Thứ Tư, 7 tháng 4, 2010

ĐỔI MỚI VỀ MẶT THUỘC LINH



Môise…Khi bạn nghĩ tới ông, có phải bạn nghĩ ông đang sống trong "chốn phồn hoa", ông đang sống một "đời sống khoái lạc", được phước với mọi thứ an nhàn mà tiền bạc có thể mua sắm được, có phải không? Có lẽ bạn không nghĩ tới Môise theo chiều hướng đó, thế nhưng ông đã sống như thế!
Ông ra đời là một người Hêbơrơ và lớn lên là một người Ai cập sống trong triều đình Pharaôn . . . ông đã được dựng nên để sống như thế! Ở tuổi 40, ông sống rất sung sướng. Tuy nhiên, ông đã đạt tới mức nhìn biết phổ hệ của mình và trong quá trình khám phá ra mình là ai, ông đã giết chết một người Ai cập, người nầy đã đánh đập một người Hêbơrơ. Hoảng sợ lắm, ông đã trốn khỏi Ai cập rồi đến ngụ trong xứ Mađian, ông cảm thấy chẳng có ai hoan nghênh mình, cả người Hêbơrơ lẫn người Ai cập. Trong bốn mươi năm kế đó, ông đã sống trong xứ Mađian . . . lấy vợ và lao động cật lực cho cha vợ mình.
Ở tuổi 80, Đức Chúa Trời đã đến kêu gọi Môise trở nên đấng cứu tinh cho dân sự của Ngài. Môise đã chống đối, song Đức Chúa Trời đã khuyên ông bằng giọng nói cùng những dấu lạ cho thấy giờ đây Ngài sẽ cùng cộng tác với ông.
Thú vị thay . . . ở tuổi 40 Môise đã quen biết Pharaôn . . . ở tuổi 80 Môise đã quen biết Đức Chúa Trời vì ông đã nghe thấy Đức Chúa Trời (bụi gai cháy). Ông đồng đi với Đức Chúa Trời trong phần còn lại của cuộc đời mình.
Hêbơrơ 11.27: “Bởi đức tin, người lìa xứ Êdíptô không sợ vua giận; vì người đứng vững như thấy Đấng không thấy được”.
CHÌA KHOÁ: Nhìn thấy Đức Chúa Trời và cứ nhìn xem Đức Chúa Trời: đây là điều tạo ra sự khác biệt.
Chiếc chìa khoá thứ bảy đổi mới về mặt thuộc linh của chúng ta là "sự bảo tồn".
........Hêbơrơ 10.35-36; I Timôthê 4.16
Hêbơrơ 10.35-36: “Vậy chớ bỏ lòng dạn dĩ mình, vốn có một phần thưởng lớn đã để dành cho. Vì anh em cần phải nhịn nhục, hầu cho khi đã làm theo ý muốn Đức Chúa Trời rồi, thì được như lời đã hứa cho mình”.
Sự bảo tồn: giữ y nguyên, không thay đổi
I Timôthê 4.16: “Hãy giữ chính mình con và sự dạy dỗ của con; phải bền đỗ trong mọi sự đó, vì làm như vậy thì con và kẻ nghe con sẽ được cứu”.
-Chú ý tới bản thân mình ... chúng ta làm gì và tại sao chúng ta lại làm như vậy.
-Chú ý tới các niềm tin của chúng ta ... chúng ta tin gì và tại sao chúng ta tin điều đó.
"Khi chúng ta chú ý kỹ càng mọi niềm tin và cách ứng xử của chúng ta, chúng ta đạt tới hai việc: chúng ta tự bảo hộ mình tránh không bị rơi vào tội lỗi, và chúng ta bảo toàn mọi lợi ích thuộc linh của chúng ta " --Stephen Atrterburn and David Stoop
1. Sự bảo tồn lẽ thật
Hêbơrơ 10.35: “Vậy chớ bỏ lòng dạn dĩ mình, vốn có một phần thưởng lớn đã để dành cho!”
Philát hỏi, như nhiều người ngày nay hỏi . . . "Lẽ thật là cái gì?" (Giăng 18.38)
Lẽ thật tuyệt đối không được lòng người và bị tránh né.
Mọi người cứ làm theo ý mình tưởng là phải (Các Quan Xét 17.6) ... là thước đo lẽ thật ngày hôm nay.
Lìa bỏ lẽ thật của Đức Chúa Trời dẫn tới sự suy sụp về mặt đạo đức và hỗn loạn trong xã hội.
Châm ngôn 14.12: “Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người; nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết”.
Lẽ thật là cái gì? Chúa Giêxu là hiện thân của lẽ thật.
Giăng 14.6: “Vậy Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha”.
Giăng 17.17: "Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh; lời Cha tức là lẽ thật”.
Hãy nhuần gội . . . hãy bảo hoà với lẽ thật . . . "Tội lỗi sẽ khiến bạn không đụng đến quyển sách nầy, hoặc quyển sách nầy sẽ giữ bạn ở ngoài tội lỗi ".
Chúng ta không thể bảo tồn lẽ thật trừ phi Lời Đức Chúa Trời dầm thấm trong lý trí của chúng ta, nhơn đó tác động mạnh vào suy tưởng của chúng ta.
Ngày nay chúng ta sẵn sàng khoác lấy chiếc áo thun có ghi hàng chữ Lẽ Thật ... nếu chiếc áo thun ấy nói tôi tin theo lẽ thật đó!
Vậy thì khi mặc chiếc áo thun ấy, thì có lẽ thật gì nơi nó chứ?
Lẽ thật được nói tới theo 3 cách . . .
Đức Chúa Trời ... Phục truyền luật lệ ký 32.3-4 ... Đức Chúa Trời làm cho con người nhìn biết Ngài.
Bản thân chúng ta ... Roma 3.23; 3 Giăng 1.4 ... tội lỗi & cần tới lẽ thật.
Sự tồn tại của chúng ta ... I Côrinhtô 10.31-33 ... tôn vinh Đức Chúa Trời khi có nhiều người được cứu!
Nếu tôi hỏi ai tin Đức Chúa Trời có toàn quyền và đang tể trị. . . thì không phải ai cũng đáp: “đúng” cả đâu! Theo lý trí và theo Kinh thánh, chúng ta tin điều nầy đáng phải là lẽ thật. Thế nhưng về mặt thực tế (đời sống hàng ngày) chúng ta thất bại không áp dụng được lẽ thật và chúng ta sử dụng lý lẽ của chính mình.
Đừng chối bỏ “lẽ thật” . . . phải tin cậy nơi lẽ thật và trông mong Đức Chúa Trời chúc phước cho đời sống bạn.
Thi thiên 16.1: “Đức Chúa Trời ôi! xin hãy phù hộ tôi, vì tôi nương náu mình nơi Chúa”.
2. Bảo tồn sự vâng phục
Hêbơrơ 10.36: “Vì anh em cần phải nhịn nhục, hầu cho khi đã làm theo ý muốn Đức Chúa Trời rồi, thì được như lời đã hứa cho mình”.
Điều mà bạn và tôi đang có cần hiện nay là sự vâng phục ... vâng phục mãi mãi đối với Lời của Đức Chúa Trời.
Vâng phục là lắng nghe và làm theo Lời của Đức Chúa Trời ... Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan ... Mathiơ 7.24
Bất tuân là lắng nghe mà không làm theo ... Kẻ nào nghe lời ta phán đây, mà không làm theo, khác nào như người dại ... Mathiơ 7.26
Có những ơn phước đến từ việc tuân theo Lời của Đức Chúa Trời . . .
Bảo đảm cho chúng ta về mọi ơn phước của Đức Chúa Trời.
Bảo tồn chúng ta cả về mặt thuộc thể lẫn tình cảm.
Bất tuân khiến cho chúng ta mất đi ơn phước của Đức Chúa Trời, bất an và suy sụp về mặt thuộc linh, về tình cảm, và về thuộc thể.
Bài hát: "Tin cậy Vâng lời" dường như giai điệu của bài nầy chẳng chạm tới con người hiện đại. Nhưng lẽ thật bài hát ấy dạy dỗ rất đỗi quan trọng cho sự bảo tồn của chúng ta (giữ mình trong Lời của Đức Chúa Trời).
"Khi chúng ta đồng đi với Chúa trong ánh sáng của Lời Ngài, Ngài để lại sự vinh hiển trên đường lối chúng ta. Khi chúng ta làm theo ý chỉ tốt lành của Ngài, Ngài ở với chúng ta và với những ai biết tin cậy vâng lời" -- Hát bài “Tin Cậy Vâng Lời”.
Vâng theo Lời Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta "đi ngược lại với làn sóng" ba kẻ thù mạnh sức ... ấy là ma quỉ, cái tôi và thế gian.
2a. MA QUỈ KẺ THÙ CỦA CHÚNG TA
Đến để cướp giết, huỷ diệt (Giăng 10.10a)
Đến như thiên sứ sáng láng (II Côrinhtô 11.14)
Đến với sự cám dỗ và lừa dối
Cám dỗ chúng ta nghi ngờ Đức Chúa Trời
Cám dỗ chúng ta thử Đức Chúa Trời
Lừa dối chúng ta phải tin theo hắn (Satan)
MA QUỈ LỪA DỐI ÊVA
1. ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ ÍCH KỶ: Sáng thế ký 3.1b: “Rắn nói cùng người nữ rằng: Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?"
2. ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG ĐÁNG TIN CẬY: Sáng thế ký 3.4: “Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu”.
3. ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG ĐÁNG TIN THEO: Sáng thế ký 3.5: "nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác”.
4. KẾT QUẢ CỦA SỰ NGHI NGỜ: Sự nghi ngờ của Êva dẫn tới sự bất tuân và sự chết cho thế gian vì Ađam đã cố ý phạm tội.
MA QUỈ CÁM DỖ CHÚA GIÊXU
1. ĐỨC CHÚA TRỜI ĐANG TỪ CHỐI KHÔNG CHO: Mathiơ 4.3: “Quỉ cám dỗ đến gần Ngài, mà nói rằng: nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời, thì hãy khiến đá nầy trở nên bánh đi”.
2. THỬ NGHIỆM ĐỨC CHÚA TRỜI: Mathiơ 4.6: "Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời, thì hãy gieo mình xuống đi; vì có lời chép rằng: Chúa sẽ truyền các thiên sứ gìn giữ ngươi, Thì các Đấng ấy sẽ nâng ngươi trong tay, kẻo chơn ngươi vấp nhằm đá chăng".
3. ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG ĐÁNG ĐƯỢC THỜ LẠY: Mathiơ 4.9: “mà nói rằng: Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy, thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự nầy”.
4. KẾT QUẢ CỦA NIỀM TIN: Niềm tin của Đấng Christ kết quả trong sự vâng phục và sự sống cho thế gian.
Xem: Roma 5.12-19
Giacơ 4.7: “Vậy hãy phục Đức Chúa Trời; hãy chống trả ma quỉ, thì nó sẽ lánh xa anh em”.
2b. BẢN NGÃ: KẺ THÙ CỦA CHÚNG TA
Con người tự bản chất là yếu đuối. Tội lỗi làm cho chúng ta yếu đuối, khiến cho chúng ta có khuynh hướng phạm tội lớn lao hơn.
Roma 7.15-24: “Vì tôi không hiểu điều mình làm: tôi chẳng làm điều mình muốn, nhưng làm điều mình ghét. Song nếu tôi làm điều mình chẳng muốn, thì bởi đó nhận biết luật pháp là tốt lành. Bấy giờ chẳng phải tôi làm điều đó nữa, nhưng ấy là tội lỗi ở trong tôi. Vả, tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý muốn làm điều lành, nhưng không có quyền làm trọn; vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn. Ví bằng tôi làm điều mình không muốn, ấy chẳng phải là tôi làm điều đó nữa, nhưng là tội lỗi ở trong tôi vậy. Vậy tôi thấy có luật nầy trong tôi: khi tôi muốn làm điều lành, thì điều dữ dính dấp theo tôi. Vì theo người bề trong, tôi vẫn lấy luật pháp Đức Chúa Trời làm đẹp lòng; nhưng tôi cảm biết trong chi thể mình có một luật khác giao chiến với luật trong trí mình, bắt mình phải làm phu tù cho luật của tội lỗi, tức là luật ở trong chi thể tôi vậy. Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy?”.
Yếu đuối – hữu hạn – bị hạn chế
Tội lỗi cai quản tâm thần & thân thể
Sự hỗn độn hiện hữu ở nơi tội lỗi thêm nhiều
Phi luật pháp/chìm đắm
Yếu đuối trong sự vâng phục mang lại sự khốn khổ
Có nhiều lúc chúng ta là kẻ thù tệ hại nhất của chính mình. Chúng ta vật vã xếp bản ngã mình song hành với Lời của Đức Chúa Trời. Thay vì thế chúng ta nên để cho Đức Chúa Trời song hành với mọi ước muốn của chúng ta.
Giacơ 1.14-16: “Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết. Hỡi anh em yêu dấu, chớ tự dối mình”.
Ai sẽ giải phóng chúng ta ra khỏi tình trạng yếu đuối của chúng ta? Đấng Christ!
Roma 7.25: “Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta! Như vậy, thì chính mình tôi lấy trí khôn phục luật pháp của Đức Chúa Trời, nhưng lấy xác thịt phục luật pháp của tội lỗi”.
2c. THẾ GIAN LÀ KẺ THÙ CỦA CHÚNG TA:
1 Giăng 2.16-17: “Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, sự mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra. Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời”.
Thế gian hiến cho Tư dục của xác thịt ...
Galati 5.16: “Vậy tôi nói rằng: Hãy bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt”.
Thế giới hiến cho sự mê tham của mắt ...
Mathiơ 6.22-23: "Con mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt ngươi sáng sủa thì cả thân thể ngươi sẽ được sáng láng; nhưng nếu mắt ngươi xấu, thì cả thân thể sẽ tối tăm. Vậy, nếu sự sáng láng trong ngươi chỉ là tối tăm, thì sự tối tăm nầy sẽ lớn biết là dường bao!”
Thế gian hiến cho Sự kiêu ngạo của đời ...
Châm ngôn 16.18: “Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, và tánh tự cao đi trước sự sa ngã”.
Sự bảo tồn không bao giờ dễ dàng. Bảo tồn bao gồm việc để lại một khu vực an nhàn, và đồng đi với Đức Chúa Trời cùng Lời của Ngài.
1 Giăng 2.15: “Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy”.
Phục truyền luật lệ ký 6.24: “Đức Giêhôva có phán cùng chúng ta khá làm theo các luật lệ nầy, kính sợ Giêhôva Đức Chúa Trời chúng ta, hầu cho chúng ta được phước luôn luôn, và được Ngài bảo tồn sự sống cho chúng ta y như Ngài đã làm đến ngày nay”.
3. CHIẾN LƯỢC BẢO TỒN:
"Mặc lấy-Kết quả-Thực hành"
Chiến lược cho sự bảo tồn không rút ra từ chiêu bài “tự lực cánh sinh” của quân đội. Sự bảo tồn có kế hoạch của chúng ta trước hết là đem đời sống của chúng ta đầu phục Đức Chúa Trời, không tìm cách cứu lấy nó.
Luca 17.33: "Ai kiếm cách cứu sự sống mình, thì sẽ mất; ai mất sự sống mình, thì sẽ được lại”.
Thứ hai, tâm trí chúng ta dầm thấm với Lời Đức Chúa Trời, để cho Lời ấy làm kim chỉ nam cho cuộc sống chúng ta.
Châm ngôn 2.11: “Sự dẽ dặt sẽ coi sóc con, Sự thông sáng sẽ gìn giữ con”.
3a. Mặc lấy áo giáp thuộc linh ... Êphêsô 6.14-17
Áo giáp của Đức Chúa Trời là có thực và áo giáp ấy hiện hữu như một phương tiện bảo tồn cho đời sống Cơ đốc.
Lẽ thật ... buông tha cho chúng ta được tự do ... Giăng 8.32
Sự công bình ... tỉnh thức trước sự công bình & không phạm tội ... I Côrinhtô 15.34
Châm ngôn 10.2: “Của phi nghĩa chẳng được ích chi; song sự công bình giải cứu khỏi chết”.
Sự Bình an ... sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết ... Philíp 4.7
Đức tin ... đức tin không có việc làm thì chết ... Giacơ 2.20
Sự cứu rỗi ... Đức Chúa Trời là Quan Tướng sự cứu rỗi chúng ta ... Hêbơrơ 2.10
Êphêsô 6.13: “Vậy nên, hãy lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, hầu cho trong ngày khốn nạn, anh em có thể cự địch lại và khi thắng hơn mọi sự rồi, anh em được đứng vững vàng”.
3b. Sản sinh ra trái Thánh Linh ... Galati 5.22-23
Sự bảo tồn của chúng ta nói nhiều về cá tánh. Trái Thánh Linh không phải là cách ứng xử mà chúng ta có thể dạy hay học được. Đây không phải là một phần trong bổn phận Cơ đốc của chúng ta. Trái Thánh Linh là sản phẩm của mối tương giao phải lẽ với Đức Chúa Trời qua Con Ngài là Đức Chúa Giêxu Christ.
Giăng 15.4-5: "Hãy cứ ở trong ta, thì ta sẽ ở trong các ngươi. Như nhánh nho, nếu không dính vào gốc nho, thì không tự mình kết quả được, cũng một lẽ ấy, nếu các ngươi chẳng cứ ở trong ta, thì cũng không kết quả được. Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được”.
Khi Đức Thánh Linh cai quản chúng ta, Ngài sẽ tạo ra trong chúng ta những trái . . .
Yêu thương, Vui mừng, Bình an ..... những trái được tạo ra trong tâm trí (bề trong)
Nhịn nhục, Nhơn từ, Hiền lành ..... những trái được tạo ra hướng về con người
Trung tín, Mềm mại, Tiết độ ..... những trái được tạo ra trong thân thể (bề ngoài)
Galati 6.8: “Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát; song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời”.
Hãy thốt ra những lời cầu nguyện khi kết quả hầu cho bạn có thể bảo tồn được chính mình.
3c. Thực hành kỷ luật thuộc linh:
Kỷ luật thường đi đôi với hình phạt. Tuy nhiên, kỷ luật là dạy dỗ, khuyên bảo và truyền đạt. Ngôi Lời kỷ luật chúng ta . . .
Dạy dỗ chúng ta về Đấng Christ ... 1 Giăng 1.1-2
Khuyên bảo chúng ta phải sống giống như Đấng Christ ... Galati 2.20
Truyền đạt cho chúng ta biết nhu cần của chúng ta về Đấng Christ... Galati 3.24
I Timôthê 4.7-8: “Những lời hư ngụy phàm tục giống như chuyện bịa các bà già, thì hãy bỏ đi, và tập tành sự tin kính. Vì sự tập tành thân thể ích lợi chẳng bao lắm, còn như sự tin kính là ích cho mọi việc, vì có lời hứa về đời nầy và về đời sau nữa”.
Kỷ luật thuộc linh là bớt đi ... lột bỏ
Kỷ luật thuộc linh là thêm vào ... mặc lấy
Côlôse 3.9-10: “Chớ nói dối nhau, vì đã lột bỏ người cũ cùng công việc nó, mà mặc lấy người mới là người đang đổi ra mới theo hình tượng Đấng dựng nên người ấy, đặng đạt đến sự hiểu biết đầy trọn”.
Liệt kê ra từng kỷ luật thuộc linh có thể sẽ là một danh sách không dứt. Tuy nhiên, chúng ta hãy bắt đầu với những điều cơ bản . . . đọc & học hỏi Lời Đức Chúa Trời và cầu nguyện. Hãy tự kỷ luật bản thân mình theo hai cách nầy rồi nhìn xem Đức Chúa Trời bảo tồn các phần khác trong đời sống chúng ta.
KẾT LUẬN : . . .
Còn nhớ Môise không? Có một lúc trong đời sống của ông, ông phải quyết định kiên trì và bảo tồn hoặc chần chừ và chết. Đây là câu trả lời của ông:
Hêbơrơ 11.24-26: “Bởi đức tin, Môise lúc đã khôn lớn, bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa Pharaôn, đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi: người coi sự sỉ nhục về Đấng Christ là quí hơn của châu báu xứ Êdíptô, vì người ngửa trông sự ban thưởng”.
Chìa khoá: Nhìn thấy Đức Chúa Trời và cứ nhìn xem Đức Chúa Trời, đây là điều tạo ra sự khác biệt.
-Chú ý tới bản thân mình ... chúng ta làm gì và tại sao chúng ta lại làm như vậy.
-Chú ý tới các niềm tin của chúng ta ... chúng ta tin gì và tại sao chúng ta tin điều đó.
I Têsalônica 5.23: “Nguyền xin chính Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn, và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đến!”
Amen!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét