Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2010

I Timôthê 2.9-15: "Địa vị của phụ nữ trong Hội thánh!"



I Timôthê – Chuyển giao ngọn đuốc
Địa vị của phụ nữ trong Hội thánh!
I Timôthê 2.9-15
Một thế hệ qua, có một câu nói nghe rất kêu như sau: "Chỗ của một phụ nữ là ở trong bếp". Trong thập niên 1960 khi phong trào giải phóng phụ nữ đánh dấu cho tầm nhìn mới của chúng ta về nữ giới, câu châm ngôn xưa ấy đã được thay thế bằng câu: "Chỗ của một phụ nữ là ở ngoài chợ". Là Cơ đốc nhân, đừng quan tâm quá mức vào các quan điểm, nhận định của xã hội. Chúng ta muốn quan điểm mà Đức Chúa Trời toàn năng của chúng ta đã phán dạy trong Kinh thánh. Nếu tôi có thể tóm tắt phân đoạn có tính dạy dỗ rất quan trọng nầy trong Kinh thánh bằng một tư tưởng thì là tư tưởng nầy: "Chỗ của một phụ nữ là ở trong nhà thờ". Phân đoạn Kinh thánh nầy nói cho chúng ta biết cách thức Đức Chúa Trời mong muốn nữ giới phải hoạt động trong Hội thánh. Thực vậy, chúng ta sẽ xem xét từng chi tiết ba lời khuyên dành cho những phụ nữ tin kính. Trước khi chúng ta đào sâu vào, chúng ta hãy nhớ đến nội dung bức thư I Timôthê. Lẽ đạo chuyển giao ngọn đuốc đức tin từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Sứ đồ Phaolô đang viết cho vị Mục sư trẻ hơn là Timôthê khi ông đang phục sự tại Hội thánh Êphêsô. Hội thánh Êphêsô đã khởi sự rất tốt nhưng đã đi tắt và lạc mất những điều Kinh thánh ưu tiên trước sau. Phaolô viết cho Timôthê, khích lệ Timôthê đừng để cho tin lành bị chôn vùi bởi chuyện tầm phào hay các truyền thống thiên về với luật pháp, mà phải giữ lấy oikonomos (1.4, "sự gây dựng tin kính" – bảng Kinh thánh NKJV, "công việc của Đức Chúa Trời" – bảng Kinh thánh NIV), biến công việc truyền giáo của Đức Chúa Trời và công tác môn đồ hoá thành công việc của Hội thánh.
Điều nầy phải được thực thi như thế nào? Phaolô đưa ra phần cá nhân chứng đạo của ông nói tới ân điển “dư dật” của Đức Chúa Trời và thể nào đời sống của ông là "mẫu mực cho nhiều người tin theo". Ông bảo Timôthê phải "đánh trận tốt lành" phải đánh trận đánh đức tin tốt lành ở bên trong Hội thánh bằng cách trụ lại lo xử lý với các giáo sư giả và đưa Hội thánh nhắm thẳng vào công việc của Đức Chúa Trời. Trong chương hai, ông bắt đầu với ưu tiên một phải "cầu nguyện cho mọi người".
Trên hết mọi sự Hội thánh phải cầu thay, xin cho mọi kẻ hư mất đều được cứu vì khi chúng ta cầu thay cho từng người ở khắp mọi nơi được cứu rỗi, chúng ta sẽ phát triển một gánh nặng phải lo chia sẻ Tin lành với bất kỳ ai ở bất cứ đâu. Thắc mắc hợp lý kế tiếp là: ai đang lãnh đạo Hội thánh? Phaolô đặc biệt sẽ xử lý với thắc mắc ấy trong các chương 3 và 4 khi ông xử lý với các chức vụ của hàng trưởng lão, chấp sự, và Mục sư-Giáo sư. Trong phân đoạn Kinh thánh hôm nay, là phần cuối của chương 2, ông nói cho biết hạng người nào không được lãnh đạo Hội thánh, ấy là nữ giới.
Không chút nghi ngờ, đây là một phân đoạn có lắm tranh luận cho nhiều người. Phân đoạn nầy nằm ngay bề mặt ý niệm của xã hội về chức năng của nữ giới. Với sự dấy lên của phong trào phụ nữ hiện đại, nhiều nhà thờ và hệ phái đã tránh né phần lý giải hợp lý và theo truyền thống của phân đoạn Kinh thánh nầy. Họ đã phát triển nhiều "giải thích rất sáng tạo" để lẫn tránh mọi hàm ý của nó. Cho phép tôi chia sẻ chỉ trong một vài phút thôi.
Họ luận rằng phân đoạn Kinh thánh nầy phải được GIẢI THÍCH THEO MẶT VĂN HOÁ, nghĩa là phải có liên quan tới thời gian, địa điểm nhưng chẳng có một thẩm quyền nào trên chúng ta ngày nay. Chúng ta luôn luôn chú giải Kinh thánh theo mặt văn hoá. Nhìn biết xã hội mà Kinh thánh được viết ra trong đó rất quan trọng cho sự hiểu biết của chúng ta. Tuy nhiên, vấn đề mà các Hội thánh và hệ phái đang có với phân đoạn nầy không phải ở mặt giải thích, mà là ở mặt thần học. Vấn đề của họ, ấy là họ đã bỏ qua lẽ đạo không thể sai lầm được trong Kinh thánh. Họ đã quyết định nhấp lấy và chọn lựa các phân đoạn trong Kinh thánh mà họ chịu tin theo.
Họ luận rằng PHAOLÔ LÀ NGƯỜI CÓ ĐẦU ÓC PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH rồi vì thế chúng ta không đếm xỉa đến điều chi ông nói về nữ giới. Những gì Phaolô nói tới vai trò của nữ giới rất thẳng thừng, rất đúng với những gì Chúa Jêsus đã phán dạy, những gì Phierơ đã nói và phù hợp với tính trọn vẹn của Kinh thánh.
Thứ ba, họ luận rằng Galati 3.28 NÂNG CAO những điều Phaolô dạy trong các thư tín Mục vụ. Galati 3.28 dạy một trong những lẽ đạo xuất sắc nhất trong Tân ước, rằng Đức Chúa Trời đang dựng nên một thân thể, Hội thánh một nhân loại mới. Câu nầy ghi như sau: "Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một". Mặt đất luôn bằng phẳng tại chân thập tự giá. Người nam không được nâng lên tới đẳng cấp cao hơn người nữ trong Nước của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đánh giá nữ giới cao bằng nam giới. Dầu Đức Chúa Trời đánh giá nam và nữ giới ngang bằng với nhau, Ngài đã ban ra cho họ những vai trò khác nhau và phân biệt.
Phân đoạn hôm nay không phải là một phân đoạn khó không hiểu được. Đối với nhiều người, đây là một phân đoạn khó chấp nhận và vâng theo. Đấy là một đặc điểm của Kinh thánh. Nó tấn công sự kiêu ngạo của chúng ta. Nếu sự ấn định của Đức Chúa Trời cho nữ giới đến một cách tự nhiên, chúng ta sẽ không cần đến phân đoạn nầy. Hỡi quí bà, thắc mắc không phải là: "Tôi có nên chấp nhận sự dạy nầy không?" Mà thắc mắc là: "Tôi sẽ vâng theo sự dạy nầy hay không?"
Khi chúng ta tìm cách hiểu rõ sự Đức Chúa Trời trông mong nơi nữ giới trong Hội thánh, chúng ta sẽ xem xét từng chi tiết ba lời khuyên nầy dành cho những phụ nữ tin kính.
I. Phụ nữ Cơ đốc phải biết làm đẹp (các câu 9-10).
Những cô gái nhỏ chào đời vào trong thế gian đánh giá cao nét đẹp của phái yếu. Chúng ta diện cho chúng bằng những chiếc áo đầm duyên dáng rồi nói cho chúng biết chúng đẹp đẽ là dường nào. Chúng ta trông chừng khoảng thực đơn của chúng vì chúng ta không muốn chúng bị béo phì. Chúng ta dạy cho chúng phải chải tóc như thế nào, đeo nữ trang làm sao, phải chưng diện thể nào!?! Điều luật bất thành văn: nét đẹp là một thứ quyền lực. Chẳng có gì là bí mật cả khi một phụ nữ trông dễ coi có thể kiếm được việc làm tốt hơn một phụ nữ trông bình thường. Nét đẹp là quyền lực. Đức Chúa Trời muốn nữ giới phải biết làm đẹp. Ngài muốn chúng ta phải có một Hội thánh đầy dẫy những phụ nữ xinh đẹp. Amen không? Vấn đề duy nhứt, ấy là Đức Chúa Trời định nghĩa nét đẹp khác hơn là chúng ta định nghĩa đấy. Chúng ta nghĩ tới một phụ nữ đẹp là có một gương mặt rạng rỡ, mái tóc mịn màng và những đường cong ở đúng vị trí của chúng. Kinh thánh dạy rằng nét đẹp chân chất của một phụ nữ không đặt ở chỗ trông nàng dễ coi như thế nào, mà ở những gì nàng làm và ở chỗ nàng là ai. Các câu 9-10 cho chúng ta biết nét đẹp tin kính là như thế nào!?! Câu 9 bắt đầu với "ta cũng muốn rằng". Cụm từ nầy đưa chúng ta ngược lại với câu 8, câu nầy nói rằng trong Hội thánh, những người đàn ông "đều giơ tay thánh sạch lên trời mà cầu nguyện, chớ có giận dữ và cãi cọ". Những người đàn ông trong Hội thánh cần phải cầu nguyện.
Nữ giới cần phải biết làm đẹp. Những câu nầy cung ứng cho chúng ta hai chìa khoá cho nét đẹp tin kính.
A. Nàng phải biết làm đẹp bởi SỰ TIN KÍNH chớ không phải tạo ra sự QUYẾN RŨ. Phaolô nói rằng nữ giới cần phải "ăn mặc một cách gọn ghẽ, lấy nết na và đức hạnh giồi mình, không dùng những tóc gióc, vàng, châu ngọc và áo quần quí giá". Câu nầy đã bị lạm dụng để hạ phụ nữ xuống thấp. Một người bạn đến nói với tôi về một bài giảng mà ông ấy từng nghe được từ phân đoạn Kinh thánh gốc nầy có đề tựa là: "Nữ giới hách dịch, tóc ngắn vai". Chúng ta không muốn hạ nữ giới xuống thấp. Chúng ta muốn nâng họ lên cao đến mức độ mà Đức Chúa Trời mong muốn dành cho họ.
Những phụ nữ tin kính, đặc biệt khi họ đến nhà thờ cần phải "ăn mặc một cách gọn ghẽ". Từ ngữ "ăn mặc" ra từ chữ kosmeo từ đó chúng ta có từ "mỹ phẩm". Nó có nghĩa là "xếp đặt, đặt vào thứ tự, hay sẵn sàng". Nó có ý nói rằng nữ giới cần phải biết sửa soạn cho mình về dáng dấp bên ngoài. Một người nữ Cơ đốc không nên luộm thuộm giống như chiếc giường chưa dọn kia. Nữ giới tin kính cần phải "ăn mặc một cách gọn ghẽ".
"Gọn ghẽ" ra từ chữ có cùng gốc rễ với "trang điểm" có nghĩa là "có thứ tự". Chúng ta phải đóng ngoặc từ nầy như sau: "Nữ giới cần phải xếp đặt mình theo một tư thế có thứ tự". Tính gọn gàng có ý nói tới một nhận thức bẩm sinh về điều chi đúng và sai, điều chi nên hay không nên. Hỡi các bà mẹ, con gái của quí bà không gọn gàng cách tự nhiên đâu. Chúng cần phải được dạy dỗ về tính gọn gàng nầy.
Khi lần đầu tiên tôi bắt đầu vai trò Mục sư đặc trách cho thanh niên và đưa mấy đứa con tôi đi dự trại hè, chúng tôi có những người lớn đi loanh quanh với những điều luật đánh giá chiều dài của những chiếc váy và quần sọt. Tính gọn gàng không phải là thiên về với luật pháp. Tính gọn gàng là một nhận thức từ bên trong về điều chi là áo đầm đúng đắn và điều chi không đúng đắn. Hết thảy chúng ta đều đã trông thấy những phụ nữ chẳng có một ý thức gì về sự gọn gàng. Họ phô trương thân thể của họ và tưởng rằng chẳng có sao đâu. Tôi đã nhìn thấy những phụ nữ còn trẻ ngay ở đây trong Hội thánh nầy của chúng ta. Họ nhắc cho tôi nhớ tới Châm ngôn 11.22: "Một người đàn bà đẹp đẽ mà thiếu dè dặt, khác nào một vòng vàng đeo nơi mũi heo". Đúng là phí khi nhìn thấy một thiếu nữ đẹp chẳng có một ý thức gì về tính gọn gàng. Nét đẹp của cô ta là một sự hoang phí, giống như một vòng vàng đeo nơi mũi heo.
Cũng hãy chú ý nữ giới tin kính "ăn mặc … nết na và đức hạnh". "Nết na" ra từ một chữ có nghĩa là "mắt nhìn xuống" như đang rụt rè. Những nhà dịch thuật bản Kinh thánh KJV gọi đó là: "e thẹn". Nó biểu thị lòng tự trọng. "Đức hạnh" có ý nói đến sự suy xét chín chắn hay kềm chế. Một người nữ tin kính suy nghĩ về mình sẽ trông như thế nào!?! Nàng tự kềm chế không ăn mặc theo một cách sẽ không làm hòn đá ngăn trở cho Tin lành.
Khi một người đàn ông nhìn một người phụ nữ nào ăn mặc cách khêu gợi, phô bày da thịt và dáng dấp của mình, người ấy sẽ bị lôi cuốn đến với nàng, nhưng không thấy tính hấp dẫn của nàng. Người ấy sẽ ham muốn thân thể nàng chớ người không yêu mến linh hồn nàng. Nàng sẽ gợi lên tánh tội lỗi chớ không gợi lên tánh tin kính của người ấy. Khi một người nam Cơ đốc nhìn thấy một phụ nữ giống như thế, người ấy nghĩ tới một trong bốn điều về nàng ta.
1. Nàng THIẾU HIỂU BIẾT. Nàng không được giáo dục tốt. Nàng chẳng biết mình phải nên ăn mặc như thế nào!?!
2. Nàng HAM MUỐN. Nàng có đánh giá thấp về mình như vậy, đây là cách nàng cảm nhận tốt về mình hầu lôi kéo sự chú ý của nam giới. Nàng muốn được tiếp nhận theo bất cứ cách nào nàng được tiếp nhận.
3. Nàng KIÊU CĂNG. Nàng có một thân thể xinh đẹp và nàng biết rõ như thế. Nàng phô trương nó ra vì nó làm cho nàng cảm thấy mình cao tột. Nàng là một sự khiêu khích.
4. Nàng DỄ DÃI QUÁ. Nàng tiếp thị thân thể mình để nhận lấy những gì nàng muốn.
Vì vậy, Phaolô nói rằng những người đàn bà Cơ đốc vì lẽ ấy đừng quan tâm đến "những tóc gióc, vàng, châu ngọc và áo quần quí giá". Giờ đây, hãy chờ trong một phút. Có phải những người nữ Cơ đốc cần phải giống như những người nữ Hồi giáo chính thống, họ hay đội khăn trùm đầu và che từng cm da thịt không? Không. Phaolô không nói rằng một phụ nữ không thể thắt bím tóc của mình, đeo nữ trang hay mặc quần áo đẹp. Nàng chỉ đừng thái quá với thời trang và tạo sự quyến rũ thôi. Mối quan tâm của nàng là sự tin kính. Những người đàn bà giàu có trong Đế quốc La mã và đặc biệt trong một thành phố thương mại chính như Êphêsô bày tỏ địa vị của họ trong cuộc sống bằng cách kết vàng, bạc và thứ nữ tarng quí giá vào mái tóc của họ để chiếu sáng trong ánh đèn. Họ mặc loại áo choàng dài rất đắt tiền. Họ tiếp thị bề ngoài của họ hầu đạt được sự thăng tiến trong xã hội.
Mục đích của câu nầy rất là đơn giãn. Con đường tiến thân trong xã hội dành cho một phụ nữ, khi ấy cũng như bây giờ, là sử dụng nét đẹp và thân thể mình làm ưu thế đầy đủ nhất. Con đường tiến thân dành cho một phụ nữ trong Hội thánh là làm đẹp cho mình bởi tính gọn ghẽ, nết na và đức hạnh.
B. Nàng được đánh giá để PHỤC VỤ chớ không TỰ TÔN MÌNH LÊN.
Thay vì quan tâm thái quá với thời trang, một phụ nữ Cơ đốc cần phải ăn mặc với những gì "theo lẽ đang nhiên của người đàn bà tin kính Chúa" (câu 10). Khi quí vị nhìn thấy những người đàn bà lỗi lạc trong Kinh thánh, quí vị luôn luôn thấy họ đang phục vụ. Sê-phô-ra, vợ của Môise là một người nữ chăn chiên. Rê-be-ca đã kéo nước từ giếng lên cho bầy lạc đà của tôi tớ Ápraham uống. Người nữ Su-nem trong Nhã ca của Solomon đang lao động trong một vườn nho. Bê-rít-sin đã mở cửa nhà mình cho A-bô-lô và đã nhắc nhở ông. Đô-ca ai cũng biết đến vì những việc từ thiện của bà. Ly-đi là bà chủ và là người giúp đỡ cho Phaolô. Cái điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là quí vị chưa hề tìm gặp diện mạo của những phụ nữ lỗi lạc trong Kinh thánh. Quí vị chỉ thấy "những việc lành của họ" và "sự tin kính" là bản sắc của họ.
Một người đàn ông sẽ thèm muốn một thân thể chải chuốt, nhưng người sẽ yêu mến linh hồn của một phụ nữ chịu khó làm việc, kiên nhẩn, dịu dàng, giàu ơn và tin kính. Khi lần đầu tiên tôi gặp vợ tôi, tôi để ý nét đẹp dáng dấp bề ngoài của nàng. Khi tôi làm bạn với nàng, tôi đem lòng yêu mến "sự trang sức bề trong giấu ở trong lòng" (I Phierơ 3.4) của nàng. Khi chúng tôi cùng nhau lớn tuổi thêm, tôi yêu mến nàng vì bản tánh của nàng. Tôi nhìn thấy sự tin kính của nàng trong cách nàng hy sinh và chịu khó làm việc để dựng nên ngôi nhà cho gia đình chúng tôi và làm thoả mãn mọi nhu cầu của chúng tôi. Tôi cũng nhìn thấy sự phục vụ của nàng trong Hội thánh. Nàng không làm thuê. Nàng đã tình nguyện. Nàng làm việc, phục vụ, và hy sinh để cho nhiều người khác có thể được phục vụ cho. Đấy là những gì phân đoạn Kinh thánh nầy đang nói đến. Trong thế gian, con đường tiến thân là sự tự tôn phô trương vẽ đẹp bên ngoài không xấu hổ. Trong Hội thánh con đường tấn tới là một tâm tình tin kính gắn bó với sự phục vụ cung hiến.
II. Phụ nữ Cơ đốc biết thuận phục (các câu 11-14).
Nàng học biết phải YÊN LẶNG.
Trong câu 8, Phaolô nói tới tất cả “những người đàn bà” Cơ đốc theo cách chung chung. Bây giờ, trong câu 10, ông nói tới từng người "đàn bà" Cơ đốc theo cách riêng. Tại sao vậy? Vì mỗi người đàn bà đặc biệt phải vâng theo sự dạy nầy.
Khi đến với Hội thánh, Phaolô nói rằng một người đàn bà cần phải "yên lặng mà nghe dạy". Phierơ nói rằng người đàn bà cần phải có "tâm thần dịu dàng im lặng" (I Phierơ 3.4). Nàng phải là một người học hỏi trong sự yên lặng. Nàng không được lớn tiếng hay khó chịu. Chúng ta sẽ quay trở lại với tư tưởng nầy trong một phút. "Thuận phục" có nghĩa là "đứng dưới". Nàng phải tình nguyện xử mình "bằng mọi sự thuận phục" dưới quyền lãnh đạo của nam giới trong Hội thánh.
B. Nàng cần phải hành động CÁCH KÍNH CẨN.
Trước tiên Phaolô nói: "ta không cho phép đàn bà dạy dỗ". "Cho phép" bao gồm ý tưởng của một mạng lịnh. Nữ giới cần phải yên lặng với nhận thức không được dạy dỗ. "Dạy dỗ" là một động từ nguyên thể theo thì hiện tại cần dịch là "trở thành một giáo sư". Khi chúng ta buộc từ nầy với câu kế, "cầm quyền trên đàn ông". Cả hai: "dạy dỗ" và "cầm quyền" có ý nói tới chức vụ của các trưởng lão. Dạy dỗ là chức năng. Cầm quyền là chức vụ.
Khi chúng ta học hỏi trong sách Tít và chúng ta sẽ thấy một lần nữa trong chương 3, các trưởng lão là những đấng tiên kiến của Hội thánh và một phần khả năng của họ là "có khả năng dạy dỗ". Giống như một phụ nữ không nắm lấy quyền lãnh đạo chồng mình tại gia đình, nàng cũng không nắm lấy vai trò của trưởng lão trong Hội thánh. Vì thế một phụ nữ không được nắm lấy địa vị hay chức vụ của nhà truyền đạo hay giáo sư trên Hội thánh cách công khai.
Rõ ràng từ phân đoạn nầy và từ chương 3, Đức Chúa Trời không hề dự trù cho phụ nữ trở thành hàng Mục sư. Làm sao một phụ nữ trở thành Mục sư nếu nàng phải ở "trong yên lặng" tại Hội thánh chứ? Làm sao một phụ nữ có thể trở thành Mục sư nếu nàng không được phép "dạy dỗ" hay "cầm quyền"? Làm sao một phụ nữ có những đặc điểm của trưởng lão làm "chồng của một vợ" hay là người "cai trị nhà riêng mình" (3.2, 4). Để một phụ nữ nắm lấy chức vụ của một trưởng lão hay một Mục sư, nàng, Hội thánh của nàng, và hệ phái của nàng phải xé toạc sách I Timôthê ra khỏi quyển Kinh thánh của họ rồi tuyên bố bức thư không nằm trong hàng kinh điển.
Một số trong quí bà đang suy nghĩ: "Tại sao chứ? Tại sao một phụ nữ không thể trở thành Mục sư/Giáo sư? Tại sao một phụ nữ không thể là một trưởng lão? Tại sao một phụ nữ không thể dạy dỗ hội chúng?” Điều nầy dường như không công bằng. Điều nầy dường như không đúng. Điều nầy dường như mang tính cách phân biệt đối xử.
Chúng ta hãy suy gẫm về điều nầy trong vài phút xem. Sở dĩ như vậy là vì phụ nữ kém thông minh, kém khả năng hay kém năng động? Không phải như thế đâu. Cựu thống đốc bang của chúng ta là Ann Richards thường nói: "Nếu quí vị muốn loan báo điều chi, hãy trao điều đó cho một người đàn ông. Nếu quí vị muốn điều chi cần được thực hiện, hãy trao điều đó cho một phụ nữ". Trong khi tôi không đồng ý nhiều với phần chính kiến của Richard, tôi đồng ý ngay với câu nói ấy vì tôi nhìn thấy vấn đề ấy đã thực thi trong Hội thánh bất kỳ thời điểm nào. Chúng tôi, những người đàn ông trội hơn khi nói tới các vấn đề. Chúng tôi có thể bàn bạc nhiều ý tưởng và nhiều vấn đề trong nhiều giờ đồng hồ. Chúng ta có thể chỉ ra những điểm mạnh và các điểm yếu. Tuy nhiên, để hoàn tất bất cứ điều chi, những người phụ nữ của chúng ta chỉ muốn biết khi nào chúng ta cần công việc được hoàn tất và sẽ chi bao nhiêu!?! Câu nầy cũng nói rất rõ ràng rằng một phụ nữ không nên trở thành giáo sư hay cầm quyền trên những người đàn ông. Điều nầy không nói nàng không thể dạy dỗ cũng không thể cầm quyền. Điều nầy dạy rằng nàng không thể trở thành một giáo sư, trưởng lão, hay Mục sư trên Hội thánh.
Nữ giới cần phải trở thành giáo sư của nữ giới. Tít 2.3-4 đặc biệt nói rằng: "Các bà già … [phải] dạy đàn bà trẻ tuổi…". Nữ giới cần phải trở thành giáo sư cho con cái. Trong II Timôthê 1.5, sứ đồ nhắc cho người bạn trẻ của mình nhớ tới: "đức tin thành thật của con, là đức tin trước đã ở trong Lô-ít, bà nội con, và trong Ơ-nít, mẹ con". Rõ ràng là người bà và người mẹ tin kính trước tiên đã dạy dỗ Timôthê về đức tin.
Cho phép tôi nói rằng sự dạy dỗ con cái mọi sự không nhất thiết phải giao hết cho phụ nữ. Chúng ta cũng cần một số nam tính mạnh mẽ nêu gương cho đời sống của con cái chúng ta. Một số trong quí ông nên bắt tay làm việc trong chỗ đó.
Thậm chí Kinh thánh chỉ ra rằng một số phụ nữ có thể dạy dỗ một số đàn ông. Hãy mở ra ở Công vụ các Sứ đồ 18.24-26. A-qui-la và Bê-rít-sin là một đôi vợ chồng, họ là đôi bạn rất thân thíêt với Phaolô. Tình cờ thôi, A-qui-la có nghĩa là "chim phượng hoàng" và Bê-rít-sin có nghĩa là "khôn ngoan". Họ là chim phượng hoàng và người đờn bà khôn ngoan.
A-bô-lô là một người Do thái ở Alexandria, ông là "người có tài hùng biện và mạnh mẽ về Kinh thánh". Tuy nhiên, ông bị hạn chế trong tri thức của mình. Ông "đã dạy dỗ chính xác" những gì ông biết trừ ra thần học của ông cần được cơi rộng thêm. Cũng vậy, A-qui-la và Bê-rít-sin "đã đem ông riêng ra rồi giải thích cho ông đường lối của Đức Chúa Trời chính xác hơn". Người đàn bà khôn ngoan nầy không nắm lấy vai trò của nhà truyền đạo hay trưởng lão trên hội chúng, mà bà đã dạy riêng một người đàn ông sẽ nắm lấy chức vụ đó.
Chúng ta biết nữ giới có thể dạy dỗ và cầm quyền, nhưng tại sao họ không thể nắm lấy cùng những chức vụ trong Hội thánh giống như những người đàn ông? Phaolô cung ứng cho chúng ta hai lý do theo Kinh thánh ở các câu 13-14.
Lý do thứ nhứt là TRÌNH TỰ TRONG SỰ SÁNG TẠO. Phaolô tóm tắt Sáng thế ký 1-2 khi ông nói: "Vì A-đam được dựng nên trước nhất, rồi mới tới Ê-va". Họ không được dựng nên cùng một thời điểm. Đức Chúa Trời đã dựng nên Ađam "bằng bụi đất". Ê-va được dựng nên từ chiếc xương sườn lấy ra từ hông của Ađam. Từ ngữ Hêbơrơ nói đến "người nam" là ish. Từ ngữ Hêbơrơ nói đến "người nữ" là isha, "ra từ người nam". I Côrinhtô 11.7-9 nói về người nam: "…đờn ông là hình ảnh và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, thì không nên trùm đầu; nhưng đờn bà là sự vinh hiển của đờn ông. Bởi chưng không phải đờn ông ra từ đờn bà, bèn là đờn bà ra từ đờn ông. Không phải đờn ông vì cớ đờn bà mà được dựng nên, bèn là đờn bà vì cớ đờn ông vậy".
A-đam nói: "Ê-va, em có yêu anh không?" Ê-va đáp: "Anh yêu, chẳng có ai khác cho em trừ ra anh". Ê-va đã được dựng nên để làm "kẻ giúp đỡ giống như nó" (Sáng thế ký 2.18). Từ lúc ban đầu, Đức Chúa Trời đã tạo ra sự khác biệt giữa người nam và người nữ với những vai trò phân biệt.
Lý do thứ hai là TRÌNH TỰ CỦA SỰ SA NGÃ. Câu 14 chép: "Lại không phải A-đam bị dỗ dành, bèn là người đàn bà bị dỗ dành mà sa vào tội lỗi". Nói cách khác, Ê-va bị Satan "dỗ dành" và là người đầu tiên vị phạm mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Nàng là người đầu tiên phạm tội. Nàng bị "dỗ dành" vào sự suy nghĩ cho rằng nàng sẽ trở nên "giống như Đức Chúa Trời". Vì vậy, nàng đã nắm lấy quyền của Đức Chúa Trời và quyền của Ađam rồi "sa vào tội lỗi" hay sát nghĩa "trở thành kẻ phạm tội".
Rõ ràng là từ Sáng thế ký 3.6, Ađam đã sống với Ê-va và cũng để cho nàng khích ông phải phạm tội. Ông không "bị dỗ dành" mà bằng lòng phạm tội. Mỉa mai dường bao, tội lỗi của Ê-va đã vi phạm quyền của Đức Chúa Trời và chồng của mình. Tội lỗi của Ađam nằm ở chỗ nghe theo vợ mình.
Hãy xem Sáng thế ký 3.14. Nhân loại bị rủa sả là một kết quả của tội lỗi của họ. Satan, trong hình thức một con rắn, đã bị rủa sả. Trong câu 15, lời hứa về Đấng Mêsi là "dòng dõi của người nữ" được ban cho để chà nát Satan. Tuy nhiên, câu 16 cung ứng các kết quả sự sa ngã giáng trên nữ giới.
Thứ nhứt, nàng sẽ phải "buồn rầu" và "đau đớn" khi sinh con. Quí vị có biết lý do tại sao sinh con phải đau đớn không? Sở dĩ như thế là vì quí vị cho ra đời những tội nhân nhỏ bé vào trong thế gian và tội lỗi luôn luôn là đau đớn. Quí vị không phải dạy cho con cái phạm tội, đấy là bản tánh của chúng rồi. Chúng đem lại buồn rầu và đau đớn cho bố mẹ của chúng.
Thứ hai, nàng sẽ có một "dục vọng" dành cho chồng mình, nhưng người sẽ "cai trị" nàng. “Dục vọng” của nàng dành cho chồng mình là gì vậy? Phải chăng là nàng sẽ có một thứ xu hướng mạnh mẽ về tình dục dành cho chàng không? Mấy ông nghĩ xem có phải thế không? Không! Nói như thế có nghĩa là nàng sẽ có "dục vọng" muốn cai trị trên chàng. Nàng sẽ có "dục vọng" muốn chiếm lấy chỗ của chàng và nắm lấy quyền hành.
Hãy xem lại 14 câu đến 4.7, ở đó cũng chính từ ngữ "dục vọng" được sử dụng một lần nữa về sự cảnh cáo của Đức Chúa Trời đối với Cain. Đức Chúa Trời phán: "Nếu ngươi làm lành, há chẳng ngước mặt lên sao? Còn như chẳng làm lành, thì tội lỗi [dục vọng] rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm; nhưng ngươi phải quản trị nó".
Hỡi quí bà, phần của quí vị khi bị rủa sả trong sự sa ngã, ấy là quí vị có "dục vọng" muốn lấn lướt trên chồng mình. Quí vị muốn địa vị lãnh đạo của người. Thật là dễ dàng cho quí vị lấn lướt trên ông ấy, phê phán ông ấy, hạ thấp ông ấy ở trước mặt con cái mình và làm cho ông ấy phải đau buồn. Đấy là tình trạng tội lỗi trong chức năng làm phụ nữ của quí vị. Đó là tình trạng tội lỗi bẩm sinh. Tuy nhiên, "ngươi phải quản trị nó". Muốn trở thành một phụ nữ tin kính, quí vị phải xưng ra và bỏ đi dục vọng đó rồi đến dưới "sự thuận phục" chồng của mình.
Tuần lễ nầy tôi đã yêu cầu người vợ tin kính của tôi, người phụ nữ biết rõ tôi từ trong ra ngoài, là mẹ của bầy con tôi và dạy dỗ Kinh thánh hàng tuần không biết nàng có dục vọng muốn cai trị trên tôi hay không!?! Nàng đáp “có”. Đấy là lý do tại sao rất nhiều lần Kinh thánh truyền cho hạng người nữ tin kính phải bỏ đi tội lỗi mà hãy thuận phục.
III. Phụ nữ Cơ đốc cần phải có ảnh hưởng lớn (câu 15).
Câu cuối cùng nầy dường như có một ít rắc rối ở cái nhìn đầu tiên: "Dầu vậy, nếu đàn bà lấy đức hạnh mà bền đỗ trong đức tin, trong sự yêu thương, và trong sự nên thánh, thì sẽ nhân đẻ con mà được cứu rỗi". Chúng ta hãy hãy phân câu nầy ra thành từng cụm nhỏ. Câu nầy rõ ràng không có ý nói rằng nữ giới có sự cứu rỗi đời đời vì tội lỗi của họ đơn giản là bởi việc sinh con cái. Nhiều phụ nữ đã sinh con cái không được cứu và nhiều phụ nữ đã được cứu chưa hề sinh con cái. Ơn cứu rỗi rõ ràng là bởi ân điển nhơn một mình đức tin mà thôi.
Cũng hãy chú ý sự khác biệt giữa các nhân xưng đại danh từ: "nếu đàn bà lấy đức hạnh mà bền đỗ trong đức tin, trong sự yêu thương, và trong sự nên thánh, thì sẽ nhân đẻ con mà được cứu rỗi". Nàng đã là người đầu tiên phạm tội và đã thừa hưởng các dấu vít tội lỗi trong sự sa ngã, nhưng đời sống của nàng đã được chuộc và được xem là có giá trị lớn lao qua việc mang thai con cái, nàng sẽ chuyển giao ngọn đuốc "đức tin", "tình yêu thương", "sự nên thánh" và "đức hạnh".
Ảnh hưởng lớn lao nhất một người phụ nữ có thể tạo ra là nuôi dạy những đứa con Cơ đốc mạnh mẽ. Nữ giới không thể cai trị trên nam giới, nhưng nữ giới có thể nuôi dạy nhiều người nam. Theo xã hội, một trong những việc tệ hại nhất có thể xảy ra cho nữ giới là chức năng làm mẹ. Chức năng làm mẹ là điều một số người xem là loại gánh nặng tệ hại nhất. Chúng ta có một công nghệ giữ cho phụ nữ không mang thai con cái, nắm lấy quyền sanh sản. Chúng ta có một công nghệ giữ cho phụ nữ không mang thai con cái, phá thai. Chúng ta có một công nghệ giữ cho phụ nữ không nuôi dạy con cái, mướn người giữ trẻ. Tôi có đọc một bài vào ngày kia viết về ngày càng có thêm những cặp vợ chồng chọn không có con vì chúng sẽ gây rắc rối cho sự tự do của họ. Điều nầy không làm cho chúng ta phải ngạc nhiên vì xã hội hiện tại của chúng ta đang ở trong sự chống đối với các giá trị theo Kinh thánh.
Về các phụ nữ không thể có con cái thì sao? Về những phụ nữ chưa lập gia đình thì sao? Quí vị có cả một chương Kinh thánh ở I Côrinhtô 7. Quí vị có thể dâng chính mình cho Đức Chúa Trời. Ảnh hưởng lớn lao nhất bất cứ người nữ nào cũng có thể có là cưu mang và dạy dỗ con cái. Quí vị phải dạy dỗ chúng trong "đức tin". Hãy dạy chúng về Đức Chúa Trời từ lúc còn ấu thơ. Hãy dạy Kinh thánh cho chúng. Hãy dạy cho chúng biết phải tin cái gì! Đừng để phần việc ấy lại cho ai khác. Hãy gây dựng trong chúng một đức tin mạnh mẽ. Hãy dạy cho chúng biết "yêu thương". Hãy dạy cho chúng biết hy sinh là những gì chúng cần và cần những gì chúng muốn và nhu cần của nhiều người khác nữa. Hãy dạy cho chúng về "sự nên thánh". Hãy dạy cho chúng biết thù ghét tội lỗi. Hãy làm gương về sự ấy. Phải cẩn thận những gì quí vị cho phép xâm nhập vào đời sống của chúng qua phương tiện truyền thông. Zig Ziglar nói cao điểm của sự bội đạo là gã nào than phiền về tình dục và bạo lực trên cái đầu máy chiếu phim của hắn. Hãy dạy cho chúng biết "đức hạnh". Đây cũng là một từ giống như "nết na" trong câu 9. Hãy dạy cho chúng biết phải đáp “không” đối với dục vọng về xác thịt của chúng. Chức năng làm mẹ rất là khó nhọc. Đấy là một thập tự giá phải mang vác. Công việc của quí vị là phải biến đổi những tội nhân nhỏ tuổi nầy thành hạng thánh đồ của Đức Chúa Trời biết dâng mình. Quí vị đang làm việc chống lại chính bản chất của chúng. Chúng chẳng bao giờ thông cảm với quí vị đâu! Chúng chẳng bao giờ thấy thoả lòng với những gì quí vị đang làm cho chúng. Chúng sẽ xem khinh quí vị, nói dối với quí vị và làm tan vỡ tấm lòng của quí vị, nhưng quí vị cứ giữ một mực tiến tới phía trước. Chắc chắn chúng sẽ lớn lên thành những gì quí vị đang dạy dỗ chúng. Một ngày kia quí vị sẽ nhìn thấy giá trị đó. Một ngày kia khi chúng trở thành những người đàn ông, đàn bà và chúng sẽ thể hiện ra những giá trị đã cài đặt trong chúng, chúng sẽ đến và vòng tay ôm lấy cổ quí vị rồi nói: "Cảm ơn Mẹ". Sự nghiệp của quí vị không hề làm được điều đó đâu. Sự nghiệp của quí vị không hề bật khóc nơi tang lễ của quí vị. Sự ngihệp của quí vị sẽ quên lãng quí vị, nhưng con cái của quí vị sẽ không bao giờ quên đâu!
Hỡi người làm chồng, có nhiều con cái không trợ giúp cho vai trò của nàng. Có nhiều con không giúp nhìn thấy những phụ nữ khác đứng trong các địa vị nhiều quyền lực với tiền bạc và thì giờ để làm những vụ việc mà nàng sẽ không bao giờ làm. Nàng được gì khi phải hy sinh như vậy chứ? Nàng đang có quí vị đấy. Quí vị ôm lấy nàng mỗi ngày và hãy bảo nàng rằng những gì nàng đang làm đều có ý nghĩa đời đời! Người vợ tin kính của quí vị đang chạm khắc nhiều linh hồn thành ảnh tượng của Đức Chúa Trời và không có một ảnh hưởng nào lớn lao hơn thế.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét