Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

Mathiơ 13.47-58: "Các thí dụ nói về sự phán xét và sự giảng đạo"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Các thí dụ nói về sự phán xét và sự giảng đạo.
Mathiơ 13.47-58
1. Tối nay chúng ta đến với hai trong tám thí dụ ở Mathiơ 13. Từng thí dụ đều là hình bóng nói tới: “Nước Thiên Đàng”. Chúng ta nhớ Nước Trời đã được xác định là sự tể trị của Chúa Giêxu trên dân sự Ngài. Kể từ bây giờ Nước ấy là không thấy được và nội tại. Chúa Giêxu đã trị vì trong tấm lòng của chúng ta. Trong thời đại hầu đến, Nước ấy sẽ thấy được bằng mắt thường.
2. Trong hai thí dụ sau cùng của phân đoạn nầy, Chúa Giêxu chia sẻ một vài lẽ thật về sự phán xét loài người và sự rao giảng Tin lành.
I. Thí dụ nói về mẻ lưới (các câu 47-50).
A. Thí dụ vẽ ra một bức tranh nói về sự phán xét (các câu 47-48).
1. Một lần nữa Chúa Giêxu sử dụng thí dụ, một câu chuyện bình thường với một lẽ thật thuộc linh. Thí dụ đặc biệt nầy quả thực rất bình thường đối với các môn đồ. Rốt lại, ít nhất bốn người trong số họ đều là những ngư phủ chuyên nghiệp và nhiều người khác đã trưởng thành quanh khu vực đánh cá trong xứ Galilê.
2. Ở xứ Galilê đã có ba loại đánh bắt cá.
a. Thứ nhứt là câu và chài cá. Phierơ đã sử dụng phương pháp nầy trong Mathiơ 17.24-27 để bắt một con cá với đồng tiền trong miệng nó, đồng tiền nầy dùng để nộp thuế.
b. Thứ hai là một người thả lưới. Một người đem lưới ra chỗ sâu rồi thả bắt những bầy cá nhỏ.
c. Thứ ba là “lưới kéo” được ràng giữa hai chiếc thuyền. Một số lưới nầy rộng khoảng vài trăm thước và sẽ kéo trong nhiều giờ đồng hồ để bắt đủ loại cá.
3. Chúng ta có thể hình dung loại công việc nào đã đánh được một mẻ “lưới” lớn. Rong cỏ, rác rưởi, cá nhỏ, cá lớn, cá ngon, cá dở… "đủ mọi thứ cá…" bất kỳ thứ gì trên đường đi của lưới sẽ bị kéo lên và được ngư phủ “bắt lấy”.
4. Khi mẻ lưới nầy "đầy rồi" nó sẽ được kéo lên “bờ” và ngư phủ “ngồi” mà chọn cá trong lưới của họ. Họ sẽ chọn giống “tốt” đem bỏ vào “rổ” hay các giỏ chứa đem đi bán, còn giống “xấu” sẽ bị “ném đi”.
B. Thí dụ giải thích nguyên tắc của sự phán xét (câu 49).
1. Chúa Giêxu ví "mẻ lưới" với sự phán xét bằng cách nói "đến ngày tận thế cũng như vầy". Sẽ có một thời điểm "tận thế" khi mọi người, giống như đủ loại cá trong biển sẽ bị chia ra.
2. Ở đâu chương nầy, thí dụ nói về lúa mì và cỏ lùng đã nói bóng gió những người tin và không tin đang sinh sống bên cạnh nhau trên thế gian. Tuy nhiên, thí dụ nầy phác hoạ sự họ bị phân chia ra trong lúc phán xét.
3. Như trong thí dụ nói về lúa mì và cỏ lùng, “các thiên sứ” đại biểu công bình của Đức Chúa Trời “sẽ đến”. Phần việc của họ sẽ là "chia kẻ ác với người công bình ra".
Hãy lắng nghe lời lẽ của John MacArthur khi ông mô tả sự phán xét khi sử dụng hình bóng mẻ lưới của Chúa Giêxu: "Loài người di động tới lui bên trong mẻ lưới đó giống như thể họ được tự do cho đến đời đời. Lưới ấy sẽ đụng đến họ luôn hết lúc nầy tới lúc khác, nó làm cho họ phải giật mình. Nhưng họ bơi mau đi, họ tưởng rằng họ sẽ thoát, mà không biết rằng họ đã bị bao lại hoàn toàn và không thể tránh đâu thoát được chương trình tối cao của Đức Chúa Trời. Mạng lưới phán xét của Đức Chúa Trời không thấy được trên từng con người rất giống với mẻ lưới dùng để kéo cá vậy. Hầu hết loài người không lường trước được Nước Trời, và họ không nhìn thấy Đức Chúa Trời đang vận hành trong thế gian. Có thể họ đang tới lui bởi ân điển của Tin lành hoặc họ sợ hãi bởi cách phán xử của sự xét đoán; nhưng rồi họ quay trở lại với những đường lối suy tưởng và sinh sống cũ trước đó, họ quên hết mọi việc thuộc về cõi đời đời. Nhưng khi thời thế của con người qua đi và Đấng Christ tái lâm để dựng lên Vương quốc vinh hiển của Ngài, khi ấy sự phán xét sẽ đến”.
4. Chúa Giêxu đang nói về sự phán xét theo một ý chung chung, với phần ứng dụng đặc biệt cho ngai phán xét trắng được mô tả trong Khải huyền 20.
5. Chúa không thích thú chi về sự hủy diệt hạng người gian ác. Trong Êxêchiên 18.23, Đức Giêhôva phán: "Ta há có vui chút nào về sự chết của kẻ dữ sao? há chẳng thà vui về sự nó xây bỏ đường lối mình và nó sống sao?" II Phierơ 3.9 chép: "Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn". Luca 19.41 ghi lại thể nào Chúa Giêxu đã khóc về thành Jerusalem vì dân sự không chịu ăn năn. Thực vậy, Mathiơ 25.41 cho chúng ta biết địa ngục không được dựng nên cho con người mà được "sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó".
C. Thí dụ nầy mô tả mối nguy hiểm của sự phán xét (câu 50).
1. Chúa Giêxu phán rằng "kẻ ác" sẽ bị "ném vào lò lửa" một từ đồng nghĩa với địa ngục. Ở đó, chỉ có âm thanh "khóc lóc và nghiến răng" mà thôi.
2. Lẽ đạo Kinh Thánh nói về địa ngục rất khó cho nhiều người chấp nhận. Tuy nhiên, nếu chúng ta sống chơn thật với Ngôi Lời, chúng ta phải chấp nhận thực tại nầy.
3. Chúa Giêxu đã phán nhiều về địa ngục hơn bất kỳ một tiên tri hay một sứ đồ nào khác. Ngài thường xuyên nhấn mạnh sự thực về cơn phán xét đời đời. Đúng thế, Ngài đã phán nhiều về địa ngục hơn phán về tình yêu thương!
4. Khi người ta chết, họ không đi vào chốn hư vô hay thôi không sống nữa. Đức Chúa Trời sẽ "chia" mọi người ra và người nào chưa tiếp nhận Đấng Christ theo cách riêng sẽ bị "ném vào lò lửa".
5. Hết thảy chúng ta đều đã nghe hạng người vô tín nói rằng họ muốn vào địa ngục vì địa ngục sẽ đông người lắm. Tuy nhiên, họ chẳng có một hiểu biết gì về sự khổ ải thực sự của địa ngục. Hãy nghĩ tới nó theo cách nầy: đồng thời chúng ta có thể hình dung ra mọi sự vinh hiển của thiên đàng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời Toàn Năng cùng các thiên sứ của Ngài, chúng ta cũng có thể hình dung ra những điều khủng khiếp của địa ngục trong sự hiện diện của Satan cùng bầy quỉ sứ nó.
D. Kinh Thánh cho chúng ta biết vài sự thật về địa ngục.
1. Địa ngục là một nơi khổ hình thường trực. Trong Mathiơ 22.13, Chúa Giêxu đã mô tả địa ngục là "nơi tối tăm". Chẳng hề có chút ánh sáng nào ở đó, chỉ có sự mù loà cho đến đời đời. Trong địa ngục, chẳng có âm nhạc, chẳng có một âm thanh yên ủi nào hết, mà chỉ có "khóc lóc và nghiến răng". Ở đó lửa sẽ không hề tắt và kẻ bị đày chẳng hề thấy khuây khoả bao giờ.
2. Địa ngục sẽ làm cho cả thân thể và linh hồn bị đày ải.
a. Khi một người bị hư mất qua đời, thi thể người sẽ được chôn hoặc bị thiêu, còn linh hồn thì tiếp tục bị đày ải trong địa ngục. Tuy nhiên, Kinh Thánh nói tới sự sống lại của cả người được cứu và kẻ bị hư mất.
b. Những người tin Chúa sẽ hiệp với thân thể của họ mà vui hưởng vinh quang của thiên đàng cho đến đời đời. Những kẻ vô tín sẽ hiệp với thân thể của họ mà gánh chịu các sự kinh khủng trong địa ngục.
c. Chúng ta hãy xét qua Giăng 5.28-29 và Khải huyền 20.11-15.
d. Trong Mác 9.44 Chúa Giêxu mô tả địa ngục là một nơi "[sâu bọ của chúng nó chẳng hề chết, và là nơi lửa chẳng hề tắt]". Nếu một thân thể bị chôn trong quan tài chưa đóng kín, sâu bọ sẽ hủy diệt nó. Tuy nhiên trong loại thân thể được sống lại của kẻ bị đày ải sâu bọ của địa ngục không dứt ăn nuốt nó. Nỗi khổ của lửa sẽ cháy không hề dứt.
3. Địa ngục sẽ có nhiều cấp độ hành hạ khác nhau. Có người sẽ kinh nghiệm một cấp độ lớn lao về sự hành hạ hơn những người khác. Chúng ta hãy xét qua Hêbơrơ 10.28-29 và Mathiơ 11.22-23. John Gerstner đã viết: "Địa ngục sẽ có nhiều cấp độ khắc khe mà một tội nhân, nếu người có thể, sẽ dâng cả thế gian nếu tội lỗi của người sẽ được miễn đi một tội".
4. Địc ngục sẽ không bao giờ có tận cùng.
a. Sự hành hạ sâu xa tệ hại nhất của địa ngục là tình trạng không có tận cùng của nó. Chúa Giêxu đã phán trong Mathiơ 25.46 rằng "những kẻ nầy sẽ vào hình phạt đời đời, còn những người công bình sẽ vào sự sống đời đời".
b. Nỗi đau khổ của đời nầy thường dễ mang nổi bởi tư tưởng rằng một ngày kia nó sẽ chấm dứt. Tôi đã ngồi bên cạnh giường của các nạn nhân bịnh ung thư rồi thấy họ mĩm cười khi tư tưởng về sự khuây khoả mà sự chết sẽ mang lại. Người ta trong địa ngục sẽ chẳng có hy vọng giống y như thế. Nỗi đau khổ ấy cứ tiếp diễn mãi, không hề dứt.
II. Thí dụ về người chủ nhà (các câu 51-52).
A. CHÚA GIÊXU ĐÃ HỎI CÁC MÔN ĐỒ CÓ HIỂU KHÔNG!?! (câu 51).
1. Chúa Giêxu phán: "Các ngươi có hiểu mọi điều đó chăng?" Từ ngữ "hiểu" có ý nói "hội ý [bàn bạc] với nhau". Ngài đang hỏi: "Các ngươi có hội ý [bàn bạc] với nhau về điều nầy chưa?"
2. Đây là một câu hỏi rất hay cho chúng ta. Có phải chúng ta có một sự hiểu biết, có phải chúng ta đã bàn bạc với nhau, hội ý với nhau về các lẽ thật quan trọng nầy về Nước Trời và sự phán xét? Có phải chúng ta thực sự tin rằng dù chúng ta sinh sống bên những kẻ vô tín giống như lúa mì và cỏ lùng trong đồng ruộng, giống như cá tốt và cá xấu trong một mẻ lưới, sẽ có một thời điểm chúng ta sẽ bị chia ra?
3. Có phải chúng ta "hiểu" chắc chắn có sự phán xét không? Có phải chúng ta tin địa ngục có nhiều sự khổ hình không?
4. Sự hiểu biết theo Kinh Thánh về cơn phán xét của chúng ta sẽ trở thành lực tác động chính cho chức vụ.
5. Chúng ta không chìa tay ra với người ta để gây dựng một Hội thánh lớn. Chúng ta không làm chứng hầu gắn mọi quan điểm của chúng ta trên nhiều người khác. Chúng ta phải cầu nguyện, làm chứng đạo, rao giảng, mời gọi, và ép mời vì chúng ta "hiểu" rõ sự phán xét!
6. Các môn đồ đã đáp: "Có hiểu". Mặc dù sự hiểu biết của họ chưa đủ trọn vẹn, họ đã hiểu những gì họ có thể hiểu vào thời điểm đó.
B. NHỮNG NGƯỜI TIN CHÚA CẦN PHẢI SỐNG GIỐNG NHƯ NGƯỜI CHỦ NHÀ (câu 52).
1. Từ ngữ "thầy thông giáo" ra từ chữ grammateus và có nghĩa là "người viết sách". Trong thời buổi ấy từ ngữ đề cập đến một sinh viên và một giáo sư môn luật.
2. Dưới sự giám hộ của Chúa Giêxu, các môn đồ đều trở thành thầy thông giáo, sinh viên, giáo sư các lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời.
3. Một “thầy thông giáo” như thế phải sống giống như “người chủ nhà”. Điều nầy có ý nói người chủ nhà, là người chịu trách nhiệm về mọi tiện ích của cả gia đình. Người sẽ lo chu cấp đồ ăn, quần áo và sử dụng chúng cách khôn ngoan.
4. “Người chủ nhà” sẽ "đem những vật mới và cũ trong kho mình ra". Người sẽ không phung phí mọi sự chu cấp của mình, thức ăn nào chưa ăn và quần áo nào có thể tái sử dụng sẽ được sử dụng lại. Chỉ khi nào đồ “cũ” đã bị hư thì người sẽ đem đồ “mới” ra.
5. Về sau, các môn đồ đã trở thành sứ đồ, họ sẽ phân phối cả hai phần khải thị "cũ và mới". Họ cần phải "tỏ ra" lẽ thật, có nghĩa là "rải ra".
6. Theo một ý nghĩa tương tự, chúng ta là người tin Chúa cần phải "đem ra" hay rải ra lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời. Chúng ta phải cẩn thận tung ra hết thảy lẽ thật, không những là thích hợp mà còn là dễ tiếp thu nữa.
7. Người ta không muốn nghe nói về địa ngục hay về sự phán xét. Họ muốn nghe về tình yêu thương và ân điển. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ cung ứng thực đơn về tình yêu thương và ân điển thôi mà bỏ qua lẽ thật về sự phán xét, có nhiều người sẽ không được cứu.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét