Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Mathiơ 10.32-42: "Những dấu hiện của địa vị môn đồ - Phần 2"



MATHIƠ - VUA CÁC VUA
Những dấu hiện của địa vị môn đồ - Phần 2
Mathiơ 10.32-42
1. Mathiơ 10 là phân đoạn dạy dỗ chi tiết nhất về “địa vị môn đồ”. Mặc dù chúng ta nghe nói nhiều về địa vị môn đồ trong vòng Cơ đốc nhân ngày nay. Tôi muốn quí vị phải biết chắc trở nên một môn đồ có ý nghĩa như thế nào!
2. Từ ngữ "môn đồ" có nghĩa là “người học việc”. Trong thời của Chúa Giêxu, môn đồ là người tự buộc mình gắn bó với sư phụ và tiếp thu mọi thứ mà người có thể tiếp thu. Không có một trường lớp nào theo hình thức hết, vì vậy những vị giáo sư tài giỏi tự nhiên thu thập các môn đồ ở quanh họ.
3. Khi từ ngữ “địa vị môn đồ” được áp dụng cho Cơ đốc giáo, chữ nầy có nhiều nghĩa hơn là một sự gắn bó với một sư phụ. Đây là một sự đầu phục hoàn toàn đối với Đức Chúa Giêxu Christ, biến đời sống của một người theo từng phương thức khả thi giống như Chúa Giêxu. Địa vị môn đồ là một giá trị cốt lõi của Kinh thánh. Sứ Mệnh Cao Cả truyền cho chúng ta phải "môn đồ hoá muôn dân" (28.19).
4. Theo một ý nghĩa thực tế, trở nên môn đồ của Chúa Giêxu không những có nghĩa là thêm Chúa Giêxu vào trong đời sống của quí vị, mà Chúa Giêxu còn trở nên sự sống của quí vị nữa! Trở nên môn đồ có nghĩa là sống từng giây phút một làm đẹp lòng chỉ cho một mình Chúa Giêxu thôi! Trở nên môn đồ có nghĩa là muốn Ngài làm Chúa cũng như làm Cứu Chúa của quí vị nữa. Trở nên môn đồ có nghĩa là sống mỗi ngày luôn luôn đưa ra câu hỏi nổi tiếng của Charles Sheldon: "Chúa Giêxu đã làm gì?" Trở nên môn đồ có nghĩa là sống cao hơn cấp độ của một tín đồ trung bình. Trở nên môn đồ không có nghĩa là chỉ đi nhà thờ thôi, mà là sống mỗi ngày theo ánh sáng của cõi đời đời. Nếu một người là môn đồ thực của Đức Chúa Giêxu Christ, Ngài là sự sống, mọi thứ khác chỉ là chi tiết thôi. Đặc biệt tôi rất thích câu nói của Phaolô trong Roma 8.29, chúng ta được định cho phải: “trở nên giống như Con Ngài”.
5. Tuần rồi, chúng ta đã học biết từ Chúa Giêxu rằng một môn đồ bắt chước theo thầy của mình và không sợ hãi thế gian. Trong sứ điệp nầy, chúng ta sẽ xem xét từ lời lẽ của Chúa Giêxu thêm bốn dấu hiệu nữa về một môn đồ thật.
I. MÔN ĐỒ XƯNG NHẬN ĐẤNG CHRIST TRƯỚC MẶT NHỮNG NGƯỜI KHÁC (các câu 32-33).
A. Một số người không hổ thẹn khi tuyên xưng Đấng Christ cách công khai (câu 32a).
1. Khi Chúa Giêxu sử dụng từ: "ai" trong câu 32, từ nầy nói chung hết cả. Hễ ai công khai “xưng nhận” Đấng Christ trước mặt người ta, người đó được bảo đảm cho một chỗ ở trong Nước Trời.
2. Một môn đồ thật có thể nói với sứ đồ Phaolô trong Roma 1.16: "Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc”.
3. Xuyên suốt lịch sử Hội thánh, có những tín đồ đã không hổ thẹn mà "xưng" và dạn dĩ tuyên bố trung thành với Chúa Giêxu, họ là hạng môn đồ hiệu quả và trung tín nhất của Ngài.
4. Người nào công khai "xưng" Đấng Christ ra, họ là hạng người chinh phục người khác cho Ngài.
5. "Xưng" có nghĩa là khẳng định và nhất trí. Nói như thế không có nghĩa là chỉ công nhận Đấng Christ là Đức Chúa Trời. Giacơ 2.19 chép: "Ngươi tin rằng chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi, ngươi tin phải; ma quỉ cũng tin như vậy và run sợ”. Ma quỉ công nhận Chúa Giêxu là Chúa, nhưng chúng không “xưng” Ngài ra.
6. Có nhiều người nói Giêxu là Chúa, nhưng không được cứu. Có một sự khác biệt giữa việc nói Giêxu là Chúa và nói Giêxu là Chúa của tôi. Nếu Ngài là Chúa của tôi, có nghĩa là tôi đã tin Ngài một cách cá nhân và đã dâng cho Ngài mọi uy quyền trên đời sống của tôi!
7. Khi Chúa Giêxu phán về việc xưng Ngài ra "trước mặt thiên hạ" Ngài có ý nói HẾT THẢY "mọi người". Một môn đồ thật phải dạn dĩ nói tới Đấng Christ trước mặt một nhóm người vô tín có vẻ thù nghịch giống như người đã làm trong mối giao thông với các anh em Cơ đốc .
a. 1 Giăng 4.15 chép: "Ví bằng có ai xưng Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời ở trong người, và người ở trong Đức Chúa Trời".
b. Chúa Giêxu đã phán với Hội thánh tại Bạtgăm trong Khải huyền 2.13: "Ta biết nơi ngươi ở; đó là ngôi của quỉ Sa-tan; ngươi đã vững lòng tôn danh ta, không chối đạo ta; dầu trong những ngày đó, An-ti-ba, kẻ làm chứng trung thành của ta đã bị giết nơi các ngươi, là nơi Sa-tan ở."
8. Những lúc khó khăn và nghịch cảnh là mọi thử nghiệm của đức tin. Có khi đối diện với sự bắt bớ về mặt thuộc thể thì dễ dàng hơn là sự lúng túng hay sự chế nhạo của nhiều người khác.
9. Mỗi một tín đồ đều có những sai sót trong đức tin. Đấy là lý do tại sao chúng ta có 1 Giăng 1.9.
a. Phierơ đã chối Chúa, song Chúa Giêxu đã phục hồi ông.
b. Rõ ràng vị Mục sư trẻ Timôthê đôi khi đã rụt rè khi rao giảng về Chúa Giêxu. Phaolô đã khích lệ Timôthê trong II Timôthê 1.8: "Vậy con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta…".
10. Ngay cả những môn đồ tin kính nhất đôi lúc cũng có những sai sót về đức tin, đấy không phải là tư chất thường ngày của họ.
B. Người nào tuyên xưng Đấng Christ trước mặt thiên hạ, Ngài sẽ xưng họ ra trước mặt Đức Chúa Cha (câu 32b).
1. Hãy suy nghĩ về niềm vui của Đấng Christ khi trình quí vị cho "Cha ở trên trời". Hãy tưởng tượng xem quí vị sẽ cảm nhận như thế nào khi Ngài xưng quí vị là một trong những môn đồ trung tín của Ngài.
2. Cho dù cái giá của địa vị môn đồ trong đời tạm nầy đến mức độ nào, nó sẽ xứng đáng theo đúng như thế khi Đấng Christ trình chúng ta cho Cha chúng ta ở trên trời!
C. Có người chối bỏ Đấng Christ (câu 33a).
1. “Chối” Đấng Christ là chống lại việc xưng Ngài ra. Cho phép tôi đưa ra cho quí vị thấy một vài phương thức mà người ta đang chối Chúa.
a. Chúng ta có thể chối Đấng Christ bằng SỰ IM LẶNG của chúng ta – do thất bại không làm chứng và sống như một Cơ đốc nhân cải trang. Có phải mọi người đều biết quí vị là một tín đồ không?
b. Chúng ta có thể chối Đấng Christ bằng các HÀNH ĐỘNG của chúng ta – bằng cách sống giống như những người khác trong thế gian đang sinh sống, bằng cách ăn ở chẳng khác gì với hạng người bị hư mất? Có phải người ta nói quí vị thuộc về Đấng Christ do phương thức mà quí vị sinh sống chăng?
c. Chúng ta có thể chối Đấng Christ qua LỜI NÓI của chúng ta – bằng cách sử dụng cách nói năng báng bổ, thô tục của người thế gian và thậm chí phạm thượng đến danh của Chúa nữa.
D. Người nào chối Đấng Christ, Ngài sẽ chối họ trước mặt Đức Chúa Cha (câu 33b).
1. Chúa Giêxu hứa rằng người nào “chối” Ngài cũng sẽ bị chối bỏ ở trước mặt "Cha ta ở trên trời". Người nào xưng mình là Cơ đốc nhân, nhưng không làm chứng hoặc sống cho Đấng Christ là kẻ nói dối.
2. GIUĐA chỉ ra kẻ nào đồng đi với Chúa Giêxu mà không thuộc về Ngài.
3. Xuyên suốt nhiều lần trong sách Mathiơ, chúng ta thấy lẽ đạo nói tới sự khác biệt giữa những tín đồ thực và giả (đối chiếu 5.20; 7.13-14; 7.16-20; 7.21-23).
4. Có nhiều lần tôi lo lắng về người trong Hội thánh chúng tôi. Tôi lo rằng có ai đó rất năng động trong Hội thánh, sống loại đời sống đạo đức, nhưng phải đối mặt với địa ngục đời đời xa cách Đấng Christ.
II. MÔN ĐỒ TRƯỚC TIÊN DÂNG CHO ĐẤNG CHRIST LÒNG TRUNG THÀNH (các câu 34-37).
A. Chúa Giêxu phán rằng Ngài không đến để đem sự bình an, mà là đem sự phân rẽ (câu 34).
1. Mặc dù Chúa Giêxu đem đến “sự bình an” lớn lao nhất mà chúng ta từng nhận biết trong tấm lòng mình, khi bước vào mối quan hệ của con người, mục tiêu của Ngài không phải là “bình an” mà là “gươm giáo”, cách nói khác về sự phân rẽ.
2. Người Do thái vốn mong đợi Đấng Mêsi của họ đến để mở ra sự hoà bình về mặt chính trị. Nhiều lời tiên tri trong Cựu ước nói tới điều nầy. Êsai 9.6 gọi Ngài là: "Chúa bình an".
3. Các môn đồ đã tìm được sự bình an khó tin ấy. Có lẽ họ mong mỏi mọi người sẵn sàng tiếp nhận Đấng Christ và tin lành. Để sửa soạn cho họ thuộc về Ngài và sự chối bỏ của họ, Ngài phán: "Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian...".
4. Mặc dù một mối giao thông với Đấng Christ đem lại sự bình an trọn vẹn, người thế gian vẫn không tiếp nhận Ngài. Thực ra, vì cớ ma quỉ và sự sa ngã của thế gian, tin lành đã bị xem là chướng đối với hầu hết mọi người. Vì lẽ đó, khi có người tiếp nhận Đấng Christ, đức tin của người nầy sẽ làm mất lòng người khác ngay. Thế thì có một thanh gương “phân rẽ” trong mối tương giao đó.
B. Một môn đồ thực đặt mối giao thông của mình với Đấng Christ trên cả các mối quan hệ trong gia đình (các câu 35-37).
1. Trong các câu 35-36, Chúa Giêxu trưng dẫn từ Michê 7.6, cho rằng ngay cả các mối quan hệ gia đình gần gũi nhất sẽ bị rạn nứt và phân rẽ vì cớ Đấng Christ.
2. Khi Chúa Giêxu phán về các mối quan hệ nầy, Ngài phán: "Ta đến để phân rẽ một người nam [hay người nữ, con trai, con gái]...". Từ ngữ “phân rẽ” có nghĩa là “cắt đứt”. Đôi khi sự phân rẽ giữa các thành viên trong gia đình có thể trọn vẹn đến nỗi không thể sửa đổi được nữa.
3. Có khi những người làm chồng hay làm vợ không chịu đến với Đấng Christ vì sợ sự ghét bỏ từ người bạn đời của họ...con cái vì bố mẹ của chúng...
4. Chúa Giêxu phán rằng người nào không quên được dù là mối quan hệ mật thiết nhất của con người sẽ “không đáng cho ta”.
5. Sẽ ra sao nếu một người nữ đến với Đấng Christ rồi kết quả là, chồng nàng sẽ bỏ nàng? (Chúng ta hãy xem I Côrinhtô 7.14-15).
6. Là một môn đồ của Đấng Christ, có nghĩa là dâng cho Ngài lòng trung thành tuyệt đối, thậm chí nếu điều ấy buộc quí vị phải trả giá bằng các mối quan hệ gần gũi nhất trong đời sống của quí vị. Mọi sự về đời sống Cơ đốc buộc chúng ta phải yêu thương gia đình mình, nhưng trước tiên tình yêu dành cho Đấng Christ phải là trên hết.
III. MÔN ĐỒ ĐẦU PHỤC ĐẤNG CHRIST CHO ĐẾN CHẾT (các câu 38-39).
A. Chúa Giêxu yêu cầu chúng ta phải vác lấy thập tự giá (câu 38).
1. Khi Chúa Giêxu nhắc tới từ "thập tự giá" các môn đồ và người khác trong thời của Chúa Giêxu ngay lập tức nghĩ tới phương tiện hành hình độc ác, đau đớn nhất.
2. Những Cơ đốc nhân ngày nay đã tầm thường hoá biểu tượng thập tự giá.
3. Đối với một môn đồ phải "vác lấy thập tự giá và theo" Đấng Christ nghĩa là phải bằng lòng hy sinh bất cứ một điều gì, thậm chí cả mạng sống cho Ngài nữa.
B. Chúa Giêxu nhắc cho chúng ta nhớ rằng không một sự hy sinh nào đáng sánh với sự hầu việc Ngài (câu 39).
1. Người nào "tìm được sự sống mình" là người sống cho đời hiện tại, là người ấp ủ của cải vật chất và ảnh hưởng tạm thời. Đến lúc cuối cùng người ấy sẽ “mất” mọi thứ dường như rất quan trọng vào lúc bây gời.
2. Người nào “mất sự sống mình” vì cớ Đấng Christ, nghĩa là người lìa bỏ mọi sự, thậm chí cả chính mạng sống mình để hầu việc Chúa sẽ “tìm thấy” trong Đấng Christ một sự sống sâu xa hơn cả bây giờ và trong cõi đời đời!
IV. MÔN ĐỒ RƯỚC NHỮNG NGƯỜI THEO ĐẤNG CHRIST (các câu 40-42).
A. Là một môn đồ không những là làm theo, mà còn tiếp nhận nữa (câu 40).
1. Người nào "tiếp nhận" một môn đồ cũng “tiếp nhận” Đấng Christ. Điều nầy có nghĩa là chúng ta phải tiếp nhận những người xưng nhận Đấng Christ là Chúa và Cứu Chúa của họ. Rước có nghĩa là người nào hoan nghênh sự chúng ta làm chứng cũng hoan nghênh Chúa Giêxu nữa.
2. Nếu họ tiếp rước Đấng Christ, Chúa Giêxu phán rằng họ "tiếp rước Đấng đã sai ta". Chúa Giêxu không thể bị phân rẽ ra khỏi Đức Chúa Cha.
B. Đức Chúa Trời chúc phước cho người nào tiếp nhận các môn đồ của Ngài (các câu 41-42).
1. Người nào rước một đấng “tiên tri” hay một "người công bình" nhận lãnh cùng một loại “phần thưởng” đó.
2. "Bọn nhỏ" dường như là những tín đồ tầm thường. "Một chén nước lạnh" là một sự phục vụ đơn sơ. Khi chúng ta phục sự cho người khác, chúng ta đang phục sự Đấng Christ.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét