Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Mathiơ 5.10-12: "PHƯỚC CHO NHỮNG KẺ CHỊU BẮT BỚ"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
SỨ ĐIỆP CỦA NHÀ VUA
PHƯỚC CHO NHỮNG KẺ CHỊU BẮT BỚ
Mathiơ 5.10-12
1. John Selwyn – một vị giáo sĩ lỗi lạc cho Nam Thái bình Dương từng được công nhận với tài đánh bốc. Tuy nhiên, khi được quyền phép thuyết phục của Đức Thánh Linh chạm đến, về sau ông đã trở thành một giáo sĩ. Một tạp chí Methodist ghi lại rằng ngày kia vị lãnh đạo thuộc linh nầy ngần ngại đưa ra một lời quở trách nghiêm nghị nhưng đầy tình thương cho một người đi nhà thờ tại địa phương rất đều đặn. Người kia rất bực tức về lời khuyên ấy rồi giận dữ đấm thẳng vào mặt John. Đáp trả lại, vị giáo sĩ đứng khoanh tay khiêm nhường nhìn thẳng vào mắt của người kia. Với khả năng quyền anh và bắp thịt cuồn cuộn, ông có thể dễ dàng hạ nốc ao kẻ chống đối kia. Thay vì thế, ông đã đưa luôn má bên kia rồi bình tĩnh chờ đợi bị đánh thêm một lần nữa. Kẻ tấn công kia liền thấy xấu hổ và lẫn tránh vào đám đông.
Nhiều năm trời sau đó, người kia tiếp nhận Chúa làm Cứu Chúa của mình rồi làm chứng trước Hội thánh. Theo lệ thường vào thời điểm ấy cho một tín hữu phải chọn lấy một cái tên Cơ đốc cho mình sau khi đã được cứu. Khi được hỏi ông ta có muốn làm theo cách nầy hay không, ông ta đáp trả không chút ngần ngại: “Dạ, xin gọi tôi là John Selwyn! Ông ấy là người đã dạy cho tôi biết Đức Chúa Jêsus Christ thực sự là như thế nào!”.
2. Phước hạnh sau cùng trong 8 phước lành nói: “Phước cho những kẻ chịu bắt bớ’. Hãy nhớ 8 phước lành là những mô tả về người tín đồ là người đã được cứu. Người “có lòng khó khăn”. Người “than khóc”. Người “nhu mì”. Người “đói khát sự công bình”. Người “có lòng thương xót”. Người “có lòng trong sạch”. Người “làm cho người ta hoà thuận”.
3. Nếu chúng ta sống theo 7 phước lành đầu tiên, chúng ta sẽ mau kinh nghiệm được phước lành thứ 8. Đó là một phương thuốc sống. Hãy trở nên hạng người mà các câu 3-9 nói tới và thế gian dành cho bạn sự bắt bớ ở các câu 10-12.
4. Thật là thú vị khi thấy 7 phước lành đầu tiên chỉ sử dụng chữ “phước” có một lần. Phước lành thứ tám nhắc tới chữ nầy hai lần (các câu 10-11). Giống như Chúa Jêsus đang phán: “Nếu ngươi bị bắt bớ, ngươi sẽ được phước gấp bằng hai”.
5. Chúng ta hãy xem xét qua ba lẽ thật về sự bắt bớ: bắt bớ là một THỰC TẠI, nó đem lại PHẦN THƯỞNG và nó tạo ra sự VUI MỪNG.
I. BẮT BỚ LÀ MỘT THỰC TẠI.
A. Kinh Thánh nói rất dứt khoát; một đời sống công bình sẽ tạo ra sự bắt bớ.
1. Trong II Timôthê 3.12, Phaolô viết: “Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ”. Trong câu 11, ông nhắc tới “những sự bắt bớ, và hoạn nạn đã xảy đến cho ta tại thành Antiốt, Ycôni và Lúttrơ”. Đây là một sự bảo đảm mà bất kỳ ai sống cho Chúa Jêsus sẽ phải gánh chịu. Phaolô vốn biết rõ đau khổ có ý nghĩa như thế nào rồi.
2. Galati 4.29 chép: “Nhưng, như bấy giờ, kẻ sanh ra theo xác thịt bắt bớ kẻ sanh ra theo Thánh Linh, thì hiện nay cũng còn là thể ấy”.
Một người Cơ đốc đã nhận một việc làm mới giữa vòng những kẻ không tin Chúa. Ông rất lo sợ về việc mình sẽ được tiếp đón như thế nào đây!?! Ngày đầu tiên từ chỗ làm ông về nhà, vợ ông hỏi công việc như thế nào!?! Ông đáp: “Tuyệt vời! Họ không đoán được tôi là một Cơ đốc nhân”.
3. Bao lâu bạn song hành với hạng người vô tín, bạn sẽ sống y như người chưa tin Chúa. Tuy nhiên khi bạn bắt đầu sống trong sự vâng phục Đấng Christ, khi bạn thể hiện ra 8 phước lành, khi bạn chia sẻ về Chúa Jêsus, bạn sẽ thấy ngay “kẻ sanh ra theo xác thịt bắt bớ kẻ sanh ra theo Thánh Linh”.
B. Sự bắt bớ xảy đến vì sống chơn thật cho Đấng Christ là chống đối lại người thế gian.
1. Nếu bạn chưa kinh nghiệm sự bắt bớ, có lẽ vì người thế gian chưa nhận ra bạn là một Cơ đốc nhân. Cho dù bạn nói cho họ biết bạn là một Cơ đốc nhân, đời sống của bạn chưa chứng minh có gì khác biệt.
2. Thế gian không quan tâm nếu bạn đi nhà thờ, đọc Kinh Thánh hay cầu nguyện. Thế gian quan tâm ngay khi bạn thể hiện ra mọi điều bạn tiếp thu ở nhà thờ, trong Kinh Thánh và trên hai đầu gối của bạn.
Cách đây mấy tuần, có mấy vị Mục sư ở Pampa nhóm lại với nhau để tẩy chay một cuộn phim bẩn thỉu chiếu ở nhà hát địa phương. Họ đã chống đối phim NC-17 dựa theo cuộc đời của một diễn viên vũ thoát y ở Las Vegas do hoạt động tình dục không mất tiền. Một nhà bình luận của tờ báo địa phương lấy họ làm đề tài, công khai bắt bớ họ vì “công tác kiểm duyệt” của họ. Tác giả vốn ít quan tâm tới họ cho tới khi họ đã có được một chỗ đứng.
Quan toà Randall thì chống lại việc uống rượu say sưa. Ông ta nói người lớn đã không đúng khi bảo trẻ con đừng uống rượu trong khi từng sinh hoạt chính trong xã hội lại có rượu hay được bảo trợ bởi một nhà máy bia. Ông ta không phải là một Cơ đốc nhân và ông ta đã bị quật ngã trên cacc tạp chí.
3. Có quá nhiều Cơ đốc nhân thoả hiệp thay vì đối đầu. Thật là dễ lấy làm thoả mãn, thờ ơ, và chẳng làm gì hết. Chúng ta không chiếm một chỗ đứng vì chúng ta không bằng lòng để cho ai bắt bớ mình. Chúng ta chưa bị bắt bớ vì chúng ta thất bại chưa sống thật cho Đấng Christ.
4. Môise là một tấm gương cao cả cho người nào chiếm được một chỗ đứng ngay bề mặt của sự bắt bớ. Ông đã dám đứng ra chống lại xã hội của người Aicập. Hêbơrơ 11.26 chép: “người coi sự sỉ nhục về Đấng Christ là quí hơn của châu báu xứ Ê-díp-tô, vì người ngửa trông sự ban thưởng”.
Dietrich Bonhoeffer là Mục sư người Đức và là giáo sư Thần học việc trong nước Đức trước Đệ II Thế Chiến. Trong khi các vị Mục sư cùng các cấp lãnh đạo tôn giáo khác lo làm cho những người Phátxít nguôi giận, ông đã chống đối họ cách công khai. Ông đã bị bắt, bị bỏ tù nhiều lần và sau cùng bị hành quyết vào tháng 5 năm 1945, ngay trước khi kết thúc cuộc chiến.
5. Chúa Jêsus đã đối diện với sự bắt bớ vì sự công bình của Ngài đương diện với các cấp lãnh đạo tôn giáo. Cũng một thể ấy với các sứ đồ và hết thảy các môn đồ thực của Đức Chúa Trời trong suốt 2000 năm qua.
6. Đây là sự dạy rất khó. Đây là quặng thượng phẩm. Đây là “thịt” chớ không phải “sữa thiêng liêng của đạo” (I Phierơ 2.2).
C. Bắt bớ là bằng chứng hiển nhiên của sự cứu rỗi.
1. I Têsalônica 3.3-4 chép: “hầu cho không một người nào trong anh em bị rúng động bởi những sự khốn khó dường ấy; vì anh em tự biết rằng ấy đó là điều đã định trước cho chúng ta. Lại khi ở cùng anh em, chúng tôi đã nói trước rằng sẽ có sự khốn khó phải chịu, điều đó xảy đến rồi, và anh em đã biết rõ”. Đây là phần cho việc trở thành một Cơ đốc nhân.
2. Phaolô làm cho lẽ thật nầy ra rõ ràng hơn ở Philíp 1.28-30. Bắt bớ là một “chứng nghiệm của sự hư mất” hay sự phán xét dành cho kẻ bị hư mất, nhưng cũng cho chúng ta đây là một minh chứng cho “sự cứu rỗi”.
3. Giacơ 4.4 hỏi: “Hỡi bọn tà dâm kia, anh em há chẳng biết làm bạn với thế gian tức là thù nghịch với Đức Chúa Trời sao? Cho nên, ai muốn làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên kẻ nghịch thù cùng Đức Chúa Trời vậy”.
4. I Giăng 2.15 chép: “Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy”. Câu 17 thêm: “Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời”.
5. Cách đây mấy năm, trở nên một Cơ đốc nhân được người ta ưa chuộng lắm. Đó là một sự thay đổi. Khi chúng ta đến gần với kỳ tận thế, sự bắt bớ sẽ thêm nhiều lên. Chúa Jêsus gọi thời kỳ nầy là: “đầu sự tai hại” (Mathiơ 24.8).
D. Bắt bớ dến vào các thời điểm và phương thức khác nhau.
1. Chữ “khi nào” trong câu 11 cũng có nghĩa là “bất cứ lúc nào”. Tất cả những người tin Chúa sẽ không ở trong tình trạng bị bắt bớ, song chắc chắn nó sẽ xảy đến cho hết thảy chúng ta. Vì lẽ đó chúng ta không nên lấy làm ngạc nhiên.
2. Chúng ta không tìm kiếm sự bắt bớ; song cần phải bền chí khi bắt bớ đến.
3. Một Cơ đốc nhân trong thời của Phaolô được mời tới lo xây một cái chùa. Một người Cơ đốc ngày nay có thể bị chủ của mình buộc phải bất lương hoặc làm việc kém chất lượng hầu kiếm thêm lợi nhuận. Một phụ nữ Cơ đốc có thể bị tẩy chay vì sự khiêm tốn hay không chịu mở miệng cười ở chỗ ăn nói tục tỉu. Các thanh thiếu niên Cơ đốc có thể bị chối bỏ vì lối sống đạo đức và thanh sạch.
E. Có thể lẫn tránh sự bắt bớ (3 bước).
1. Thứ nhất, tán thành đạo đức của người thế gian. Chỉ “sống và để cho sống”. Đừng phản đối ai. Đừng làm bộ đoan trang kiểu cách hay một kẻ phá đám. Cứ “tỉnh bơ đi”.
2. Thứ hai, chấp nhận các tiêu chuẩn của thế gian. Hãy đi xem phim, xem các chương trình TV, đọc các thứ sách báo. Cười đùa với kẻ ăn nói tục tỉu, khoái ngồi lê đôi mách. Không bao lâu thì bạn sẽ sống giống y như họ thôi.
3. Thứ ba, hãy tự xét mình xem coi bạn có thực sự có đức tin chưa!?!
4. Chúa Jêsus rất quan tâm đến sự trung tín.
a. Ngài đã phán trong Luca 9.26: “Vì nếu ai hổ thẹn về ta và lời ta, thì Con người sẽ hổ thẹn về họ, khi Ngài ngự trong sự vinh hiển của mình”.
b. Trong Luca 6.26, Ngài phán: “Khốn cho các ngươi, khi mọi người sẽ khen các ngươi, vì tổ phụ họ cũng xử với các tiên tri giả như vậy!”.
F. Bắt bớ xảy đến ít nhất là ba hình thức.
1. Thứ nhất, có TẤN CÔNG VỀ MẶT THUỘC THỂ. Chữ “bắt bớ” ra từ chữ dioko là chữ có quan niệm truy lùng hay đuổi bắt. Vì cớ đó bắt bớ về mặt thuộc thể có nghĩa là quấy rối và ngược đãi.
a. Tất cả các phước lành khác phải làm với những đức tính bề trong, phước lành nầy nói tới các kết quả của việc thể hiện ra những thái độ đó.
b. Tại sao Cơ đốc nhân lại bằng lòng đối diện với sự bắt bớ về mặt thuộc thể? Câu 10 chép: “vì cớ sự công bình”. Chúng ta phải bằng lòng đối diện với sự bắt bớ.
c. Trong thời kỳ Hội thánh đầu tiên, người ta bị ném đá, bị trét dầu hắc lên người, rồi bị đem làm đuốc sống, bị đốt cháy, bị làm thịt cho sư tử ăn, bị giết rồi bị ném cho chó sói ăn.
d. Thường thì quan niệm truyền giáo của chúng ta có nghĩa là chúng ta làm bạn với người nào đó để chúng ta có thể “đưa lén” tin lành vào. Chúng ta không cần loại Cơ đốc nhân “lén lút”.
Một nhà lãnh đạo Cơ đốc ai cũng biết tiếng đang đi qua Ấn độ, người ta giới thiệu ông với một cô gái nô lệ, cô nầy là chứng nhân cho Chúa. Do cô ta bền đỗ làm chứng cho nhiều người biết tới Chúa Jêsus và tình yêu của Ngài, cô ta đã đem nhiều người về với Đấng Christ. Khi ông nầy gặp mặt cô ta, ông nhìn thấy mặt, cổ và hai cánh tay của cô ta đầy những vết sẹo thật là xấu xí. Cô ta đã lãnh lấy nhiều lần đánh đập vì sự trung tín làm chứng của cô. Ông liền hỏi: “Nầy con, sao con lại mang lấy sự hung ác như thế nầy?”. Cô ta đáp: “Bộ ông không vui sao khi ông chịu khổ cho Đấng Christ, thưa ông?”. Ông đã nhận ra sự bắt bớ của chính mình là quá nhẹ nhàng. Chúng ta có bằng lòng đối diện với bắt bớ về mặt thuộc thể không?
2. Thứ hai, có sự SỈ NHỤC BẰNG LỜI NÓI. Người ta sẽ “lấy mọi điều dữ nói vu cho các ngươi”. Chúng ta sẽ bị chửi rủa và mắng nhiếc.
a. Chúa Jêsus bị đánh đập và bị khạc nhổ nơi mặt. Tên lính yêu cầu Ngài phải “nói tiên tri” (Mathiơ 27.67-68). Người ta “đã lắc đầu” và chế báng Ngài khi Ngài bị treo trên cây thập tự. Có người nói: “Hắn đã cứu kẻ khác; mà cứu mình không được” (Mác 15.29-31).
b. Phaolô đã nói với người thành Côrinhtô: “Vì chưng Đức Chúa Trời dường đã phơi chúng tôi là các sứ đồ ra, giống như tù phải tội chết, làm trò cho thế gian, thiên sứ, loài người cùng xem vậy”.
c. Có bao giờ bạn bị lăng mạ vì đã đem lòng tin đặt nơi Đấng Christ chưa?
d. Khi bạn bị lăng mạ vì cớ đức tin của mình, hãy vững lòng, bạn đang đi đúng hướng rồi đó!
3. Thứ ba, có sự VU CÁO. Trong câu 11, Chúa Jêsus nói người ta sẽ “lấy điều dữ nói vu cho các ngươi”.
a. Có nghĩa là những điều người ta nói về chúng ta sau lưng chúng ta. Người ta đã nói về Chúa Jêsus: “Kìa, là người ham ăn mê uống, bạn bè với người thâu thuế cùng kẻ xấu nết” (Mathiơ 11.19).
b. Thật là thú vị khi người ta sẽ nói “vu” cho chúng ta, nhưng Chúa Jêsus gọi chúng ta là “có phước”. Arthur Pink viết: “Đây là minh chứng mạnh mẽ về sự đồi bại của con người vì những lời rủa sả của con người và phước hạnh của Đấng Christ sẽ gặp nhau trên chính một người”.
c. Khi người ta lấy điều dữ nói vu cho bạn vì cớ đức tin của bạn, hãy vững lòng! Bạn đang đi đúng hướng rồi đấy!
d. Hãy nhận lấy sự can đảm từ các phân đoạn Kinh Thánh như: I Phierơ 3.13-18; 4.12-14, 16, 19; Giăng 15.18-21.
II. BẮT BỚ ĐEM LẠI PHẦN THƯỞNG.
A. Câu 10 và câu 11 nói rằng chúng ta được “phước” vì cớ sự bắt bớ. Đây là phước lành duy nhất với hai phước hạnh. Dường như chúng ta được phước bằng hai khi chúng ta hứng chịu sự bắt bớ.
1. Đức Chúa Trời chúc phước cho Đaniên trong hang sư tử.
2. Đức Chúa Trời chúc phước cho Phaolô và Sila trong nhà ngục của người thành Philíp.
B. Câu 10 nói rằng “nước thiên đàng” thuộc về chúng ta.
1. Thứ nhất, đây là một SỰ BẢO ĐẢM chúng ta được cứu. Chỉ có những người nào thực sự được cứu mới chịu đứng lên chống cự lại sự bắt bớ.
2. Thứ hai, điều nầy có ý nói tới SỰ CAI TRỊ TRONG THỜI KỲ THIÊN HI NIÊN. Khải huyền 20.4 nói rằng các tín đồ trung tín “được sống và trị vì với Đấng Christ trong một ngàn năm”.
3. Thứ ba, điều nầy có ý nói tới CÁC PHẦN THƯỞNG ĐỜI ĐỜI. Khi Chúa Jêsus chuẩn bị rời khỏi các môn đồ Ngài, họ rất sợ hãi. Họ không biết điều chi sẽ xảy đến cho họ. Chúa Jêsus phán: “Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó” (Giăng 14.1-3).
III. BẮT BỚ TẠO RA SỰ VUI MỪNG.
A. Chúng ta sẽ có thái độ gì khi chúng ta đối diện với sự bắt bớ? Chúa Jêsus phán: “Hãy vui vẻ, và nức lòng mừng rỡ”.
1. “Vui vẻ” là điều mà một người đương nhiên có khi người nghe giảng tin lành. Bạn có một sự tấn tới, thể xác bạn tươi tắn, bạn đang hướng về quê hương mới, bạn trải qua kỳ thi sau cùng… Khi một người đối diện với sự bắt bớ, người ấy sẽ nhận lãnh sự bắt bớ đó như các tin tức tốt lành vì người đang đi đúng hướng!
2. “Nức lòng mừng rỡ” có nghĩa là “quá mừng, nhảy múa với sự phấn khích”. Bắt bớ không những là các tin tức tốt lành, đó còn là lý do cho sự ca ngợi nữa. Đó là lý do để nhảy múa và reo hò!?!
B. Nghe có kỳ cục không? Tại sao người ta lại ca ngợi khi họ đối diện với sự nói xấu, nói vu, hay đánh đập? Chúa Jêsus đưa ra hai lý do:
1. Thứ nhất, Ngài phán: “phần thưởng các ngươi trên trời rất lớn”.
a. Cuộc sống trên đất của chúng ta ngắn ngủi, nhưng trên trời thì là đời đời (Mathiơ 6.19-20).
b. Bạn thắc mắc: “Chúng ta sẽ hầu việc Chúa để nhận được nhiều phần thưởng sao? Há chúng ta chẳng hầu việc Ngài vì chúng ta kính sợ Ngài sao?”. Đúng là đúng đấy!
c. Hêbơrơ 12.2 nói về Chúa Jêsus: “là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời”. Chúa Jêsus yêu thương chúng ta, nhưng Ngài đã gánh lấy thập tự giá cùng nỗi xấu hổ bằng cách nhớ tới các phần thưởng đang chờ đợi Ngài ở bên hữu của Đức Chúa Trời.
2. Thứ hai, chúng ta vui mừng vì “họ cũng bắt bớ các tiên tri trước các ngươi”.
a. Khi chúng ta bị bắt bớ, chúng ta đang ở trong cộng đồng xứng đáng. Chúng ta đứng vào hàng những người nam và nữ tin kính.
b. Hêbơrơ 11.36-38 nói họ “chịu nhạo cười, roi vọt, lại cũng chịu xiềng xích lao tù nữa. Họ đã bị ném đá, tra tấn, cưa xẻ; bị giết bằng lưỡi gươm; lưu lạc rày đây mai đó, mặc những da chiên da dê, bị thiếu thốn mọi đường, bị hà hiếp, ngược đãi, thế gian không xứng đáng cho họ ở, phải lưu lạc trong đồng vắng, trên núi, trong hang, trong những hầm dưới đất”.
c. Khi chúng ta bị bắt bớ, chúng ta đi chung đường với hàng tiên tri, chúng ta trở nên những người nam và nữ “thế gian không xứng đáng cho họ ở”.
IV. MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ SỰ BẮT BỚ.
A. MONG ĐƯỢC BẮT BỚ. Nếu bạn chưa bị bắt bớ, bạn đang lạc đừơng rồi. chúng ta bị bắt bớ vì chúng ta đối diện thay vì thoả hiệp.
B. HÃY NHỚ, ĐỨC CHÚA TRỜI CHÚC PHƯỚC CHO KẺ BỊ BẮT BỚ. Hãy chịu treo ở đó. Hãy tin cậy Chúa và nương vào sự nhơn từ của Ngài. Hãy trở thành một Đaniên.
C. HÃY NHẬN BIẾT CÁC PHẦN THƯỞNG LÀ XỨNG ĐÁNG CHO KẺ CHỊU BẮT BỚ.
Có một Cơ đốc nhân làm mất lòng vua cũng như nhiều cấp lãnh đạo tôn giáo. Nhà vua đe doạ trục xuất ông nếu ông không chịu ngưng giảng đạo. Ông đáp: “Thưa vua, vua không thể trục xuất tôi, vì thế gian là nhà của Cha tôi”. Nhà vua nói rằng ông sẽ cho sung công hết mọi tài sản của nhà truyền đạo nầy. Cơ đốc nhân kia đáp: “Thưa vua, vua không thể sung công tài sản của tôi vì tài sản của tôi chất chứa ở trên trời”. Nhà vua nói rằng ông sẽ đưa nhà truyền đạo ra đồng vắng lánh xa hết các bạn hữu. Cơ đốc nhân kia đáp ngay: “Thưa vua, vua không thể đem tôi đi đâu xa khỏi Thiết Hữu cao cả nhất của tôi vì Ngài đang sống trong tôi”. Sau cùng nhà vua nói ông sẽ giết nhà truyền đạo. Cơ đốc nhân ấy đáp: “Vua có thể cất lấy hơi thở của tôi nhưng vua không thể cất lấy sự sống của tôi, vì sự sống ấy giấu với Đức Chúa Trời trong Đấng Christ”.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét