó.
2. Chúng ta biết Chúa Giêxu không có ý nói rằng chúng ta không phải là hạng người chuyên phân biệt đâu. Ngài không có ý nói rằng chúng ta mâu thuẫn trong tư tưởng và cố quyết đâu. Ngài không có ý nói chúng ta bắt cá hai tay đâu.
a. Hãy chú ý câu 15: "Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé".
b. 1 Giăng 4.1 chép: "Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ tin cậy mọi thần, nhưng hãy thử cho biết các thần có phải đến bởi Đức Chúa Trời chăng; vì có nhiều tiên tri giả đã hiện ra trong thiên hạ".
c. I Côrinhtô 5.11 chép chúng ta đừng: "làm bạn với kẻ nào tự xưng là anh em, mà là gian dâm, hoặc tham lam, hoặc thờ hình tượng, hoặc chưởi rủa, hoặc say sưa, hoặc chắt bóp…".
d. Dân sự của Đức Chúa Trời cần phải có hai con mắt mở rộng ra. Chúng ta cần phải phân biệt đâu là đúng đâu là sai bởi Lời của Đức Chúa Trời.
e. Ngày nay, người ta coi thường những điều tuyệt đối. Họ nghĩ tới chỗ đứng chắc chắn của Cơ đốc nhân nào quá giản dị và không có tri thức. Lẽ đạo bị hất ra. Thoả hiệp thì bước vào. Các tiêu chuẩn công bình bị hất ra. Niềm tin vào sự thống nhất Cơ đốc giáo trên toàn cầu thì bước vào. Trong thời buổi lộn xộn nầy, dân sự của Đức Chúa Trời phải biết xét đoán đâu là đúng đâu là sai!
3. Chúa Giêxu có ý nói rằng chúng ta đừng nên phê phán, chỉ trích. Chúng ta không nên xét đoán, kiểm duyệt hay gắn nhãn cho người ta bởi những gì chúng ta nhìn thấy ở bề ngoài. Chúng ta đừng thải ra một câu về người khác vì những điều chúng ta nghe họ nói hoặc nhìn thấy họ làm hoặc đọc thấy về họ.
B. Sách Giacơ cung ứng cho chúng ta một hình ảnh trong như pha lê về nguyên tắc nầy (Giacơ 2.1-9).
1. Câu 1 cho chúng ta biết đừng “tây vị người nào”. Nói cách khác, chúng ta đừng phân loại người khác, tính tình hay giá trị của họ bởi những gì chúng ta trông thấy.
2. Trong câu 2, Giacơ mô tả hai người bước vào “hội chúng” hay nhà thờ. Một người thì "đeo nhẫn vàng" và "mặc áo đẹp". Còn người kia thì “nghèo” và "quần áo rách rưới”.
3. Giacơ cho rằng đấy là những gì đa số trong chúng ta sẽ làm. Ông nói: "nếu anh em ngó kẻ mặc áo đẹp". Anh em tìm một chỗ tốt cho người đó ngồi và đối xử với người như một khách danh dự vậy. Tuy nhiên, đối với người nghèo, anh em ít ngó tới hơn và chắc chắn sẽ bảo người đừng vào.
4. Trong câu 4, Giacơ hỏi: "thế có phải anh em tự mình phân biệt?” Rồi sử dụng lời lẽ của Chúa Giêxu: “Anh em lấy ý xấu mà xét đoán, có phải không?"
5. Hãy lưu ý câu 9. Giacơ chép: "Nhưng nếu anh em tây vị người ta”, hoặc nếu anh em đưa ra sự xét đoán, “thì phạm tội, luật pháp bèn định tội anh em như kẻ phạm phép”.
C. Vì lẽ ấy, một định nghĩa thực tế đúng đắn cho sự xét đoán là “gắn nhãn, phân loại hay đưa ra một quyết định về ai đó với một tư thế thật bất công”.
II. TẠI SAO XÉT ĐOÁN LÀ SAI? (các câu 1b-4).
A. Chúng ta không có tư cách để xét đoán vì chúng ta chỉ nhìn thấy bề ngoài mà thôi (I Samuên 16.7).
1. Đức Chúa Trời đã sai tiên tri Samuên đến nhà của Giesê xức dầu cho nhà Vua thứ hai của Israel. Khi ông nhìn người con cả, Êliáp, Đức Giêhôva phán với ông: "Chớ xem bộ dạng và hình-vóc cao lớn của nó, vì ta đã bỏ nó. Đức Giêhôva chẳng xem đều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giêhôva nhìn-thấy trong lòng".
2. Aminađáp (con thứ hai), Samma (con thứ ba) rồi ba người con khác nữa đã bước qua trước mặt Samuên, nhưng Đức Chúa Trời không chọn người nào trong số họ. Chỉ tới khi họ đưa David vào, Đức Chúa Trời mới cảm động Samuên.
3. David lớn lên để trở thành một Vì Vua tốt. Vấn đề là, ông cũng là một kẻ phạm tội tà dâm và giết người. Chắc chắn chúng ta sẽ nói là ông bất xứng ngay. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã gọi ông là "một người vừa lòng Ngài" (13.14; đối chiếu Công vụ các Sứ đồ 13.22).
4. Chúng ta có khuynh hướng nhận định trong trí chúng ta về con người dựa theo cách họ ăn mặc, kiểu tóc tai hoặc màu da của họ. Nếu chúng ta muốn giống như Chúa Giêxu, chúng ta cần phải nhìn xem bề trong, chớ không chú trọng vào bề ngoài.
B. Chúng ta không có tư cách để xét đoán vì chúng ta không phải là chủ của ai hết (Roma 14.4).
1. Nếu có một câu trong Kinh thánh mà dân cự của Đức Chúa Trời có cần, thì phải là câu nầy. Khi tôi dạy dỗ về chương nầy cách đây mấy tuần lễ, Đức Thánh Linh đã đưa câu nầy ra!
2. Phaolô nói: "Ngươi là ai mà dám xét đoán tôi tớ của kẻ khác?" Người mà chúng ta xét đoán không thuộc về chúng ta, họ thuộc về Đức Chúa Trời. Quí vị có sai phái tôi tớ của ai đó chưa? Quí vị có kỹ luật con cái của người khác không?
3. Một tôi tớ "đứng hay ngã" là do "chủ của hắn". Quí vị không nên xét đoán tôi vì tôi không trả lời cho quí vị; tôi trả lời cho “chủ” của tôi, là Chúa.
4. Chúng ta cần phải nhớ khi chúng ta bất đồng với ai đó, thì "Nó đứng hay ngã, ấy là việc chủ nó; song nó sẽ đứng”.
5. Chúng ta không cần phải chỉ trích hay "loại bỏ" tín hữu khác vì đấy là việc của Đức Chúa Trời. Ngài đang nắm lấy công việc làm cho người ta "đứng". Chỉ có Ngài mới có đủ tư cách “loại bỏ” người ta.
C. Chúng ta không có tư cách để xét đoán vì hết thảy chúng ta sẽ bị Đức Chúa Trời xét đoán (Roma 14.10-14).
1. Phaolô hỏi chúng ta tại sao chúng ta “xét đoán” lẫn nhau!?! Chúng ta quên rằng "Chúng ta hết thảy sẽ ứng hầu trước tòa án Đức Chúa Trời". Chỉ một mình Chúa Giêxu sẽ xét đoán mọi hành động, thái độ, và động lực của chúng ta. Trong ngày đó, "mỗi người trong chúng ta sẽ khai trình việc mình với Đức Chúa Trời”.
2. Vì cớ đó, “Chúng ta chớ xét đoán nhau”.
D. Chúng ta không có tư cách để xét đoán vì chúng ta bị người khác xét đoán (các câu 1b-2).
1. Trở lại phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, chúng ta được nhắc nhớ rằng chúng ta không nên "xét đoán...để mình khỏi bị đoán xét". Chúa tiếp tục phán: "Vì các ngươi đoán xét người ta thể nào, thì họ cũng đoán xét lại thể ấy; các ngươi lường cho người ta mực nào, thì họ cũng lường lại cho mực ấy".
2. Đây là một trong các phân đoạn, rất khó biết chính xác phân đoạn đó nói cái gì. Có người cho rằng phân đoạn nầy đề cập tới sự phán xét của Đức Chúa Trời, nhưng tôi tin phân đoạn nầy nói tới sự phán xét mà người ta đã có đối với nhau.
3. Nếu quí vị mau mắn chỉ trích, phê phán và đưa ra sự phê phán đối với người khác, quí vị có thể cuộc rằng đổi lại sẽ có những người đứng ra chỉ trích và xét đoán quí vị. Mặt khác, nếu quí vị giàu ơn, tha thứ, và nhẫn nhục, quí vị có thể sẽ được lại y như thế.
4. Chúa Giêxu đã phán trong Luca 6.36-38: "Hãy thương xót như Cha các ngươi hay thương xót. Đừng đoán xét ai, thì các ngươi khỏi bị đoán xét; đừng lên án ai, thì các ngươi khỏi bị lên án; hãy tha thứ, người sẽ tha thứ mình. Hãy cho, người sẽ cho mình; họ sẽ lấy đấu lớn, nhận, lắc cho đầy tràn, mà nộp trong lòng các ngươi; vì các ngươi lường mực nào, thì họ cũng lường lại cho các ngươi mực ấy”.
E. Chúng ta không có tư cách để xét đoán vì chúng ta không thể trông thấy rõ ràng đủ để xét đoán (các câu 3-4).
1. Tôi chẳng có gì phải hồ nghi khi Chúa Giêxu đã sử dụng phép ẩn dụ nầy theo một phương thức hóm hỉnh. Tôi sẽ cuộc rằng đã có nhiều người bật cười trong đám đông khi Chúa Giêxu chia sẻ vấn đề nầy.
2. Quí vị có thể hình dung ra một người với cái “rác” trong mắt mình khi chịu người khác xét đoán với “cây đà” hay một tấm ván lớn lòi ra từ chính con mắt của người ấy! Mẹ tôi nói: "Người phê bình lại cũng là người đáng bị phê bình” (lươn ngắn lại chê chạch dài).
3. Chúa Giêxu đang nói rằng người nào xưng nhận quyền chỉ trích và xét đoán anh em mình có một tội lỗi trong đời sống còn lớn lao hơn bất kỳ thứ gì người tìm thấy trong đời sống của người khác, nhưng người không biết sự ấy. Trong khi người đi vòng quanh để xem xét con mắt của người khác để tìm cái “rác”, người không để ý thấy “cây đà” trong mắt mình.
4. Hết thảy chúng ta đều biết rõ phần mô tả nầy phù hợp với ai rồi. Họ luôn luôn có điều chi đó khá tiêu cực và hay có tính phê phán người khác. Họ không nhìn biết điều đó, còn người khác thì lẫn tránh họ vì tật xấu nầy. Tôi hình dung khi họ nói về ai đó, họ sẽ chừa tôi ra!
5. “Cây đà” là gì trong con mắt của người có tánh xét đoán? Tội trọng nầy là tội gì mà họ hay quên thế? Ấy là thiếu tình yêu thương đối với người khác.
6. Một người có thái độ hay phê phán, sự họ thiếu tình yêu thương dành cho người khác không thể thấy rõ ràng được.
Tuần nầy tôi có đọc một câu chuyện nói về một phụ nữ, bà nầy bước vào khu chung cư ở một thành phố lớn. Ở phía ngoài cửa sổ là một toà nhà khác và một khu chung cư khác. Hết ngày nầy qua ngày khác bà ta nhìn thấy người đờn bà sinh sống trong toà nhà đó. Bà nhìn thấy người kia đọc sách, xem TV, và ăn uống trong bếp. Rồi thời gian qua đi, bà ta để ý khó mà nhìn thấy người đờn bà kia nữa. Bà nghĩ: "Người đờn bà nầy làm biếng đến độ không chùi sạch chiếc cửa sổ". Điều nầy nhắc cho bà ta nhớ rằng chính bà ta cũng chưa lau sạch mấy cái cửa sổ của mình. Khi bà ta lau sạch mấy khung cửa sổ của mình rồi, bà ta lấy làm lạ khi nhìn thấy thật rõ người đờn bà kia.
7. Khi tầm nhìn của chúng ta bị giới hạn, chúng ta không thể nhìn thấy rõ đủ để xét đoán ai đó.
Tuần lễ nầy tôi đến xem một trận bóng chày ở Amarillo Dillas. Tôi thích các trận đấu bóng lắm. Tôi thích reo hò khi các trọng tài phân xử lỗi của cầu thủ khi có chơi xấu. Ở cuối hiệp thứ chín, tôi nhìn thấy cầu thủ bị trọng tài xử phạt không đúng. Thực ra, mọi người quan sát đều nhất trí với tôi, họ reo hò inh ỏi! Tuy nhiên, tôi phải nhìn nhận rằng, có một tấm lưới và khoảng 130 feet của chỗ đứng giữa sân bóng và tôi. Viên trọng tài đang đứng ngay vị trí đó. Tôi ghét lắm không muốn nhìn nhận sự việc đó, không một ai ở chỗ đứng có đủ tư cách để phán xét vì từ chỗ đứng quí vị không thể nhìn thấy rõ ràng.
III. TÔI CÓ THỂ THẮNG HƠN SỰ XÉT ĐOÁN BẰNG CÁCH NÀO? (Câu 5).
A. Học xử lý với chính tội lỗi của mình.
1. Chúa Giêxu gọi người có tính hay xét đoán là “giả hình”. Quí vị nhớ rằng cách định nghĩa từ nầy nguyên thủy có ý nói tới một nghệ sĩ, là người đóng một vai diễn. Từ nầy nói tới người nào không đáng tin cậy. Khi quí vị xét đoán người khác, quí vị là một kẻ giả hình vì quí vị đang có một tội lỗi trong chính đời sống của quí vị. Giacơ 1.23-24 chép: "Vì, nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào".
2. Giờ đây hãy chú ý từ ngữ nầy trong câu 5, "trước hết". Bước “trước hết” để thắng hơn sự xét đoán là phải công nhận tình trạng giả hình của chính chúng ta. Hãy nhìn vào tính kiêu ngạo, không dung thứ, dửng dưng, vô ơn, tư dục bên trong, tham ăn của chính chúng ta...trước khi tìm kiếm lỗi lầm của người khác.
3. Chúa Giêxu nói rằng việc đầu tiên chúng ta phải làm trước khi tìm kiếm tội lỗi nơi người khác là phải "dời đi cây đà khỏi mắt ngươi". Hãy nhớ, cây đà ấy chính là tinh thần hay chỉ trích, đạo đức giả.
4. Chẳng có một điều chi bất kỉnh hơn tinh thần hay phê phán đó. Trước khi quí vị có thể thắng hơn nan đề hay xét đoán, quí vị phải nhìn biết rằng quí vị đang có tinh thần đó. Quí vị phải nhìn vào tấm gương của Lời Đức Chúa Trời và nhìn thấy "cây đà" ấy, chính là tội lỗi.
Nhà giải kinh nổi tiếng, G. Campbell Morgan đã viết: "Ngài không phán: 'Ngươi phải nhìn thấy rõ ràng hạt bụi', mà Ngài phán: 'Ngươi phải nhìn thấy rõ ràng để lấy nó ra'. Người có cây đà là người đang tìm kiếm hạt bụi, và đã trông thấy nó. Hãy chú ý câu hỏi: 'Tại sao ngươi trông thấy hạt bụi?' Ngươi chỉ trích, công kích nó, nhưng ngươi không lấy nó ra. Hãy lấy cây đà ra khỏi mắt của ngươi đi, hãy cất bỏ tánh hay phê phán, hãy cất bỏ nổ lực bất kỉnh và không giống như Đấng Christ kia đi, để thấy hạt bụi bị hủy diệt và rồi ngươi sẽ nhìn thấy rõ ràng, không phải là hạt bụi, mà là cách để cất bỏ nó".
5. Nếu việc tìm ra tội lỗi nơi đời sống của ai đó làm cho quí vị cảm thấy tốt lành hay siêu việt về chính đời sống của mình, quí vị vẫn đang có “cây đà” trong mắt mình.
6. Nếu tội lỗi nơi đời sống của ai đó là điều quí vị thích bàn bạc thì thầm với người khác, quí vị vẫn có một “cây đà” trong mắt mình.
7. Nếu tội lỗi nơi đời sống của ai đó khiến cho quí vị hoàn toàn tránh né họ, quí vị vẫn có “cây đà” trong mắt mình.
8. Nếu mọi sự quí vị nhìn xem họ là tội lỗi của họ, quí vị vẫn có một “cây đà” trong mắt mình.
9. HÃY XƯNG RA tinh thần hay phê phán của quí vị. Hãy để cho Đức Chúa Trời phá vỡ tấm lòng của quí vị. Quí vị sẽ không bao giờ giúp chi được với “cái rác” cho tới chừng nào quí vị gỡ “cây đà” của mình ra.
B. Học biết dịu dàng và mềm mại hơn trong khi đối xử với người khác.
1. Chúa Giêxu phán rằng một khi “cây đà” được dời đi khỏi mắt quí vị, quí vị có thể nhìn thấy "rõ ràng để dời cái rác ra khỏi mắt anh em các ngươi".
2. Chúng ta đang xử lý với các vấn đề nhạy cảm ở đây. Chúng ta đang nói về “cái rác” trong mắt của ai đó, chớ không phải một nốt ruồi ở trên lưng của họ!
3. Phaolô đã nói ở Galati 6.1-2: “Hỡi anh em, vì bằng có người nào tình cờ phạm lỗi gì, anh em là kẻ có Đức Chúa Trời, hãy lấy lòng mềm mại mà sửa họ lại; chính mình anh em lại phải giữ, e cũng bị dỗ dành chẳng. Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ".
4. Châm ngôn 27.6 chép: "Bạn hữu làm cho thương tích, ấy bởi lòng thành tín". Khi nhà giải phẫu cắt bỏ để chữa lành chớ không phải để làm cho bị thương. Hãy biết rằng khi quí vị trao đổi với người bạn về tội lỗi của người, quí vị sẽ làm tổn thương người. Hãy biết chắc rằng quí vị đang cầm một con dao mổ lời nói của quí vị chỉ với dự định chữa lành mà thôi.
5. Êphêsô 4.15 chép chúng ta cần phải "lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chơn thật". Nói ra “lẽ chơn thật” là một việc. Còn “lấy lòng yêu thương” khi nói ra lẽ chơn thật hoàn toàn là một việc khác.
C. Học biết xử lý với các tín hữu khác như gia đình.
1. Hết thảy chúng ta đều gọi theo danh của Đấng Christ, chúng ta có một chỗ trong gia đình của Đức Chúa Trời, là thân thể của Đấng Christ. Hết thảy chúng ta đều có một chỗ nơi bàn tiệc của Chúa. Vì chúng ta sẽ sống trong cõi đời đời với nhau, chúng ta càng phải động viên nhau càng hơn nữa ở đây. “Sống cao đẹp với các thánh đồ mà chúng ta ưa thích, đấy sẽ là ân điển và vinh hiển. Còn sống thấp kém hơn các thánh đồ mà chúng ta nhìn biết, đấy sẽ là một câu chuyện khác”.
2. Anh chị em chúng ta trong Chúa đều bị người thế gian phê phán, xét đoán, gắn nhãn cho họ. Họ chẳng cần bất cứ điều chi nữa từ bên trong Hội thánh!
3. Hết thảy chúng ta đều đang vật vã với những thử thách khác nhau. Hết thảy chúng ta đều có những tính khí khác nhau. Hết thảy chúng ta đều có những vị giác và phong cách khác nhau. Hết thảy chúng ta đều có lai lịch khác nhau. Căn bịnh: NHỮNG DỊ BIỆT CỦA CHÚNG TA KHIẾN CHO CHÚNG TA XUNG ĐỘT. Đơn thuốc: HÃY UỐNG NHIỀU ÂN ĐIỂN VÀ TÌNH YÊU THƯƠNG MỖI NGÀY.
4. Lần tới, một trong các anh chị em của quí vị ghi dấu để kiểm điểm quí vị hay làm một việc gì khiến cho quí vị bị sốc, hãy suy nghĩ trước khi quí vị nói. Hãy cầu nguyện cho họ. Hãy chỉ cho họ thấy chính ân điển và tình yêu mà Đức Chúa Trời tỏ ra cho quí vị khi quí vị phạm tội.
D. Học biết chìa khóa là sự phục hồi, chớ không phải là xét đoán.
1. Có bao nhiêu lần gặp gỡ, ngồi lê đôi mách, than phiền, những nét cau mày nhìn xuống giúp cho ai đó thắng hơn nan đề của họ? Không bao giờ có đâu! Chúng ta chỉ gia thêm gánh nặng cho họ mà thôi.
2. Trong Giăng 8, chúng ta thấy câu chuyện nói về người đờn bà bị bắt quả tang phạm tội tà dâm. Sau khi xử lý với những người muốn xét đoán người đờn bà nầy, Chúa Giêxu đã phục hồi cho bà ta.
3. Đức Chúa Trời vui thích trong việc phục hồi những chiếc bình bị vỡ. Thực ra, hết thảy chúng ta đều là những chiếc bình bị vỡ. Đừng phạm tội ném ra những hòn đá vào nơi mà Đức Chúa Trời đang phục hồi.
(ĐƯA RA MỘT HÒN ĐÁ NHỎ ĐỂ NHẮC CHO CHÚNG TA NHỚ ĐỪNG NÉM CHÚNG RA).
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét