Thứ Tư, 7 tháng 4, 2010

ĐỔI MỚI VỀ MẶT THUỘC LINH



Tuần qua, chúng ta đã sử dụng Chìa Khoá Đầu Phục để bắt đầu mở ra sự đổi mới về mặt thuộc linh. Chúng ta học biết rằng đầu phục trước mặt Đức Chúa Trời không phải là thương lượng hay là một sự cố tình cờ. Người đầu phục Đức Chúa Trời nói . . .
Tôi nhìn nhận tôi không thể làm chủ đời sống của tôi.
Tôi ký thác cho quyền phép của Đức Chúa Trời.
Tôi chấp nhận mọi hạn định của Đức Chúa Trời về sự đầu phục.
"Khi chúng ta thôi không tìm cách thu dọn mọi sự trông cậy đã tan vỡ, những chương trình cong quẹo, và những việc không ra chi của mình, Đức Chúa Trời sẽ bắt tay hành động" -- Stephen Arterburn/David Stoop
Chúng ta bước vào sự chấp nhận, chìa khoá thứ hai cho sự đổi mới về mặt thuộc linh.
.........II Samuên 11-12, Thi thiên 32, Thi thiên 52
Trong Thi thiên 139.23-24, David cầu xin Đức Chúa Trời dò xét và tìm kiếm nơi ông xem thử coi có lối ác nào trong đời sống của ông hay không!?! Liệu chúng ta có dám nói ra một lời cầu nguyện như thế và thành thật đủ để chấp nhận những gì Đức Chúa Trời tỏ ra cho chúng ta thấy về đời sống của mình không? Hay chúng ta sẽ lãnh đạm với những điều mà chúng ta được cho thấy?
Kinh Thánh dạy rằng khi đến thời điểm các vua đi ra để giao chiến, David đã sai Giôáp quan tổng binh của quân đội ra đón giặc, còn David thì ở lại tại thành Jerusalem. David dường như lãnh đạm với mọi sự ở quanh mình, ông đang có một cái nhìn thoả hiệp. Không sao ngủ được, ông đã đi dạo trên mái nhà rồi nom thấy một người nữ đang tắm và vóc dáng thật là đẹp. David đã hỏi thăm xem nàng là ai, ông vời nàng đến trong khi chồng nàng là Uri đang dự trận mạc ngoài chiến trường. David đã phạm tội tà dâm với Bátsêba và nàng đã có thai.
David mong muốn che đậy tội lỗi mình nên triệu Uri từ chiến trường về, hy vọng ông ta sẽ có quan hệ tình dục với Bátsêba. Nhưng sau khi bị từ chối, David kết thúc bằng cách giết Uri ngoài chiến trường. Sau khi Bátsêba khóc than hợp lẽ về cái chết của chồng mình, David đã lấy nàng làm vợ. Tội lỗi của nhà Vua được an toàn, hay David tưởng như vậy (xem: II Samuên 11).
Nhưng hãy nhớ David từng cầu nguyện: "Xin dò xét tôi, biết tôi, xin chỉ cho tôi thấy" . . .và Đức Chúa Trời đã làm y như thế. Tiên tri Nathan được sai đến với David để chỉ ra tội lỗi của nhà Vua. Nathan thuật lại một ví dụ nói về người nhà giàu kia đã cướp đi con chiên con duy nhất của một người nghèo khó để đãi thực khách của mình. David nổi giận và mau chóng đòi sự công bình cho cái chết bị đem phục sự cho người giàu đó. Ngay lúc đó Nathan nói thẳng với David . . . "Vua là người đó!" (xem: II Samuên 12).
Thi thiên 51 và 32 được gọi là Thi thiên ăn năn mà David đã viết sau khi phạm tội với Bátsêba, tội lỗi nầy được quy cho ông. Trong hai Thi thiên nầy, chúng ta thấy sự từ chối, sự công nhận, sự xưng tội, và sự tin cậy trong chiếc chìa khoá của sự chấp nhận.
1. Từ chối không chấp nhận . . . (32.3-4)
Thi thiên 32.3-4: “Khi tôi nín lặng, các xương cốt tôi tiêu-tàn, và tôi rên-siết trọn ngày; vì ngày và đêm tay Chúa đè nặng trên tôi; nước bổ thân tôi tiêu hao như bởi khô-hạn mùa hè”.
Không một ai trong chúng ta muốn nếm trải hay thích nhìn thấy sự thật về mọi tội lỗi của mình. Thay vì thế, chúng ta sẽ từ chối không muốn nhìn nhận nó. Khi đến lúc phải chấp nhận sự thật về tội lỗi của chúng ta, chúng ta giống như chú khỉ nhỏ "trông vô tội vạ” kia. Từ chối là không có khả năng để nhìn thấy sự thật về chính bản thân mình.
1 Giăng 1.8: “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta”.
David đã nhìn thấy chính mình trong thí dụ mà Nathan nói ra, nhưng ông lại ở trong trạng thái không muốn chấp nhận. Sự từ chối làm cho ông mù loà không nhìn thấy sự thật về tội lỗi của mình. Nhưng David đã nhìn thấy, như chúng ta sẽ thấy, sự từ chối (giữ im lặng) đưa đến phần kỷ luật của Đức Chúa Trời giáng trên chúng ta cả thuộc thể lẫn về mặt tình cảm.
Thất bại không nhìn thấy sự thật về tội lỗi mình, còn từ chối không nhận, sự thể nầy che đậy tội lỗi còn nhiều hơn nữa, nhưng nó dẫn tới vô số tội lỗi khác.
Từ chối dẫn tới Sự Kiêu Ngạo Lớn Lao hơn . . . "Tôi có thể làm việc nầy" – che đậy tội lỗi.
Từ chối dẫn tới Tội Lỗi Lớn Lao hơn . . . cái chết của Uri.
Từ chối dẫn tới Sự Phán Xét Lớn Lao hơn . . .đứa con ngã chết & nghịch cảnh gieo ra (II Samuên 12.11)
"Từ chối làm cho chúng ta mù loà không những đối với các nan đề mà chúng ta đang tìm cách tránh né, mà còn mù loà đối với những hậu quả không thể tránh được" -- Stephen Arterburn/David Stoop
Ông không thể tự mình nhìn vào chiếc gương mà Nathan đang cầm ở trước mặt ông. Nhưng ông có thể nhìn thấy tội lỗi của người khác. Chúng ta nên luôn tìm cách xét lại bản thân mình trong một thứ ánh sáng tốt hơn mà chúng ta đang có đây.
Giăng 3.19: “Vả, sự đoán xét đó là như vầy: sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa”.
Sau khi đặt đời sống mình vào sự đầu phục trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta phải chấp nhận sự thật mà Ngài tỏ ra cho chúng ta thấy về đời sống của chúng ta, thay vì từ chối không chấp nhận nó.
2. Thú nhận ... (32. 5; 51.3)
Thi thiên 32.5a: “Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi”.
Thi thiên 51.3-4: “Vì tôi nhận biết các sự vi phạm tôi, Tội-lỗi tôi hằng ở trước mặt tôi. Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, và làm điều ác trước mặt Chúa; hầu cho Chúa được xưng công bình khi Chúa phán, và được thanh sạch khi Chúa xét đoán”.
Một người kia đã đứng tuổi rồi, lại cận thị nặng nữa, ông ta nghĩ mình là một chuyên gia có tài đánh giá nghệ thuật. Một ngày kia, ông ta đến tham quan một viện bảo tàng cùng với mấy người bạn. Ông ta bỏ quên cặp kính ở nhà nên không thể thấy rõ các bức tranh, nhưng việc nầy không ngăn chặn ông ta thôi đừng đưa ra ý kiến trịch thượng của mình nữa. Không bao lâu sau khi họ bước vào phòng tranh, ông ta bắt đầu phê phán một số bức tranh khác nhau.
Khi dừng chân trước hình ảnh mà ông ta tưởng là bức chân dung, ông ta bắt đầu phê phán nó. Với bầu không khí siêu đẳng, ông ta khởi sự nói: "Cái khung không xứng với bức tranh. Còn nhân vật thì giản dị quá và cách ăn mặc quá xoàng. Thực ra, đây là lầm lỗi về phía hoạ sĩ chọn đề tài quá kém cho bức ảnh của mình".
Ông nhà ta cứ lảm nhảm tiếp khi vợ ông ta sau cùng phải kéo ông ta ra một bên. Bà thì thào nói với ông: "Nầy anh, anh đang nhìn vào chiếc gương đấy". -- M.R. De Haan.
David đang đứng trước một chiếc kính tròn, nó phản chiếu sự thật về đời sống của ông. Ông, giống như chúng ta đều muốn sống trong chiếc “gương gắn trên bức tường phản chiếu hình ảnh đẹp nhất” của hội chứng khăng khăng từ chối. Nhưng ông không thể từ chối được, vì Đức Chúa Trời đang tỏ ra cho ông thấy thực sự ông giống với cái gì!?! Chiếc gương không nói dối!
Giacơ 1.23-24: “Vì, nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào”.
Khi Lời của Đức Chúa Trời chiếu trên đời sống chúng ta, chúng ta đang nhìn thấy tình trạng yếu đuối và thất bại của con người. Chúng ta đang nhìn thấy sự hư không và tình trạng sau cùng của tội lỗi chúng ta.
Sự hư không của tội lỗi . . . tội lỗi tôi luôn luôn đặt trước mặt tôi.
Tình trạng sau cùng của tội lỗi . . . tội lỗi tôi nghịch lại Đức Chúa Trời.
Roma 3.10-12: “như có chép rằng: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không”.
Sự đổi mới thuộc linh tiếp tục khi chúng ta nhìn thấy sự thật và nhìn nhận những sự việc không phải là tốt lành như chúng ta tưởng. Sự nhìn nhận khiến cho chúng ta thấy không thoải mái, nhưng chính sự bất an ấy dẫn chúng ta đến với thập tự giá.
Galati 2.19-20: “Vả, bởi luật pháp, tôi đã chết cho luật pháp, để sống cho Đức Chúa Trời. Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi”.
3. Sự xưng tội & Ăn năn ... (32.5b; 51.2, 5-14)
Từ chỗ công nhận tội lỗi của chúng ta, chúng ta xưng nó ra trước mặt Đức Chúa Trời và ăn năn (xây khỏi) nó.
3a. Xưng nhận
Thi thiên 32.5b: “Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; Còn Chúa tha tội ác của tôi”.
- Xưng tội đem lại sự tiếp nhận
Xưng tội là nhìn nhận tôi đã phạm tội. Tôi nhìn nhận với Đức Chúa Trời tôi không thể làm chủ được đời sống tôi nếu không có Ngài. Vì nếu Ngài không chủ động trong đời sống tôi, tôi đã phạm tội nhiều.
- Xưng tội đem lại sự tha thứ
1 Giăng 1.9: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”.
David nhìn thấy tội lỗi của mình phải xử lý theo ánh sáng của Đức Chúa Trời . . . “Phước thay cho người nào được tha sự vi phạm mình! Được khỏa lấp tội lỗi mình! Phước thay cho người nào Đức Giê-hô-va không kể gian ác cho, Và trong lòng không có sự giả dối!” (Thi thiên 32.1-2)
3b. Ăn năn (lý trí thay đổi suy nghĩ khác đi)
David sau khi công nhận và xưng ra tội lỗi của mình với Đức Chúa Trời, ông đã xây lại (ăn năn) không còn bước đi trong đó nữa. Lý do mà một số người không muốn ăn năn là vì họ thích vui hưởng tội lỗi của họ hơn là sự Đức Chúa Trời giải cứu họ ra khỏi tội lỗi.
- Ăn năn thanh tẩy & làm sạch . . .
Thi thiên 51.2: “Xin hãy rửa tôi cho sạch hết trọi gian ác, Và làm tôi được thanh khiết về tội lỗi tôi”.
Thi thiên 51.7: “Xin hãy lấy chùm kinh giới tẩy sạch tội lỗi tôi, thì tôi sẽ được tinh-sạch; Cầu Chúa hãy rửa tôi, thì tôi sẽ nên trắng hơn tuyết”.
- Ăn năn đem lại vui vẻ & khoái lạc . . .
Thi thiên 51.8-9: “Hãy cho tôi nghe sự vui vẻ mừng rỡ, để các xương cốt mà Chúa đã bẻ gãy được khoái lạc. Xin Chúa ngảnh mặt khỏi các tội lỗi tôi, và xóa hết thảy sự gian ác tôi”.
- Ăn năn tạo ra sự đổi mới . . .
Thi thiên 51.10-11: “Đức Chúa Trời ôi! xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, Và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng. Xin chớ từ bỏ tôi khỏi trước mặt Chúa, Cũng đừng cất khỏi tôi Thánh Linh Chúa”.
- Ăn năn phục hồi . . .
Thi thiên 51.12-13: “Xin hãy ban lại cho tôi sự vui vẻ về sự cứu rỗi của Chúa, dùng thần linh sẵn lòng mà nâng đỡ tôi. Bấy giờ tôi sẽ dạy đường lối Chúa cho kẻ vi phạm, và kẻ có tội sẽ trở về cùng Chúa”.
- Ăn năn khiến ca hát . . .
Thi thiên 51.14: “Hỡi Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi tôi, xin giải tôi khỏi tội làm đổ huyết, thì lưỡi tôi sẽ hát ngợi khen sự công bình của Chúa”.
"Sau hết, chính sự thiếu sót, mất mát, thất bại, sợ hãi và nhu cần của chúng ta đưa chúng ta đến với Đức Chúa Trời". Có người muốn đổi mới về mặt thuộc linh chấm dứt sự thiếu sót vì họ chưa sẵn lòng xưng tội và ăn năn tội lỗi của họ. Nhưng hãy nghĩ tới mọi điều mà họ đang thiếu sót!
Thi thiên 32.7: “Chúa là nơi ẩn núp tôi; Chúa bảo hộ tôi khỏi sự gian truân; Chúa lấy bài hát giải cứu mà vây phủ tôi”.
4. Tin cậy . . . (32.8-11)
Thi thiên 32.8-11: “Ta sẽ dạy dỗ ngươi, chi cho ngươi con đường phải đi; Mắt ta sẽ chăm chú ngươi mà khuyên dạy ngươi. Chớ như con ngựa và con la, là vật vô-tri; Phải dùng hàm-khớp và dây-cương mới cầm chúng nó được, Bằng chẳng, chúng nó không đến gần ngươi. Kẻ ác có nhiều nỗi đau-đớn; Nhưng người nào tin cậy nơi Đức Giê-hô-va, sự nhơn từ vây phủ người ấy. Hỡi người công bình, hãy vui vẻ và hớn hở nơi Đức Giê-hô-va! Ớ các người có lòng ngay thẳng, hãy reo mừng!”
4a. Tin cậy sự thật trong phần dạy dỗ của Đức Chúa Trời
Sống cách tin cậy nơi Lời của Đức Chúa Trời, chúng ta phải nắm lấy Đức Chúa Trời nơi Lời của Ngài. David cảm thấy mình khát khao tin cậy Chúa vì . . .
Sự dạy dỗ . . .sống khôn ngoan . . . có một tấm lòng dễ dạy
Dạy dỗ . . . chỉ ra . . . có tấm lòng biết hạ mình
Đức Chúa Trời cảnh cáo chúng ta không nên giống như con ngựa hay con la không có sự hiểu biết. Vì chúng thiếu hiểu biết, chúng phải bị hàm khớp, dây cương. Nói cách khác, Đức Chúa Trời sẽ hành động trong đời sống chúng ta . . . phải cúi mình xuống khiêm nhường hoặc bị kềm chế!
Giăng 8.32: “các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi”.
4b. Tin cậy ánh sáng dẫn dắt của Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời đến với chúng ta bằng Lời của Ngài hầu xua đi bóng tối tăm ra khỏi đời sống chúng ta rồi soi sáng con đường chúng ta cần phải bước đi trong đó. Đức Chúa Trời mong muốn song hành với chúng ta bằng. . .
Sự thương xót vây quanh chúng ta . . . tình yêu thương.
Vui vẻ & Khoái lạc . . . phước hạnh cực độ.
Êsai 42.16: “Ta sẽ khiến kẻ mù đi trên con đường mình không thuộc, dắt họ bởi các nẻo chẳng quen; ta sẽ đổi bóng tối trước mặt họ ra ánh sáng, nơi cong quẹo ra ngay thẳng. Thật, ta sẽ làm các sự đó, và không lìa bỏ chúng nó đâu”.
Đức Chúa Trời đang phán với chúng ta tối nay . . . "Hãy tin cậy Ta!"
Phần kết luận:
David đã cầu nguyện . . . "xin dò xét tôi và biết tôi. Xin xem coi có lối ác nào trên đường lối tôi không!?!" Chúng ta có can đảm nói như thế tối nay không? Và nếu có, chúng ta có sẵn sàng chấp nhận những gì Chúa đã tỏ ra cho chúng ta thấy không?
Thi thiên 51.17: “Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau-thương: Đức Chúa Trời ôi! lòng đau-thương thống-hối Chúa không khinh dể đâu”.
Amen!
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét