Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Mathiơ 5.38-48: "Học sống giống như Chúa Giêxu"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
Học sống giống như Chúa Giêxu
Mathiơ 5.38-48
1. Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy sự thù nghịch. Những sự sĩ nhục xảy có rất thường và kẻ thù thì nhan nhản. Bạo lực và tội ác hết thảy đều hiện hữu quanh chúng ta. Theo thống kê nghiên cứu của Phòng Nghiên Cứu Liên Bang (Federal Bureau of Investigation), đã có 23.300 vụ giết người trên nước Mỹ vào năm 1994. Dù đã có một sự giảm thiểu tội ác theo tỉ lệ phần trăm trong bốn năm qua, James Alan Fox, chủ nhiệm khoa nghiên cứu tội phạm ở Đại Học đường Northeastern, đã lý giải rằng “sự yên tĩnh trước cơn giông tội ác sẽ không kéo dài lâu đâu". Tỉ lệ giết người trong lứa tuổi thanh thiếu niên tăng gần 22% giữa năm1990 và1994, Fox nói: "Qua 10 năm tới đây, tỉ lệ thanh thiếu niên sẽ tăng gần 17%, vì hiện nay đang có 39 triệu trẻ em dưới 10 tuổi, nhiều hơn số thanh thiếu niên trong thập niên 1950". Nói cách khác, “các vụ việc bạo lực sẽ tăng nhiều một khi thế hệ những kẻ giết người bất chấp đạo đức trở thành người lớn” (USA Today (Tờ Thời nay Mỹ) ra ngày 5 tháng 5 năm 1996).
Thậm chí trong thị trấn nhỏ bé của chúng ta gồm 170.000 người, cơ quan FBI cung ứng số liệu nầy trong năm 1995: Giết người – 16 vụ, Cưỡng hiếp bằng bạo lực – 84 vụ , Cướp giựt - 242 vụ, Tấn công khiêu khích – 1.038 vụ, Ăn trộm – 2.419 vụ, Ăn cắp/ Giựt dọc – 8.883 vụ, Cướp có xe phân khối lớn - 611 vụ, và Đốt phá - 85 vụ.
2. Chúng ta đang sống trong một xã hội kiểu “chó ăn thịt chó”. Ai nấy đều phải dè chừng, và phòng bị. Tôi nhớ khi còn nhỏ, chúng tôi đã không khoá cửa khi ra khỏi nhà. Còn bây giờ khi ra khỏi nhà để xe thì tôi phải kéo cửa lên cho kín! Con người đang sống trong sợ hãi. Khi chúng tôi sinh sống trong thành phố Dallas, ngôi nhà của hàng xóm chúng tôi đã bị trộm bẻ khoá vào. Trong vòng hai tuần lễ, ai nấy đều lo sắm một hệ thống chuông báo động liền!
3. Từ góc độ văn hoá của chúng ta, lời lẽ của Chúa Giêxu trong phân đoạn nầy dường như kỳ lạ quá. Dường như lời lẽ ấy đang chẻ dọc hột thóc và bay là là trên bề mặt của mọi phán đoán chung. Thực ra, mưu luận của Chúa Giêxu là đối lập với cách nghỉ suy của nhiều người Mỹ hiện đại nhất hôm nay có. Đấy là lý do tại sao chúng ta phải nhớ rằng đây không phải là kiểu triết lý "dự kiến khó có thể xảy ra" mà đây chính là lời lẽ ghi bằng mực đỏ của Con Đức Chúa Trời. Phân đoạn Kinh Thánh nầy, giống như phần còn lại của Kinh Thánh, đang mang lấy mọi uy quyền của chính thiên đàng.
4. Có lẽ không có phần nào khác trong Bài Giảng Trên Núi dễ bị hiểu lầm cho bằng phân đoạn nầy. Nghĩa là Cơ đốc nhân trong phân đoạn nầy sống giống như tấm thảm chùi chân đặt ở trước cửa nhà vậy. Nó được dùng để cổ vũ cho chủ nghĩa hoà bình, chống báng có ý thức nghĩa vụ quân sự, tình trạng vô chính phủ cùng nhiều quan niệm sai lầm khác. Nhà văn người Nga, Leo Tolstoy đã dựa theo phân đoạn nầy mà viết quyển tiểu thuyết nổi tiếng của mình có đề tựa là “Chiến tranh và Hoà bình”. Cách lý giải của ông cho rằng giải trừ quân bị cùng các hình thái quyền lực khác sẽ tạo ra một xã hội duy tâm. Ông ta sai lầm là dường nào...
5. Không những Chúa Giêxu phán dạy thần học của Ngài, Ngài còn sống theo thần học ấy nữa. Hôm nay chúng ta sẽ thấy rõ Chúa Giêxu đã phán dạy như thế nào và đã sống theo hai nguyên tắc của Nước Trời: nhường nhịn thì tốt hơn là cố chấp, và yêu thì tốt hơn là ghét.
I. NHƯỜNG NHỊN THÌ TỐT HƠN LÀ CỐ CHẤP (các câu 38-42).
A. Khuôn mẫu luật pháp Cựu ước (câu 38).
1. Một lần nữa Chúa Giêxu sử dụng phép biến đổi rất quen thuộc của Ngài trong Bài Giảng Trên Núi. Ngài phán: "Các ngươi có nghe lời phán rằng…" (đối chiếu các câu 21,27, 31, 33, 43). Bằng cách nói nầy Ngài đang đề cập tới kinh Cựu ước. Ngài sử dụng phần trưng dẫn đặc biệt ở đây là: "Mắt đền mắt, răng đền răng".
2. Câu nầy được rút ra đặc biệt từ ba phân đoạn Kinh Thánh Cựu ước: Xuất Êdíptô ký 21.24; Lê vi ký 24.20; Phục truyền luật lệ ký 19.21. Tuy nhiên, quan niệm công bình nầy làm cho Kinh Thánh phải thấp kém đi. Điều nầy thấy có trong bộ luật Hammurabi, luật đạo đức của vua Babylôn từng trị vì từ năm 2285 đến năm 2242 TC. Vua nầy có sau Môise khoảng 100 năm. Luật nầy ghi: “Ăn miếng trả miếng” và “bồi thường”.
3. Xuất Êdíptô ký 21.23-25 cung ứng cho chúng ta một danh sách đầy đủ hơn, khi phân đoạn nầy chép: "Còn nếu có sự hại chi, thì ngươi sẽ lấy mạng thường mạng, lấy mắt thường mắt, lấy răng thường răng, lấy tay thường tay, lấy chân thường chân, lấy phỏng thường phỏng, lấy bầm thường bầm, lấy thương thường thương”.
4. Có hai lý do đơn giản để điều luật nầy có ý nghĩa trọn vẹn hơn:
a. Thứ nhứt, luật nầy LÀM GIẢM THIỂU TỘI ÁC (Phục truyền luật lệ ký 19.19-21). Ngày nay hạng tội phạm chai lì không thấy sợ hãi hệ thống luật pháp của chúng ta bao nhiêu. Người có lòng lo sợ lại chính là người vô tội.
b. Thứ hai, luật nầy KHUYẾN KHÍCH SỰ CÔNG BẰNG. Nếu có người nào móc mắt một người khác, nạn nhân không thể lấy mạng kẻ phạm tội kia. Người chỉ có thể lấy mắt hoặc răng của hắn hay bất cứ thứ chi từ nơi hắn. Bạn có biết trong xứ Israel không có nhà tù chăng? Sự công bình luôn luôn cân xứng với tội ác song không hề vượt trỗi hơn tội ác.
5. Khi Chúa Giêxu phán: "Các ngươi có nghe...", họ đã có nghe rồi. Án phạt công bình, xứng đáng dành cho tội lỗi đã có trải qua nhiều thế kỷ. Trong thời gian gần đây án phạt ấy đã bị người ra quên lãng.
B. Sự bóp méo của người Do thái.
1. Hết thảy các phân đoạn chúng ta đã nhắc tới đều là những phần dạy dỗ cho các bậc trưởng lão, các quan án, và các toà án dân sự trong xứ Israel. Hệ thống luật pháp cần phải xác định tội lỗi và hình phạt trong bất kỳ trường hợp nào.
2. Luật pháp không phải là thứ môn bài cấp cho những cá nhân để trở thành quan án, bồi thẩm, và đao phủ riêng của họ khi họ phạm sai lầm. Tuy nhiên, đấy là những gì luật pháp sẽ trở thành.
3. Luật “mắt đền mắt” bị bóp méo từ một hệ thống xử lý công bằng thành một lệnh thích ứng với sự báo thù.
C. Nguyên tắc của Chúa Giêxu (câu 39a).
1. Lời lẽ của Chúa Giêxu không những là phản diện của tư tưởng hiện đại, mà còn xuyên suốt văn hoá của người Do thái khắp mọi thời đại. Trong câu 38, Ngài phán: "Các ngươi có nghe phán rằng...". Trong câu 39, Ngài phán: "Nhưng ta phán cùng các ngươi...". Ngài đi từ lãnh vực luật pháp cổ thiêng liêng đến một lời nói vừa ra khỏi miệng của Đức Chúa Trời.
2. Trong câu 39, Chúa Giêxu phán ra nền tảng của luật pháp, chúng ta không cần phải “kháng cự kẻ ác”. Đấy là trọng tâm của những gì Ngài sẽ phán ra trong mấy câu kế đó. Tôi có thể hình dung được những thắc mắc vừa lăn qua lý trí của bạn....
a. Nếu bị tấn công, liệu chúng ta có tự bảo vệ và đánh trả lại không?
b. Phải chăng Chúa Giêxu muốn nói chúng ta cần phải trở thành loại thảm cho người ta chùi chân và cứ để cho “kẻ ác” lấn lướt chúng ta?
c. Trong trường hợp xảy có tội phạm, chúng ta có nên gọi cảnh sát không? Chúng ta đừng làm chứng ở toà chăng? Chúng ta đừng đóng vai bồi thẩm chăng?
d. Sự thể nầy có được xem là công bằng không? Sự việc dường như là quá tệ, có phải không?
e. Trước khi tôi nghiên cứu chi tiết phân đoạn Kinh Thánh nầy, tôi cũng đã có những thắc mắc như vậy đấy! Tuy nhiên, Chúa Giêxu đã mở rộng sự dạy cơ bản nầy với bốn minh họa.
D. Nguyên tắc của Chúa Giêxu được minh hoạ (các câu 39b-42). Qua bốn minh hoạ, Chúa Giêxu chỉ cho chúng ta thấy chúng ta cần phải NHƯỢNG BỘ như thế nào đối với các lãnh vực nhất định trong đời sống của chúng ta thay vì cứ KHĂNG KHĂNG trong tình trạng ích kỷ. Điều nầy cũng quan trọng lắm đây, tôi muốn nói rằng điều nầy được nói với các cá nhân tín đồ, chớ không phải nói với các quốc gia. Điều nầy nói tới phần đáp ứng của cá nhân, chớ không phải nói tới phần an ninh quân sự của quốc gia đâu!
1. Chúng ta không nên khư khư với LÒNG TỰ TRỌNG của chúng ta (câu 39b).
a. "Vả" ra từ chữ Hy lạp có nghĩa là "đánh bằng cây cọ". Có những từ khác mang ý nghĩa “hạ đo ván” ai đó. Chúng ta đang nói tới cái vả có tính cách làm nhục, chớ không phải “bánh sandwitch bắt phục” đâu.
b. Một cái vả nơi gò má là một sự sỉ nhục công khai ở thế kỷ đầu tiên. Về sau, giữa hai người đọ súng tay đôi, cái vả trở thành một sự thách thức. Đối với ai đó vả vào hai gò má sẽ là một sự sỉ nhục ghê gớm lắm và cần có sự báo thù.
c. Ngày nay, chúng ta đang nói tới một sự xấu hổ giống như một lời “phê phán có tính cách châm biếm”. Mặc dù Chúa Giêxu đang nói tới việc bị vả bằng tay, vì ích cho chúng ta, cái vả cũng chỉ ra những dấu hiệu có tính cách lăng nhục.
Tôi thích cách nói của cụ Groucho Marx như sau: Có người nữ quí tộc kia trò chuyện cùng người đờn ông nọ đã uống rượu say: "Thưa ông, ông đang say xỉn à!" Người kia đáp: "Thưa phải ạ! Ngày mai, tôi sẽ không say xỉn nữa và thưa bà, bà vẫn thấy khó chịu đấy à!" Đây là cái vả bằng lời nói mà tôi đã từng nghe thấy!
d. Khi có ai đó cho chúng ta một cái vả bằng lời nói nơi gò má chúng ta, chúng ta hiếm khi "đưa luôn má bên kia" lắm. Chúng ta đáp trả với một lời phê phán có tính cách làm nhục hay châm biếm. Trong một số gia đình, làm nhục là một trò giải trí! Đôi khi chúng ta không nói ra lớn tiếng.
e. Phân đoạn nầy không dạy chúng ta phải trở thành loại thảm chùi chân. Chúng ta chấp nhận lối nói nhỏ nhen dễ mích lòng nầy xảy đến với chúng ta. Chúng ta không nổi giận và hằn học đối với những lời sĩ nhục nhỏ nhen.
2. Chúng ta không nên bám lấy TIỆN NGHI của chúng ta (câu 40).
a. Chúa Giêxu đã phán về hạng người sẽ "kiện ngươi đặng lột chiếc áo vắn”. Mưu luận của Ngài là "hãy để cho họ lấy luôn chiếc áo dài".
b. Hầu hết dân chúng sống tại xứ Palestine chỉ có một hoặc có thể có hai áo vắn hay áo dài. “Áo dài” là tấm chăn quấn quanh người để giữ ấm lúc ban ngày và trở thành chiếc túi ngủ trong ban đêm.
c. Châm ngôn ngày hôm nay là: "Hãy tìm kiếm số #1". Chúng ta được truyền dạy hãy quan tâm tới mọi tiện nghi cá nhân của mình mà thôi. Chúa Giêxu đang phán chúng ta phải chia sẻ, phải bố thí mọi tiện ích của chúng ta hầu làm thoả mãn mọi nhu cần của tha nhân.
d. Nếu bạn muốn có sự vui mừng, hãy lấy một ít tiền mà bạn dự định tiêu pha cách xa xỉ rồi dâng số tiền ấy giúp đỡ cho Hội thánh hoặc hội truyền giáo của bạn.
3. Chúng ta đừng bám lấy “chương trình nghị sự” của chúng ta (câu 41).
a. Kế đó Chúa Giêxu phán về hạng người "bắt ngươi đi một dặm đường". Mưu luận của Chúa Giêxu là "hãy đi hai dặm với họ".
b. Luật pháp của người La mã ban cho binh lính của họ quyền nhờ bất kỳ một người dân nào mang lấy áo giáp và đồ dùng của họ đi một dặm đường. Thường thì các du khách sẽ nhận lấy lưỡi gươm kề cổ và lịnh phải mang lấy. Chúng ta thấy rõ điều nầy trong trường hợp Simôn người Cyrene đã bị buộc phải vác cây thập tự của Chúa Giêxu.
c. Người Do thái vốn ghét luật lệ nầy. Luật nầy khiến cho họ không chu toàn được mọi kế hoạch của họ. Luật ấy cướp đi mọi chương trình nghị sự của họ. Vì vậy họ sẽ mang lấy gánh nặng đi đúng “một dặm”. Họ sẽ đi 5.280 feet và không thêm một bước nào nữa.
d. Chúa Giêxu phán: "hãy đi hai dặm với họ". Nói cách khác: "Hãy đi thêm một dặm nữa". Đây là chỗ xuất phát của câu nói.
e. Chúng ta cần phải học biết đi thêm một dặm nữa với NGƯỜI BẠN ĐỜI, với CON CÁI, với BẠN BÈ, với NGƯỜI GIÚP VIỆC, với KHÁCH HÀNG, và với tín đồ trong HỘI THÁNH.
4. Chúng ta không nên khư khư với CỦA CẢI mình (câu 42).
a. Chúa Giêxu phán chúng ta cần phải "Ai xin của ngươi hãy cho, ai muốn mượn của ngươi, thì đừng trớ".
b. Nói một cách cơ bản, Cơ đốc nhân không phải khư khư với tài sản của họ một cách ích kỷ, mà bằng lòng bố thí tài sản ấy vì ích cho mọi người. Công Vụ Các Sứ Đồ 2.44-45 nói về Hội thánh Jerusalem: "Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người".
c. Khi có ai cần một quyển sách, một công cụ, một chén đường, một đô la hay chiếc máy hát, hãy giúp cho họ có thứ ấy. Đôi khi bạn sẽ nhận lãnh lại, nhưng thà là người nhận lãnh hơn là một tay bủn xỉn ích kỷ chẳng có tình yêu với ai hết.
5. Chúa Giêxu là tấm gương cao trọng nhất về nguyên tắc nầy.
a. Ngài không giữ lấy SỰ CAO TRỌNG của Ngài, mà phó sự cao trọng ấy cho (Philíp 2.5-11).
b. Ngài không giữ lấy mọi TIỆN NGHI của Ngài, song đã phó cho các thứ ấy. Mathiơ 8.20 chép: "Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Con cáo có hang, chim trời có ổ; song Con người không có chỗ mà gối đầu".
c. Ngài không giữ khư khư CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ của Ngài, mà phó cho chương trình ấy. Trong Luca 22.42, Ngài đã cầu nguyện: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi tôi! Dầu vậy, xin ý Cha được nên, chớ không theo ý tôi!"
d. Ngài không bo bo với CỦA CẢI của Ngài, mà đã phó của cải ấy cho. Của cải cao trọng nhất của Ngài là sự thánh khiết của Ngài. Ngài đã phó cho để chúng ta được cứu rỗi (II Côrinhtô 5.21).
II. YÊU THƯƠNG THÌ HAY HƠN LÀ HẬN THÙ (các câu 43-48).
A. Khuôn mẫu luật pháp Cựu ước (câu 43a).
1. Một lần nữa Chúa Giêxu dùng đến câu nói khá quen thuộc: "Các ngươi có nghe lời phán rằng..." Tất nhiên Ngài đang đề cập tới luật pháp Cựu ước.
2. Chúa Giêxu đang trưng dẫn Lê vi ký 19.18, ở đây chép: "Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình: Ta là Đức Giê-hô-va".
B. Sự vặn cong của người Do thái (câu 43b).
1. Giống như nhiều phần dạy dỗ khác trong Cựu ước, người Do thái đã vặn cong sự dạy nầy bằng cách bỏ sót một phần của phân đoạn rồi thêm thắt vào phân đoạn để biến nó ra phù hợp với triết lý của họ. Có một mối nguy hiểm rất lớn trong việc bỏ sót và thêm thắt vào Kinh Thánh, trong việc vặn cong phân đoạn để làm cho nó ra phù hợp với ý riêng của họ.
2. Thứ nhứt, hãy chú ý SỰ BỎ SÓT của họ đối với Kinh Thánh.
a. Chúa Giêxu nhắc cho họ nhớ rằng họ chỉ sử dụng một phần của câu Kinh Thánh mà thôi. Họ nói: "Ngươi phải yêu kẻ lân cận ngươi" song lại bỏ sót "như mình".
b. Trong Luca 10.25-37, Chúa Giêxu đáp trả thắc mắc của thầy thông giáo về điều răn nầy bằng cách giải thích cho ông ta biết kẻ lân cận của ông ta là ai!?! Ngài đã chia sẻ Thí dụ quen thuộc nói về Người Samari Nhơn Lành.
3. Thứ hai, hãy chú ý PHẦN THÊM THẮT VÀO Kinh Thánh của họ. Họ thêm: "hãy ghét kẻ thù nghịch ngươi". Châm ngôn 25.21 chép: "Nếu kẻ thù nghịch con có đói, hãy cho nó ăn; Nếu có khát, hãy cho nó uống".
C. Nguyên tắc của Chúa Giêxu (các câu 44-48).
1. Chúa Giêxu phán chúng ta phải yêu kẻ thù nghịch mình (câu 44a).
a. Sau một bài giảng với phân đoạn Kinh Thánh nầy, có một em thiếu nhi đã viết ra lời nầy: "Thưa Mục sư, con nghe ông giảng phải yêu kẻ thù nghịch mình. Con chỉ mới có 6 tuổi và chẳng quen biết ai nhiều hết. Con mong sẽ quen với ai đó khi lên 7 tuổi. Bạn của Ông, Amy".
b. Chúa Giêxu không nói rằng chúng ta phải yêu các phương pháp, đạo đức hay đường lối của kẻ thù. Ngài phán chúng ta cần phải yêu thương họ vì là con người.
c. Đôi lúc phân đoạn Kinh Thánh nầy giúp cho tôi xem xét các việc làm trong quá khứ của những kẻ giết người, kẻ cưỡng hiếp, kẻ phá thai, kẻ ăn tục nói phét, người làm chính trị lương lẹo rồi nhìn thấy mọi vẻ bên ngoài của họ chỉ ra điều ác, là công việc của Satan. Tôi phải nhớ rằng nếu không vì ân sũng của Đức Chúa Trời tôi vẫn giống y như họ mà thôi.
d. Có người viết như vầy: "Kẻ chẳng xứng đáng chi lại cần được yêu thương nhiều nhất".
2. Chúa Giêxu phán chúng ta phải cầu nguyện cho kẻ bắt bớ chúng ta (câu 44b).
a. Điều nầy rất hợp lý như sau: Chúng ta không thể cầu nguyện cho kẻ mà chúng ta chẳng có chút tình cảm nào. Nếu bạn chịu cầu nguyện cho ai đó mỗi ngày, Đức Chúa Trời sẽ ban cho bạn một lòng thương xót dành cho người đó.
b. Dietrich Bonhoeffer là Mục sư người Đức, ông đã đứng lên chống lại Hitler và chủ nghĩa Phát xít trong các thập niên 1930. Thay vì thù hận quân Phát xít đã huỷ diệt xứ sở của ông. Ông đã học tập cầu nguyện cho họ. Ông đã viết về câu 44: "Làm theo câu Kinh Thánh nầy, khi cầu nguyện cho kẻ thù, thì phải đứng bên cạnh họ, rồi nài xin Đức Chúa Trời buông tha cho họ”.
3. Chúa Giêxu phán chúng ta cần phải hành động giống như con cái của Đức Chúa Cha vậy (câu 45).
a. Hãy chú ý mệnh đề: "hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời". Mặc dù Mathiơ đã viết bằng tiếng Hy lạp, Chúa Giêxu đã phán dạy bằng tiếng Aram. Ngôn ngữ nầy na ná giống như tiếng Hy bá lai vậy.
b. Ngôn ngữ nầy không phong phú bao nhiêu về những tỉnh từ. Thay vì nói: "Người là người rất tử tế”, họ lại nói: "Người là con trai của sự tử tế". Ở đây, Chúa Giêxu phán: "Hãy tỏ ra tình yêu thương và trở nên con cái của Đức Chúa Cha" hoặc "Hãy sống giống như Đức Chúa Cha".
c. Đức Chúa Cha giống với cái gì? Ngài yêu cả người “thiện” và kẻ “dữ”. Ngài chiếu ánh mặt trời soi sáng mỗi buổi sớm mai. Ngài yêu cả người “công bình” (hạng người được xưng công bình) và người “không công bình” (những người chưa được cứu). Ngài “sai mưa” trên cả hai hạng người đó. Ngay lúc bây giờ chúng ta không quan tâm cơn mưa sẽ rơi trên người nào!
d. Sứ điệp rõ ràng là, sống giống như Đức Chúa Cha là phải yêu thương hết thảy mọi người, cả người hư mất và người được cứu, cả kẻ dữ và người đạo đức, cả tốt và xấu.
4. Chúa Giêxu phán chúng ta cần phải yêu thương đồng loại mình (các câu 46-47).
a. Yêu kẻ yêu thương bạn thì có gì hay đâu! Ngay cả hạng người “thu thuế” là lớp cặn bã thấp hèn nhất trong xã hội Do thái ở thế kỷ đầu tiên đã sống như thế.
b. Phần khó khăn thực sự là yêu thương kẻ nào chẳng yêu lại bạn. Kinh Thánh dạy chúng ta phải yêu thương gia đình mình và gia đình Hội thánh của bạn. Nếu chúng ta muốn sống giống như Chúa Giêxu, chúng ta cũng phải yêu thương kẻ thù mình nữa.
5. Chúa Giêxu phán chúng ta phải sống giống như Cha chúng ta ở trên trời (câu 48). Chúng ta phải giữ cho “trọn vẹn” (sát nghĩa là chín chắn) phải yêu thương chín chắn giống như Ngài đã yêu thương vậy.
D. Chúa Giêxu là tấm gương cao cả nhất về nguyên tắc yêu thương thay vì thù hận. Mặc dù chúng ta từng là kẻ thù của Ngài, Ngài đã yêu chúng ta đủ để hiện đến và chịu chết cho chúng ta.
***







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét