Thứ Tư, 7 tháng 4, 2010

ĐỔI MỚI VỀ MẶT THUỘC LINH



Buồn thảm đổi thành đắc thắng! Chúng ta thích đọc những câu chuyện nói về người bị ném vào những cảnh ngộ mà họ không thể chống chọi được, khiến cho họ phải đạt tới một điểm đắc thắng. Điều nầy khiến cho tấm lòng chúng ta cảm thấy thoả mãn.
Nhưng còn về đời sống chúng ta thì sao? Buồn thảm đổi thành đắc thắng . . . nghe thì hay lắm, nhưng có ai kinh nghiệm như thế chưa? Đối với nhiều người, bị kẹt ở giữa hoàn cảnh đó thì mới là vấn đề! Cuộc sống chẳng phải là buồn thảm ở điểm nầy, nhưng tại chỗ ấy cuộc sống ấy cũng chẳng phải là đắc thắng nữa! Chúng ta sống đời sống của chúng ta bằng luật "xoay sở để sống còn".
Rutơ, ở một thời điểm trong đời sống của nàng, nỗi buồn thảm được vơi đi sau khi chồng qua đời một thời gian. Nàng là một người Môáp và đã lấy một người Do thái làm chồng, còn sống đó với một ít hy vọng có điều gì tốt đẹp sẽ đến từ mọi cảnh ngộ của nàng. Cha chồng của nàng cũng đã qua đời, để mẹ chồng cô độc nàng ở lại với nàng. Hai người sẽ làm được gì nào?
Từ hàng đống đổ nát và buồn thảm, Đức Chúa Trời đã bắt đầu thực thi một công việc biến đổi hầu đem lại sự đắc thắng trong đời sống của họ. Câu chuyện khẳng định lẽ thật đã an bài rồi (hôm qua, ngày nay và ngày mai), nghĩa là Đức Chúa Trời có quyền. Đức Chúa Trời có quyền nắm lấy mọi điều sầu thảm trong đời sống chúng ta rồi biến đổi chúng thành những sự đắc thắng.
Hôm nay, chúng ta tiếp tục bước vào sự đổi mới thuộc linh khi chúng ta xét qua cách sử dụng chiếc chìa khoá biến đổi.
..Roma 8.18-29
Sự biến đổi: hay là biến thái . . . là một sự thay đổi từ bên trong.
Đức Chúa Trời có một mục tiêu cho mỗi đời sống chúng ta được đầy dẫy với công tác có tính cách biến đổi mà Ngài đã dự trù. Từ bên trong ra bên ngoài, Đức Chúa Trời đang vận hành để khiến chúng ta suy nghĩ, sinh sống và ra giống như Đức Chúa Giêxu Christ Con của Ngài.
Roma 8.29: “Vì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em”.
II Côrinhtô 3.18: “Chúng ta ai nấy đều để mặt trần mà nhìn xem vinh hiển Chúa như trong gương, thì hóa nên cũng một ảnh tượng Ngài, từ vinh hiển qua vinh hiển, như bởi Chúa, là Thánh Linh”.
Con người có thể biến đổi chúng ta ra giống theo hình dáng của họ, nhưng chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể biến đổi tấm lòng, Ngài khiến cho người tin Chúa ra giống và hành động y như Chúa Giêxu. Nhìn biết công việc của Đức Chúa Trời vì ích cho chúng ta, chúng ta có thể tin cậy Ngài trong bất kỳ cảnh ngộ nào chúng ta thấy mình đang ở trong đó. Sự biến đổi khiến cho chúng ta biết khẳng định lẽ thật Đức Chúa Trời đang hiệp mọi sự vì ích cho chúng ta. Từ sầu thảm đổi thành đắc thắng, chúng ta có thể nói:
Roma 8.28: “Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định”.
Phaolô trong Roma 8, các câu 18-28 nói về những nỗi khổ trong đời nầy và làm thể nào chúng ta có được sự biến đổi ở ngay giữa vòng chúng, ấy là nhờ đức tin, sự trông cậy và tình yêu thương.
1. Sự biến đổi đức tin . . . câu18
Roma 8.18: “Vả, tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta”.
Phaolô đã đưa ra sự so sánh các nổi đau khổ với sự vinh hiển hầu đến bằng cách nào? Bởi đức tin!
Làm sao Phaolô biết về sự vinh hiển sẽ bày ra trong chúng ta? Bởi đức tin!
Đau khổ là chắc chắn có trong đời nầy.
Giăng 16.33: "Ta đã bảo các ngươi những điều đó, hầu cho các ngươi có lòng bình yên trong ta. Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi!”
1 Giăng 5.4: “vì hễ sự gì sanh bởi Đức Chúa Trời, thì thắng hơn thế gian; và sự thắng hơn thế gian, ấy là đức tin của chúng ta”.
Nan đề của chúng ta là suy nghĩ không đúng về Đức Chúa Trời.
Chúng ta muốn Đức Chúa Trời cứu chữa mọi cảnh ngộ của chúng ta, chớ không phải cứu chữa đời sống của chúng ta!
Đức Chúa Trời không phải là nhân vật có trách nhiệm trông chừng vũ trụ phải lo dọn dẹp những mớ lộn xộn của chúng ta.
Khi Ngài không dọn dẹp mọi cảnh ngộ của chúng ta, chúng ta trở nên kiêu căng trong nổ lực dọn dẹp chính đời sống của chúng ta.
Sự kiêu ngạo giữ chúng ta không có thứ đức tin biến đổi ấy.
Habacúc 2.4: “Nầy, lòng người kiêu ngạo, không có sự ngay thẳng trong nó; song người công bình thì sống bởi đức tin mình”.
Đức tin là đôi mắt thuộc linh nhìn thấy Đức Chúa Trời đang hành động ở giữa nỗi đau khổ, đem phước hạnh đến cho chúng ta và sự vinh hiển của Ngài.
Đức tin là niềm tin cho rằng Đức Chúa Trời đang hành động để làm biến đổi người tin, chớ không phải chỉ có hoàn cảnh (Hêbơrơ 11.36-39).
Hêbơrơ 11.36-39: “Có kẻ khác chịu nhạo cười, roi vọt, lại cũng chịu xiềng xích, lao tù nữa. Họ đã bị ném đá, tra tấn, cưa xẻ; bị giết bằng lưỡi gươm; lưu lạc rày đây mai đó, mặc những da chiên da dê, bị thiếu thốn mọi đường, bị hà hiếp, ngược đãi, thế gian không xứng đáng cho họ ở, phải lưu lạc trong đồng vắng, trên núi trong hang, trong những hầm dưới đất. Hết thảy những người đó dầu nhơn đức tin đã được chứng tốt, song chưa hề nhận lãnh điều đã được hứa cho mình”.
"Đây là chỗ mà đức tin được thử nghiệm. Có khi họ có sự đắc thắng, có lúc họ không. Có khi đức tin của họ cứu họ ra khỏi sự chết; có lúc nó đem lại sự chết. Không thành vấn đề. Họ vốn biết rõ Đức Chúa Trời có điều chi đó tốt đẹp hơn!" -- John MacArther.
Cuộc sống đầy dẫy với bằng chứng của đức tin chớ không phải bằng chứng theo hoàn cảnh.
Không có đức tin chúng ta phạm tội trong mọi hoàn cảnh của chúng ta và từ chối công tác làm biến đổi của Đức Chúa Trời (Roma 14.23).
Sự biến đổi đến bằng con đường đức tin.
Hêbơrơ 11.1: Đức tin là gì? Đức tin là sự bảo đảm chắc rằng những gì chúng ta trông mong sẽ xảy ra. Đức tin là bằng cớ của những điều chúng ta chẳng xem thấy” (Theo môt bản dịch Kinh thánh Anh ngữ).
2. Sự biến đổi của lòng trông cậy…các câu 24-25
Roma 8.24-25: “Vì chúng ta được cứu trong sự trông cậy, nhưng khi người ta đã thấy điều mình trông cậy rồi, ấy không phải là trông nữa: mình thấy rồi, sao còn trông làm chi? Song nếu chúng ta trông điều mình không thấy, ấy là chúng ta chờ đợi điều đó cách nhịn nhục”.
Làm con nuôi (câu 23) đem lại một đời sống được biến đổi.
Sự than thở của chúng ta không phải là rên rỉ.
Chúng ta than thở về tội lỗi của chúng ta và khát khao mục tiêu có chủ định của Đức Chúa Trời.
Hy vọng mọi hoàn cảnh của chúng ta thay đổi…không phải là hy vọng thực tế.
Trông cậy nơi Đức Chúa Trời về những điều Ngài đã, đang và sẽ làm…đó là hy vọng thực tế!
Ca thương 3.24: "Hồn ta nói: Đức Giêhôva là cơ nghiệp ta, nên ta để lòng trông cậy nơi Ngài”.
Trông cậy là trông mong Đức Chúa Trời hành động vì ích cho chúng ta, vì cớ mục tiêu có chủ định của Ngài.
Trông cậy về gia đình chúng ta...về con cái (Giêrêmi 31.17).
Giêrêmi 31.17: “Đức Giêhôva phán: Sẽ có sự trông mong cho kỳ sau rốt của ngươi; con cái ngươi sẽ trở về bờ cõi mình”.
Hãy đặt lòng trông cậy của bạn nơi Lời của Đức Chúa Trời (Thi thiên 119.114).
Hãy sốt sắng chờ đợi đối với những điều bạn không thể nhìn thấy ngay thời điểm nầy! Tay của Đức Chúa Trời đang ở gần!
Thi thiên 43.5: “Hỡi linh hồn ta, cớ sao ngươi sờn ngã và bồn chồn trong mình ta? Hãy trông cậy nơi Đức Chúa Trời; ta sẽ còn ngợi khen Ngài nữa: Ngài là sự cứu rỗi của mặt ta, và là Đức Chúa Trời ta”.
3. Sự biến đổi của tình yêu thương…các câu 26-28
Roma 8.26-28: “Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy. Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định”.
(Hết thảy) chúng ta đều có tâm trí yếu đuối.
Trong những nỗi yếu đuối của chúng ta, Đức Chúa Trời thật là mạnh mẽ!
II Côrinhtô 12.10: “Cho nên tôi vì Đấng Christ mà đành chịu trong sự yếu đuối, nhuốc nha, túng ngặt, bắt bớ, khốn khó; vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ”.
Trong giờ phút yếu đuối nhất của chúng ta, Đức Chúa Trời nhờ Đức Thánh Linh giúp đỡ chúng ta.
Rối rắm quá không thể cầu nguyện được…Đức Thánh Linh cầu thay cho chúng ta (than thở = thở dài)
Đức Thánh Linh đang cầu nguyện theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
I Côrinhtô 13.13: “Nên bây giờ còn có ba điều nầy: đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương”.
Có lẽ tình yêu thương là quan trọng nhất trong ba điều nầy, vì khi chúng ta kính sợ Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ đặt đức tin, sự trông cậy của chúng ta nơi Ngài, vô luận có điều chi xảy đến trên đường lối của chúng ta.
Đức tin và sự trông cậy khiến cho chúng ta tin cậy Đức Chúa Trời hành động trong bất kỳ và trong mọi trạng huống vì chúng ta kính sợ Ngài.
"Người tin Chúa luôn tán thưởng thuộc tánh thông thạo của Đức Chúa Trời về đời sống chúng ta Thậm chí khi có những lúc quá tối tăm, ảm đạm, họ 'biết' Đức Chúa Trời đang hiệp mọi sự lại với nhau làm ích cho chúng ta ra giống với Con của Ngài trong cõi đời đời " -- D. Stuart Briscoe
Kỹ nguyên yêu thương của Đức Chúa Trời là kỹ nguyên xây dựng!
Chúng ta kính sợ Đức Chúa Trời vì hình ảnh Ngài đang biến đổi chúng ta phải trở thành...theo ảnh tượng của Con Ngài.
I Côrinhtô 13.7-8a: “Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự. Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ”.
Phần kết luận:
Câu chuyện nói về Rutơ không phải là câu chuyện nói tới chiếc giày thuỷ tinh và thời điểm nửa đêm của Cô Bé Lọ Lem (Cinderella) đâu! Đây là một câu chuyện có thật nói tới sự đổi mới thuộc linh theo phương thức biến đổi. Đức Chúa Trời đã biến đổi các hoàn cảnh đau thương và khó khăn thành phước hạnh khi Rutơ đem lòng tin cậy đặt nơi Ngài.
Rutơ 1.16: “Rutơ thưa rằng: Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ; vì mẹ đi đâu, tôi sẽ đi đó; mẹ ở nơi nào, tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ, tức là dân sự của tôi; Đức Chúa Trời của mẹ, tức là Đức Chúa Trời của tôi”.
Đức tin được biến đổi…đi theo…mẹ đi đâu, tôi sẽ đi đó
Sự trông cậy được biến đổi…Đấng cứu chuộc…mẹ ở nơi nào, tôi sẽ ở nơi đó
Tình yêu thương được biến đổi…Đấng tiếp trợ…Đức Chúa Trời của mẹ, tức là Đức Chúa Trời của tôi
Vì cớ Rutơ, Đức Chúa Trời tiếp tục công tác biến đổi của Ngài…Rutơ đã có một con trai đặt tên là Ôbết, con của Ôbết là Giesê, và con của Giesê là David và qua ông Đấng cứu chuộc Đấng Mêsi sẽ ra đời có tên là Giêxu.
Đức Chúa Trời luôn luôn dự trù mang lại cho chúng ta ơn phước và vinh hiển cho Ngài trong mọi hoàn cảnh cuộc sống của chúng ta. Từ đau khổ đổi thành đắc thắng, Đức Chúa Trời đang vận hành công tác biến đổi của Ngài trong chúng ta.
Tôi muốn đọc cho bạn nghe một bức thư email tôi đã nhận được tuần qua từ Cathy Cooley, mẹ của Chris Cooley. Chris bạn sẽ nhớ nó mới được 7 tuổi, nó đang vật vã với chứng ung thư trong mấy năm gần đây. Nó và gia đình nó là một câu chuyện nói tới công tác biến đổi của Đức Chúa Trời.
Một câu chuyện nói tới sự biến đổi của Đức Chúa Trời:
Sau cùng chúng tôi đã rời khỏi Nữu ước vào ngày 20 tháng Tư. Họ đã làm xét nghiệm cho Christopher vào tuần qua và vào ngày thứ Hai sau đó, 3 tháng Năm, nó bắt đầu trị liệu theo phương thức kháng thể. Một trong những tác dụng của phương thức kháng thể nầy là nỗi đau đớn cực độ vì vậy họ đã cho đứa trẻ dùng thuốc an thần để giúp chúng trải qua cách trị liệu. Sau khi Christopher đã hoàn tất xong việc truyền dịch kháng thể, chúng tôi đã trải qua một thời gian khó khăn mới rời khỏi đó được (phép trị liệu hết thảy đều được thực thi trong bịnh viện, tối bạn phải về và sáng hôm sau lại đến). Sau khoảng một giờ Christopher bị cho hoãn hô hấp và phải ngừng thở. Đây quả là giờ phút tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi! Họ phát một bộ đồ màu xanh và thân thể tôi chết lặng đi khi họ cố gắng dời tôi ra khỏi giường. Họ đặt tôi lên mấy cái giường, và mọi sự tôi có thể nhìn thấy là hai bàn chân của nó và người ta nói rằng nó sẽ không sống được nữa. Tim không chịu rời khỏi đó (anh không chịu ra khỏi chỗ để họ bước vào). Họ cố gắng lo liệu cho nó, nhưng máy hút chất nhớt trong mũi không chạy và họ không thể làm chi khác hơn được trong tình thế đó! Sau những gì dường như là cõi đời đời Christopher đã khởi sự thở lại. Cho phép tôi thuật cho bạn biết Chúa đã ở với nó suốt phương thức chạy chữa nầy!!! Các bác sĩ đều lấy làm ngạc nhiên khi thấy nó thở lại và trả lời mọi câu hỏi của họ! Họ đã làm cho nó được ổn định trở lại, một xe cứu thương đưa nó vào Bịnh viện Nữu ước, ở đó nó đã ở 2 đêm để chạy chữa ICU. Khi họ đưa nó ra khỏi đó, nó phải qua đêm kế tại Trung Tâm Ung Bướu Memorial Sloan Kettering rồi nó được đưa trở lại Ronald McDonald House vào ngày thứ Năm.
Trong khi nó ở đó và qua ngày thứ Sáu, họ đã làm đủ mọi thứ xét nghiệm cố tìm cho ra nguyên nhân cho sự kiện nó đã ngừng thở, trừ một việc duy nhất hết thảy họ đã nhất trí với sự thật họ đã cho nó dùng liều thuốc gây đau đớn. Đó là một liều thuốc mạnh đối với họ, nó phải nuốt vì chúng tôi đã cố gắng nói cho họ biết khi họ đưa thuốc ra là nó rất sợ uống thuốc. Không cứ cách nào, họ quyết định khởi sự cách trị liệu kháng thể một lần nữa vào tuần sau.
Trong lúc đó, tuần lễ của chúng tôi đã kết thúc và chúng tôi có một số chương trình LỚN phải đi đến FAO Schwartz vào ngày thứ Bảy và ăn mừng sự hồi phục của Christopher, nhưng một lần nữa Chúa nhơn từ đã có những chương trình khác cho chúng tôi. Khoảng 3 giờ sáng thứ Bảy nước bị cúp và hết thảy chúng tôi phải tranh thủ để đưa cháu đến bịnh viện! Họ rất tốt bụng, họ đã dọn phòng chờ cho Christopher, rồi dọn phòng cho chúng tôi nhưng nó không ở trong phòng đó lâu, nó muốn được ở với chúng tôi. Thế cũng được thôi, vì tôi không trực tiếp lao động. Cuối cùng, chúng tôi đã tìm gặp bác của nó là David đến thăm ở Long Island, ông ấy vừa mới đến và nhận lãnh Christopher, họ đã chờ đợi cho tới 3 giờ15 chiều, khi chúng tôi trở lại bịnh viện để gặp Ian Alexander Cooley, một đặc ân đến từ thiên đàng! Thời điểm quả là tuyệt vời, nó vực dậy tinh thần của mọi người và đúng là một ân tứ tuyệt diệu vào cuối tuần lễ kinh khiếp đó!
Tuần lễ sau họ khởi sự trị liệu kháng thể cho Christopher một lần nữa, họ sử dụng một loại thuốc gây đau đớn khác và một lần nữa, nó gặp phải một số nan đề, bịnh viện cũng nhận thấy như thế, lần nầy ở tại Sloan, tuy không tệ hại lắm, nhưng vẫn gây không ít lo sợ, chúng tôi đều sợ họ không tiếp tục phần trị liệu cho nó. Sau khi một số y bác sĩ chẫn đoán cho nó xong và một buổi hội chẫn trong phòng họp, họ đã quyết định tiếp tục mà không cần thuốc gây đau đớn kia nữa. (Nó đã nhận 1/4 liều 1 lần so với 6 liều mà họ đã khởi sự). Điều nầy cho thấy rằng Christopher phải chịu đựng nỗi đau đớn trên thể xác của nó. Ngay lập tức chúng tôi bắt đầu thấy có những việc làm cho nó bối rối là bao lâu chúng tôi và Christopher sẽ mạnh khoẻ đây!?! Các bác sĩ và y tá, hết thảy đều giữ đúng việc theo dõi và quan tâm đến nó, họ nói WOW!!! Đúng là một đứa bé khoẻ mạnh!!!! Nó tiếp tục nhận mọi cách trị liệu cho mình với khả năng đối phó đáng ngạc nhiên như vầy. Nó đã gây cảm hứng cho chúng tôi.
Tôi để mấy đứa con lại với nỗi lo sợ ở New York trong một tuần lễ tại nhà riêng, Ian và tôi đã về tới nhà vào ngày thứ Bảy 15 tháng 5 đúng lúc Aubrey phải đi dự biểu diễn múa. Ai nấy trong quí vị quen Aubrey đều biết rằng đây là một VIỆC LỚN mà Aubrey đã chờ đợi suốt cả năm và rất khó xử cho chúng tôi nếu như không có mặt ở đây! Nó phấn khích lắm, vì muốn chúng tôi có mặt, thực sự nó ghét việc Ian ra đời ở Nữu ước và nó không được đưa đến đó!
Tim và Christopher đã trở về nhà vào ngày thứ Bảy 22 tháng 5. Christopher đã bước đi rất khó nhọc từ thời điểm đó. Ngay lập tức, nó khởi sự chơi bóng chày (mùa bóng đã bắt đầu khi chúng tôi ra đi) và họ đã có một bài viết về nó.
Tôi biết đây là một thông tin mới cập nhật và có nhiều điều tôi muốn chia sẻ nhưng tôi không muốn dành hết phần của quí vị đâu! Tôi muốn nói rằng qua mọi sự nầy Đức Chúa Trời đã quan tâm đến chúng tôi. Chúng tôi có một nhà thờ ở New York mà chúng tôi đến nhóm lại, họ xem chúng tôi như trong gia đình và thực sự quan tâm đến chúng tôi. Họ đến thăm viếng và dẫn theo mấy đứa bạn của Christopher đến chơi và có những món quà cho nó, khi Ian ra đời họ đã lo liệu mọi sự! Họ đem đến cho chúng tôi đủ thứ quần áo trẻ con, tả lót, xe đẩy em bé, v.v... và họ đến đưa tôi đi bịnh viện rồi đưa tôi về lại Ronald McDonald House và họ tiếp tục là bạn bè của chúng tôi. Có nhiều câu chuyện tôi có thể chia sẻ với quí vị về sự đồng đi của Đức Chúa Trời với Christopher, đối với tôi, nó là một ngọn đèn chiếu sáng chỉ ra đủ hạng người! (email Cathy, Tim & Chris Cooley @ mailto:%20mocooley@ipa.net)
Roma 8.28: “Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định”.
Amen!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét