Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2010

1 Ti-mô-thê 1.1-2: "Lời tựa từ ngòi viết của Phao-lô"



I Ti-mô-thê –
Chuyển giao ngọn đuốc Tin Lành
Lời tựa từ ngòi viết của Phao-lô
1 Ti-mô-thê 1.1-2
Điểm nổi bật của giờ phút khai mạc từng Trận đấu Thế Vận là đốt lên ngọn đuốc Olympic. Những vận động viên chạy bộ có cầm theo ngọn đuốc Olympic, cẩn thận chuyển giao nó từ người nầy sang người kia cho tới lúc vận động viên sau cùng chạy vào trong sân trước sự reo hò, cổ vũ của đám đông và dùng ngọn đuốc đốt lên ngọn lửa ấy.
Chuyển giao ngọn đuốc không những là một nghi thức đẹp, mà nó thường là một phần việc khó nữa. Khi tôi còn ở trên đường chạy của trường đại học, tôi đã chạy trong đội tiếp sức 400m. Tôi là một trong bốn vận động viên, mỗi người phải hoàn tất 100m chạy trước khi chuyển giao cây gậy cho vận động viên kế tiếp. Đội đầu tiên đem gậy về ngang qua mức đến là đội chiến thắng. Tốc độ không bao giờ là một nan đề trong đội chạy tiếp sức của chúng tôi, chuyển giao cây gậy mới là vấn đề. Dù quí vị có chạy nhanh như thế nào trong hạn định dành cho mình thì cũng không ăn nhằm gì hết, nếu quí vị không thể trao cây gậy một cách chắc chắn vào trong tay của vận động viên chạy kế đó, quí vị sẽ thua cuộc chạy. Huấn luyện viên của chúng tôi cứ rèn luyện, rèn luyện thường xuyên cho chúng tôi trong việc chuyển giao cây gậy ấy. Chúng tôi không thể nhìn xuống đường chạy hay nhìn vào cuộc đua tranh của mình. Chúng tôi phải tập trung vào vận động viên chạy kế và nắm bắt cây gậy ở chỗ anh ta có thể nắm được nó. Việc nhận lấy cây gậy có ý nói tới thời điểm những bước chạy đầu tiên của quí vị phải phù hợp với những bước sau cùng của các vận động viên chạy trước. Chuyển giao cây gậy ở tốc độ cao nhất đòi hỏi sự đồng bộ thật tuyệt vời. Là tín đồ trong Đức Chúa Jêsus Christ, mục tiêu của chúng ta là nhơn đức tin chuyển giao "đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi" (Giu-đe 3). Giống như ngọn đuốc Olympic vậy, đức tin chung của Cơ đốc giáo, sứ điệp Tin lành đã được giao phó cho các vị Sứ đồ được chuyển từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Có người đã chuyển giao sứ điệp ấy cho chúng ta và giờ đây chúng ta phải chuyển giao nó cho người khác. Đấy là vai trò chính của Hội thánh Tân Ước. Trong 3.15 Phaolô gọi đấy là "Hội thánh của Đức Chúa Trời hằng sống, trụ và nền của lẽ thật vậy". Thực thế, lẽ đạo trong các thư tín của Phaolô gửi cho Ti-mô-thê là Hội thánh địa phương đang lo chuyển giao ngọn đuốc lẽ thật. Ông nói trong II Ti-mô-thê 2.2: "Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác". Phận sự nhơn đức tin mà chuyển giao là đang bảo hộ sứ điệp ấy. Phaolô viết trong II Ti-mô-thê 1.13b-14: "mẫu mực của các sự dạy dỗ có ích, là sự con đã nhận lãnh nơi ta. Hãy nhờ Đức Thánh Linh ngự trong chúng ta mà giữ lấy điều phó thác tốt lành".
Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta ân tứ quí báu về sự sống dư dật và đời đời. Mạng lịnh và sứ mệnh của Ngài dành cho chúng ta có hai việc: canh giữ lẽ thật của Tin lành, không để cho nó bị thay đổi, rồi kế đó chuyển giao sứ điệp đó cho nhiều người khác cách trung tín. Sứ đồ Phaolô cung ứng cho chúng ta một tấm gương phong phú về người đã nhơn đức tin mà chuyển giao. Tân Ước liệt kê nhiều người mà ông đã dẫn đưa đến với Đấng Christ. Thí dụ, có Damaris, Dionysius, Sopater, Gaius, Tychicus, Stephanas, Clement Epaphras, Trophimus và Onesimus. Thêm nữa trong I Cô-rinh-tô 4.15, Phaolô nói về nhiều người trong thành phố ấy: "Bởi chưng, dẫu anh em có một vạn thầy giáo trong Đấng Christ, nhưng chẳng có nhiều cha; vì tôi đã dùng Tin Lành mà sanh anh em ra trong Đức Chúa Jêsus Christ". Tuy nhiên, trong hết thảy những người nầy và nhiều người khác nữa, chỉ có hai người được Phaolô đề cập đến là "con thật của ta trong đức tin". Một là Ti-mô-thê và người kia là Tít (Tít 1.4). Trong hai người nầy, Phaolô dường như gần gũi với Ti-mô-thê nhiều nhất. Ông viết về Ti-mô-thê cho người thành Phi-líp: "Vả, tôi mong rằng nhờ ơn Đức Chúa Jêsus, kíp sai Ti-mô-thê đến cùng anh em, để tới phiên tôi, tôi nghe tin anh em, mà được yên lòng. Thật vậy, tôi không có ai như người đồng tình với tôi để thật lòng lo về việc anh em: ai nấy đều tìm lợi riêng của mình, chớ không tìm của Đức Chúa Jêsus Christ. Nhưng anh em đã biết sự trung tín từng trải của người; và biết người là trung thành với tôi về việc Tin Lành, như con ở với cha vậy” (Phi-líp 2.19-22). Để hiểu biết và áp dụng thư tín của Phaolô gửi cho Ti-mô-thê, chúng ta cần phải biết nhiều về mối quan hệ của họ và thể nào Phaolô đã chuyển giao ngọn đuốc cho vị Mục sư trẻ tuổi nầy. Ngay trong hai câu nhập đề đầu tiên, mấy dòng đầu tiên nầy ra từ ngòi viết của Phaolô, chúng ta có thể tiếp thu ba lẽ thật về bức thư của Phaolô gửi cho Ti-mô-thê.
I. Thư tín của Phaolô là bức thư QUYỀN LỰC (câu 1).
Bức thư bắt đầu với tên của tác giả: "Phaolô". Trong các bức thư của thế kỷ đầu tiên, tên của tác giả phải ghi ở đầu hết. Quí vị không phải nhìn vào phần cuối của bức thư mới biết ai viết lá thư ấy. Tên nầy rất quen thuộc với chúng ta và rất phổ thông trong xứ Cilicia, quê hương của ông, xứ Tạt-sơ nằm ở tại đó. Tên ấy có nghĩa là "nhỏ" cho thấy rằng Phaolô luôn luôn là một con người nhỏ thó. Mặc dầu có lẽ ông nhỏ về phần xác, về trí khôn và về thuộc linh, ông là một gã khỗng lồ giữa vòng loài người. Dù đây là lý do rất quen thuộc đối với một số người, chúng ta hãy dành vài phút để suy gẫm về con người đáng nhớ nầy.
A. Lai lịch của Phaolô.
Kinh thánh giới thiệu cho chúng ta biết về Phaolô ở độ tuổi trung niên. Sự nghiệp của ông ai cũng biết đến. Ông là một gương mặt rất quen thuộc ở toà án cao cấp của Israel, Toà Công Luận. Ông có mặt trong danh sách "người nầy là ai" của thành phố Jerusalem. Ông xuất thân từ dòng máu Do thái thuần chủng trong một gia đình thuộc dòng Pharisi. Tuy nhiên, đời sống của ông đã được Đức Chúa Jêsus Christ biến đổi. Quí vị thấy đấy, chỉ có người với một đời sống được biến đổi mới dám viết những bức thư nói về đời sống được biến đổi. Công vụ các Sứ đồ 9 ghi lại thể nào ông đã bị mù trên con đường lên thành Đa-mách, đã nghe được giọng nói của Đức Chúa Jêsus Christ, đã được cứu và đã chịu phép báptêm. Câu 15 cho chúng ta biết sứ mệnh của Đức Chúa Trời trong đời sống của ông: "… vì ta đã chọn người nầy làm một đồ dùng ta, để đem danh ta đồn ra trước mặt các dân ngoại, các vua, và con cái Y-sơ-ra-ên".
Chúng ta biết sự chuẩn bị của Phaolô trong xứ Arabia, sự rao giảng không sợ hãi, các chuyến hành trình truyền giáo, công cuộc mở mang Hội thánh, sự bắt bớ và sự chịu khổ, các tác phẩm rất cảm động của ông … chúng ta biết rất nhiều về Phaolô sau cái ngày ở trên con đường lên thành Đa-mách ấy. Tuy nhiên, tôi nghĩ thật là đáng bỏ công ra đặng xem xét trong một phút cuộc đời ông trước khi có sự biến đổi quan trọng nầy. John Pollack trong quyển “The Man Who Shook the World” [Người làm lay động cả thế gian] đã viết: "Phaolô ra đời trong một thành phố nằm giữa núi và biển. Năm ấy có lẽ vào khoảng năm 1SC. Nhưng tất cả các chi tiết đầu đời chỉ là cái bóng mờ, trừ lời xưng nhậtn rõ ràng của ông: ‘Tôi là người Do thái xứ Tạt-sơ, một người Hê-bơ-rơ do người Hê-bơ-rơ sanh ra’. Tạt-sơ là thủ phủ chính của đồng bằng tươi tốt xứ Cilicia nằm ở góc tây-nam Tiểu Á. Tạt-sơ là một nơi liên kết văn minh trong hoà bình dưới quyền cai trị của Rome. Người Cilicia và người Hittites bản địa, tổ phụ của họ từng cai trị xứ Tiểu Á, những người Hy lạp có làn da sáng, người Asiri, người Ba tư, người Ma-xê-đoan, họ đã đến cùng với Alexander Đại Đế khi tiến quân vào Ấn độ. Cha của ông là một người may trại bậc thầy, thầy thợ của ông đã lao động chuyên về da, quần áo đan dệt từ lông của loài dê có màu đen, chúng thường gặm cỏ trên hai triền núi của xứ Tạt-sơ. Những tấm lều màu đen của xứ Tạt-sơ đều được sử dụng bởi những đoàn thương buôn bằng lạc đà, các dân du mục và quân đội trên khắp xứ Tiểu Á và Syria. Về người mẹ, chẳng ai biết được một điều gì cả. Phaolô không hề nhắc tới bà, sở dĩ như vậy là vì bà đã qua đời trong khi sinh ông hoặc vì một sự xa lánh hay vì ông chẳng có dịp nào đặc biệt để nói tới việc đó. Ít nhất ông có một người em gái và họ đã ra đời trong sự giàu có. Gia đình đã có tước hiệu ‘công dân của Rôma’. Vào thời kỳ nầy, tước hiệu civis romanus đôi khi được phê chuẩn, chấp nhận do có công trạng hoặc do thù lao béo bở. Sau-lơ là tên dùng ở nhà và nhấn mạnh rằng ông đã kế tục cơ nghiệp Do thái vào những năm đầu đời. Dân Ngoại đều sống ở chung quanh Phaolô. Nhiều đền thờ ngoại giáo đã thống trị ở khu chợ búa. Athens và Rome, Babylon và Nineva đã kết hợp để dựng nên Tạt-sơ. Phaolô là đứa trẻ của thế giới đông phương, thiên về với Hy lạp nầy.
Bố mẹ của Phaolô đều là người Pharisi, là thuộc viên của đảng phái nhiệt thành nhất đối với chủ nghĩa dân tộc Do thái và nghiêm ngặt trong sự vâng theo Luật pháp Môise. Họ đã tìm cách gìn giữ dòng dõi của họ chống lại tình trạng lai căng. Những quan hệ bạn bè với con cái dân Ngoại đều không được chấp nhận. Các quan niệm Hy lạp đều bị xem khinh. Mặc dù Phaolô từ khi còn nhỏ có thể nói tiếng Hy lạp, và đã có một sự hiểu biết mau về tiếng Latinh, gia đình ông ở quê nhà đều nói tiếng Aram, ngôn ngữ của xứ Giu-đê, một phát triển từ tiếng Hy bá lai. Họ nhìn về thành Jerusalem giống như Hồi giáo nhìn vào Mecca vậy. Trường học gắn liền với nhà hội Tạt-sơ chẳng dạy điều chi khác ngoài bản luật pháp thiêng liêng bằng tiếng Hy bá lai. Mỗi nam thiếu niên lặp lại nhiều cụm từ của luật ấy trong giai điệu theo kasan hay người giữ nhà hội cho tới chừng các âm từ, trọng âm và nhịp đạt được độ chính xác cao. Phaolô đã học viết các mẫu tự Hê-bơ-rơ rất chính xác trên những cuộn giấy da, vì thế từ từ hình thành các cuộn Kinh thánh bằng giấy da của ông. Đến ngày sinh nhựt thứ 13, Phaolô đã chủ động được môn sử của người Do thái, thơ văn của các Thi thiên và văn chương của các vị tiên tri. Tai của ông đã được luyện tập đến một độ chính xác tối đa. Một bộ óc nhanh nhẹn giống như bộ óc của ông có thể nhớ được những gì ông đã nghe thấy giống như bộ não chuyên trách về chi tiết như in vậy. Ông đã sẵn sàng vì đã được giáo dục cao độ.
Một người Pharisi nghiêm ngặt không kéo con trai mình vào triết lý đạo đức tà giáo, có lẽ là vào năm Augustus qua đời, năm 14SC, chàng thanh niên Phaolô đã vượt biển sang xứ Palestine và đã trèo lên những đồi núi quanh thành Jerusalem. Trong năm hay sáu năm, ông đã ngồi nơi chân của Gamaliel, cháu nội của Hiliel, là giáo sư thượng thặng đã qua đời lúc gần trăm tuổi. Dưới tay Gamaliel quí tộc, trong sáng, một đối chiếu với các cấp lãnh đạo của Trường Shamahe, Phaolô đã học biết phân tích một đoạn Kinh thánh cho tới khi cốt lõi của những ý nghĩa đều được bày ra theo ý kiến chung của nhiều thế hệ rabi. Phaolô đã học biết tranh luận theo kiểu hỏi/đáp trong thế giới thời xa xưa. Trình bày chi tiết cho một rabi là phần hành mà vị luật sư chuyên tố tụng hay bào chữa cho những kẻ phá vỡ luật thánh và là phần của nhà truyền đạo. Phaolô vượt lên trên những kẻ đồng thời với mình. Ông đã có một lý trí rất tốt, nó có thể dẫn tới một chỗ ngồi trong Toà Công Luận, trong đại sảnh bằng đá bóng láng và khiến ông trở thành một quan cai trên dân Do thái.
Trước khi Phaolô có thể hy vọng trở thành bậc thầy trong Israel, ông phải làm chủ một thương hiệu. Mỗi người Do thái đều được dạy cho biết buôn bán và về thần học không một rabi nào lấy tiền thù lao mà phải tự lo cho mình. Vì lẽ đó, Phaolô đã rời Jerusalem vào những năm đầu 20 tuổi của mình. Nếu ông có mặt ở đó trong khi Chúa Jêsus người Nazarét thi hành chức vụ, chắc chắn ông sẽ được nhắc tới là tranh cãi chống lại Ngài giống như những người Pharisi khác. Có lẽ ông đã trở lại xứ Tạt-sơ để lao động trong công việc may trại của gia đình và tiếp tục con đường cũ, mùa đông và mùa xuân ở Tạt-sơ cho tới chừng đồng bằng phủ ẩm ướt, và kế đó thành phố mùa hè trong vùng đồi núi xứ Tạt-sơ. Mùa đông hay mùa hè ông đến dạy trong các nhà hội. Không bao lâu sau ngày sinh nhựt thứ 30, Phaolô trở lại thành Jerusalem với hay không có người vợ nào. Chắc chắn là ông đã lấy vợ rồi. Người Do thái hiếm khi giữ độc thân và chức năng làm cha là một đặc điểm đòi hỏi nơi các ứng viên để vào Toà Công Luận, tuy nhiên vợ của ông không hề được nhắc tới trong câu chuyện. Hơn nữa, vợ ông và gia đình đã trở lại cùng với ông. Ở Jerusalem, họ có thể gác qua những bổn phận luật pháp buộc và tỏ ra sự sốt sắng ở chỗ nó được để ý tới. Phaolô cũng tranh chiến với phong trào do Chúa Jêsus người Nazarét phát động".
Há chuyện nầy không hấp dẫn sao? Con người sáng chói, kiên định nầy đã dầm mình vào phần việc phá tán Hội thánh đang thời kỳ còn non trẻ … cho tới khi ông gặp Chúa Jêsus trên con đường lên thành Đa-mách và cuộc đời ông đã hoàn toàn được biến đổi.
B. Tước hiệu của Phaolô.
Hạng người vênh vang thường khoe các tước phẩm và bằng cấp của họ lắm. Những bức thư cùng các con số theo sau những cái tên chỉ ra tầm quan trọng. Phaolô không phải là hạng người vênh vang đó. Thay vì ký trên bức thư: "Phaolô, Luật Sư Toà Thượng Thẩm" hay "Phaolô, Tấn sĩ xuất thân từ lớp Gamaliel" hoặc thậm chí "Phaolô, Giáo sĩ Cơ đốc Lão Luyện", ông chỉ nói ra sự thực: "Phaolô, làm sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ".
"Phaolô" là tên của ông. "Sứ đồ" là hiệu của ông. "Sứ đồ" hay apostolos, ra từ động từ apostello, có ý nói tới một đại biểu được ủy thác với đầy đủ ủy nhiệm. Từ nầy cũng được dịch là "phái viên" hay "sứ giả". Những đại sứ của quốc gia chúng ta đều có những ủy nhiệm lo liệu mọi vụ việc của Hoa kỳ trước các chính phủ nước ngoài. Cũng một thể ấy, một vị sứ đồ là người đại diện cho Đức Chúa Jêsus Christ ở trên đất. Đôi khi Tân Ước sử dụng từ "sứ đồ" theo một ý nghĩa rộng rãi hơn, đề cập tới bất kỳ người nào lo rao giảng Tin lành. Banaba được gọi là một "sứ đồ" trong Công vụ các Sứ đồ 14.14. Trong những câu khác, chúng ta thấy tước hiệu nầy được áp dụng cho Ép-ba-phô-đích (Phi-líp 2.25), An-trô-ni-cơ và Giu-ni-a (Rôma 16.7), cũng như Gia-cơ, là em của Chúa Jêsus (Galati 1.19). II Cô-rinh-tô 8.23 gọi họ là "sứ giả của các Hội thánh". Cách sử dụng thông thường về "sứ đồ" bị hạn chế đối với các môn đồ nguyên thủy, cùng với Matthias là người thay thế chỗ của Giu-đa và chính Phaolô. Mỗi một người trong số nầy đều được ủy thác và được chính mình Chúa Jêsus sai phái theo cách riêng.
Các vị sứ đồ đều được ơn bởi Đức Thánh Linh và các ân tứ của Đức Thánh Linh. Êphêsô 4.11 chép: "Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư". Họ cũng được ban cho quyền năng làm phép lạ đặc biệt và có thể chữa lành kẻ đau, làm cho kẻ chết được sống lại, đuổi quỉ và làm ra đủ các thứ dấu kỳ phép lạ để xác quyết chức vụ của họ. Mục đích của họ là xây dựng một nền tảng vững chắc về lẽ đạo mà Hội thánh được xây dựng trên đó. Êphêsô 2.20 chép Hội thánh "được dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri". Công vụ các Sứ đồ 2.42 chép rằng Hội thánh đầu tiên "bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ". Vì lẽ ấy, Phaolô đã được uỷ nhiệm cách thiêng liêng và là tôi tớ được ơn rất đặc biệt do Chúa Jêsus ban quyền phép cho để đặt nền tảng lẽ đạo theo Kinh thánh mà chúng ta vẫn tin theo và dạy dỗ hôm nay.
C. Uy quyền của Phaolô.
Hãy chú ý nguồn gốc địa vị sứ đồ của Phaolô. Trở thành một sứ đồ không phải là việc ông chọn cho bản thân mình, mà là "vâng mạng Đức Chúa Trời là Cứu Chúa chúng ta". "Mạng lịnh" ở đây ra từ một chữ có tính cách quân sự đề cập tới một trình tự mà người ta phải vâng theo. Phaolô đã nhận lãnh các lịnh lạc từ trên cao, từ Tổng Tham Mưu Trưởng. Khi nhắc lại kinh nghiệm của ông trên con đường lên thành Đa-mách với Vua At-ríp-ba, Phaolô nói: "… tôi chẳng hề dám chống cự với sự hiện thấy trên trời" (Công vụ các Sứ đồ 26.19). Cho nên, là một sứ đồ có thẩm quyền đang hoạt động dưới sự ủy thác riêng và mạng lịnh của chính mình Chúa Jêsus, lời lẽ của Phaolô là lời có quyền phép. Ti-mô-thê đã chịu lấy sự dạy dỗ của ông. Hội thánh tại thành Êphêsô, nơi Ti-mô-thê hiện đang hầu việc Chúa bị buộc phải vâng theo nhiệm mạng của sứ đồ. Ngày nay, Phaolô cũng như các vị sứ đồ khác cũng không còn sống nữa. Chẳng có một sự kế tục nào về địa vị sứ đồ. Không có một vị sứ đồ nào sống để lèo lái Hội thánh hiện nay. Tuy nhiên, lời lẽ của các vị sứ đồ, những sự dạy nền tảng của họ, đều được cảm thúc bởi Đức Thánh Linh, được ban cho bởi mạng lịnh của Đức Chúa Trời hiện vẫn còn ở với chúng ta. Chúng ta có cùng một bổn phận phải vâng theo họ trong thế kỷ 20 giống như các tín đồ đã vâng theo trong thế kỷ thứ nhứt vậy. Thư tín 1 Ti-mô-thê đã không giảm đi về quyền phép và thẩm quyền của nó!
Nếu quí vị làm việc với máy tính, quí vị biết có nhiều phần mềm lỗi thời và được sửa lại. Theo thời gian, quí vị thực sự biết cách vận hành xử lý phần mềm word của quí vị, phần mềm bảng tính hay phần mềm nghiên cứu Kinh thánh, nhà máy cho xuất xưởng một phiên bản mới và thay đổi mọi sự! Hãy đoán xem? Đức Chúa Trời không bao giờ xuất xưởng phiên bản Kinh thánh 2001 cả! Lời của Ngài là đời đời và không hề sai lệch! Chính Chúa Jêsus đã phán: "Trời đất sẽ qua, nhưng lời ta nói chẳng bao giờ qua đi” (Mathiơ 24.35).
I Phierơ 1.23 chép rằng "Lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời". I Phierơ 1.25 chép: "Nhưng lời Chúa còn lại đời đời".
Tóm lại, mọi sự mà Phaolô nói với Ti-mô-thê về cách thức chuyển giao ngọn đuốc tại Êphêsô có thể áp dụng trực tiếp cho cách chúng ta chuyển giao ngọn đuốc ở đây tại Amarillo! Con người thay đổi, những truyền thống thay đổi, xã hội thay đổi nhưng phiên bản của Đức Chúa Trời dành cho Hội thánh đã và sẽ không bao giờ thay đổi. Đây không phải là một thứ nghiên cứu bí ẩn, không thích đáng mà là một lời nói có quyền phép, mạnh mẽ dành cho chúng ta ngay bây giờ! Trước khi chúng ta bước qua câu 2, cho phép tôi nhắc tới hai quan điểm thú vị khác từ câu 1. Thứ nhứt, Phaolô nói tới "Đức Chúa Trời là Cứu Chúa chúng ta". Đây là cách bày tỏ đặc biệt trong những thư tín mục vụ rút ra từ Cựu Ước. Đức Chúa Cha là nguồn cứu rỗi của chúng ta, Ngài đã hoạch định trong quá khứ đời đời kia. Chúng ta cũng thấy "Đức Chúa Jêsus Christ là sự trông cậy của chúng ta". Chúng ta không có một hy vọng "đáng trông cậy" như thế, mà là một hy vọng "đáng biết" như thế thôi! Hy vọng của chúng ta bắt rễ trong Đức Chúa Jêsus Christ, những gì Ngài đã làm, những gì đang làm và những gì Ngài sẽ làm. Cô-lô-se 1.27 nói: "Đấng Christ ở trong anh em, là sự trông cậy về vinh hiển". Có người đã nói rất hay: "Cơ đốc giáo là tôn giáo của những nhân xưng đại danh từ". Đức Chúa Trời không phải là một vị thần đang ở xa xa hay đấng tạo hoá không có lòng quan tâm. Ngài là "Cứu Chúa chúng ta" và là "sự trông cậy của chúng ta".
II. Thư tín của CÓ TÍNH RIÊNG TƯ (câu 2a).
A. Lai lịch của Ti-mô-thê là một tín đồ.
Tất nhiên là Phaolô đang viết cho Ti-mô-thê. Tên "Ti-mô-thê" sát nghĩa có ý nói tới "người tôn cao Đức Chúa Trời". Không nghi ngờ chi nữa Ti-mô-thê đã được trao cho tầm quan trọng nầy, có lẽ mẹ ông là Ơ-níc và bà nội ông là Lô-ít đã đặt cái tên nầy mang tính tiên tri. Hai phụ nữ nầy là hai tín đồ đã dâng mình hầu việc Chúa. Trong II Ti-mô-thê 1.5, Phaolô gợi lại ký ức của Ti-mô-thê: "đức tin thành thật của con, là đức tin trước đã ở trong Lô-ít, bà nội con, và trong Ơ-nít, mẹ con". Trong II Ti-mô-thê 3.15, vị sứ đồ nhắc cho Ti-mô-thê nhớ rằng: "và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ".
Mọi sự chúng ta biết về cha của Ti-mô-thê là từ Công vụ các Sứ đồ 16.1, ở đây chép: "Phao-lô tới thành Đẹt-bơ và thành Lít-trơ. Nơi đó, có một môn đồ tên là Ti-mô-thê, con của một người đàn bà Giu-đa đã tin, còn cha thì người Gờ-réc". Có lẽ người cha dân Ngoại chưa tin Chúa của Ti-mô-thê, một là đã chết, hoặc đã rời khỏi gia đình của ông. Tuy nhiên, việc có hai dòng máu Do thái và dân Ngoại và việc chịu ảnh hưởng của cả hai nền văn hoá, đặc biệt làm cho ông đủ tư cách để phục vụ cho cả hai hạng người nầy.
B. Sự Ti-mô-thê hội hiệp với vị Sứ đồ.
Phaolô đề cập đến Ti-mô-thê là "con thật của ta trong đức tin". Ngay thời điểm bức thư nầy được viết ra, họ đã hầu việc Chúa với nhau trong khoảng 15 năm. Có người cho rằng Ti-mô-thê đã vào khoảng 24-25 tuổi lúc bấy giờ. Ti-mô-thê đã lớn lên tại Lít-trơ (Công vụ các Sứ đồ 16.1) và hầu hết các học giả đều tin ông đã trở lại đạo khi còn thiếu niên trong suốt chuyến hành trình truyền giáo lần thứ nhứt của Phao-lô. Ông đã chứng kiến Phaolô bị ném đá cho tới chết ở đó (Công vụ các Sứ đồ 14.8-23). Ti-mô-thê trở thành một trong những phụ tá lưu động của Phaolô. Có thể ông đã thay thế cho Giăng Mác. Ông là một người rất được ơn và đã dâng đời sống mình trong công cuộc truyền giáo.
Ti-mô-thê đã ở lại xứ Bê-rê sau sự bắt bớ buộc Phaolô phải ra đi (Công vụ các Sứ đồ 17.13-15). Sau đó, ông đã tái hiệp với Phaolô ở A-then. Ông đã phụ tá cho Phaolô ở Côrinhtô (Công vụ các Sứ đồ 18.5). Phaolô đã sai ông đến tại Ma-xê-đoan (Công vụ các Sứ đồ 19.22). Ông cùng đi với Phaolô trên chuyến trở lại thành Jerusalem (Công vụ các Sứ đồ 20.4). Ông ở với Phaolô khi Phao-lô viết thư cho người thành Rôma (Rôma 16.21), cho người thành Cô-rinh-tô (II Cô-rinh-tô 1.1), cho người thành Phi-líp (Phi-líp 1.1), cho người thành Cô-lô-se (Cô-lô-se 1.1), cả hai thư tín Têsalônica (I Têsalônica 1.1; II Têsalônica 1.1) và cho Phi-lê-môn (Phi-lê-môn 1). Phaolô sai ông đến để ổn định và làm cho các Hội thánh tại thành Côrinhtô được mạnh mẽ (I Cô-rinh-tô 4.17), cho người thành Têsalônica (I Têsalônica 3.2), cho người thành Phi-líp (Phi-líp 2.19) và giờ đây ông đã có mặt tại thành Êphêsô.
Ti-mô-thê rõ ràng đã phấn đấu với tình trạng không được an ninh. Phaolô nói với ông ở 4.12: "Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi; nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ". Trong II Ti-mô-thê 1.7, ông viết: "Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình thương yêu và dè giữ". Vị sứ đồ đã viết cho người thành Côrinhtô: "Nếu Ti-mô-thê đến thăm anh em, hãy giữ cho người khỏi sợ sệt gì trong anh em: vì người cũng làm việc cho Chúa như chính mình tôi vậy" (I Cô-rinh-tô 16.10). Ti-mô-thê dường như cũng gặp phải những khó khăn theo phần xác. 5.23 chép: "Đừng chỉ uống nước luôn; nhưng phải uống một ít rượu, vì cớ tì vị con, và con hay khó ở". Ti-mô-thê không phải là Cơ đốc nhân siêu hạng. Ông không phải là loại giáo sĩ Mũ Nồi Xanh. Ông không giống như Phaolô. Ông chỉ giống như chúng ta. Đấy là lý do tại sao chúng ta thấy các thư tín của Phao-lô nói tới ông cách tư riêng như trong đời sống của chính chúng ta. Mặc dù họ sống khác biệt như thế, Phaolô yêu thương Ti-mô-thê thắm thiết lắm. Ông gọi Ti-mô-thê là: "con thật của ta trong đức tin". Ông đã nói trong I Cô-rinh-tô 4.17: "Vì cớ đó, tôi đã sai Ti-mô-thê, là con yêu dấu của tôi, cùng là trung thành trong Chúa". Ông đã nói trong Phi-líp 2.22: "Nhưng anh em đã biết sự trung tín từng trải của người; và biết người là trung thành với tôi về việc Tin Lành, như con ở với cha vậy". Ở phần đầu thư tín thứ nhì, Phaolô đã viết rất tình cảm với Ti-mô-thê rằng ông "nhớ đến nước mắt con, muốn đến thăm con quá chừng, để được đầy lòng vui vẻ" (II Ti-mô-thê 1.4). Là con trai của một người nữ Do thái và một người nam Hy lạp, người Do thái đã xem Ti-mô-thê là không hợp pháp, nhưng đối với Phaolô ông là "con thật". Hội thánh tại Êphêsô phải chấp nhận chức vụ của Ti-mô-thê như một sự mở rộng của chức vụ Phao-lô.
Chúng ta không biết nhiều về cách thức Ti-mô-thê thực thi công tác tại Êphêsô, nhưng Phao-lô dám chắc Ti-mô-thê là trung tín. Ông túc trực với Phaolô cho đến cuối cùng và bản thân ông cũng là một tù phạm nữa (đối chiếu Hê-bơ-rơ 13.23).
III. Thư tín của Phaolô là bức thư thiên về cầu nguyện (câu 2b).
A. Phaolô cầu xin ân điển.
Lời chào thông thường giữa vòng người Hy lạp ngoại đạo lúc ban ngày là charein, nhưng Phaolô đã mượn một hình thức của từ ngữ charis ấy, từ nầy được dịch là "ân điển", một lời chào đặc biệt Cơ đốc. Lời chào bình thường của Phaolô luôn luôn là "ân điển cho anh em" (Rôma 1.7; Phi-lê-môn 3). Chúng ta có ân điển cứu rỗi và cũng có ân điển nâng đỡ nữa. Giăng 1.16 chép: "Vả, bởi sự đầy dẫy của Ngài mà chúng ta đều có nhận được, và ơn càng thêm ơn". Gia-cơ 4.6 chép: "Ngài lại ban cho ta ơn lớn hơn nữa". Phaolô cầu xin rằng Ti-mô-thê sẽ tiếp tục nhận lãnh ân điển trong mọi ơn phước của Đức Chúa Trời, hết ơn nầy đến ơn khác.
B. Phaolô cầu xin sự bình an.
"Bình an" ra từ lời chào theo truyền thống của người Hê-bơ-rơ shalom. Hầu hết các thư tín riêng của Phaolô đều bắt đầu với lời chào gồm "ân điển" và "bình an". "Ân điển" của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi đem lại sự "bình an" của Ngài. Chúng ta đã "hoà thuận lại với Đức Chúa Trời" (Rôma 5.1) nhờ vào sự cứu rỗi và có "sự bình an của Đức Chúa Trời" nhờ vào sự cầu nguyện và chức vụ của Đức Thánh Linh. Phaolô đã cầu xin cho Ti-mô-thê sẽ đứng vững vàng với lòng tin cậy nơi Chúa.
C. Phaolô cầu xin sự thương xót.
Lời chào kết hợp "ân điển" và sự "bình an" là rất thông thường trong các tác phẩm của Phaolô. Có điều bất thường nằm giữa hai câu nầy là một điều khoản trong lời cầu nguyện của vị sứ đồ. Phaolô cũng cầu xin "thương xót" nữa. Điều nầy chẳng xảy ra ở một nơi nào khác, mà chỉ có trong hai thư tín gửi cho Ti-mô-thê.
Kent Hughes bình luận: "Từ ngữ được thêm ở đây thương xót mang ý tưởng sự quan phòng đặc biệt của Đức Chúa Trời dành cho một người đang có cần. Từ ngữ tương đương với từ nầy (hesed) đã được dùng rất nhiều lần trong các Thi thiên, với hàm ý giúp đỡ trong lúc có cần. Phaolô đã sử dụng đúng từ nầy vì cớ lai lịch Do thái của Ti-mô-thê, khi dùng như vậy sẽ đem lại cho tâm trí một sự kết hiệp phong phú của từ ngữ nầy – ‘giúp đỡ kẻ nào không thể tự lo được’ – ‘giúp đỡ cho kẻ khốn khổ’ – ‘giúp đỡ cho kẻ bất lực’. Ti-mô-thê đã ở trong một tình huống đôi khi đưa ông đến kết cuộc của mình trong nổi khốn khổ. Nhưng sự quan phòng đặc biệt của Đức Chúa Trời sẽ thuộc về ông".
Điều đó xảy ra mọi lúc mọi khi. Khi chúng ta nhất mực dấn thân vào chức vụ, chúng ta mau chóng đến với sự cuối cùng của bản thân mình. Chúng ta không thể cứu được ai. Có ít việc chúng ta có thể làm để thoả mãn nhiều nhu cần và giải quyết nhiều nan đề chúng ta gặp gỡ từng ngày. Một mình trong chức vụ chúng ta tuyệt đối sẽ bất lực. Đấy là lý do tại sao chúng ta cần sự thương xót. Chúng ta cần Đức Chúa Trời Đấng Giúp Đỡ cho kẻ bất lực đến để trợ giúp cho chúng ta, Ngài làm những gì chúng ta không thể làm nếu chẳng có Ngài. Phaolô đã học biết điều nầy. Đức Chúa Trời đã phán cùng ông: "Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối". Vì lẽ đó Phaolô đã nói: "Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi. Cho nên tôi vì Đấng Christ mà đành chịu trong sự yếu đuối, nhuốc nhơ, túng ngặt, bắt bớ, khốn khó; vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ" (II Cô-rinh-tô 12.9-10).
Trong phần kết luận, cho phép tôi cung ứng cho quí vị ba ứng dụng sống động chúng ta có thể rút ra từ hai câu mở đầu trong thư tín I Ti-mô-thê.
* Thứ nhứt, Đức Chúa Trời phán trực tiếp về mọi nhu cần của chúng ta từ sách nầy. Đây là một quyển sách có năng quyền chớ không phải vì Phaolô là một nhân vật sáng chói mà vì Đức Chúa Trời đã cảm thúc ông. Chính sự hà hơi của Đức Chúa Trời và rất thích đáng với ngày nay khi Phaolô trước tiên đặt những lời lẽ nầy lên giấy. Vì lẽ đó, chúng ta phải đưa phần nghiên cứu nầy làm ưu tiên một trong đời sống của chúng ta và trong Hội thánh của chúng ta nữa, đừng xem thường sách ấy.
* Thứ hai, chúng ta phải áp dụng sự dạy dỗ nầy theo cách riêng. Phần nghiên cứu nầy sẽ là vô ích nếu chúng ta tiếp cận với nó khi chỉ muốn tìm kiếm tri thức về Kinh thánh. Chúng ta cần phải áp dụng tất cả những gì nó có theo cách riêng cho mình.
* Thứ ba, chúng ta cần ân điển, sự bình an và mọi sự thương xót của Đức Chúa Trời cách liên tục. Chúng ta hãy kết thúc buổi thờ phượng bằng những lời cầu nguyện xin sự thương xót vì ích cho bất kỳ ai có mặt ở đây đang dấn thân vào chức vụ.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét