Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2010

LỜI TIÊN TRI XƯA ĐÃ ỨNG NGHIỆM

LỜI TIÊN TRI XƯA ĐÃ ỨNG NGHIỆM
Hy vọng của dân tộc Do thái về một vùng đất của riêng họ đôi khi rất căng thẳng trong suốt 1.878 năm giữa sự hủy diệt Đền Thờ Thứ Nhì và sự tái dựng lại nước Israel. Hàng triệu người Do thái trên khắp thế giới đã tin cậy với sự khẫn nguyện trọn vẹn rằng thành Jerusalem sẽ được phục hồi lại cho họ chỉ vào lúc Đấng Mêsi – Cứu Chúa tối thượng – ngự đến. Họ tự trách mình qua những lời cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Còn về tội lỗi của chúng tôi, chúng tôi bị lưu đày ra khỏi đất đai và bị dời xa khỏi xứ sở của chúng tôi”. Họ đã tỏ ra lòng khao khát nung nấu trong những lời cầu nguyện thường xuyên của họ: “Hãy tái thiết nó [thành Jerusalem] lại ngay trong thời buổi của chúng tôi như một tòa nhà đời đời, và mau mau dựng lại ngôi của David”.
Trong suốt nhiều thế kỷ lưu đày, không có lúc nào xứ Palestine vắng bóng người Do thái, mặc dù số lượng có biến thiên từ kỷ nguyên nầy sang kỷ nguyên khác. Trong sự cai trị của người Thổ Nhĩ Kỳ, bắt dầu từ thế kỷ thứ 16, nhiều cư dân Do thái thường trực của thành Jerusalem là hạng người tôn giáo rất sốt sắng, họ để nhiều giờ ngồi bên mấy hòn đá còn chừa lại của Đền Thờ – Bức Tường Than Khóc – kể lể lại những lời ca thương của họ. Ngoài họ ra, người Ả rập đã đến sinh sống ở đây rất đông.
Những lữ khách Do thái từ khắp nơi về đến đây để chết – được gần Đền Thờ Thánh vào ngày phục sinh – để nghe kể lại truyền thống xa xưa, câu nói: “Si-ôn trở nên hoang vu, Jerusalem thành đồng vắng”, để nhìn thấy sự tàn phá của thành thánh của họ, rồi để xé áo của họ rách dài khoảng một ngón tay, dù là loại áo gì khi họ đang mặc trên mình.
Nhưng sau đó, có nhiều người khác, họ đã đến sinh sống và phục hồi lại đất đai, Sự dấy lên của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu vào thế kỷ thứ 19 hết thảy đã tác động người Do thái lúc bấy giờ. Chaim Weizmann, nhà hoá học rất thông minh, tao nhã, về sau ông trở thành vị Tổng Thống đầu tiên của quốc gia Israel, đã mô tả tâm trạng của số đông người Do thái ở nước Nga về sự xoay chiều của thế kỷ: “Một sự thúc đẩy phát sinh, chưa rõ nét, dò dẫm, chưa lộ ra hẳn, vì sự tự do của chính người Do thái. Sự thúc đẩy ấy phát sinh từ trong dân gian, nó dầm thấm với truyền thống của người Do thái; và nó kết nối với những ký ức xa xưa nhất về mãnh đất, ở đó sự sống của người Do thái tự nó bày tỏ ra lần đầu tiên trong sự tự do”. Trong làn sóng tàn sát dữ dội (bạo lực chống người Do thái) ở Đông Âu vào thập niên 1880, nhiều người Do thái đã trốn sang châu Mỹ, đang khi vài tá người trí thức trẻ có lý tưởng ở nước Nga đã hình thành phong trào trở lại Si-ôn chuyên về nông nghiệp, họ gọi phong trào nầy là BILU, viết tắt theo tiếng Hy bá lai câu Kinh Thánh: “Hỡi nhà Gia-cốp, hãy đến, chúng ta hãy bước đi!” (Ê-sai 2.5). Họ lập một lời thề lao động trên vùng đất ấy; thế rồi càng liều lĩnh hơn khi đặt lời thề đó trên xứ Palestine.
Cùng với hàng trăm thuộc viên khác của phong trào Những người yêu mến Si-ôn (The Lovers of Zion movement) họ hình thành nhóm First Aliyah – một từ ngữ sát nghĩa nói tới sự tiến lên, từ ngữ Hy bá lai nói tới sự nhập cư. Họ lên bờ ở cảng Jaffa bằng cách hối lộ các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ để bỏ qua trường hợp của họ là nhóm lợi dụng mới chiếu theo sự nhập cư của người Do thái. Thế rồi, bị thất bại do các nan đề tìm kiếm một tập đoàn nông nghiệp riêng của mình, họ trở thành những lao động công nhựt. Lao động khó nhọc, bầu không khí không thân thiện, dịch tả, và những cuộc tấn công của quân cướp đã đưa nhiều người lý tưởng trẻ vào mộ địa của họ hay trở về lại nước Nga. Người Ả rập đã gọi họ là “Awlad al Mout” – Con cái của sự chết. Thế nhưng một sự khởi đầu đã được lập ra. Nhóm First Aliyah đã cắm bộ rễ vào vùng đất Palestine.
Do hoàn cảnh biến đổi, giọng nói lớn tiếng và rõ ràng nhất khi ấy kêu gọi người Do thái tụ tập lại với nhau từ Cộng đồng người Do thái, hay từ sự tản lạc, giọng nói ấy của một luật sư và là nhà báo ra đời ở Budapest, là kẻ có thời là một người Do thái dửng dưng, ông cảm thấy số đông cải đạo sang Cơ đốc giáo sẽ là câu trả lời cho những cuộc tàn sát và chống dối người Do thái (anti-Semitism).
Ông từng có ấn tượng với quan niệm về quê hương của dân Do thái, Theodor Herzl đã đặt hết năng lực của mình vào việc công khai hoá quan niệm đó. Quyển sách của ông viết với đề tựa là: “The Jewish State; An Attempt at a Modern Solution of the Jewish Question”, đã được xuất bản ở Vienna vào năm 1896.
Các tác phẩm và các quan điểm chính trị của Herzl đã cung ứng sức thúc đẩy mạnh mẽ cho phong trào mà thế giới trong nửa thế kỷ kế tiếp đều biết rõ là Chủ nghĩa Si-ôn. Theo quan niệm nguyên thủy của ông, sẽ có một cuộc di cư có trật tự của người Do thái đến một vùng đất nào đó chưa xác định rõ, phong trào đã diễn ra dưới sự bảo vệ của các thế lực chính của châu Âu, phần lớn các thế lực nầy – Herlz giả định – sẽ hoan nghênh một phần cư dân Do thái của họ rút đi. Ngay từ đầu đã có sự chống đối kế hoạch của Herzl giữa vòng người Do thái, hình thành cơ sở cho một cuộc tranh luận vẫn còn dai dẳng. Những người Do thái giàu sụ và có uy thế đã tự mình đồng hóa trong các quốc gia châu Âu và Hoa kỳ, và họ cảm thấy người Do thái ở khắp mọi nơi sẽ được giàu có nếu họ không nhấn mạnh lai lịch Do thái của họ, là điểm nổi bật nhất của việc bài bác chủ nghĩa Si-ôn. Những người Do thái cải cách (cánh Do thái giáo hào phóng) đã xem toàn bộ khái niệm nầy là lạc hậu. Nhiều người Do thái Chính Thống Giáo đã mạnh mẽ chống đối đề xuất của Herzl khi họ tin rằng chỉ với sự ngự đến của Đấng Mêsi thì người Do thái mới được kêu gọi nhóm lại.
Bất chấp hình thức phê phán nầy, các tác phẩm của Herzl đã hấp dẫn số đông người Do thái ở phía Đông Âu, rồi vào năm 1897 ông kêu gọi một hội nghị ở Thụy sĩ gồm các đại biểu Do thái đến từ khắp nơi trên thế giới. Vào thời điểm nầy, Herzl đã chấp nhận tính khăng khăng của người Do thái Đông Âu về xứ Palestine là mục tiêu cho phong trào, và hội nghị kéo đến một chương trình “dựng lại trong xứ Palestine một quê hương cho người Do thái được bảo đảm bằng luật pháp hẳn hòi”. Về sau một Quỹ Quốc Gia Do Thái đã được lập ra để mua đất trong xứ Palestine làm tài sản của toàn dân Do thái.
Những cuộc tàn sát đã tiếp tục lại ở nước Nga và thất bại của phong trào dân chủ ở đó đã giúp tạo ra nhóm Second Aliyah, nhóm nầy đã đưa 50.000 người Do thái Đông Âu về xứ Palestine giữa năm 1904 và phần khởi sự của Đệ I Thế Chiến. Nhiều người theo phong trào phục quốc lao động kiểu chủ nghĩa xã hội, họ muốn dựng lên trong xứ Palestine một kiểu xã hội mới và một loại Do thái mới bằng cách đề cao lao động trên đất đai. Một lần nữa, họ chịu khổ từ những bịnh dịch và từ những cuộc tấn công của người Ả rập, và cũng từ sự khai thác của những chủ điền người Do thái, họ muốn trả công rẻ cho số người nầy hơn những giấc mơ chói sáng của Si-ôn. Không phải hết thảy trong số họ đều là những con người lý tưởng và không phải ai cũng ở lại. Nhưng có mấy ngàn người đã dâng mình là tiên phong. David Ben Gurion, một người Do thái Ba lan đã trở thành một trong những nhà sáng lập quốc gia Israel hiện đại, đã có mặt giữa vòng họ. Ông viết:
“Tinh thần thời nên thiếu và các giấc mơ của tôi đã thắng hơn và rất đỗi vui mừng! Tôi đã có mặt trên đất của Israel, trong một ngôi làng của người Do thái ... Tiếng hú của chó rừng trong các vườn nho; tiếng kêu inh tai của bầy lừa trong chuồng ... tiếng rì rào của biển cả ở xa xa; những bóng tối của rừng cây; sự say mê các ngôi sao trên bầu trời xanh lơ; khung trời sáng láng kia – mỗi thứ đều làm cho tôi phải ngây ngất”.
Sau khi ông đến tại ngôi làng Sejera thuộc xứ Galilê, ở đó ông đã lao động trên những cánh đồng và phụ giúp dựng lên tổ chức canh phòng có vũ trang đầu tiên của người Do thái, ông viết: “Ở đây, tôi đã tìm được môi trường mà tôi đã tìm kiếm lâu nay. Không có một chủ hiệu hay kẻ đầu cơ tích trữ nào hết, không thuê mướn kẻ không phải là người Do thái hay kẻ nhàn rỗi sống trên lao động của những người khác ... Đây là những dân làng, họ ngửi được mùi phân, lỗ tai họ chín chắn, và dang lưng dưới ánh mặt trời”.
Từ vùng đất Palestine, một vai trò lãnh đạo vào đầu chủ nghĩa Si-ôn đã được Chaim Weizmann đóng, ông là công cụ trong việc kiếm được sự tán thành của người Anh về lý tưởng Si-ôn. Vào đầu Đệ I Thế Chiến, khi quân Đồng Minh đang gánh chịu những vận rũi quân sự rất thê thảm, Anh quốc đã để cho người Ả rập có ảnh hưởng rộng rãi trừ các lời hứa không rõ ràng về một quốc gia Ả rập độc lập thống nhất nếu họ phụ giúp đánh bại Đế Quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là đồng minh với nước Đức. Thế rồi vào ngày 2 tháng 11 năm 1917, trong một bức thư từ Thư Ký Ngoại Giao Arthur James Balfour gửi cho Huân Tước Rothschild, một vị lãnh đạo của cộng đồng Do thái nói tiếng Anh, nước Anh hết lòng ủng hộ các mục tiêu của những người phục quốc Si-ôn:
Bức thư ghi như sau: “Triều đình Anh quốc ưu ái xem xét sự thiết lập ở xứ Palestine một quê hương xứ sở cho người Do thái, và sẽ sử dụng mọi nổ lực tốt nhứt của họ để làm cho thuận tiện sự thành tựu vấn đề nầy, triều đình hiểu rõ rằng không có một việc gì được thực thi gây tổn hại cho quyền tôn giáo và dân sự trong sự tồn tại của các cộng đồng phi Do thái, hay các quyền lợi và thể chế chính trị được tận hưởng bởi người Do thái ở bất cứ quốc gia nào khác”.
Bản Tuyên Ngôn Balfour là một sản phẩm có nội dung đầy cảm xúc nhân đạo chân chính. Nhưng nó chưa rõ nét cho lắm: “quê hương xứ sở” là gì!?! Và “quyền lợi của những kẻ không phải là Do thái được bảo đảm” như thế nào!?! Từ lời công bố rõ ràng nầy làm phát sinh khoảng 30 năm rắc rối giữa Anh quốc và khối Ả rập.
Một vài tuần lễ sau khi phát ra bản tuyên ngôn, Tướng lãnh người Anh là Sir Edmund Allenby đã đánh bại quân Thổ Nhĩ Kỳ tại thành Jerusalem. Gần một năm sau đó quân Thổ bị trục xuất ra khỏi xứ Galilee luôn. Đến tháng Tư năm 1920, tại khách sạn cảng San Remo của người Ý, quân Đồng Minh đã chia chác chiến lợi phẩm. Ở đó, Anh quốc được Hội Quốc Liên ủy thác cai trị xứ Palestine. Lời thề Balfour được gắn chặt trong các giới hạn của quyền tự trị, ở đó công nhận: “sự gắn bó về lịch sử của dân Do thái với xứ Palestine” và ưng chuẩn cho họ quyền tái thiết lại quê hương xứ sở của họ trong xứ ấy. Anh quốc cần phải làm cho thuận tiện việc nhập cư và khích lệ sự định cư của người Do thái trên mãnh đất nầy; tiếng Hêbơrơ cũng như tiếng Anh và tiếng Ả rập sẽ là ngôn ngữ chính, và Cơ quan thông tấn Do thái – một tổ chức về sau trở nên rất quan trọng – cần phải cộng tác với và trợ giúp Anh quốc trong công tác xây dựng nhà cửa.
Ngay trước khi quyền tự trị xứ Palestine được khẳng định bởi Hội Quốc Liên, người Ả rập đã nổi loạn chống đối việc nhập cư ngày càng tăng của những người phục quốc Do thái từ khắp nơi đổ về. Đến năm 1929, một cuộc tàn sát nổ ra chống lại cư dân Do thái đã diễn ra, được xúi giục bởi Haj Amin el Husseini, là giáo sĩ trưởng Hồi giáo tại thành Jerusalem, là lãnh đạo thuộc linh và chính trị của tất cả người Ả rập trong xứ Palestine.
Giữa thập niên 1930, sự bắt bớ người Do thái ở Đức, Áo, Tiệp khắc, và sự không bằng lòng của các quốc gia Tây Bán Cầu thưa thớt dân và Úc mở toang hai cánh cửa của họ cho những kẻ nào trốn tránh vì sự sống của họ từ vùng Trung Âu, làm cho nhiều người Do thái xây sang xứ Palestine để làm nơi nương thân. Người Ả rập đã phản ứng với một cuộc nổi loạn rộng khắp bắt đầu vào mùa xuân năm 1936. Những cuộc nổi loạn đã diễn ra đầu tiên tại cảng Jaffa, rồi bất cứ đâu có người Ả rập và người Do thái ở cùng nơi. Danh sách những người chết lên cao dần và sự sống trong các thị trấn đã bị người Ả rập phá vỡ. Nhiều đơn vị quân đội Anh đã tràn vào từ phía Ai cập, Malta và Anh quốc, và trật tự sau cùng đã được phục hồi.
Chính trong những năm nầy mà chính sách của người Anh đối với người Do thái càng cứng rắn hơn. Phải đối mặt với sự dấy lên của Adolf Hitler tại nước Đức và lo rằng một cuộc chiến tranh lớn sẽ nổ ra, nước Anh bắt đầu thực thi những nổ lực phi thường làm bạn với các nước Ả rập, các phần đất này đã che chắn cho nhiều lợi ích kinh tế của nước Anh (đặc biệt là dầu hỏa) và các căn cứ quân sự (đặc biệt quanh kênh đào Suez). Đến năm 1939, người Anh phát ra báo cáo của chính phủ công bố chính sách của mình đã được quốc hội xem xét (White Paper), đúng ý nghĩa được gọi là Command 6019, cho phép chỉ có 15.000 người Do thái được nhập cư vào xứ Palestine mỗi năm trong vòng 5 năm, rồi sau đó không có nữa, trừ phi người Ả rập tán thành. Vì thế, người Do thái bị buộc giữ mãi thế thiểu số. Họ cũng không được phép mua đất trừ phi ở những khu vực nhất định nào đó. Và chính phủ Anh quốc sẽ làm mọi sự với quyền lực của mình giúp cho một xứ Palesitne Ả rập được thành hình. Thay vì trợ giúp người Do thái định cư trong xứ, như Hội Quốc Liên đã định, nước Anh giờ đây ngăn trở họ.
Người Do thái cay đắng khi hiểu được điều nầy. Như Ben Gurion (khi ấy là đầu não của thông tấn xã Do thái) đã phát biểu sau cuộc xâm lược của quân Phát-xít vào Ba lan: “Chúng ta sẽ đánh trận với White Paper giống như thể không có chiến tranh và tuyên chiến giống như thể chẳng có White Paper nào hết”.
Trong đầu thập niên 1940, khi một số người Do thái Palestine đang được người Anh huấn luyện để nhảy dù vào châu Âu đang bị quân Phát-xít chiếm đóng và tổ chức kháng chiến du kích, nhiều người khác đang tìm cách đánh lừa người Anh bằng cách nhập lậu những người tị nạn Do thái vào xứ Palestine từ những con tàu của người Do thái. Hoạt động du kích chống người Anh đã được cưu mang bởi ba tổ chức du kích. Tổ chức Haganah (phòng ngự) đã được thành lập vào thập niên 1920 bởi cộng đồng Do thái trong xứ Palestine vì các mục đích phòng thủ. Các thành viên của Haganah phải nhập lậu các loại vũ khí vào trong xứ, hay mua chúng lén lút từ các binh lính Anh. Công tác huấn luyện diễn ra trong các trường học và bịnh viện. Một hệ thống báo động đã cảnh báo sự tiếp cận của người Anh.
Nhỏ hơn tổ chức Haganah song rất tích cực là nhóm Irgun (Irgun Zvai Leumi hay Tổ chức Quân Sự Quốc Gia [National Military Organization]), một nhóm khủng bố triệt để có tới mấy ngàn chiến binh và cảm tình viên năng động, họ cung ứng ngân quỹ cần thiết và cho phép nhà ở của họ trở thành những nơi ẩn náu. Nhóm Irgun là một bộ phận của đảng theo chủ nghĩa xét lại [Revisionist party], đảng nầy cho rằng quốc gia phải bao gồm vùng đất Transjordan. Nhóm thứ ba, được gọi là Những chiến binh Do thái tự do (Isarel Freedom Fighters) được biết là nhóm Stern Gang, hình thành một nhóm cực đoan từ nhóm Irgun tách ra vào năm 1941. Dưới quyền lãnh đạo của Avraham Stern, nhóm nhỏ nầy chuyên lo về ám sát. Stern bị người Anh bắt và bị bắn, nhưng nhóm của ông cứ tiếp tục hạt động.
Khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc, mọi phần tử trong xứ Palestine bắt đầu lo củng cố địa vị của họ cho những gì sẽ trở thành trận chiến sau cùng. Các quốc gia Ả rập, do tuyên chiến với nước Đức khi sự đánh bại phe Trục là chắc chắn, đã trở thành đồng minh của các thế lực Tây phương, và dưới sự giục giã của người Anh, họ đã thành lập Liên Đoàn Ả Rập, tổ chức nầy đã cảnh cáo chống lại bất cứ một sự hứa hẹn nào cho việc nhập cư người Do thái. Đến tháng 9 năm 1945, Hoa kỳ mới bắt đầu bắt tay trực tiếp vào tình huống, và Tổng Thống Truman đã yêu sách cho người Anh phải chấp nhận 100.000 người Do thái nhập cư vào xứ Palestine. Chính phủ mới thuộc đảng Lao động nầy – tiền thân của nhóm ủng hộ chủ nghĩa phục quốc Do thái trước khi nắm lấy quyền lực – từ chối không chịu nghe theo.
Với nhiều người tị nạn mòn mỏi đợi chờ trong các trại ở châu Âu, người Do thái Palestine đã tức điên lên bởi quyết định của người Anh, và các hoạt động khủng bố đã nổ ra. Đến tháng 6 năm 1946, các lực lượng nhóm Haganah đã tấn công các cơ sở truyền thông của người Anh và giựt sập nhiều cây cầu. Người Anh đã trả đủa với nhiều sự bắt bớ. Thậm chí các lãnh đạo của Thông Tấn Xã Do Thái – tổ chức nguyên được hình thành để giúp đỡ cho người Anh trong việc xây dựng một quê hương xứ sở cho người Do thái – đã bị bắt từ nhà của họ và bị bỏ tù. Đến tháng 7, nhóm Irgun thổi tung một cánh của Khách sạn King David tại Jerusalem chứa các công sở của người Anh, với thiệt hại sinh mạng gần một trăm người Anh, Ả rập và người Do thái. Tướng chỉ huy người Anh đưa ra một lịnh xấc xược ngăn cấm kết thân với người Do thái để “trừng phạt người Do thái theo cách bài chủng tộc hơn các dân khác, bằng cách đánh vào túi tiền của họ và tỏ ra sự miệt khinh họ”. Nhiều vấn đề giờ đây đã lên tới đỉnh điểm, cần phải bình tỉnh cân nhắc.
Theo yêu cầu của người Anh, Hội Quốc Liên đã nhóm lại ở Special Session vào mùa xuân năm 1947. Một Ủy Ban đặc biệt gồm 11 người đã được chỉ định, lần thứ 19 đến tham quan vùng đất nầy kể từ khi thiết lập sự Ủy quyền. Báo cáo chính thức của Ủy ban kêu gọi chia xứ Palestine thành một quốc gia Ả rập, một quốc gia Do thái và một thành Jerusalem dưới sự giám sát quốc tế, ba thành phần được gắn với một nền kinh tế thống nhất. Người Anh, vẫn nghiêng về phía người Ả rập để bảo hộ mọi nguồn lợi của họ, đã chống đối kịch liệt một sự phân chia như vậy. Hoa kỳ đã bỏ phiếu cho đa số. Sau đó, đến tối ngày 29 tháng 11 năm 1947, Hội Quốc Liên tán thành sự phân chia, 33 phiếu thuận 13 phiếu chống. Mười quốc gia, gồm cả nước Anh đã bỏ phiếu trắng. Hội Quốc Liên yêu cầu Anh quốc phải rời khỏi xứ Palestine trong vòng 8 tháng.
Người Do thái trong xứ Palestine đã tổ chức nhiệt liệt ăn mừng các tin tức mới nhận được. Trong tám tháng, quốc gia mà họ đã chờ đợi lâu nay đã thành hình. Đây quả là một sự chờ đợi rất đắt giá. Bấy giờ thế giới bên ngoài mới thu thập tất cả những chi tiết về sự hủy diệt hàng loạt sáu triệu người Do thái ở châu Âu. Mặc dù các lò hơi ngạt và lò thiêu của quân Phát-xít đã bị hủy diệt, vẫn còn có nhiều trại tập trung đầy người Do thái, họ chẳng có một chỗ nào để tới hết. Thế nhưng bây giờ, một lần nữa giải pháp của Hội Quốc Liên đã được thực thi, sẽ có một nơi sau cùng dành cho họ.
Tuy nhiên, nhiều người Ả rập đã nắm lấy hành động như một dấu hiệu cho những cuộc bùng nổ tệ hại nhất từng biết trong xứ Palestien hiện hành không có luật pháp. Mấy tháng sau đó được gọi là “một thử nghiệm với hình thức vô chính phủ”. Trong hầu hết các trường hợp, người Anh – chỉ đứng quan sát khi các nhóm Ả rập lang thang khắp trong xứ phạm tội giết người, đốt phá và cướp bóc, tấn công các đoàn xe chở người định cư Do thái, giết tài xế và hành khách. Nhóm Haganah được tìm thấy với các loại vũ khí bị quân Anh bắt, trong khi người Ả rập lại nhận được nhiều tàu chở vũ khí từ hải ngoại đổ bộ lên các đường biên giới không ai kiểm soát.
70.000 người Ả rập và 80.000 người Do thái ở Haifa thỉnh thoảng đụng độ nhau trong bốn tháng trời. Khi ấy nhóm Haganah, để biến thành phố được an toàn như một trung tâm viễn thông, đã mở một cuộc tấn công các điểm mạnh của người Ả rập, và một trận chiến suốt đêm đã diễn ra. Qua ngày sau, các lãnh đạo Do thái và Ả rập đã gặp nhau để đánh dấu một cuộc đình chiến và để bàn bạc một phương thức để cho người Ả rập ở lại tại Haifa. Nhưng đã quá trễ: một lịnh lạc đã đến từ Giáo sĩ trưởng Hồi giáo buộc họ phải ra đi.
Haganah cứ loan tin, thúc giục người Ả rập ở lại, nhưng đến cuối cùng tất cả trừ ra vài ngàn người đã trốn thoát hết. Họ đã ở trong bộ phận tị nạn Ả rập, là những người ngày hôm nay, với con cái của họ, số lượng lên tới mấy trăm ngàn người. Hoàn cảnh khó khăn của những người tị nạn trong các khu trại ở bên kia biên giới Do thái tạo ra một nan đề chính và liên tục về mặt quốc tế.
Bạo lực rất thường xuyên. Từ khu vực Transjordan, Liên đoàn Ả rập do người Anh huấn luyện đã sửa soạn ra quân. Rất nhiều vũ khí của người Anh đã tràn vào Ai cập. Một sáng kia, các binh lính Anh lái ba chiếc xe tải chở mìn vào một trong các đường phố chính của thành Jerusalem có nhiều cửa hàng, tòa nhà, rồi cho nổ tung, làm bị thương và chết 175 người Do thái, họ hãy còn đang say ngủ. Đồng thời, Bộ Ngân Khố Anh khóa trái tất cả các tài khoản ngân hàng thuộc Palestine. Nhiều tuần lễ trước đó, họ đã rời đi, các nhân sự người Anh đã cho tháo dỡ hết hệ thống viễn thông cáp và không dây.
Trong bầu không khí nặng nề nầy, nhóm khủng bố Irgun đã ra mặt. Nhiều xe tải tìm cách đến Jerusalem từ Tel Aviv với thực phẩm và thuốc men đã bị bắn bởi các dân làng Ả rập dọc theo tuyến đường, và nhóm Irgun tự mình chịu trách nhiệm quét sạch sự chống đối đó trong cộng đồng Ả rập của Dir Yassin. Trước khi quân khủng bố Do thái rời khỏi làng, 254 người Ả rập, nam nữ và trẻ em đã bị giết hết. Ben Gurion giận dữ gạt bỏ mọi lời giải thích của nhóm Irgun, và bản thông báo của Thông tấn Xã Do thái nói rõ sự kinh khủng và ghê tởm của Vua Abdullah ở Transjordan. Nhóm Irgun cũng thực hiện một cuộc đột kích vào người Ả rập ở Haifa, những kẻ đã tham gia vào hàng ngũ những người tị nạn.
Mạng lịnh tối cao của Thông Tấn Xã Do thái thực sự là hình bóng cho một chính phủ trong suốt thời gian nầy, sẵn sàng nắm lấy trách nhiệm với Ben Gurion là lãnh đạo khi không bao lâu nữa thì quốc gia được công bố. Nhưng có ít người trong lịch sử đã từng phải đối mặt với nhiều nan đề trong một thời điểm như Ben Gurion đã có trong các tuần lễ trước khi quân Anh rời đi. Ông trông mong người Anh sẽ xây về phía ông ít nhất là bộ xương của chính phủ mà họ đã xây dựng trong 30 năm của họ tại xứ Palestine, nhưng giờ đây rõ ràng họ đã trở thành một quyển sách luật, một quyển lịch, hay bộ trang phục của nhà cầm quyền phải dời đi. Một số hồ sơ trợ giúp trong việc tổ chức một chính phủ mới đã bị thiêu đốt.
Có những dấu hiệu cho thấy tất cả những người láng giềng Ả rập đang sửa soạn tấn công. Nhóm Haganah đã sửa soạn rất èo uột để đánh một chiến trận. Một vài chiếc phi cơ của nhóm nầy có tốc độ tiết kiệm xăng chỉ 80 dặm/giờ. Đạn súng cối rất khó kiếm cho loại vũ khí nầy. Có không tới 200 khẩu súng máy. Jerusalem giờ đây hoàn toàn bị cắt đứt đối với phần còn lại của Palestine Do thái và thiếu thốn thực phẩm, nước uống, nhiêu liệu, đạn dược và thuốc men. Bảy mươi bảy vị bác sĩ, y tá, và các giáo sư đang trên đường đến bịnh viện Hadassah và Đại học đường Hebrew trên Núi Scopus đã bị các lực lượng địa phương Ả rập mai phục, và trong lúc các binh đoàn Anh trong vùng phụ cận đã giữ chính sách thụ động với người Ả rập đã giết chết 77 người.
Người Anh đã tuyên bố rằng họ không làm theo thời biểu do Hội Quốc Liên đề ra, nhưng sẽ ra đi vào lúc nửa đêm ngày 14 tháng 5. Ben Gurion phát ra lời tuyên bố rằng giây phút họ rời đi thì một nhà nước Do thái sẽ được hình thành. Nhưng ngày 14 tháng 5 sẽ rơi vào ngày thứ Sáu. Mặt trời mọc ngày Sa-bát của người Do thái sẽ khởi sự và trong 24 giờ đồng hồ không một người Do thái tôn giáo nào chịu ký tên của họ hay ngồi trên một chiếc xe hơi. Tuy nhiên, nếu nghi thức được bắt đầu vào lúc 4 giờ chiều, sự việc ấy sẽ hoàn tất trước khi mặt trời chính thức mọc lên. Những lời mời kín đáo vì lẽ đó đã được chuyền tay tới 200 người Do thái Palestine quan trọng để có mặt tại Bảo tàng Viện Municipal ở Tel Aviv vào lúc đúng 4 giờ chiều ngày 14 tháng 5 trong “bộ lễ phục đen”. Thì giờ và địa điểm đã được giữ thật nghiêm ngặt.
Vào ngày thứ Tư trong tuần lễ đó, các thành viên của chính phủ hình bóng ấy đã gặp nhau và bàn bạc về xứ sở sẽ được gọi là Judea, Zion, Eretz Israel (Đất của Israel) hay tên gì khác. Ben Gurion đề nghị “Israel”. Cuộc bỏ phiếu diễn ra, và lời đề xuất kia thành hình.
Nghi thức vào ngày thứ Sáu bắt đầu với dàn nhạc Philharmonic của Israel chơi bài “Hatikvah” [Hy vọng] của những người phục quốc Do thái, về sau trở thành quốc ca của người Israel. Khi ấy Ben Gurion bắt đầu đọc bản tuyên ngôn độc lập.
Bản tuyên ngôn – chỉ có 979 chữ – được hình thành từ những câu nói rõ ràng về sức sống của người Do thái từ chỗ tối tăm lịch sử của họ cho đến giờ phút đó. Israel cần phải trở thành một quốc gia dựa trên quyền tự do, công bằng và hòa bình; Israel phải cộng tác với Hội Quốc Liên và duy trì các nguyên tắc trong hiến chương của Hội nầy. Các nơi thánh của Cơ đốc nhân và Hồi giáo sẽ được canh chừng. Quốc gia sẽ chiến đấu vì hòa bình với người Ả rập.
Ben Gurion đã tốn 17 phút để đọc bản tuyên ngôn nầy. Tiếp đến, ông tuyên bố sắc lệnh đầu tiên của quốc gia: bản White Paper (Command 6019) đã cáo chung. Cũng một thể ấy với những quy định khác đã cấm đoán quyền nhập cư và mua đất của Do thái. Mặt khác, cho tới khi bộ luật mới được đặt ra, luật pháp dưới quyền quản trị của người Anh vẫn còn có hiệu lực.
Đến 5 giờ 25 sáng ngày hôm sau, trong khi Ben Gurion đang lo thực thi phần phát thanh cho châu Mỹ, quốc gia mới đã bị đột kích bất ngờ từ trên không lần đầu tiên, một cuộc oanh tạc của người Ai cập xuống Tel Aviv. Tiếp đến, số quân được vũ trang trong ngày Sa-bát từ Ai cập, Lebanon, Syrie, Transjordan, và Iraq đã hiệp nhau trong một cuộc tấn công quy mô. Sau đó họ đã được giúp đỡ bởi người Yemen và các đội quân của Saudi Arabi.
Tại một hội nghị ở Cairo, Azzam Pasha, Tổng thư ký của Liên đoàn Ả rập, tuyên bố: “Đây sẽ là một cuộc chiến tranh hủy diệt và là một cuộc tàn sát rộng lớn, chúng tôi dám nói nó sẽ giống như những cuộc tàn sát người Mông cổ và những cuộc thập tự chinh vậy”. Sau 27 ngày đánh nhau, Bá tước Folke Bernadotte người Thụy điển, nhân vật môi giới của Hội Quốc Liên, đã xếp đặt một cuộc ngừng bắn. Cả hai bên đều muốn ngưng chiến một thời gian, người Israel vì họ đã cạn kiệt những nguồn cung cấp về đạn dược, người Ả rập vì họ muốn nhận xét, đánh giá những gì đã diễn ra. Người Ả rập đã ngưng chiến ở khắp mọi nơi, và các lực lượng người Do thái đã thành công trong việc mở ra một con đường vào thành Jeruslaem.
Vào đầu tháng Bảy, cuộc chiến đã bắt đầu nối lại. Người Israel đã chiếm phi trường Lydda và các thị trấn của người Ả rập là Ramla và Nazareth. Nhiều phi cơ đã được nhập lậu vào từ Hoa kỳ, và bên kia Đại tây dương bởi các phi công trẻ người Mỹ, Canada, và Nam phi, phần nhiều trong số họ không phải là người Do thái, đã đánh bom Cairo và Damascus. Nhiều tàu chiến của Do thái nã pháo vào cảng Tyre đánh cá của người Leban. Một hành lang cho thành Jerusalem đã được bảo đảm an toàn. Sau 10 ngày chiến thắng của người Do thái, cả hai bên đều đồng ý một cuộc ngừng bắn lần thứ hai.
Hai tháng sau khi Bá tước Bernadotte hoàn tất công việc nhằm vào chương trình đem lại hoà bình cho vùng Trung đông bằng cách giảm bớt vùng lãnh thổ của người Do thái. Một buổi trưa sau khi nhân vật môi giới người Thụy điển nầy trên đường đến dự hội nghị trong thành Jerusalem, chiếc xe hơi của ông ta đã bị phục kích bởi bốn tên khủng bố, chúng đã giết ông ta và một trong những viên phụ tá của ông ta. Chương trình của ông ta đã chết chung với ông ta. Nội các của Begurion đã đưa ra phần thưởng 20.000USD cho việc truy bắt các tay sát thủ, nhưng họ không bao giờ bị bắt.
Ralph Bunch nối tiếp Bernadotte làm một nhà hoà giải của Hội Quốc Liên, ông là một nhà ngoại giao người Mỹ từng là phụ tá của ông ta. Bunch là một tay thương thuyết rất kiên nhẫn và có chiến lược; hơn nữa, thời điểm đã chín muồi cho một sự ổn định vì Ai cập đã gánh chịu nhiều thiệt hại và các nguồn tiếp trợ của nó đã quá tải. Một hiệp ước đình chiến giữa Ai cập và Israel đã được ký kết trên đảo Rhodes của Hy lạp vào ngày 24 tháng 2 năm 1949. Jordan, Lebanon và Syrie đã ký sau đó; Iraq, Saudi Arabi và Yemen không chịu ký.
Giờ đây Israel được ổn định để lo phần việc quan trọng cho việc thành hình một quốc gia. Cuộc bầu cử đầu tiên cho 120 chỗ cho độc viện quốc hội, hay Knesset, đã được tranh giành bởi 21 đảng phái. Đảng Mapai của Ben Gurion đã chiếm 46 ghế, đảng Herut ba lần đa số, đây là nhóm nối tiếp cho nhóm Irgun về mặt chính trị. Quốc hội đầu tiên gồm có 3 người Ả rập và 11 phụ nữ. Chaim Weizmann, là người đã dự nhiều trận mạc cho chủ nghĩa phục quốc Do thái hầu hết cuộc đời của ông, đã đến Israel trong sự đắc thắng và được bầu làm Tổng Thống đầu tiên ở trong nước. Là chức vụ đầu não của quốc gia, ông đã yêu cầu Ben Gurion, thủ lĩnh của đảng phái lớn nhất, tổ chức chính phủ.
Negev – là khu vực sa mạc rộng lớn ở phía Nam – đã được giao cho Israel theo Chương trình phân phối của Hội Quốc Liên vào năm 1947, nhưng đội quân 15.000 người của Ai cập vẫn còn đóng giữ nhiều nơi trong đó, gồm cả các thành phố cổ Gaza và Beersheba. Một sự vi phạm đình chiến của người Ai cập đã cung ứng cho các lực lượng Israel một lý do để mở ra Chiến Dịch 10 Tai Vạ, một cuộc tấn công giải phóng Beersheba và đánh bại thảm hại tất cả quân Ai cập ngoại trừ 2.500 quân bị bao vây hoàn toàn trong mấy ngôi làng nhỏ ở phía Bắc sa mạc Negev. Khi sự việc xảy ra, một trong các sĩ quan trẻ người Ai cập tên là Gamal Abdel Nasser – về sau là Tổng thống Ai cập – đã hội ý với các sĩ quan Do thái trong suốt những cuộc thương thuyết dẫn tới cuộc rút quân sau cùng các binh lính bị bao vây và họ phải quay trở lại Ai cập.
Những ngày đầu sớm sủa của quốc gia đã rất khó nhọc. Không có đủ lương thực, và cả xứ đã sống rất là chật vật. Chẳng có đủ nhà cửa cho dân nhập cư đang đổ vào. Các nước Ả rập đã mở ra một cuộc tẩy chay kinh tế đối với Israel. Israel có thể sống còn chỉ nhờ những người Do thái hào phóng đang sinh sống trên phần còn lại của thế giới, đặc biệt là ở Hoa kỳ, họ luôn tiếp trợ về mặt tài chính. Một câu chuyện vào đầu thập niên 1950 nói về một người kia đến gần Ben Gurion để xin một việc làm và được khuyên hãy nên làm Thư ký thuộc địa.
Ông ta thắc mắc: “Nhưng chúng ta không có một thuộc địa nào hết, có phải không?”
Ben Gurion đáp: “Không, và chúng ta cũng không có tiền bạc nữa, nhưng chúng ta có một Bộ Trưởng Tài Chính”. Mặc dù rất vô tư ở ngoài mặt, nhu cần đang nằm trong chỗ rất thất vọng, và dân Do thái trên khắp thế giới đã đáp ứng rất cao. Trong 13 năm đầu tiên, 1 tỉ rưỡi USD đã được đổ vào Israel.
Nan đề khác với những sự dính dáng của quốc tế là thành Jerusalem, đây là thành phố mà Hội Quốc Liên đã nói phải là một thành phố quốc tế. Cuộc chiến đã kết thúc với Liên Đoàn Ả rập nắm giữ Cổ Thành, ở đây có những đền thờ tôn giáo của ba tôn giáo (Do thái giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo), và là nơi Jordan không chậm trễ đã nhập vào. Người Do thái giữ Thành Mới, và họ kết chặt thành phố nầy vào chính thể của họ. Chẳng có một sự chống đối mạnh mẽ nào giữa các chính phủ nước ngoài trước sự chối bỏ ý tưởng quốc tế cai trị. Trong đảng Mapai của Ben Gurion có sự bàn luận về việc làm cách nào để thành Jerusalem mau chóng được thiết lập làm thủ đô của Israel. Sau cùng, một sự thỏa hiệp đã đạt được bởi một số nhánh trong chính phủ, gồm có Bộ Ngoại Giao, và Knesset, được định phải xây dựng tại Tel Aviv, trong khi các bộ khác phải dời vào thành phố thuộc Kinh thánh. Về sau nầy, Knesset cùng tất cả các bộ khác trừ ra Bộ Quốc Phòng đều dời hết vào thành Jerusalem.
Cuộc khủng hoảng nội bộ quan trọng nhất trong nhiều năm trời ngay lập tức nối theo sau sự độc lập đã do quyết định của chính phủ tạo ra khi đòi hỏi và tiếp nhận những sự bồi thường từ nước Đức. Điều kiện của chính phủ là: “Không để cho những kẻ giết chóc dân tộc chúng ta cũng như những kẻ kế thừa họ” – nói cách khác, dân tộc Đức không được phép giữ những gì họ đã chiếm lấy của người Do thái.
Trong khi Knesset đang tranh cãi, nhiều đoàn người chống đối với bất cứ xử lý nào với người Đức đã nổi loạn trên các đường phố Jerusalem, nhiều xe hơi bị lật úp và bị đốt, 13 cảnh sát đã bị thương khi đánh nhau và một số thường dân đã tấn công Knesset. Nhưng chắc chắn là hiệp ước bồi thường với Tây Đức đã được ký kết, và 822 triệu USD giá trị của máy móc, tàu bè, đầu máy xe lửa và những vật liệu thô không bao lâu nữa bắt đầu chuyển sang cho Israel. Một số người Do thái không chịu tha thứ cho Ben Gurion, và khi những chuyến xe lửa đến từ nước Đức là một phần đền bù, họ đã thề không bao giờ sử dụng các phương tiện ấy.
Rồi đến cuối năm 1953, Ben Gurion đã trình đơn từ chức rồi cùng với vợ mình, chuyển vào sống ở một khu định cư khắc khổ trong sa mạc là Sde Boker [Cánh đồng của kẻ chăn bò], ở trung tâm của sa mạc Negev. Ông rất sợ phải “nhiễm thú đọc sách” của ông, và ông cũng muốn tìm cách khuyên thanh niên Israel rời các thành phố mà trở thành những nhà tiên phong. Sau hơn một năm sống đơn giãn, viết tiểu luận, hớt lông chiên và đứng xem chống lại những lần xâm nhập của người Ả rập, ông được mời trở lại với chính phủ. Đến năm 1955, một lần nữa ông trở thành Thủ Tướng.
Trong khi cấu trúc nội bộ của quốc gia đã ổn định rồi, áp lực ngoại tại đã phát sinh mới. Được lãnh đạo bởi Tổng thống Nasser của Ai cập, các nước Ả rập đã nhanh chóng từ chối công nhận Israel hay ký kết bất cứ loại hiệp ước hòa bình nào, họ sửa soạn chiến tranh. Từ Dãy Gaza, một khu vực do người Ai cập nắm giữ chỉa thẳng vào Israel, vô số những cuộc xâm nhập đã được mở ra nhắm vào các mục tiêu dân sự. Ai cập cũng đóng cửa Vịnh Aqaba đối với các tàu bè của Do thái bằng cách từ chối không cho họ đi ngang qua Eo biển Tiran và tạo ra sự khó khăn cho bất cứ một sự phát triễn nào cho ngõ thương mại của Israel về phía Nam và phía Đông. Đến tháng 10 năm 1956, Ai cập, Jordan và Syria đã ký một hiệp ước đặt quân đội của họ dưới quyền chỉ huy của Nasser. Đáp lại, Israel vào ngày 29 tháng 10 đã bắt đầu một chiến dịch trên không, trên biển và trên đất liền chống lại Ai cập. Anh quốc và Pháp, cả hai đều bực tức về việc Nasser chiếm lấy Công ty Kênh đào Suez, không bao lâu sau đó đã tham gia tấn công. Sự dự phần thình lình của họ đã đem lại một cuộc khủng hoảng cấp thế giới.
Trong tám ngày của cuộc chiến, các tướng lãnh của Do thái đã báo cáo rằng tiền đồn của Ai cập canh gác eo biển Tiran đã đầu hàng. Sự chiếm đóng toàn thể bán đảo Sinai đã được hoàn tất. Một ngàn người Ai cập đã bị giết và gần 6.000 người đã bị bắt làm tù binh. Người Do thái thiệt mất 181 người và một người bị bắt làm tù binh. Pháp và Anh quốc gần như tán thành đòi hỏi của Hội Quốc Liên về một cuộc ngừng bắn và rút quân. Nhưng vẫn không được cho tới tháng Ba năm sau – sau khi Hội Quốc Liên đã kêu gọi 6 lần buộc Israel phải rút ra khỏi vùng lãnh thổ đã chiếm được, và Hoa kỳ đã hứa giúp đỡ giữ Vịnh Aqaba luôn mở cửa – khi ấy những binh sĩ Do thái cuối cùng mới trở về lại nhà cửa của họ.
Mười một năm sau đó, trong khi các nước khác trên thế giới đã quan sát với nhiều cảm xúc hỗn hợp những biến cố về tội lỗi, kinh hãi và nhàm chán mà tự họ đã lặp lại. Lần nầy, những lần đặt cược ngày càng cao hơn và Israel, về phía của họ, đã chơi trò chơi có một mình. Trong một thập niên xen vào, Ai cập, được tài trợ và xúi bẫy của Liên Bang Sô Viết, đã tạo thành một nguồn tiếp sức lớn cho người Ả rập, đã xây dựng lại cổ máy quân sự của họ. Một lần nữa, các quốc gia Ả rập hay cãi nhau vặt kia đã siết chặt hàng ngũ và bắt đầu sẵn sàng hành động. Những cuộc đột kích khủng bố khắp biên giới của Do thái đã nổi cộm lên. Vào ngày 18 tháng 5, Ai cập ra lệnh và đã nhận được sự rút lui của các đội gìn giữ hòa bình đóng quân tại dãy Gaza và Sinai của Hội Quốc Liên kể từ cuộc đình chiến vào năm 1956. Với sự ra đi của Hội Quốc Liên, bước kế tiếp của Nasser là khóa trái eo biển Tiran lại một lần nữa.
Rõ ràng là Nasser, để bù đắp lại tiếng tăm của mình đã bị mất mát trong thế giới Ả rập, đã chơi trò “bên miệng hố chiến tranh”; nhưng ông ta chẳng biết mình đã quá liều lĩnh. Đến ngày 5 tháng 6 năm 1967, trong những cuộc không kích vào vùng đất lân cận của người Ả rập, các máy bay phản lực của Do thái đã tiêu diệt toàn bộ lực lượng không quân của phe Ả rập – và với bất cứ cơ hội nào cho một chiến thắng của người Ả rập. Một lần nữa, đội hình thiết giáp của Do thái trải dài khắp Sinai, lần nầy đến tận kênh đào Suez và eo biển Tiran chỉ trong ba ngày. Dọc theo biên giới phía Đông của Do thái, người Jordani bị đẩy ra khỏi Jerusalem và trở lại bên kia sông Jordan, trong khi quân Syria bị đẩy lùi về tới cửa thành Damascus. Toàn bộ chiến dịch, một tác phẩm kinh điển sẽ được các chiến lược gia quân sự nghiên cứu, chỉ ít hơn hai ngày so với năm 1956. Tuy nhiên, lần nầy Israel không chịu trở lại với những đường biên giới không phòng thủ của năm 1949, hay đồng ý tin cậy sự an ninh trong tương lai của mình trước khả năng mơ hồ, không rõ ràng của Hội Quốc Liên để gìn giữ hoà bình. Cuộc đối đầu Do thái-Ả rập đã bước vào một chặng đường mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét