Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Mathiơ 11.25-30: "Lời mời long trọng"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Lời mời long trọng
Mathiơ 11.25-30
1. Tại sao Chúa Giêxu lìa bỏ sự vinh hiển, sự thờ phượng và vẻ đẹp lộng lẫy của cung điện trên trời để rồi trở thành một con người? Tại sao Ngài giới hạn các thuộc tính của Ngài là Đức Chúa Trời để mặc lấy hình thể của người thợ mộc đơn sơ? Tại sao Ngài mang lấy mọi tội lỗi của cả nhân loại trên linh hồn vô tội của Ngài và chịu chết với tội lỗi đó trên một cây thập tự? Tại sao Ngài thoát khỏi xiềng xích của sự chết trong sự sống lại của Ngài? Kinh Thánh trả lời cho các thắc mắc nầy trong nhiều phân đoạn.
A. Ngài phán trong Luca 19.10: "Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất".
B. I Timôtthê 1.15 chép: "Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy..."
C. Ngài đã phán trong Giăng 6.35: "Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát".
D. Ngài đã phán trong Giăng 8.12: "Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống".
E. Ngài đã phán trong Giăng 11.25: "Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi".
F. Các tiên tri đã nói trước lý do cho sự đến của Ngài. Êsai 45.22 chép: "Hỡi các ngươi hết thảy ở các nơi đầu cùng đất, hãy nhìn xem ta và được cứu! Vì ta là Đức Chúa Trời, chẳng có Chúa nào khác".
G. Êsai 55.1, 3 chép: "Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến suối nước! Và người nào không có tiền bạc, hãy đến, mua mà ăn! Hãy đến, mua rượu và sữa mà không cần tiền, không đòi giá. Hãy nghiêng tai, và đến cùng ta; hãy nghe ta, thì linh hồn các ngươi được sống”.
H. Chương sau cùng của Kinh Thánh chứa lời mời gọi nầy trong Khải huyền 22.17: "Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không".
2. Trong phân đoạn nầy, chúng ta thấy một tiểu đoạn được biết là Lời Mời Gọi Long Trọng trong các câu 28 -30. Thường mấy câu nầy được trưng dẫn tách ra khỏi văn mạch của chúng và đánh mất cái bóng ý nghĩa nguyên thuỷ của chúng. Phải, Chúa Giêxu đưa ra một lời mời gọi long trọng. Phải, lời ấy dành cho mọi người. Phải, Chúa Giêxu đã đến để hết thảy chúng ta đều được cứu. Tuy nhiên, chúng ta hãy đào sâu cả phân đoạn nầy, chẻ phân đoạn ấy ra như Bài Cầu Nguyện của Chúa Giêxu, Lời Công Bố Quan Trọng của Chúa Giêxu, và Lời Hứa Quan Trọng của Chúa Giêxu.
I. BÀI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊXU (các câu 25-26).
A. Mục đích của lời cầu nguyện (câu 25a).
1. Chúa Giêxu đã dừng lại để "cảm tạ" Đức Chúa Cha. Từ ngữ "cảm tạ" trong bản Kinh Thánh NKJV được dịch là "ngợi khen" trong các bản dịch khác. Sát nghĩa, từ ngữ nầy có ý "đồng ý trọn vẹn".
2. Trước khi chúng ta tìm hiểu lời cầu nguyện ngợi khen và cảm tạ nầy, chúng ta phải nhớ tới phần văn mạch.
a. Lúc bắt đầu chương, Chúa Giêxu tiếp nhận một sứ điệp nói tới sự nhầm lẫn và nghi ngờ từ phía Giăng Báptít.
b. Chúa Giêxu bảo đảm với “đoàn dân đông” đang đứng nghe đó về Giăng rằng "trong những người bởi đờn bà sanh ra, không có ai được tôn trọng hơn Giăng Báp-tít".
c. Kế đó Ngài so sánh "dòng dõi" của những kẻ chối bỏ cả Ngài và Giăng là con cái ăn hại, ngược ngạo.
d. Ngài đi xa hơn bằng cách công bố ra những điều khốn nạn của sự phán xét giáng trên các thành phố "Côraxin", "Bếsaiđa" và "Cabênaum" vì thái độ dửng dưng của họ, thậm chí khi họ sống giữa các “phép lạ” của Ngài.
3. Chúa Giêxu đang đối diện với sự chối bỏ rất trầm trọng. Giăng 1.11 chép: "Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy". Dù Ngài bị chối bỏ, Chúa Giêxu gặp được sự yên nghỉ trong sự khen ngợi Cha của Ngài.
4. Chúa Giêxu là tấm gương tối hậu của chúng ta. Đôi khi tôi thất vọng khi thấy nhiều người chưa được cứu. Đôi khi, tôi chán nãn trong công việc của Đức Chúa Trời. Chỉ khi tôi bắt đầu dâng lời “cảm tạ” và ngợi khen Đức Chúa Trời, thì tôi mới thắng hơn sự chán nãn ấy.
5. Quí vị có ngã lòng không? Quí vị có chán nãn tối nay không? Quí bạn tôi ơi, hãy noi theo gương của Cứu Chúa chúng ta và quí vị sẽ được nâng cao lên trong sự thờ phượng.
B. Lý do cho sự cầu nguyện (câu 25b).
1. Chúa Giêxu đã cảm tạ Đức Chúa Cha đến nỗi Ngài đã "giấu những điều này với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ". “Kẻ khôn sáng và người sáng dạ [thông minh hay hiểu biết]" cách nói mỉa mai đối với những người khôn ngoan theo mắt họ.
2. Thứ nhứt, chúng ta hãy tìm hiểu những gì câu nầy không nói tới. Câu nầy không có ý nói người nào có sự thông minh và kỹ năng thông thạo, sẽ không được cứu. Một số người rất thông minh là hạng tín đồ tin kính lắm.
3. Những gì câu nầy muốn nói tới: ấy là sự tự hào về trí thông minh thường ngăn trở không cho người ta bước vào Vương quốc. Họ lấy sự hiểu biết và thông minh của họ, những thứ là ân tứ đến từ Đức Chúa Trời, rồi sự kiêu căng làm hư hỏng họ, để rồi chúng trở thành chiếc hàng rào ngăn trở họ không đến được với Đức Chúa Trời.
4. Thi thiên 138.6 chép: "Dầu Đức Giê-hô-va cao cả, thì cũng đoái đến những người hèn hạ; Còn kẻ kiêu ngạo, Ngài nhận biết từ xa".
5. Rôma 1.22 chép về họ như sau: "...tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại".
6. Đúng hơn, Chúa Giêxu phán rằng Đức Chúa Trời đã "tỏ ra" "những việc nầy" là lẽ thật nói tới Nước Trời cho "những con trẻ" hay. Chữ nầy đến từ nepios, ám chỉ tới một đứa trẻ chưa thể ăn thịt, mà chỉ uống sửa, một đứa trẻ chưa biết nói.
7. "Những con trẻ" là những kẻ ngược lại với "kẻ khôn ngoan, người sáng dạ". Dù một người có học thức cao và khôn khéo cực kỳ, người đó phải trở thành một "con trẻ" hoàn toàn nương cậy vào Đức Chúa Cha trước khi người được cứu. Chúa Giêxu đã phán trong Mathiơ 18.3: "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu".
8. Hỡi con cái bé mọn, sát nghĩa là "những con trẻ" hoàn toàn nương cậy vào Đức Chúa Trời và vì lẽ đó được an ninh cho tới khi họ đạt đến tuổi trưởng thành.
9. Đúng là một phước hạnh, khi chúng ta không khôn ngoan hay sáng dạ để được cứu. Chúng ta không phải là hạng chuyên gia theo ngôn ngữ của Kinh Thánh để hiểu Kinh Thánh. Có nhiều học giả Hy bá lai và Hy lạp hiện đang ở trong địa ngục tối nay! Lẽ thật của Đức Chúa Trời, "những việc nầy" chính là những vụ việc thuộc linh. Chúng ta hãy xem I Côrinhtô 2.13-14.
10. Sự đối ngược giữa "kẻ khôn ngoan, người sáng dạ" và "con trẻ" không phải là sự đối chiếu giữa người có học thức và kẻ dốt nát, giữa người sáng láng và kẻ khờ dại, mà là giữa những người ngương cậy vào bản thân họ và những ai biết hạ mình đến như con trẻ trong sự nương cậy hoàn toàn.
C. Sự chắc chắn của lời cầu nguyện (câu 26).
1. Chúa Giêxu phán: "Phải, thật như vậy" vì "Cha đã thấy điều đó là tốt lành". Đức Chúa Trời vốn đẹp lòng với Tin Lành vì Tin Lành không hề đem lại sự vinh hiển cho tôi, mà chỉ đem sự vinh hiển cho Chúa mà thôi.
2. Xem I Côrinhtô 26-27.
3. Giăng 3 chép Nicôđem là "giáo sư của Israel" thế mà ông chẳng hiểu biết đường lối của Đức Chúa Trời (Giăng 3.3-12).
II. LỜI CÔNG BỐ QUAN TRỌNG CỦA CHÚA GIÊXU (câu 27).
A. Đức Chúa Cha đã ban cho Chúa Giêxu quyền phép trên “Mọi Việc” (câu 27a).
1. Dường như Chúa Giêxu đã chuyển cách nói trong sự cầu nguyện với Đức Chúa Cha sang đám dân đông đứng xung quanh để công bố ra một lẽ thật.
2. “Mọi việc” mà Đức Chúa Cha đã “giao” cho Chúa Giêxu là những việc nào? Hãy gạch dưới dòng chữ "những điều nầy" trong câu 25.
3. Chúng ta hãy xét qua Giăng 5.21 - 24 và Mathiơ 28.18.
4. Phải, Chúa Giêxu đã được Đức Chúa Cha giao cho mọi quyền phép. Tuy nhiên, một cách đặc biệt, “mọi việc” mà Ngài đã nói đó chính là lẽ thật nói về Nước Trời, “mọi việc” mà người Galilê đã chối bỏ.
B. Chỉ có Đức Chúa Cha mới thực sự biết rõ Đức Chúa Con (câu 27b).
1. Vì nhiều người trong vòng chúng ta đã nghiên cứu Kinh Thánh lâu nay, chúng ta nghĩ chúng ta có sự hiểu biết sâu sắc về Đức Chúa Giêxu Christ. Vì chúng ta đồng đi với Ngài, cầu nguyện qua Ngài và trò chuyện với Ngài, chúng ta tưởng chúng ta biết rõ Ngài.
2. Tuy nhiên, tri thức của chúng ta về Chúa Giêxu bị giới hạn nhiều lắm. Lý trí của chúng ta không thể hiểu hết Ngài được. Chỉ có đầu óc thiêng liêng mới có thể thực sự “nhận biết” Chúa Giêxu.
3. Chúa Giêxu đang kể ra sự thực là dân chúng chẳng hiểu được Ngài. Đây là lời công bố nói về lẽ mầu nhiệm chính tư cách của Ngài.
C. Đức Chúa Con bày tỏ Đức Chúa Cha ra cho chúng ta (câu 27c).
1. Chúa Giêxu phán rằng không một ai biết được Đức Chúa Cha trừ phi "người nào mà Con muốn tỏ ra cùng".
2. Việc nầy dường như kỳ lạ, chúng ta hiện đang có sự hiểu biết nhiều về Đức Chúa Cha hơn chúng ta biết về Đức Chúa Con. Trong sự cứu rỗi, Chúa Giêxu đã chuộc lấy tội lỗi của chúng ta để khiến cho chúng ta được “làm một” với Đức Chúa Cha.
III. LỜI HỨA LONG TRỌNG CỦA CHÚA GIÊXU (các câu 28-30).
A. Chúng ta được kêu gọi phải “đến” với Chúa Giêxu (câu 28).
1. Lý do người ta phạm tội, lý do họ nãn lòng, thất vọng và vô vọng ấy là họ không nhận biết Đức Chúa Cha. Phần văn mạch cho chúng ta thấy chìa khoá cho sự vui mừng thật, bình an, và hạnh phước là "đến" với Đức Chúa Cha nhờ Đức Chúa Giêxu.
2. Chúa Giêxu phán rằng "Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng" là “hãy đến”. Đây là một lời mời gọi cho cả người đã được cứu và người chưa được cứu.
3. "Những con trẻ" cũng phải đến nữa. Giăng Báptít cũng phải đến. Các thành phố chưa ăn năn cũng phải đến. “Kẻ khôn ngoan và người sáng dạ” cũng phải đến. Chúa Giêxu đang kêu gọi "hết thảy".
4. Ơn cứu rỗi chỉ thấy có nơi Chúa Giêxu. Công vụ Các Sứ Đồ 4.12 chép: "Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu".
5. Gánh nặng nào khiến cho chúng ta phải "mệt mỏi” và “gánh nặng”? Gánh nặng đó là sống ngoài ý chỉ của Đức Chúa Trời. Lời cầu nguyện có quyền lực nhất mà chúng ta có thể dâng lên được rút ra từ Thi thiên 143.10: "Xin dạy tôi làm theo ý muốn Chúa, vì Chúa là Đức Chúa Trời tôi".
6. Khi chúng ta "đến" với Đấng Christ, Ngài ban cho chúng ta sự "yên nghỉ" không còn phấn đấu lo làm đẹp lòng Đức Chúa Trời bằng những việc lành riêng của chúng ta và "yên nghỉ" không còn tranh đấu với xác thịt nữa.
B. Chúng ta được kêu gọi để gánh lấy “ách” của Chúa Giêxu (câu 29a).
1. “Ách” được chế tạo sao cho vừa khít cổ của một con bò. Ách được dùng theo thuật ngữ Kinh Thánh là một hình bóng nói tới sự thuận phục. Học trò đã “ở dưới cái ách [sự thuận phục]” thầy của họ.
2. Ngay cả người đã được sanh lại bằng cách đến với Chúa Giêxu không thể thấy thoả lòng khi tách ra khỏi sự đầu phục đối với Ngài.
3. Có nhiều Cơ đốc nhân đang phấn đấu vì họ đang ra sức sống đời sống theo các giới hạn riêng của họ và họ không được “yên nghỉ”.
C. Chúng ta được kêu gọi phải "học" theo Chúa Giêxu (câu 29b). Chúng ta ‘học” theo Chúa Giêxu bằng cách nào? Bằng cách nghiên cứu Lời của Ngài. Sự tấn tới về mặt thuộc linh của quí vị, sự “yên nghỉ” của quí vị trong Chúa được kết rõ ràng với năng lực quí vị đầu tư vào việc học hỏi Lời của Đức Chúa Trời.
D. Kết Quả của Sự Vâng Phục là Được “Yên Nghỉ” Trọn Vẹn (các câu 29c-30).
1. Không giống như luật pháp, rất khó chịu, Chúa Giêxu là “nhu mì và khiêm nhường”. Thay vì chất chứa nhiều điều luật khó chu toàn trên chúng ta, trong Ngài chúng ta tìm được "sự yên nghỉ cho linh hồn [chúng ta]".
2. “Ách [của Chúa Giêxu] thì dễ chịu” và “gánh [của Ngài] thì nhẹ nhàng”. I Giăng 5.3 chép: "Vì nầy là sự yêu mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng giữ điều răn Ngài. Điều răn của Ngài chẳng phải là nặng nề".
3. Quí vị chưa chạy đến với Ngài, đầu phục Ngài và học theo Ngài từ hôm nay sao?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét