Thứ Ba, 27 tháng 4, 2010

Mathiơ 14.22-33: "Bằng chứng trong một cơn bão nghi ngờ"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Bằng chứng trong một cơn bão nghi ngờ
Mathiơ 14.22-33
1. Max Lucado viết: “Có những trận bão tuyết. Có những trận mưa đá. Có những cơn mưa giông. Và có những trận bão nghi ngờ. Thường thì có từng trận bão nghi ngờ cuốn vào đời sống tôi, đem theo với nó là những cơn gió mạnh nhiều thắc mắc và các trận gió sợ hãi mạnh cấp 10. Và, không bao lâu sau khi nó đến, một tia sáng chiếu qua nó. Đôi khi giông bão đến sau phần tin tức buổi tối. Một vài đêm tôi lấy làm lạ khi biết tại sao tôi lại trông ngóng nó. Một vài đêm giông gió nhiều… Đôi khi tôi lấy làm lạ “Không biết sao thế giới của chúng ta lại hỗn độn đến thế?” Đôi lúc giông bão đến khi tôi đang làm việc. Hết chuyện nầy đến chuyện khác trong các gia đình sẽ không chữa lành và nhiều tấm lòng không hề tan vỡ. Luôn luôn có những thứ đáng khao khát hơn đồ ăn. Có nhiều nhu cầu còn cần hơn là tiền bạc. Có nhiều thắc mắc hơn là câu trả lời. Vào những ngày Chúa nhật, tôi đứng trước một Hội thánh với bố cục gồm ba điểm trong tay và một lời cầu nguyện trên môi miệng mình. Tôi làm hết sức mình để nói ra điều sẽ thuyết phục một người lạ rằng một Đức Chúa Trời không thấy được bằng mắt thường vẫn còn lắng nghe” (In the Eye of the Storm [Trong con mắt bão], p.125).
2. Trong phân đoạn Kinh Thánh quan trọng nầy, chúng ta thấy các môn đồ đang ở trong sự thương xót của một trận bão biển và một cơn bão nghi ngờ. Tuy nhiên, ở giữa nỗi sợ hãi và nghi ngờ của họ, Chúa Giêxu đang minh chứng một lần đủ cả cho họ thấy về lai lịch thiêng liêng của Ngài. Câu 33 là đỉnh cao của câu chuyện. Sau một đêm giông bão, họ kiếm được đức tin mới và công bố: "Thầy thật là Con của Đức Chúa Trời". Điều nầy dường như chẳng có gì là bất thường đối với chúng ta, song hãy nhớ, đây là lần đầu tiên 12 người đồng tuyên bố Chúa Giêxu chính là Con Đức Chúa Trời.
3. Nếu quí vị đang ở giữa một trận bão nghi ngờ, nếu quí vị đang ở giữa một cơn khủng hoảng đức tin, tôi nguyện rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ dạy dỗ quí vị từ Lời của Đức Chúa Trời để tin cậy vào quyền phép chấm dứt giông bão của Con Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy xem xét 5 bằng chứng về lai lịch của Chúa Giêxu.
I. Bằng chứng về uy quyền của Chúa Giêxu (các câu 22-23).
A. Chúa Giêxu có quyền sai phái các môn đồ (câu 22a).
1. Tuần rồi chúng ta đã học biết thể nào Chúa Giêxu đã cho đoàn dân đông ước chừng "năm ngàn, không kể đờn bà, con nít" ăn. Chúng ta có thể lượng chắc với số "đờn bà và con nít" đám đông đó có ít nhất là 15.000 người.
2. Giăng nói cho chúng ta biết rằng họ đã xem Ngài là Đấng Mêsi và "họ có ý ép Ngài để tôn làm vua" (Giăng 6.15). Để ngăn cản điều đó không xảy ra, "Ngài bèn lui ở một mình trên núi". Khi ấy, chưa đến lúc để cho Ngài làm vua.
3. Các môn đồ, không nghi ngờ chi nữa, họ rất phấn khích bởi lòng mong mỏi của đám dân đông. Sau cùng Chúa Giêxu đã được công nhận cách công khai. Giờ đây Ngài sẽ thiết lập vương quốc của Ngài. Giờ đây Ngài sẽ lãnh đạo đám đông nầy gạt bỏ sự áp bức của người La mã. Bây giờ là cơ hội thuận tiện đến nắm lấy Nước! Tôi e rằng cũng có một số người nghĩ tới các địa vị cao trọng mà không bao lâu nữa họ sẽ được hưởng.
4. Sau khi nhận biết mọi tư tưởng của họ và ảnh hưởng của đám dân đông, "Ngài liền hối môn đồ xuống thuyền, qua trước bờ bên kia". Họ dễ bị tác động trước các kế hoạch thiên về chính trị của dân chúng và Chúa Giêxu muốn họ sớm rời khỏi nơi đó.
5. "Bờ bên kia" chỉ là một chuyến đi ngắn băng ngang đỉnh phía Bắc của Biển Galilê. Họ tưởng Ngài sẽ đi bộ quanh bờ biển và không bao lâu nữa sẽ gặp lại họ.
6. Rõ ràng là họ không muốn rời khỏi Chúa Giêxu. Sự thật cho thấy rằng Ngài đã "hối" [sát nghĩa là "thúc giục mạnh mẽ] họ "xuống thuyền" chứng thực cho điều nầy. Họ không muốn rời khỏi Chúa Giêxu. Họ cảm thấy lạc lỏng và dễ bị nguy hiểm nếu như không có Ngài, giống như một đứa trẻ ở xa cách bố mẹ của nó vậy.
7. Tuy nhiên, họ đã tin cậy vào UY QUYỀN của Chúa Giêxu. Khi Ngài bảo họ phải ra đi, thì họ bèn đi.
B. Chúa Giêxu có quyền sai phái đoàn dân đông (các câu 22b-23a).
1. Mặc dù đoàn dân đông đã tìm cách tôn Chúa Giêxu làm vua, họ không thể tôn Ngài làm vua ngược lại với ý chỉ của Ngài được. Đặc biệt hãy chú ý "Ngài đang truyền cho dân chúng tan đi". Khi Ngài hối các môn đồ xuống thuyền dong buồm băng ngang qua hồ, Ngài đã truyền cho "dân chúng" tan đi.
2. Mới đây tôi có học biết về cách chế ngự đám đông ở Trường Cảnh Sát. Tôi có thể nói cho quí vị biết, quí vị rất khó chế ngự 100 người, phương chi là 5.000 hay 15.000 người.
3. Chúa Giêxu hoàn toàn có uy quyền trên số người nầy. Làm cho đám đông tan đi không là vấn đề gì đối với Ngài, là Đấng có quyền đuổi cả một đạo binh ma quỉ. Làm cho đám đông tan đi chỉ là những quả cà chua nhỏ đối với Đấng sẽ trục xuất Satan vào hồ lửa cho đến đời đời.
C. Chúa Giêxu có quyền đánh đuổi Satan (câu 23b).
1. Sự cám dỗ của Chúa Giêxu không bắt đầu cũng không kết thúc trong đồng vắng trước khi Ngài bắt đầu thi hành chức vụ của Ngài. Luca 4.13 chép ma quỉ "bèn tạm lìa Ngài". Không nghi ngờ chi nữa Ngài đã bị cám dỗ ngay cả trong hoàn cảnh nầy. Ngài đã bị cám dỗ phá hỏng chương trình của Đức Chúa Cha.
2. Giống như sự cám dỗ trong đồng vắng, Chúa Giêxu bị cám dỗ được người ta muốn tôn lên làm vua, để lật đổ Rôma và không phải chịu nỗi đau và sự sĩ nhục của thập tự giá, để tránh né sự thương khó làm người mang lấy tội lỗi của chúng ta.
3. Tuy nhiên, hãy chú ý điểm đặc biệt của Chúa Giêxu khi ở dưới sự cám dỗ. Đây không phải là sự yên nghỉ cho cơ thể yếu sức của Ngài, mà là sự cầu nguyện. "Ngài lên núi để cầu nguyện riêng".
4. "Ngài một mình" ở đó khi "chiều tối". Trời khi ấy vào giữa 6 đến 9 giờ tối.
II. Bằng chứng về tri thức của Chúa Giêxu (các câu 24-25).
A. Chúa Giêxu vốn biết rõ về trận bão (câu 24).
1. Không bao lâu sau khi môn đồ rời khỏi Chúa Giêxu, họ thấy mình đang ở giữa trận bão.
2. Họ bị kéo ra "giữa biển" (sát nghĩa, cách xa đất liền nhiều hải lý). Giăng 6.19 chép họ đã chèo ra "độ chừng hai mươi lăm hay là ba mươi ếchtađơ". Trong một chuyến đi bình thường băng ngang qua Biển Galilê ở đỉnh phía Bắc, họ phải vượt biển khoảng chưa đầy một dặm tính từ bờ. Rõ ràng cơn bão đã khiến cho họ bị đẩy ra xa hơn về phía Nam ở "giữa biển".
3. Họ bị "sóng vỗ" vì "gió ngược". Họ bị đẩy ra xa hơn nơi họ định đến thay vì gần hơn. Mác 6.48 chép họ "chèo khó nhọc lắm".
4. Các môn đồ đã bị Chúa bảo phải đi xa khỏi chỗ vừa tìm được lòng người, giờ đây họ đang ở chỗ chắc phải chết mất. Điều tệ hại nhất là Chúa Giêxu không có mặt với họ. Trong 8.26 chúng ta đọc thấy thể nào Ngài đã "quở gió và biển" trong một trận bão ngoài biển trước đây. Tuy nhiên, Ngài không ở với họ lần nầy. Ngài ở cách đấy vài dặm đường.
5. Tôi hình dung thấy họ kêu gào lên: "Nếu chỉ có Chúa Giêxu ở đây!" Sự thật là, Chúa Giêxu đã có mặt ở đó, mặc dù về mặt thuộc thể Ngài ở cách đấy vài dặm đường. Chúa Giêxu vốn biết chính xác họ đang gặp phải điều gì rồi. Ngài vốn biết rõ cấu trúc phân tử của từng giọt nước bên dưới và bên trên họ.
B. Chúa Giêxu biết rõ Ngài sẽ làm gì (câu 25).
1. Chúa Giêxu đã chờ đợi cho tới chừng "canh tư đêm ấy" trước khi ra tay can thiệp. "Canh tư" là từ 3 - 6 giờ sáng. Nếu họ rời bến từ 6 giờ chiều, điều nầy có nghĩa là họ đã ở trên thuyền khoảng 9 tiếng đồng hồ.
2. Ngài cố ý đợi một thời gian dài trước khi Ngài "đến cùng môn đồ". Có một sự tương ứng ở đây, ấy là Ngài đã đợi cho tới khi Laxarơ chết trước khi Ngài đến cùng Mary và Mathê. Trong cả hai trường hợp, Ngài có thể đến sớm hơn, Ngài có thể làm ra phép lạ mà không cần phải có mặt. Ngài có thể ngăn trở cơn bão trong chỗ thứ nhứt. Thế nhưng, vì tri thức vô hạn của Ngài, Ngài biết tốt nhứt là để cho họ đối mặt với trận bão.
3. Có còn nhớ bài học về mấy cái bánh và hai con cá kia không? Họ đã tìm khắp mọi nơi để kiếm câu trả lời cho nan đề trước khi quay sang Chúa Giêxu. Ở đây cũng chính bài ca ấy và là câu thứ hai. Vấn đề trước là đồ ăn, chớ không phải là đức tin. Giờ đây họ đã chú vào sợ hãi thay vì chú vào đức tin.
4. Chúa Giêxu không hề quên họ. Ngài "đi bộ trên mặt biển" mà đến với họ.
III. Bằng chứng về sự bảo hộ của Chúa Giêxu (các câu 26-27).
A. Các môn đồ biết chắc số phận của họ (câu 26).
1. Khi Chúa Giêxu "đi bộ trên mặt biển" mà đến với họ, Ngài đã đi từ phía sau lưng rồi tới bên cạnh và "muốn đi trước họ" theo Mác 6.48.
2. Khi Ngài đến bên cạnh và họ đã trông thấy Ngài, họ lấy làm "bối rối" lắm. Một cách dịch hay hơn là "lấy làm kinh khủng". Họ đã tin Ngài là một "con ma", một hồn ma. Ngay khi trận bão chẳng làm gì tệ hại hơn, một hồn ma đã đến để ám ảnh họ! Tình trạng vô vọng của họ chuyển thành kinh khủng hoàn toàn và họ chẳng làm chi khác hơn là "sợ hãi mà la lên".
3. Họ tưởng Ngài là một "con ma" vì họ không mong nhìn thấy Ngài!
B. Chúa Giêxu tái khẳng định với họ về sự hiện diện có tính cách bảo hộ của Ngài (câu 27).
1. Để cho nỗi sợ hãi của họ vơi đi, Ngài "liền phán" với họ. Họ đã nhận ra Ngài qua cơn bão, nhưng họ biết rõ giọng nói của Ngài. Ngài phán trong Giăng 10.27: "Chiên ta nghe tiếng ta… và nó theo ta".
2. Chúa Giêxu phán: "Các ngươi hãy yên lòng" đúng nghĩa là "hãy can đảm lên". Khi ấy Ngài phán: "Ấy là ta đây, đừng sợ". Câu nầy dịch "TA LÀ".
3. Không một chỗ nào Chúa Giêxu không thể tìm gặp chúng ta. Ngài sẽ không bao giờ quên chúng ta. Cho nên không có một lý do gì phải sợ cả. MacArthur nói: "Chỗ an ninh không phải là chỗ hoàn cảnh tiện nghi, mà là chỗ vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời". Amen! Đừng lo về các hoàn cảnh mà phải vâng phục.
IV. Bằng chứng về tình yêu thương của Chúa Giêxu (các câu 28-31).
A. Đức tin của Phierơ đặt nơi tình yêu thương của Chúa Giêxu (các câu 28-29).
1. Tôi dám chắc Phierơ đã nhận ra Chúa, "Nếu phải Chúa" không phải là một sự thách thức cho lai lịch của Chúa Giêxu vì Phierơ không cố gắng nói ra một câu như vậy nếu ông ta không biết chắc mình đang nói chuyện với Chúa, chớ không phải nói với một “con ma”.
2. Với sự vui mừng tột độ, ông ta kêu la lên: "Xin khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa". Không những ông ta rất thích thú. Ông ta còn muốn đi trên mặt nước với Chúa Giêxu hơn là ở trong thuyền mà không có Ngài. Mặc dù Phierơ đã làm buồn lòng Chúa nhiều lần, tình cảm ông dành cho Chúa Giêxu là một tình cảm chân thật.
3. Chúa Giêxu phán: "Hãy lại đây" và Phierơ vui sướng đến cùng Ngài. Ông ta cũng "đi bộ trên mặt nước". Chúa Giêxu đã mĩm cười với vẻ yêu thương qua cơn bão!
B. Đức tin của Phierơ chuyển thành sợ hãi (câu 30).
1. Phierơ để ý thấy "gió thổi". Ông ta chú vào cơn bão thay vì chú vào Chúa Giêxu và đã "sợ hãi". Khi nỗi sợ của ông ta càng lớn lên, ông ta bắt đầu "sụp xuống nước".
2. Bất cứ lúc nào chúng ta bước đi bởi đức tin, cơn bão dường như sẽ mạnh hơn và những mối nghi ngờ sẽ dấy lên. Dù vậy, tôi muốn bước đi trong sự vâng phục và đức tin với Chúa Giêxu trong cơn bão hơn, đối diện với những nghi ngờ của mình hơn là cứ ở lì trong chiếc thuyền.
C. Phierơ được cứu (câu 31).
1. Không bao lâu sau khi ông bắt đầu "sụp xuống", Phierơ đã gào lên trong vô vọng "Chúa ơi, xin cứu lấy tôi!" Chúa Giêxu "tức thì giơ tay nắm lấy người". Phierơ không bao giờ rơi vào mối nguy hiểm nào vì Chúa đã "nắm lấy người".
2. Chúa đã kéo Phierơ lại gần, Ngài nhìn vào mắt ông rồi hỏi: "Hỡi người ít đức tin, sao ngươi hồ nghi làm vậy?" Ngài phán y như thế cùng chúng ta hôm nay khi những cơn bão nghi ngờ đang tan biến đi trong ánh sáng sự hiện diện của Ngài.
V. Bằng chứng về quyền phép của Chúa Giêxu (các câu 32-33). Giăng 6.21 chép: "tức thì chiếc thuyền đậu vào bờ, là nơi định đi”. Không nghi ngờ chi nữa về thần tính của Ngài. Chúng ta cùng đọc Thi thiên 77.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét