Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Mathiơ 11.1-6: "Giăng nghi ngờ"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Giăng nghi ngờ
Mathiơ 11.1-6
1. Có bao giờ bạn nghi ngờ Đức Chúa Trời không? Khi bạn trở thành tín đồ, có bao giờ bạn nghi ngờ Đức Chúa Trời không? Trong tấm lòng của bạn, giữa các tư tưởng không nói ra được của bạn, có bao giờ bạn có những điều hồ nghi về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời không? Có bao giờ bạn lấy làm lạ một khi chúng ta tin tưởng sốt sắng và kể lại một câu chuyện huyền thoại đời xưa? Có bao giờ bạn nghĩ có thể hết thảy chúng ta đều sai trật... Tôi có thể đấy!
2. Tôi nghĩ hầu hết từng con cái Đức Chúa Trời đều trải qua những lúc sa sút đức tin. Từng hồi từng lúc tất cả chúng ta đều nghi ngờ. Khi chúng ta nghi ngờ, chúng ta thường cảm thấy tội lỗi một cách kỳ cục lắm. Chúng ta lấy làm lạ không biết Cha chúng ta nghĩ gì về chúng ta. Tôi muốn bạn ghi nhanh một lẽ thật quan trọng: Nếu Đức Chúa Trời không lớn hơn những mối nghi ngờ của chúng ta, Ngài không lớn đủ để làm Đức Chúa Trời của chúng ta.
3. Khi Laxarơ chết, Giăng 11 ghi lại cả hai người Mary và Mathê đều nói với Chúa Giêxu: "Lạy Chúa, nếu Chúa có ở đây, thì anh tôi không chết”. Câu nói nầy tỏ ra cả hai người đều nghi ngờ về tình yêu của Chúa Giêxu và khả năng của Ngài làm cho anh của họ sống lại từ kẻ chết. Câu 35 là câu ngắn nhất trong Kinh thánh: "Đức Chúa Giêxu khóc”. Tôi nghĩ tới lý do để cho Ngài buồn rầu chính là bạn hữu của Ngài đang nghi ngờ Ngài.
4. Khi Thôma nghe đồn từ các môn đồ khác rằng Chúa Giêxu thực sự đã làm cho kẻ chết sống lại, ông đã nói: "Nếu ta không thấy dấu đinh trong bàn tay Ngài, nếu ta không đặt ngón tay vào chỗ dấu đinh, và nếu ta không đặt bàn tay nơi sườn Ngài, thì ta không tin” (Giăng 20.25). Sau đó, khi Chúa Giêxu hiện ra trước mặt ông, Chúa phán: "Vì ngươi đã thấy ta, nên ngươi tin. Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!" (câu 29).
5. Ở một dịp khác, Chúa Giêxu đã nói với người cha về một đứa trẻ bị quỉ ám: “Kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả” (Mác 9.23). Trong lúc vô vọng, khi tìm cách thắng hơn những mối nghi ngờ của mình, người cha đã kêu la: "Tôi tin; xin Chúa giúp đỡ trong sự không tin của tôi!" (câu 24).
6. Trong phân đoạn Kinh thánh hôm nay, chúng ta đến với một trường hợp khi một nhân vật tin kính khác đưa ra những điều ông ta nghi ngờ về Chúa Giêxu. Khi chúng ta xem xét sự thay đổi nầy, chúng ta có thể tìm được một sự soi sáng quan trọng cho thấy lý do tại sao chúng ta nghi ngờ và làm cách nào chúng ta thắng hơn những mối nghi ngờ đó.
I. THẮC MẮC ĐẦY NGHI NGỜ CỦA GIĂNG (các câu 1-3).
A. Chức vụ đơn điệu của Chúa Giêxu (câu 1).
1. Sau khi Chúa Giêxu "dạy các điều đó cho 12 môn đồ rồi", câu nầy ám chỉ rằng Ngài đã sai họ ra đi với một chức vụ dạy dỗ, rao giảng và chữa lành khắp xứ Galilê cho người Do thái, một phương án truyền giáo ngắn hạn (đối chiếu 10.5).
2. Cùng lúc ấy, chính mình Chúa Giêxu "lìa khỏi chỗ nầy" và bắt đầu "giảng dạy trong các thành xứ đó", những cộng đồng trong khu vực xứ Galilê. Chỉ trong một thời gian ngắn, Chúa Giêxu đã ở một mình trong chức vụ của Ngài.
3. Ngài ra đi để “giảng” và “dạy”, giải thích và công bố sứ điệp nói về Nước Trời. Hầu như Ngài đã phán dạy trên các đường phố và trong những nhà hội của các thị trấn. Như một rabi chuyên thăm viếng, mọi người đều nghênh đón Ngài.
B. Tầm quan trọng của Giăng Báptít.
1. Giăng là một người rất mạnh mẽ cho Đức Chúa Trời, là người tiền khu của Chúa Giêxu, là sứ giả của nhà Vua. Theo phần xác, ông là người bà con của Chúa Giêxu. Luca 1.15 chép ông được "đầy dẫy Đức Thánh Linh từ khi còn trong lòng mẹ".
2. Khi giảng đạo trong đồng vắng ở phía ngoài thành Jerusalem, ông đã dọn đường cho chức vụ của Chúa Giêxu. Ông công bố Chúa Giêxu là "Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi của thế gian đi" (Giăng 1.29).
3. Trong Giăng 3.30, Giăng nói với các môn đồ của mình: "Ngài phải dấy lên, ta phải hạ xuống”. Ông nói về Chúa Giêxu trong Luca 3.16: "Phần ta làm phép báp-tem cho các ngươi bằng nước; song có một Đấng quyền phép hơn ta sẽ đến, ta không đáng mở dây giày Ngài".
4. Khi Chúa Giêxu đến để chịu Giăng làm phép báptêm, Kinh thánh chép trong Mathiơ 3.14 rằng Giăng: "từ chối" mà nói: "Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báp-tem, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao? "
5. Lúc chịu báptêm xong, Giăng nhìn thấy Thánh Linh đáp xuống trên Chúa Giêxu và nghe một giọng nói đến từ trời: "Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng” (Mathiơ 3.17).
6. Sau đó, Chúa Giêxu phán cùng Giăng như sau: "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, trong những người bởi đờn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít" (câu 11).
C. Sự nhầm lẫn của Giăng Báptít (câu 2).
1. Từ các câu 2-3, chúng ta biết rằng Giăng Báptít đã chớm nghi ngờ về Chúa Giêxu rồi. Ông thắc mắc về lai lịch của Chúa Giêxu khi ông hỏi: "Thầy có phải là Đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi Đấng khác?"
2. Thắc mắc của Giăng được mô tả là sự nhầm lẫn hơn là nghi ngờ. Ông đang tìm kiếm một sự bảo đảm. Chúng ta có thể lấy làm yên ủi trước sự thật là nếu một nhân vật như Giăng cũng có những lúc nghi ngờ, huống chi là chúng ta.
3. Chúng ta biết rằng Giăng đã “ở trong ngục”. Lịch sử cho chúng ta biết rằng Giăng bị bỏ tù vì xúc phạm đến quan Tổng đốc xứ Galilê, là Hêrốt Antipas.
4. Chúng ta biết rằng cá nhân ông chưa nghe Chúa Giêxu dạy dỗ hay nhìn thấy quyền phép lạ lùng của Ngài. Ông chỉ có nghe nói "về các công việc của Đấng Christ" mà thôi!
5. Từ câu nầy, chúng ta có thể cho rằng khi ở trong ngục ông đã bị ngăn trở, chỉ tiếp xúc ngắn ngủi với một vài “môn đồ của mình”.
6. Trong các tình trạng nầy, chúng ta có thể bắt đầu nắm bắt được một số lý do về những điều mà Giăng đã nghi ngờ và nhầm lẫn.
D. Thắc mắc của Giăng Báptít (câu 3).
1. Theo Luca 7.19, Giăng đã gọi "hai trong số các môn đồ" đến gặp ông rồi "sai" họ đến với Chúa Giêxu để đưa ra thắc mắc nầy: "Thầy có phải là Đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi Đấng khác?"
2. Tước phẩm "Đấng phải đến" là một danh xưng dành cho Đấng Mêsi đã được nhắc tới trong nhiều phân đoạn Cựu ước.
3. Trong sự hồ nghi và ngã lòng của ông ở trong nhà ngục, Giăng muốn biết chắc rằng Chúa Giêxu đúng là Đấng mà Ngài đã xưng nhận.
II. LÝ DO CHO THẮC MẮC ĐẦY NGHI NGỜ CỦA GIĂNG (câu 2).
A. Chúng ta nghi ngờ vì hoàn cảnh khó khăn.
1. Khi nói Giăng đang đối diện với những hoàn cảnh khó khăn sẽ là một sự nói nhẹ bớt đi. Chức vụ và sự nghiệp của ông đã không còn nữa.
2. Hêrốt Antipas, quan Tổng đốc hiện thời của xứ Galilê đã quan hệ bất chính với Hêrôđia, vợ của em ông là Philíp. Hêrốt khi ấy đã ly dị với người vợ chính thức của ông ta rồi lấy Hêrôđia làm vợ. Khi Giăng Báptít nghe biết sự thể nầy, ông đã công khai đoạn tuyệt mối quan hệ. Hêrốt muốn giết chết Giăng, nhưng lại sợ dân chúng nổi giận, thay vì giết ông ta đã bỏ tù Giăng.
3. Hãy xét xem Giăng đã cảm nhận như thế nào!?! Ông đã được "đầy dẫy Đức Thánh Linh" từ trong lòng mẹ. Ông đã đưa ra lời thề nghiêm ngặt mà bất kỳ một người Do thái nào cũng phải đưa ra, lời thề của người Naxirê. Ông đã sinh sống trong đồng vắng, giảng dạy cho dân sự. Ông đã trung tín tuyên bố một sứ điệp rất bất thường. Ông đã làm mọi sự y theo Đức Chúa Trời yêu cầu, nhưng giờ đây ông bị nhốt trong ngục của một tiền đồn xưa gần Biển Chết.
4. "Ở trong ngục”, Giăng đã đem lòng nghi ngờ sự công bình của Đức Chúa Trời. Ông lấy làm lạ không biết mình có phạm lỗi lầm gì. Hoàn cảnh của ông đã vầy mây che kín tầm nhận thức của ông.
5. Việc ấy đang xảy ra cho giới tín đồ ngày nay. Khi một đứa trẻ ngã chết, bạo lực dấy lên, một người đồng sự bị giết từ từ bởi chứng ung thư, một người chồng bê tha... Satan bắt đầu thì thào trong lỗ tai của bạn: "Đức Chúa Trời không quan tâm...Ngài không yêu thương ngươi...Ngài không đối xử với con cái Ngài theo cách nầy..."
6. Hãy lưu ý, khi Giăng bắt đầu có những cảm xúc nầy, ông đã trình dâng lên Chúa Giêxu. Nầy bạn ơi, khi bạn có những điều hồ nghi, đừng đi gặp người tư vấn, đừng nói với người bạn thân đời nầy, mà hãy đến với Chúa Giêxu. Chỉ có Ngài mới có thể dập tắt những mối nghi ngờ trong tấm lòng của bạn!
B. Chúng ta nghi ngờ vì nguồn Tri Thức bất toàn.
1. Giăng chỉ nghe nói "về các công việc của Đấng Christ". Ngoài phép báptêm, Giăng không có một cuộc tiếp xúc nào. Ông mới ở trong nhà ngục trong một năm. Ông chưa nghe được số bài giảng quan trọng cũng không chứng kiến bất kỳ một phép lạ nào khác nữa.
2. Thậm chí các môn đồ thân cận nhất của Chúa Giêxu thường thất bại không hiểu được Ngài, còn Giăng làm sao hiểu nổi khi nghe qua lời đồn!?!
3. Nhiều tín đồ ngày nay có sự hiểu biết không trọn vẹn về Chúa Giêxu. Chúng ta thường hay uể oải trong việc nghiên cứu Kinh thánh. Chúng ta hay cáo lỗi không tham gia các lớp học Kinh thánh và sự thờ phượng. Chúng ta thôi không tấn tới trong sự hiểu biết và khôn ngoan về Ngôi Lời.
4. Khi tâm trí chúng ta không hiệp với lẽ thật của Đức Chúa Trời, chúng ta đang mở cửa lòng mình cho sự lừa dối của Satan.
C. Chúng ta nghi ngờ vì Ảnh Hưởng của đời nầy.
1. Những điều Chúa Giêxu đã nói và làm không phải là những gì người Do thái trông mong nơi "Đấng phải đến". Họ mong đợi một cấp lãnh đạo sẽ ném bỏ mọi xiềng xích của Rôma, chữa lành cho họ mọi thứ tật bịnh, và thiết lập một loại nhà nước để rồi mọi nhu cần của họ đều sẽ được chu cấp trong Nước đó.
2. Ý tưởng của họ về Đấng Mêsi đã bị bóp méo và thâm căn cố đế đến nỗi họ chẳng màng sự chi liên quan đến Chúa Giêxu không phù hợp với suy tưởng của họ. Họ đã chối bỏ Ngài vì ảnh hưởng đời nầy của họ.
3. Ngày nay người ta hỏi: "Nếu Đức Chúa Trời yêu thương mọi người, tại sao Ngài lại bỏ người ta vào trong địa ngục? Nếu Đức Chúa Trời đang nắm quyền tể trị, tại sao lại có nhiều tội ác như thế trong thế gian? Tại sao những việc tồi tệ lại xảy đến cho hạng người nhơn đức? Vì Đức Chúa Trời không chiều theo ý tưởng của họ, họ nghi ngờ Ngài.
4. Khi Cơ đốc nhân bị chìm đắm trong các ý tưởng của đời nầy, những thứ triết lý và các bộ môn giải trí, điều ác đang giúp cho họ thắc mắc đức tin của họ.
D. Chúng ta nghi ngờ vì Những Điều Trông Mong Không Ứng Nghiệm.
1. Giăng đã thắc mắc: "Phải chăng chúng tôi còn phải đợi Đấng khác?" Hãy lưu ý những gì ông rao giảng trong Mathiơ 3.11-12. Tuy nhiên, Chúa Giêxu không làm một việc nào trong những việc nầy. Thay vì thế, Ngài đã kêu gọi 12 môn đồ, rồi khởi sự rao giảng và chữa lành.
2. Giăng không tìm kiếm một sự can thiệp thiêng liêng nào, không một sự công bình nào, không một cơn giận nào của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chưa làm ứng nghiệm chương trình của riêng Ngài. Chúa Giêxu đang giảng dạy ngoài chỗ công cộng trong khi ông đang trừng mắt hết ngày nầy sang ngày khác để nhìn vào bốn bức tường bằng đá.
3. Ngày nay, nhiều tín đồ có đủ loại chương trình mà họ mong Đức Chúa Trời làm cho ứng nghiệm. Khi Ngài không hành động đúng theo kế hoạch của họ, họ đã rơi vào chỗ vỡ mộng.
III. CHÚA GIÊXU BẢO ĐẢM CÂU TRẢ LỜI (các câu 4-6).
A. Chúa Giêxu cung ứng bằng chứng cho các môn đồ của Giăng (các câu 4-5).
1. Ngài nhắc cho họ nhớ tới những điều mà họ biết rõ đấy là những gì họ có thể “thấy và nghe”.
2. Thậm chí Chúa Giêxu còn cung ứng cho bằng chứng mới mẻ. Theo Luca 7.20-21, Chúa Giêxu cung ứng một sự tỏ ra tình trạng mê muội đời nầy vì ích của Giăng.
3. Chúa Giêxu đã phán: "Hãy bỏ đi mọi sự nghi ngờ của các ngươi, những việc nầy chỉ là tiên vị của những điều ta sẽ làm, vì ta có quyền lực cao trên hết muôn vật".
B. Chúa Giêxu đã ban cho các môn đồ của Giăng một phước hạnh cá nhân (câu 6).
1. Ngài đã phán: "Phước cho ai chẳng vấp phạm vì cớ ta!" Nói cách khác, "Nếu ngươi muốn sống đời sống phước hạnh, thì đừng nghi ngờ ta”.
2. 14.10-12 cho chúng ta biết rằng Giăng đã bị chặt đầu khi chưa hiểu hết phạm trù chức vụ của Chúa Giêxu. Tuy nhiên, ông đã được nhắc nhớ rằng Đức Chúa Trời là thành tín cách một tuyệt đối (II Timôthê 2.13).
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét