Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Mathiơ 12.38-42: "Sự phán xét những kẻ chối bỏ"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Sự phán xét những kẻ chối bỏ
Mathiơ 12.38-42
1. Khi còn là sinh viên thần học, tôi đến làm việc trong một tiệm hàn với người chủ tiệm tên là Charles. Charles là một người rất giỏi trong nhiều phương diện. Anh rất chịu khó làm việc và trả công hậu hỉ cho thầy thợ. Anh luôn luôn mau mắn giúp đỡ ai đó khi có cần. Anh rất rời rộng, nhanh nhẹn và là một người rất hoạt bát. Anh rất kỉnh kiền đối với Đức Chúa Trời và sống theo một bộ luật đạo đức rất nghiêm ngặt. Charles có một nan đề không được tốt cho lắm, anh không cần tới Đấng Christ hay Hội Thánh.
2. Thế gian đầy dẫy hạng người ngay thẳng, đạo đức thậm chí rất tôn giáo, họ tin nơi Đức Chúa Trời và cố gắng giúp đỡ cho nhiều người. Có nhiều người đã chịu phép báptêm, năng động dự phần trong Hội Thánh và được giao cho nhiều chức vụ khác nhau. Một số người không đi nhà thờ lại là hạng người nhơn đức đến nỗi họ làm cho những người đi nhà thờ đều đặn phải thấy xấu hổ. Tuy nhiên, vì mọi việc lành, đạo đức và vẻ tôn giáo bề ngoài của họ, có nhiều người trong số đó đã bị hư mất và đang hướng tới địa ngục.
3. Tại sao vậy? Vì mọi việc lành của họ, họ đã chối bỏ Đấng Christ. Người ta không được lên thiên đàng trên cơ sở sống nhơn đức đâu. Không một ai là nhơn đức cả. Không có cây cân lớn nào khi phán xét sẽ cân đối giữa mọi việc lành cùng những tội lỗi của chúng ta đâu! Chúa Giêxu phán rõ ràng: "Vậy Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha" (Giăng 14.6). Ngài phán trong Giăng 3.36: "Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; ai không chịu tin Con, thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó".
4. Trong phân đoạn nầy, Chúa Giêxu xử lý với "các thầy thông giáo và người dòng Pharisi".
A. Thật là dễ cho chúng ta khi cho rằng hạng người nầy là gian ác, nhưng trong thời của họ, họ được người ta tôn kính và không nghi ngờ chi hết, nhiều người trong số họ đều có lòng khao khát muốn phục sự Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, giống như Charles bạn tôi, họ đã cậy vào sự nhơn đức riêng của họ giải cứu họ.
B. Ở bề ngoài, họ tỏ ra rất là tôn giáo, song khi Chúa Giêxu chỉ ra vẻ bề ngoài của họ, tội lỗi của họ bị phơi bày. Trong 23.27-28, Ngài phán: "Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! vì các ngươi giống như mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp, mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ dơ dáy. Các ngươi cũng vậy, bề ngoài ra dáng công bình, nhưng ở trong thì chan chứa sự giả hình và tội lỗi". Trong câu 34 của chương nầy, Ngài ám chỉ họ là "dòng dõi rắn lục".
C. Giống như nhiều người ngày nay, "thầy thông giáo và người dòng Pharisi" đã giả vờ dung chịu chức vụ của Chúa Giêxu. Ngày nay có nhiều nhóm tôn giáo, nhiều hệ phái, cùng nhiều hệ thống thờ lạy hình tượng đã giả vờ có một nhận định cao về Đấng Christ và Kinh Thánh. Tuy nhiên, khi họ đối mặt với những lời tố giác có thẩm quyền của Chúa Giêxu và chính tội lỗi của họ, họ liền chối bỏ Ngài.
D. Hạng người tôn giáo nầy giờ đây đã biết đủ về Chúa Giêxu. Họ đã phơi bày bản chất thực của họ trong câu 14 khi họ "bàn với nhau, lập mưu giết Ngài".
I. Dấu lạ đến từ trời (các câu 38-40).
A. Lời cầu xin ban cho dấu lạ (câu 38).
1. Có lẽ đây là một ban rất đặc biệt được chỉ định nghiên cứu mọi sự dạy của Chúa Giêxu, họ đã đến gặp Ngài trong ngày đó.
2. Họ đã nghe lời quở trách gay gắt của Ngài do họ đưa ra lời nói Ngài đã “nhờ Chúa quỉ” mà đuổi quỉ (câu 24). Không nghi ngờ chi nữa, họ đã sôi sục với cơn giận dữ. Tuy nhiên, họ đã cắn lưỡi của mình khi đưa ra lời cầu xin quá đơn sơ như vậy.
3. Họ gọi Ngài là "Thầy" hay Rabi, thậm chí họ đã tỏ ra xem khinh Ngài. Tước hiệu đáng kính nầy có lẽ là vì cớ đám dân đông.
4. Họ đáp: "Chúng tôi muốn xem thầy làm dấu lạ". Nói cách khác, họ muốn Chúa Giêxu làm ra một phép lạ để minh chứng Ngài chính là Đấng Mêsi. Rõ ràng là họ thực sự không tin và không thuyết phục được Chúa Giêxu sẽ không làm ra một “dấu lạ” nào. Trong 16.1, họ đã đến "có ý thử Ngài, thì xin làm cho xem một dấu lạ từ trên trời xuống".
5. Hãy suy nghĩ trong một phút xem. Họ có mặt trong đám đông ngày ấy. Họ đã chứng kiến lẽ thật ở câu 15: "và Ngài chữa lành cả". Họ đã trông thấy trong nỗi kinh ngạc lúc Chúa Giêxu chữa lành một người bị "quỉ ám, mù và câm". Họ đã nghe đám dân đông hô lớn: "Người nầy có phải là Con Vua David không?" Họ còn muốn trỗi hơn thế nữa!
6. Đây là một lẽ thật quan trọng nói về Chúa Giêxu: “Ngài dành giữ phép lạ dấu kỳ của Ngài cho những người mà Ngài động lòng thương xót cho”. Chúa Giêxu vui sướng chữa lành cho từng thứ bịnh tật nơi họ. Ngài quở biển đang gầm rống phải im lặng để minh chứng tình yêu của Ngài dành cho các môn đồ Ngài. Thế mà Ngài không hề, không bao giờ và không làm một phép lạ nào cho những kẻ chỉ trích phê phán nhìn thấy.
a. Ngài từ chối không nhảy xuống từ nóc đền thờ cho Satan thấy (Mathiơ 4.6-7).
b. Ngài không làm phép lạ cho Hêrốt xem (Luca 23.8).
c. Ngài không làm phép lạ cho các "thầy thông giáo cùng người dòng Pharisi" xem.
B. Đáp ứng cho lời xin một dấu lạ (câu 39).
1. Chúa Giêxu đã chỉ ra rằng không phải một người có đức tin đòi hỏi một dấu lạ mà là "dòng dõi hung ác gian dâm". Chắc chắn động lực của họ đều là “xấu”. Họ muốn làm mất uy tín của Chúa Giêxu. Họ không phải là hạng người thành thật tìm kiếm chân lý. Họ cũng là “gian dâm” nữa. Họ đã quên lẽ thật của Đức Chúa Trời nói về sự thờ lạy hình tượng. Mặc dù họ không thờ lạy các hình tượng kể từ thời kỳ lưu đày, họ đã làm ra nhiều thứ hình tượng cho tôn giáo của họ và theo truyền khẩu do con người lập ra.
2. Chúa Giêxu còn nói thêm rằng "sẽ chẳng cho một dấu lạ khác". Ban dấu lạ cho hạng người chuyên phê phán chỉ trích, điều nầy ngược lại với bổn tánh và chương trình của Ngài. Ngài có thể ban cho dấu lạ, nhưng Ngài không làm thế.
3. Ngoại lệ duy nhất mà Chúa Giêxu thực thi cho đáp ứng nầy là "dấu lạ của Đấng tiên tri Giôna".
C. Dấu lạ của Giôna (câu 40).
1. Giôna, tất nhiên, là tiên tri thời Cựu ước, Đức Chúa Trời bảo ông phải ra di và rao giảng cho thành "Nineve". Thay vì thế, ông đã trốn sang thành Ta-rê-si trên một chiếc tàu. Đức Giêhôva đã sai một cơn bão lớn đến và Giôna đã bị ném xuống biển để cứu chiếc tàu.
2. Đức Chúa Trời khiến ông bị một “con cá lớn” nuốt lấy và ông đã ở trong “bụng” cá trong "ba ngày ba đêm" cho tới khi ông bị con cá mửa ra trên bờ biển gần thành "Nineve".
3. Chúa Giêxu phán rằng câu chuyện của Giôna là một HÌNH BÓNG một kiểu cách của “dấu lạ”. Ngài muốn nói “ba ngày ba đêm trong bụng cá” của Giôna làm hình bóng cho Chúa Giêxu sẽ phải ở "ba ngày ba đêm trong lòng đất".
4. Giống như Giôna đã bị chôn trong biển sâu, Chúa Giêxu sẽ bị chôn trong đất. Giống như Giôna đã bị mửa ra bởi quyền phép của Đức Chúa Trời, Chúa Giêxu sẽ sống lại từ trong kẻ chết.
5. “Dấu lạ của…Giôna" đích thực chính là dấu lạ sự sống lại của Ngài. Điều nầy không phải là việc mà các cấp lãnh đạo Do thái có thể hiểu được, mà còn lấy làm lạ thêm nữa.
II. Sự phán xét đến từ trời (các câu 41-42).
A. Sự phán xét của “dân thành Ninive” (câu 41).
1. Mặc dù sự ngần ngại của Giôna không muốn rao giảng cho “dân thành Ninive”, họ đã nghe được sứ điệp của ông, họ đã "ăn năn" và tránh được cơn phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên thành và trên gia đình của họ.
2. “Dân thành Ninive” không những là dân Ngoại, bất chấp lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời, mà họ còn là người Asiri thù nghịch, hung ác... là hạng người cực kỳ gian ác. Dù vậy Giôna 3.5-6 cho chúng ta biết khi họ nghe xong lời của Đức Giêhôva họ đã "rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai" là một biểu tượng của sự họ ăn năn và hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời.
3. Mặt khác, dân Israel đã có luật pháp, các sách tiên tri và các dấu kỳ phép lạ vô số đến từ Chúa, thế mà họ lại không nghe theo tiếng của Ngài. Dù có người "lớn hơn Giôna", Con độc sanh của Đức Chúa Trời đã ngự đến giữa vòng họ, họ đã từ chối không chịu nghe theo Ngài.
4. Vì họ chối bỏ Đấng Christ, thậm chí “dân thành Ninive” ngoại đạo sẽ “đứng dậy mà lên án nó”.
B. Sự phán xét của “Nữ hoàng Nam phương” (câu 42).
1. “Nữ hoàng Nam phương” là Nữ Hoàng Sêba, một nữ hoàng giàu có của một xứ xa vùng Arabia, khoảng 1.200 dặm về phía Nam. Đối với dân trong khu vực, 1200 dặm dường như là "từ nơi đầu cùng đất".
2. Vị Nữ hoàng nầy đã đi một chuyến hành trình thật dài băng ngang qua sa mạc nắng nóng để "nghe lời khôn ngoan của Vua Salômôn". Thậm chí bà còn đem theo dâng lên nhà Vua mọi của báu từ đất nước giàu có của bà như một cống thuế.
3. Mục tiêu của Chúa Giêxu là đúng đắn. Đây là một người Ả rập ngoại giáo, có lòng thù ghét và là một phụ nữ chuyên tra khảo những ai tìm kiếm ân điển nơi Đức Chúa Trời vì chuyến hành trình hạ mình của bà đến gặp Salômôn.
4. Chúa Giêxu phán: "mà đây nầy, có một người tôn trọng hơn vua Sa-lô-môn!" Nếu Nữ hoàng phải trả giá như thế để gặp một con người, các lãnh đạo Do thái nầy là ai mà từ chối không tin theo Con Đức Chúa Trời là Đấng đang đứng trước mặt họ!
5. Thực vậy "nữ hoàng nam phương" sẽ "chổi dậy mà lên án" dòng dõi người Do thái vô tín nầy.
III. Ba lẽ thật cho ngày hôm nay.
A. Mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời phải dựa theo đức tin, chớ không phải dựa theo dấu lạ.
1. Người ta ngày hôm nay vẫn còn muốn trông thấy một dấu lạ. Họ muốn được chữa lành, làm cho đời sống của họ được phong phú và loại bỏ hết mọi khó khăn trước khi họ tin. Đây là miếng mồi của hệ thống thờ lạy hình tượng và các tôn giáo giả ngày hôm nay.
2. Lẽ thật Kinh Thánh trong Êphêsô 2.8: "Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu".
B. Những người rất gần gũi với lẽ thật đôi khi quên phứt lẽ thật đó.
1. Người Do thái đã có từng lý do để tin theo Chúa Giêxu, thế mà họ không tin. Cũng một thể ấy, nhiều người ngày nay sống rất gần gũi với các lẽ thật của Chúa Giêxu, nhưng chỉ muốn đoạt làm của riêng mà thôi. Họ có mặt trong nhà thờ nhưng không có mặt trong Nước Trời.
2. Hết thảy chúng ta đều cần phải bước theo mưu luận của II Côrinhtô 13.5, câu nầy chép: "Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng. Hãy tự thử mình: anh em há không nhận biết rằng có Đức Chúa Jêsus Christ ở trong anh em sao? miễn là anh em không đáng bị bỏ".
C. Sự cứu rỗi dựa theo sự công bình của Chúa Giêxu chớ không dựa vào sự nhơn đức của chúng ta.
1. Vô luận bạn tôi Charles có sống nhơn đức thể nào, sự nhơn đức của anh ta không thể dời đi tội lỗi của mình được.
2. Nếu ơn cứu rỗi của chúng ta không duy bởi “đức tin”, thì chẳng có ơn cứu rỗi chi hết.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét