Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

Mathiơ 12.33-37: "Sự làm chứng của cái lưỡi"


MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Sự làm chứng của cái lưỡi
Mathiơ 12.33-37
1. Câu chuyện kể về ba vị Mục sư, họ cùng nhau đi câu cá trong hoang vắng phía Bắc Canada. Trong khi họ ở đó, họ làm quen với nhau và bắt đầu nói về những tư tưởng tận đáy lòng của họ. Một người xưng rằng ông đã vật vã với sự thành thật và đã phạm phải tội xén bớt tiền bạc từ ngân sách của Hội Thánh của mình. Sau khi đưa ra lời xưng tội đáng giật mình nầy, ông đã khuyến khích hai người kia xưng ra tội lỗi của họ. Vị Mục sư thứ hai xưng rằng ông đã vật vã với tội lỗi về tình dục và đã phạm tội tà dâm với vài phụ nữ trong khi thi hành chức vụ của mình. Vị Mục sư thứ ba thì giữ im lặng trong một lúc lâu. Sau cùng khi bị thúc đẩy bởi hai người đồng sự, ông mới tỏ bày ra các điểm yếu của mình, ông nói: "Anh em ơi, tôi không nghĩ anh em muốn biết những điểm yếu của tôi, nhưng khi anh em cố quyết, tôi sẽ nói cho anh em biết. Tôi chỉ thích ngồi lê đôi mách, và tôi không muốn về nhà".
2. Trong tất cả tội lỗi mà người ta đã phạm phải, tội thông dụng nhất là tội lỗi của cái lưỡi.
A. Giacơ 3.8 chép: "nhưng cái lưỡi, không ai trị phục được nó; ấy là một vật dữ người ta không thể hãm dẹp được: đầy dẫy những chất độc giết chết”.
B. Giacơ 3.2 chép: "Chúng ta thảy đều vấp phạm nhiều cách lắm. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn vẹn, hay hãm cầm cả mình".
3. Cần phải tính rằng một người trung bình phải trò chuyện 30 lần trong ngày. Mỗi ngày lời nói của người ấy có thể đóng thành một quyển sách dày khoảng 50-60 trang. Mỗi năm lời nói của người ấy có thể chứa trong hơn 100 quyển sách, mỗi quyển dày 200 trang. Cho nên chẳng có gì là lạ hết khi nói chúng ta phạm tội trong lời nói. Chúng ta sử dụng lời nói quá nhiều.
4. Tuần qua chúng ta đã học biết người Pharisi vu cáo Chúa Giêxu bằng cách nói: "Người nầy chỉ nhờ Bê-ên-xê-bun là chúa quỉ mà trừ quỉ đó thôi" (câu 24). Sau khi chỉ ra lời vu cáo của họ lố bịch là dường nào, Chúa Giêxu đã chỉ ra họ đã phạm thượng đối với Đức Thánh Linh bằng cách từ chối không chịu tin nơi Ngài mặc dù có chứng cớ rõ ràng Ngài đã và đang là Con của Đức Chúa Trời.
5. Trong phân đoạn nầy, Chúa Giêxu cho chúng ta thấy thể nào cái lưỡi tỏ ra những điều chất chứa trong tấm lòng và mối tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời Toàn Năng.
I. Thí dụ về cây (câu 33).
A. Chúa Giêxu gọi người Pharisi là "bịa" trong lý trí của họ.
1. Khi Chúa Giêxu phán: "Hoặc cho...", từ ngữ "make" (cho) có nghĩa là "xem xét, đánh giá, hay phán đoán". Chúng ta dùng chính từ nầy khi chúng ta nói: "Make up your mind" (hãy quyết định đi).
2. Chúa Giêxu đang phán: "Hãy quyết định về ta đi. Hoặc cho là ta tốt và công việc của ta làm là tốt, hoặc cho là ta xấu và công việc của ta làm là xấu".
B. Chúa Giêxu dạy rằng bởi lời nói và việc làm thì biết được người ta.
1. Chúa Giêxu phán: "Hoặc cho là cây tốt thì trái cũng tốt, hoặc cho là cây xấu thì trái cũng xấu”. Ngài tiếp tục phán: “vì xem trái thì biết cây”
2. Chúa Giêxu đã sử dụng chính thí dụ nầy trong Bài Giảng Trên Núi của Ngài ở 7.17 ở đó Ngài phán như sau: "Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt; nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu".
3. Cây táo sanh trái táo. Cây đào sanh trái đào. Cây sầu riêng sanh trái sầu riêng có gai nhọn. Quí vị không thấy cây sầu riêng sanh trái đẹp bao giờ. Quí vị cũng không thể thấy cây đào sanh trái có gai đâu!?!
4. Satan đã đưa tội lỗi vào trong thế gian. Từ tội lỗi đó xảy ra tật bịnh, sự chết, sự huỷ diệt và quỉ ám. Chúa Giêxu đã đến trong thế gian chữa lành từng thứ bịnh tật, làm cho kẻ chết sống lại, và đuổi quỉ. Ngài mang theo một sứ điệp nói về đức tin và sự tha thứ. Thật là dại dột khi nói rằng Ngài đã làm công việc của mình bằng quyền phép của Satan khi Ngài tước đoạt công việc của Satan.
5. Những việc lành của Chúa Giêxu đều là bằng chứng khó tranh cãi về sự nhơn từ và quyền phép thiêng liêng của Ngài.
6. Cũng một thể ấy, người ta được nhận biết bởi trái của họ. Quí vị có thể nhìn thấy tánh tình bề trong của ai đó bởi đường lối họ đang sinh sống và lời lẽ mà họ đang nói ra.
II. Điều ác của tấm lòng (các câu 34-35).
A. Chúa Giêxu gọi người Pharisi là "dòng dõi rắn lục" (câu 34a).
1. Không những Chúa Giêxu sánh người Pharisi với một "cây" mà lại là cây "xấu", mà Ngài còn gọi họ là "dòng dõi rắn lục” nữa.
2. Trong 3.7, Giăng Báptít đã sử dụng phần mô tả nầy khi họ đến với ông để chịu phép báptêm. Về sau trong 23.33, Chúa Giêxu đã sử dụng phần nầy một lần nữa khi Ngài công bố một loạt "khốn thay" giáng trên họ vì sự dối trá của họ.
3. "Rắn lục" là một danh xưng dành cho loài rắn độc dữ đã tràn vào xứ Palestine. Chúng là loại độc dữ gây CHẾT CHÓC và phần lớn các nạn nhân của chúng đều ngã chết cách mau chóng. Chúng cũng là loài TRÁ HÌNH, trà trộn với cây cối. Một con rắn độc như thế đã cắn vị sứ đồ Phaolô trong Công vụ Các Sứ Đồ 28.3-6.
4. Một con rắn mẹ sẽ ôm ấp một số trứng và khi chúng nở ra, một "bầy" rắn nhỏ được thả vào trong thế gian.
5. Giống như một "dòng dõi rắn lục", người Pharisi đã rãi chất độc tôn giáo của họ về sự tuân giữ luật pháp và những lời truyền khẩu do con người lập ra. Mathiơ 23.15 chép: "Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! vì các ngươi đi khắp dưới nước trên bộ để khuyên một người vào đạo mình; và khi đã khuyên được rồi, thì các ngươi làm cho họ trở nên người địa ngục gấp hai các ngươi".
6. Mặc dù chúng ta được kêu gọi phải sống nhu mì, chúng ta cũng phải noi theo gương của Chúa chúng ta tỏ ra cho những kẻ xuyên tạc con đường cứu rỗi vì họ quả là loài “rắn lục” trá hình, gây chết chóc. Hầu hết hệ thống thờ lạy hình tượng đều có cơ sở của chúng nơi Cơ đốc giáo theo Kinh Thánh.
B. Tấm lòng gian ác của người Pharisi bị nhận ra là bởi lời nói của họ (câu 34b).
1. Chúa Giêxu hỏi: "làm sao các ngươi nói được sự tốt?" Bởi lời nói phạm thượng của họ, người Pharisi đã tỏ ra sự đồi bại của họ. Quả thực họ là "xấu" và mọi sự họ có thể "nói" cũng là "xấu" và tự mãn. Nếu họ chịu tìm kiếm điều “tốt” họ đã tiếp nhận Đấng Christ rồi.
2. Có lẽ sự nổi bật của tiểu đoạn nầy là câu nói: "Bởi vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra".
a. Trong Kinh Thánh, "lòng" là ngai của ý chí và sinh hoạt của tư tưởng. Tấm lòng tiêu biểu cho cá tánh bề trong của một người.
b. Chính do "sự đầy dẫy ở trong lòng" nên "miệng" mới “nói ra". Bất cứ điều chi lý trí quí vị định liệu, quí vị sẽ đặt thành lời bằng cái “miệng” của mình.
c. Êlihu, sau khi chờ một lúc lâu, ông đã nói với Gióp trong 32.18-20: "Vì tôi đã đầy dẫy lời nói, trí trong lòng tôi cảm giục tôi nói. Nầy, lòng tôi như rượu chưa khui, nó gần nứt ra như bầu rượu mới. Tôi sẽ nói và được nhẹ nhàng; Tôi sẽ mở môi miệng ra và đáp lời".
d. Châm ngôn 23.7 chép: "Vì hắn tưởng trong lòng thể nào, thì hắn quả thể ấy".
C. Chúng ta nói ra sự đầy dẫy của tấm lòng (câu 35).
1. Trong câu 35, Chúa Giêxu phán về "nơi chứa điều thiện" và "nơi chứa điều ác" của tấm “lòng".
2. "Nơi chứa” (Treasure) ra từ chữ Hy lạp thesauros, từ chữ nầy chúng ta có "thesaurus", nơi chứa lời nói. Ý nghĩa là nhà kho.
3. Tấm "lòng" là nơi chứa tư tưởng, những điều ham muốn, tình cảm và các thái độ. Người có “tấm lòng” đầy dẫy với ý tốt nói ra “những việc tốt". Người có “tấm lòng” đầy việc ác sẽ nói ra “điều ác”.
4. Trong Giacơ 3.11, ông hỏi: "Có lẽ nào một cái suối kia, đồng một mạch mà ra cả nước ngọt và nước đắng sao?"
III. Sự phán xét cái lưỡi (các câu 36-37).
A. Người ta sẽ bị phán xét bởi "từng lời hư không" (câu 36).
1. Vì lời nói của chúng ta đưa ra từng đánh giá chính xác của tấm lòng mình, chính vì lời nói của chúng ta mà chúng ta "sẽ khai ra" trong "ngày phán xét”.
2. Chúng ta không được cứu hay chịu phán xét bởi lời nói hay việc làm của chúng ta vì sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin nơi Đấng Christ mà thôi. Tuy nhiên, lời nói và việc làm của chúng ta là bằng chứng của đức tin chúng ta nơi Đấng Christ.
3. Trong "ngày phán xét", khi Đức Chúa Trời xem lại đời sống của những tín đồ thực, mối tương giao của họ với Ngài sẽ được minh chứng bằng lời nói và hành động của họ. Mặt khác, khi Ngài xem lại đời sống của những người không tin, vô luận là rất tôn giáo hay rất kỉnh kiền thể nào, lời nói và việc làm của họ sẽ minh chứng sự họ thiếu đi một mối tương giao với Đấng Christ.
4. Không những người ta sẽ “khai ra” vì "phạm thượng nghịch lại Đức Thánh Linh" , mà còn vì “mọi lời nói hư không” nữa.
5. "Hư không" ra từ chữ argos có nghĩa là "vô giá trị, trơ trẻn hay vô ích". Những lời nói "hư không" là bất kỳ lời nói nào là vô dụng, suồng sã, hay không thích nghi.
6. Không những phải khai ra loại câu nói rủa sả và cách nói năng tục tỉu, mà còn cả cách ăn nói giả hình của người thiên về tôn giáo nữa. Chúa phán trong Êsai 29.13: "Vì dân nầy chỉ lấy miệng tới gần ta, lấy môi miếng tôn ta, mà lòng chúng nó thì cách xa ta lắm".
7. Các tín đồ sẽ vẫn có nhiều nan đề với cách ăn nói hết lúc nầy sang lúc khác. Chúng ta nên dâng lên lời cầu nguyện của tác giả Thi thiên trong Thi thiên 141.3: "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy giữ miệng tôi, và canh cửa môi tôi".
Một người chơi gôn gặp một ngày khủng khiếp hết chuyện nầy tới chuyện khác. Ở lổ sau cùng, ông ta đã nổi cáu, rủa sả và chửi thề, rồi dùng gậy đập xuống đất. Sau cùng, khi bình tỉnh lại, ông nhìn bạn cùng chơi với mình nói nhỏ: "Tôi đoán là tôi phải bỏ đi thôi?" Người kia hỏi: "Bỏ chơi golf sao?" "Không, không phải golf đâu" ông ta buồn buồn nói: "bỏ chức vụ của tôi kìa".
8. Hết thảy mọi lời nói của người không tin Chúa đều vô giá trị về mặt thuộc linh. Người ấy chẳng có điều chi “tốt” ở trong lòng mình vì Đấng Christ không ngự ở đó.
B. Chúng ta một là “được xưng công bình” hoặc là “chịu xét đoán” bởi lời nói của chúng ta (câu 37).
1. "Ngày phán xét" dành cho người vô tín được gọi là Toà Lớn và Trắng (đối chiếu Khải huyền 20.11). Ở đây mọi tội lỗi, lời nói và việc làm sẽ diễu hành trước mặt người và người sẽ chịu “phán xét” vì người đã chối bỏ sự Đấng Christ trả thay cho nợ tội của người trên thập tự giá.
2. "Ngày phán xét" dành cho người tin Chúa được gọi là Toà Án Đức Chúa Trời (đối chiếu Roma 14.10). Mặc dù không có một sự phán xét nào dành cho người tin Chúa, chúng ta nhận lãnh phần thưởng hay mất phần thưởng vì những việc đã làm lúc còn trong xác thịt. Hết thảy chúng ta sẽ mất phần thưởng dựa theo những lời nói "hư không" và những việc làm vô ý tứ.
Có người nói: "Cái muỗng luôn luôn rộng gấp bằng hai khi bạn lấy một liều thuốc cho mình". Trong ánh sáng sự dạy của Chúa Giêxu trong Mathiơ 12, chúng ta phải đóng ngoặc đơn lẽ thật đó: "Lời nói tỏ ra là nhỏ nhoi hư không và tầm phào ở đây sẽ hiện ra to lớn như dãy núi sai lầm khi chúng ta đối diện với chúng trong sự phán xét!" Không những mấy lời gian ác mà lưỡi thốt ra sẽ chổi dậy nghịch lại chúng ta trong ngày ấy, mà còn mọi lời nói hư không, dại dột mà chúng ta sẽ phải khai trình nữa!
PHẦN KẾT LUẬN:
1. Từng người phải xem xét bông trái của mình để thấy mình có ở trong đức tin hay không!?!
2. Những người tin Chúa phải cẩn thận về "mọi lời nói hư không" vì sự thiệt hại sẽ giáng trên cả ở đây và trong cõi đời đời nữa đấy.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét