Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2010

I Timôthê 6.17-19: "Phải vận dụng của cải vật chất như thế nào!?!"



I Timôthê – Chuyển giao ngọn đuốc
Phải vận dụng của cải vật chất như thế nào
I Timôthê 6.17-19
Do chúng ta phải bị gián đoạn ngắn trong loại bài nghiên cứu nầy, cho phép tôi gợi lại cho quí vị nhớ lại nội dung của phân đoạn Kinh thánh nầy. Toàn bộ chương sau cùng nầy nói về những điều "làm thế nào" để sống đời sống Cơ đốc. Các câu 1-2 dạy chúng ta phải trở thành những người làm công tốt như thế nào. Các câu 3-5 dạy chúng ta phải gạt bỏ các giáo sư giả như thế nào. Các câu 6- 10 dạy chúng ta biết cách vận dụng tiền bạc sao cho xứng đáng. Chúng ta đã học biết rằng "sự tin kính và sự thoả lòng là một lợi lớn". Các câu 11-14 dạy phải sống như thế nào để trở thành "người của Đức Chúa Trời". Các câu 15-16 dẫn tới bầu không khí ngợi khen khi Phaolô mô tả Chúa: Ngài là Vua độc tôn, phước hạnh, Vua các vua và Chúa các chúa, một mình Ngài là bất tử, ngự trong nơi sáng láng không thể đến gần được, là Đấng chẳng một ai được thấy hay có thể nhìn thấy, nơi Ngài là vinh hiển và quyền phép cho đến đời đời. Amen.
Khi Phaolô đưa thư tín I Timôthê đầy năng quyền nầy đến cặp tư tưởng đè nặng tâm trí ông. Ông quan tâm đến của cải. Ông muốn nhắc cho Timôthê nhớ tới cách thức người tin Chúa phải vận dụng CỦA CẢI VẬT CHẤT, là sự giàu có vật chất mà Đức Chúa Trời đã ban phước cho họ (các câu 17- 19) và CỦA CẢI THUỘC LINH, là Lời của Đức Chúa Trời và Tin lành ân điển (các câu 20-21). Hôm nay chúng ta sẽ xem xét phải vận dụng của cải vật chất như thế nào rồi tuần tới chúng ta sẽ kết thúc với đề tài: phải vận dụng của cải thuộc linh như thế nào.
Trong câu 17 vị sứ đồ bảo Timôthê phải: "răn bảo kẻ giàu ở thế gian nầy …". Rõ ràng đã có một số người "giàu" hay những người giàu có vật chất trong Hội thánh Êphêsô, nơi Timôthê đang hầu việc Chúa. Là tín đồ, chúng ta cần phải sống "thoả lòng" với mọi ơn phước của Đức Chúa Trời. Chúng ta không cần phải tìm cách chạy theo tiền bạc. Chúng ta không cần phải khao khát và muốn có được nhiều tiền bạc và nhiều của cải. Tuy nhiên, câu nói cũng cho thấy rõ ràng là Đức Chúa Trời đã chúc phước cho những tín đồ nào đó với sự giàu có vật chất. Phân đoạn Kinh thánh ngày hôm nay dạy chúng ta về ý muốn của Đức Chúa Trời trong việc quản lý sự giàu có đó.
E rằng có ai ở đây suy nghĩ rằng phân đoạn Kinh thánh nầy chẳng có một ứng dụng nào cho họ hết, cho phép tôi nhắc cho quí vị nhớ rằng bởi những tiêu chuẩn của phần còn lại trong thế gian, hết thảy chúng ta đều là hạng người giàu có. Còn nữa, ý nghĩa của chữ "giàu" theo Kinh thánh mang ý tưởng đang có nhiều thứ hơn những thứ cần thiết trong cuộc sống. Như câu 8 chép: "Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng". Nói cách khác, nếu quí vị có nhiều hơn các nhu cần cơ bản, nếu quí vị có thu nhập nhiều hơn đủ dùng, quí vị đang là người "giàu có" và các câu nầy đang ứng dụng trực tiếp cho quí vị đấy.
Chúng ta chia phân đoạn Kinh thánh thành ba phần nhỏ. Trong câu 17, chúng ta sẽ xem xét CÁC MỐI HOẠ của sự giàu có, kế đó trong câu 18 CÁC MỤC ĐÍCH của sự giàu có, rồi sau cùng trong câu 19 LỜI HỨA của sự giàu có.
I. Các mối hoạ của sự giàu có (câu 17).
Phaolô bắt đầu tiểu đoạn nầy với chữ "răn bảo" có nghĩa là "đưa ra những lịnh lạc nghiêm ngặt". Những gì nối theo sau không những là các đề nghị cho cuộc sống Cơ đốc, mà còn là những mạng lịnh ra từ "Vua của mọi vua, Chúa của mọi chúa, một mình Ngài có sự không hề chết, ở nơi sự sáng không thể đến gần được" (các câu 15b-16). Chúng ta không nên lướt sơ qua câu nầy. Chúng ta không nên xem nhẹ sự dạy nầy giống như thứ cỏ khô cho phần nghiên cứu Kinh thánh giữa tuần! Chúng ta cần phải nhận các lẽ thật của nó vào lòng, để cho chúng dầm thấm vào trạng thái ích kỹ của xã hội chúng ta và biến đổi chúng ta ra giống theo ảnh tượng của Đấng Christ.
Hãy chú ý mệnh đề "giàu ở thế gian nầy". Sát nghĩa mệnh đề nầy phải được dịch là "[những] kẻ giàu trong đời hiện tại nầy". Mệnh đề nầy cho thấy rằng giàu trong đời nầy và nghèo trong đời hầu đến là khả thi cũng như nghèo trong lúc bây giờ nhưng lại giàu trong đời hầu đến. Thí dụ của Chúa Jêsus về Người Giàu Trong Âm Phủ ở Luca 16.19-31 cũng minh hoạ cho điều nầy. "Người giàu" "mặc áo tía và áo bằng vải gai mịn, hằng ngày ăn ở rất là sung sướng" nhưng trong đời hầu đến ông ta thấy mình "đang bị đau đớn". Ngược lại, La-xa-rơ là một "người nghèo… nằm ngoài cửa người giàu đó, mình đầy những ghẻ". Ông ăn những đồ trên bàn người giàu có rớt xuống, cũng có chó đến liếm ghẻ người, tuy nhiên, người đã được "thiên sứ đem để vào lòng Áp-ra-ham".
Sự dạy dỗ không phải là hết thảy những ai giàu có đều phải xuống âm phủ và không phải tất cả người nghèo đều được lên thiên đàng đâu. Mục đích mà Phaolô đang đưa ra ở đây, ấy là có thể sống "giàu trong đời nầy" và cũng giàu trong đời hầu đến nữa. Có thể sử dụng sự giàu có hiện tại của chúng ta theo một phương thức chúng ta chất chứa của cải đời đời trên trời cho đời hầu đến.
Với điều nầy trong trí, chúng ta hãy học biết trong câu nầy ba MỐI HOẠ hay nguy hiểm của sự giàu có:
 MỐI HOẠ #1. Những tư tưởng sai lầm.
Mối nguy hiểm đầu tiên cho những ai trong chúng ta đang có nhiều hơn chúng ta thực sự cần phải có với đường lối chúng ta suy tưởng. Phaolô nói chúng ta được truyền cho không nên "kiêu ngạo". "Kiêu ngạo" là một từ cổ có ý nói "kiêu ngạo, kiêu căng, tự cao tự đại, tự phụ, tự đắc". Từ ngữ Hy lạp còn nói nhiều hơn thế khi dịch chữ "kiêu ngạo". Đó là chữ hupselophronein. Đây là một từ kép. Hupselos có nghĩa là "cao, tôn cao, có giá trị". Phroneo có nghĩa là "suy nghĩ, có trong trí". Như vậy ý tưởng ở đây là tư tưởng sai lạc trong suy nghĩ quá cao về cái tôi của một người. Mặc dù chúng ta biết tư tưởng ấy là sai, thật là dễ suy nghĩ rằng chúng ta sống tốt đẹp hơn người khác chỉ vì chúng ta có nhiều tiền hơn họ có. Tôi đã trao đổi với một thanh niên đang làm một công việc khó nhọc vào mùa hè nầy vì bố anh ta nói làm vậy để phát triển cá tánh. Tôi cũng phải làm một số công việc khó nhọc, thấp hèn khi tôi còn là một thanh niên. Tôi mới học biết được tôi cần một sự dạy dỗ nhờ vào đó.
Tôi không bị buộc phải làm loại công việc đó để nuôi gia đình mình. Tôi cũng học biết rằng tôi không sống tốt hơn người nào không có việc làm ngon lành hoặc có nhiều tiền bạc. Mỗi người trẻ tuổi cần phải có việc làm với một "việc có tính cách xây dựng cá tánh" ít nhất một lần trong đời sống của mình.
Khuynh hướng là chúng ta càng ngày càng kiêu ngạo hơn. Mặc dù hết thảy chúng ta đều có một cấp độ giàu có, dường như là những kẻ giàu có nhất lại là những kẻ kiêu ngạo nhiều nhất. Châm ngôn 28.11 chép: "Người giàu tự nghĩ mình là khôn ngoan…". Có bao giờ quí vị xem những nhân vật nổi danh ngày nay trên những buổi phỏng vấn của truyền hình chưa? Thỉnh thoảng tôi thấy họ đang bơi lội trong vùng biển chính trị rất nguy hiểm và các biến cố trên thế giới. Họ hầu như luôn luôn tỏ ra sự dại dột của họ. Vì quí vị là một nghệ sĩ giởi, điển trai, hay một nhạc sĩ tài hoa, quí vị có thể kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên, tất cả tiền bạc trong thế gian sẽ không làm cho quí vị ra khôn ngoan đâu, nó sẽ khiến cho quí vị thêm kiêu căng mà thôi. Cơ đốc nhân không nên mua sắm loại triết lý nầy! Hội thánh phải khác biệt đối với thế gian. Đây là lý do tại sao ngay ở đầu sách Giacơ, một trong những quyển sách xưa nhất, chúng ta đọc ở chương 2.
“Hỡi anh em, anh em đã tin đến Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa vinh hiển chúng ta, thì chớ có tây vị người nào. Giả sử có người đeo nhẫn vàng, mặc áo đẹp, vào nơi hội anh em, lại có người nghèo, quần áo rách rưới, cũng vào nữa; nếu anh em ngó kẻ mặc áo đẹp, mà nói rằng: Mời ngồi đây, là chỗ tử tế; lại nói với người nghèo rằng: Hãy đứng đó, hoặc ngồi dưới bệ chân ta, - thế có phải anh em tự mình phân biệt ra và lấy ý xấu mà xét đoán không? Hỡi anh em rất yêu dấu, hãy nghe nầy: Đức Chúa Trời há chẳng lựa kẻ nghèo theo đời nầy đặng làm cho trở nên giàu trong đức tin, và kế tự nước Ngài đã hứa cho kẻ kính mến Ngài hay sao?” (các câu 1-5).
 MỐI HỌA #2. Tin không đúng chỗ.
Thêm vào việc đừng "kiêu ngạo", chúng ta được truyền cho đừng "để lòng trông cậy nơi của cải không chắc chắn" một phải "để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời". Nói cách khác, chúng ta không nên đặt lòng tin cậy của mình vào những tặng phẩm mà chúng ta nhận lãnh, mà phải đặt lòng tin cậy vào Đức Chúa Trời là Đấng ban cho chúng ta mọi vật tốt lành. Hãy tin cậy nơi Đấng Ban Cho, chớ đừng tin cậy vào những món quà.
Châm ngôn 11.28 chép: "Kẻ nào tin cậy nơi của cải mình sẽ bị xiêu ngã…". Châm ngôn 23.4- 5 chép: "Con chớ chịu vật vã đặng làm giàu; Khá thôi nhờ cậy khôn ngoan riêng của con. Con há liếc mắt vào sự giàu có sao? Nó đã chẳng còn nữa rồi; Vì nó quả hẳn có mọc cánh, và bay lên trên trời như chim ưng vậy".
Chúa Jêsus đã minh hoạ lẽ thật nầy trong Thí dụ nói tới kẻ giàu mà dại ở Luca 12.16-21. Nhà nông giàu có kia có một vụ mùa thật trúng đến nỗi ông ta phải phá những vựa lẫm cũ đi rồi xây những kho chứa mới to lớn hơn. Ông ta nghĩ ông ta sẽ có "lâu năm" để tận hưởng sự giàu có của mình, nhưng Đức Chúa Trời phán: "Hỡi kẻ dại! Chính đêm nay linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại; vậy những của cải ngươi đã sắm sẵn sẽ thuộc về ai?"
Trong tuần lễ nầy, John Gotti, the "Don Quixote bảnh bao" của Mafia Nữu Ước đã qua đời ở trong tù ở tuổi 61. Trong nhiều năm trời, ông ta giả vờ là một thương gia cung cấp ống nước trong khi ông ta đã đe doạ và giết người theo cách của ông ta để lên tới đỉnh cao của băng Mafia. Ông ta đã sống trong những ngôi nhà sang trọng, ngồi trong những chiếc xe limousines và mặc những bộ veston giá 2000USD. Sau cùng, ông ta bị kết án bởi các cuộn băng của FBI và mất đi toàn bộ tài sản của mình.
Giống như nhà nông kia trong thí dụ, mọi sự ông ta đã có giờ đây chẳng còn gì cho ông ta cả.
 MỐI HOẠ #3. Của cải dùng không đúng chỗ.
Đừng quên phần cuối của câu 17. Phaolô giục giã chúng ta phải "để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời", nhưng hãy để ý cách thức ông mô tả Đức Chúa Trời … là Đấng "mỗi ngày ban mọi vật dư dật cho chúng ta được hưởng".
Đức Chúa Trời muốn chúng ta "tận hưởng" mọi vật mà Ngài ban cho chúng ta trong đời nầy. Chúng ta cần phải tránh hai thái cực hình thức Cơ đốc giáo. Một là CHỦ NGHĨA KHỔ HẠNH [ASCETICISM], từ chối bất kỳ một thứ của cải nào. Chúa không đòi hỏi Cơ đốc nhân phải đưa ra lời thề nghèo khổ. Cực kia là TIN LÀNH THỊNH VƯỢNG. Nhiều giáo sư giả vặn cong Kinh thánh, họ nói rằng Đức Chúa Trời muốn tất cả các tín đồ phải trở nên giàu có, khoẻ mạnh và nếu chúng ta không được giàu có, sở dĩ như thế là vì chúng ta chưa nắm vững các bước thích ứng của đức tin. Cả hai thái cực nầy đều sai lầm. Nếu Ngài ban cho quí vị nhiều, hãy tận hưởng nó, hãy cảm tạ rồi sử dụng nó cách khôn khéo. Nếu Ngài ban cho quí vị ít, phải thoả lòng và biết rõ "sự tin kính và thoả lòng là một lợi lớn" (câu 6).
Không hay sao khi biết rõ Đức Chúa Trời muốn chúng ta "tận hưởng" những ơn phước trong cuộc sống? Solomon đã nói trong Truyền đạo 5.18-19: "Kìa, ta đã nhìn thấy rằng ăn, uống, và hưởng phước của sự lao khổ mình làm ở dưới mặt trời trọn trong những ngày mà Đức Chúa Trời ban cho, ấy thật là tốt và hay; vì đó là kỷ phần mình. Hễ Đức Chúa Trời ban cho người nào giàu có, của cải, làm cho người có thế ăn lấy, nhận lãnh kỷ phần, và vui vẻ trong công lao của mình, ấy là một sự ban cho của Đức Chúa Trời".
Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải "hưởng" những sự ban cho của Ngài. Đức Chúa Trời muốn chúng ta nếm mùi vị của một món ăn hay món kem làm ở nhà. Ngài muốn chúng ta tận hưởng cái thú của giấc ngủ vào buổi sáng thứ Bảy hay một cú chợp mắt vào buổi trưa Chúa nhựt. Ngài muốn chúng ta phải sống hạnh phúc về việc có khả năng chi trả các hoá đơn của mình.
Ngài muốn chúng ta thừa nhận vẽ đẹp của mặt trời mọc, nét hùng vĩ của núi non và những lượn sóng tan ra trên bờ biển. Hết thảy các khoái lạc nầy không có tận cùng trong chính chúng, mà chúng chỉ cho chúng ta thấy khoái lạc sâu xa hơn trong việc nhận biết Đức Chúa Trời. Cách đây 1600 năm, Augustine sử dụng tranh minh hoạ nói tới một người kia mua cho người yêu của mình một chiếc nhẫn đính hôn rất đẹp. Cô ấy “úi chà” và “ôi chao” về chiếc nhẫn. Cô ấy khoe nhẫn đó với tất cả những bạn gái của mình. Khi có ai hỏi lúc nào cô sẽ lấy chồng, cô ta đáp: "Ôi, tôi yêu chiếc nhẫn, nhưng tôi không muốn sống với anh ta!" Người nghèo sẽ cảm nhận như thế nào? Tuy nhiên, đây là cách mà chúng ta thường đối xử với Chúa. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận các tặng phẩm của Ngài mà chẳng có chút tình cảm nào dành cho Ngài cả. Ưa thích tặng phẩm và không màng đến Đấng Ban Cho là thờ lạy hình tượng.
II. Mục đích của sự giàu có (câu 18).
Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta nhiều lắm! Chúng ta có nhiều hơn các thứ cần thiết cơ bản. Đức Chúa Trời "ban cho chúng ta mọi vật dư dật" nhiều ơn phước cho chúng ta vui hưởng. Tuy nhiên có phải khoái lạc, sự tận hưởng của chúng ta là mục đích sau cùng đối với những sự Ngài ban cho không? Có phải Đức Chúa Trời muốn chúng ta cứ tích trữ cách ích kỷ những sự ban cho của Ngài không? Tôi nhớ có đọc quyển sách do Silas Marner viết và phác hoạ người thợ dệt già nua nhăn nheo đang lấy từng đồng tiền vàng của mình ra mỗi sáng rồi đánh bóng, gần như là thờ lạy. Ông ta hưởng lấy sự giàu có của mình nhưng có một mục đích cao thượng hơn, cao cả hơn cả khoái lạc và yên ủi của chúng ta nữa. Chúng ta không chỉ thưởng thức mà còn tận dụng sự giàu có của chúng ta. Trong câu 18 Phaolô cung ứng cho chúng ta bốn phần mô tả mục đích của sự giàu có.
 MÔ TẢ #1. Làm điều lành.
Trước tiên Phaolô nói: "Hãy răn bảo họ [đúng hơn là: ‘chúng ta hãy’] làm điều lành". "Làm điều lành" là một từ trong Tân Ước Hy lạp, agathoergeiv. Agathos là "lành". Ergo là "việc". Từ nầy được sử dụng duy nhứt ở chỗ khác trong Kinh thánh là Công vụ các sứ đồ 14.17, ở đây nói rằng Đức Chúa Trời đã làm chứng với những kẻ ngoại đạo và "làm lành" trong khi Ngài chúc phước cho đất với mưa và dư dật. Chúng ta không những được kêu gọi phải sống nhơn đức, mà còn được kêu gọi để "làm điều lành" nữa. Không những đây là một trạng thái sống, mà còn là một cách thể hiện nữa. Giống như Đức Chúa Trời sử dụng sự giàu có không dò được của Ngài để "làm điều lành", cũng một thể ấy chúng ta cần phải sử dụng các nguồn tài nguyên hạn chế của mình với cùng mục đích ấy.
 MÔ TẢ #2. Làm nhiều việc phước đức.
Chúng ta không những tìm kiếm sự giàu có nơi tiền bạc, những cuộc đầu tư và của cải, mà còn trong việc lành chúng ta có thể làm, mà chúng ta còn phải "làm nhiều việc phước đức" giống như "giàu có nơi Đức Chúa Trời" vậy (Luca 12.21). Chúng ta cần phải sử dụng tiền bạc của mình để làm phước cho người khác. Kinh thánh dạy chúng ta cần phải chu cấp cho gia đình mình, cho kẻ goá bụa, cho quí Mục sư và cho bất cứ ai đang có cần. Trong Thí dụ nói tới kẻ giàu mà dại, Chúa Jêsus phán: "Đoạn, Ngài phán cùng chúng rằng: Hãy giữ cẩn thận chớ hà tiện gì hết; vì sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu" (Luca 12.15).
 MÔ TẢ #3. Kíp ban phát.
"Kíp ban phát" ra từ chữ eumetadotous có nghĩa là "hào phóng" hay "rộng lượng". Chúng ta không phải chỉ ban phát một ít nhưng chúng ta cần phải tìm kiếm những cơ hội để ban phát nhiều hơn. Tất nhiên, thí dụ quan trọng trong Tân Ước nói tới sự rời rộng như thế là các Hội thánh ở Ma-xê-đoan. Phaolô đã viết về họ ở II Côrinhtô 8.1-4: “Hỡi anh em, chúng tôi muốn anh em biết ơn Đức Chúa Trời đã làm cho các Hội thánh ở xứ Ma-xê-đoan: đang khi họ chịu nhiều hoạn nạn thử thách, thì lòng quá vui mừng, và cơn rất nghèo khó của họ đã rải rộng ra sự dư dật của lòng rộng rãi mình. Vì tôi làm chứng cho họ rằng họ đã tự ý quyên tiền theo sức mình, hoặc cũng quá sức nữa, và nài xin chúng tôi làm ơn cho họ có phần vào sự giùm giúp các thánh đồ”.
Các Hội thánh nầy chẳng có nhiều người giàu có, mà với nhiều tín hữu sống trong "nghèo khó". Tuy nhiên, họ đã rải rộng ra sự dư dật "của lòng rộng rãi mình" và Đức Chúa Trời có quyền nhân rộng cách siêu nhiên lòng rộng rãi của họ hầu cho họ có thể dâng hiến "quá sức nữa". Nếu các tín hữu Ma-xê-đoan có thể rải ra cách rộng rãi từ chỗ nghèo khó của họ, thì những tín hữu giàu có phải ban phát rời rộng càng hơn?
 MÔ TẢ #4. Bằng lòng phân chia.
"Bằng lòng phân chia" dịch chữ koinonikous ra từ chữ koinonia, từ Hy lạp phổ thông nói tới "tình thân hữu". Theo ý nghĩa nầy, từ nầy có ý nói: "hợp tác với" hay "có nhiều việc chung". Là tín đồ, chúng ta chia sẻ một cái bắt tay, một cái ôm chặt hay một chỗ ngồi. Chúng ta có thể chia sẻ một quyển thánh ca hay đọc chung với nhau quyển Kinh thánh. Chúng ta thích chia sẻ những bữa ăn. Cũng vậy, chúng ta phải bằng lòng chia sẻ tiền bạc của chúng ta. William Barclay lưu ý: Sự dạy của đạo đức Cơ đốc là, không phải giàu có là tội, mà giàu có là một trách nhiệm rất lớn. Nếu sự giàu có của một người chẳng phục vụ cho điều gì khác trừ ra sự kiêu ngạo của người ấy và chẳng làm cho ai được giàu có trừ ra chính người ấy, giàu có đó trở thành sự phá sản của người, vì nó làm cho linh hồn người ra nghèo khó. Nhưng nếu người sử dụng sự giàu có ấy đem lại sự giúp đỡ và yên ủi cho nhiều người khác, khi phải nghèo đi, thực sự người trở nên giàu có hơn. Trong đời nầy và cõi đời đời: "ban cho luôn có phước hơn là nhận lãnh".
III. Lời hứa của sự giàu có (câu 19).
Khi chúng ta không kiêu ngạo về những gì chúng ta có, khi chúng ta tin cậy Đấng Ban Cho thay vì các tặng phẩm, khi chúng ta học biết tận hưởng và tận dụng sự giàu có của chúng ta vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, khi ấy chúng ta nhận lãnh lời hứa của câu 19, chúng ta sẽ "dồn chứa" cho mình "về ngày sau một cái nền tốt và bền vững cho mình".
"Nền" mang ý nghĩa của một quỹ tiết kiệm. Chúng ta đang cố gắng dạy những đứa con gái nhỏ của mình tiết kiệm tiền bạc trong các tài khoản tiết kiệm của chúng. Chúng ta muốn chúng phải học biết không nên phung phí tiền bạc, mà phải tiết kiệm để sử dụng về sau, để mua xe và đi học. Cũng một thể ấy, khi chúng ta ban phát, chúng ta đang tiết kiệm cho thiên đàng!
Quí vị thấy đấy, Đức Chúa Trời không chống những cuộc đầu tư. Ngài chống những cuộc đầu tư xấu. Ngài chống chúng ta việc tiêu pha tiền bạc, thì giờ và các tài nguyên của mình vào những sự yên ủi và an ninh tạm thời không tạo ra lãi dài hạn. Chúa Jêsus đã phán trong Mathiơ 6.19-21: “Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó”.
Khi chúng ta bằng lòng, rời rộng, vui vẻ ban phát những điều Ngài đã ban cho chúng ta, chúng ta đang "chất chứa cho sự sống đời đời", chúng ta chắc chắn có "sự sống đời đời". Hạng người hư mất là hạng người ích kỷ. Ồ, họ có thể thỉnh thoảng tạo ra lỗi lầm hay ý thức về sự kiêu ngạo, nhưng họ chẳng rời rộng chút nào. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy phương tiện truyền thông đại chúng hay chỉ ra một số ngôi sao điện ảnh, họ kiếm được hai triệu USD từ cuốn phim mới nhất, lại ban phát chừng 10.000USD cho một tổ chức từ thiện nào đó mà thôi. Chỉ có người nào đã được tái sanh và được đóng ấn với Đức Thánh Linh mới có thể đánh trận với những sự khao khát của tánh ích kỷ. Ban phát rời rộng là minh chứng tiền bạc ấy không phải là thần của chúng ta! Khi chúng ta ban phát và chúng ta đang ban phát, chúng ta đang gia tăng sự giàu có đời đời biệt riêng ra cho chúng ta trên thiên đàng. Ngược lại, khi chúng ta có thể ban phát mà không ban phát, chúng ta làm giảm đi sự giàu có đời đời đang chờ đợi chúng ta.
Êphêsô 4.28 chép: "Kẻ vốn hay trộm cắp chớ trộm cắp nữa; nhưng thà chịu khó, chính tay mình làm nghề lương thiện, đặng có vật chi giúp cho kẻ thiếu thốn thì hơn". John Piper nói rằng có ba cấp độ phải sống như thế nào với tiền bạc và của cải của chúng ta. Thứ nhứt, quí vị có thể ăn cắp để có. Thứ hai, quí vị có thể làm việc để có. Thứ ba, quí vị có thể làm việc để có rồi để ban phát. Ông viết: Đức Chúa Trời không được vinh hiển khi chúng ta giữ lấy cho mình những gì chúng ta đáng phải sử dụng để làm nhẹ bớt nỗi thống khổ của hàng triệu người chưa nghe Tin lành, vô học, không biết tính toán và thiếu ăn. Rõ ràng có nhiều Cơ đốc nhân đã bị dối gạt bởi lẽ đạo nầy: họ dâng ít lắm và họ kiếm được nhiều lắm.
Đức Chúa Trời đã làm cho họ được thịnh vượng. Và bởi một luật rất hấp dẫn của xã hội tiêu thụ, họ đã mua những ngôi nhà to lớn hơn (và nhiều hơn), loại xe hơi mới (và nhiều hơn), quần áo thời trang (và nhiều hơn), thịt ngon (và nhiều hơn), và tất cả kiểu nữ trang, đồ dùng, hàng hoá, trang thiết bị để làm cho cuộc sống được vui hơn.
Vấn đề không phải là một người kiếm được bao nhiêu tiền. Công nghệ to lớn và tiền lương to lớn là một sự thực trong thời của chúng ta, và chúng không nhất thiết là điều ác. Điều ác là bị dối gạt vào sự suy nghĩ tiền lương 100.000 USD phải kèm theo bởi lối sống kiểu cách 100.000USD. Đức Chúa Trời đã biến chúng ta thành những ống dẫn cho ân điển của Ngài. Mối nguy hiểm nằm ở trong suy nghĩ ống dẫn sẽ được nhồi nhét với vàng.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét