Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Mathiơ 6.1-8: "CHÚA NHẬT KHÔNG PHẢI LÀ NGÀY BIỂU DIỄN!"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
CHÚA NHẬT KHÔNG PHẢI LÀ NGÀY BIỂU DIỄN!
Mathiơ 6.1-8
1. Tôi rất thích một buổi trình diễn. Tôi muốn thưởng thức dù đó là hài kịch, bi kịch, hay hát tuồng. Tôi cũng thích xem biểu diễn âm nhạc nữa. Hãy cho tôi xem Rogers và Hammerstein bất cứ ngày nào. Thật là khó chỉ huy ban Oklahoma hay ban South Pacific. Arnold Swartzineger chẳng là gì ở trong phim The King and I. Tom Cruise không thể chủ tấu bản Seven Brides for Seven Brothers. Tôi thích Shakespeare. Thậm chí dù ngôn ngữ có thuộc dạng cổ xưa (ít nhất là đối với chúng ta là những người không sử dụng bản Kinh thánh King James!) tuồng hát vẫn rất thực và rất sôi động. Ai có thể quên được Macbeth ủ rũ tối tăm, các vở độc thoại của Hamlet hoặc cảnh lãng mạn ngoài bao lơn từ vở Romeo and Juliet? Tôi cũng thích phim ảnh nữa! Không một ai thích một phim hay mà chẳng có cảnh sex hoặc nói nhiều như tôi đây. Tôi mới vừa xem phim Twister và đã dành cho phim ấy một ngón tay cái giơ lên biểu hiện “number 1”. Tôi cũng rất thích một vài chương trình trên vô tuyến truyền hình.
2. Có ít nhất hai lẽ thật áp dụng cho từng loại biểu diễn, dù đó là một vở kịch, âm nhạc, phim ảnh hay chương trình vô tuyến truyền hình:
A. Thứ nhứt, NHÂN VẬT TRONG BUỔI BIỂU DIỄN ĐỀU LÀ NGHỆ SĨ. Trong đời sống thực tế, họ có những tên tuổi và lai lịch khác nhau. Chúng ta không nên nhầm lẫn con người thực với nhân vật mà họ đang nhập vai.
B. Thứ hai, CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG CÓ THỰC. Những gì chúng ta đang xem chỉ là diễn tả hay tưởng tượng mà thôi. Thậm chí buổi biểu diễn đều dựa trên sự kiện, chúng ta đang xem người ta đang bắt chước sự kiện. Hãy xét xem, nếu một người từng bị giết trong phim ảnh hay chương trình truyền hình chết thật, phân nửa dân cư ở California sẽ không còn nữa. Clint Eastwood, một mình ông sẽ chịu trách nhiệm cho các người chết đến hàng trăm người!
3. Những gì là thực trong tất cả các loại hình biểu diễn sẽ không bao giờ có thực trong Hội thánh địa phương. Nói một cách đơn giản, ngày Chúa nhật không phải là ngày biểu diễn. Sự thật thường là ngược lại. Nhiều Cơ đốc nhân hành động một cách giả hình. Chúng ta sinh sống một chiều suốt tuần lễ và hành động theo chiều khác vào ngày Chúa nhật. Chúng ta khoác lấy một bộ mặt sống cho thế gian và bộ mặt khác sống cho nhà thờ. Chúng ta biết rõ phải hành động ra sao, ăn nói kỉnh kiền, tôn giáo và rất là thuộc linh.
A.W. Tozer đã viết: “Tôi có lòng lo chúng ta, là Cơ đốc nhân đang nói nhiều mà làm thì ít. Chúng ta sử dụng ngôn ngữ rất có quyền lực nhưng mọi việc làm của chúng ta thì là những việc làm của sự yếu đuối. Chúng ta sắp xếp để có những lời lẽ rất tôn giáo vì các việc làm rất có giá trị. Thật là dễ cầu nguyện: "Lạy Chúa, xin giúp con vác lấy thập tự giá của con mỗi ngày" rồi nhấc cây thập tự lên đèo ở bên hông; thế nhưng khi lời cầu xin giúp đỡ để làm một việc gì đó mà chúng ta không dự trù làm có một cấp độ yên ủi về mặt tôn giáo, chúng ta sẽ bằng lòng với những lời lẽ được lặp đi lặp lại”.
4. Trong thời của Chúa Giêxu, người Pharisi và các thầy thông giáo đều là hạng chuyên gia khoác lấy tính trình diễn về tôn giáo. Trông họ ăn nói rất ư là tôn giáo, nhưng Chúa Giêxu phán trong Mathiơ 23.27 rằng họ giống như "mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp , mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ dơ dáy".
5. Học thuyết Pharisi đã không ngã chết trong thế kỷ đầu tiên. Vẫn có những người thích khoác lấy tính trình diễn tôn giáo hôm nay. Họ thích tỏ ra hành vi đó. Sự thật đáng buồn là, đối với mọi lời nói và việc làm của họ, họ rất nông cạn, hư không và chẳng có chút gì quyền lực hết. Đấy là lý do tại sao lời lẽ của Chúa Giêxu trong phân đoạn nầy lại vang dội quá rõ ràng. Với sự trong sáng, Ngài chỉ ra các động lực tư kỷ, lấy cái tôi làm trung tâm của chúng ta rồi dẫn chúng ta vào một cung cách sống chân thực.
I. MỘT LỜI CẢNH CÁO VỀ TRÌNH DIỄN TÔN GIÁO (Câu 1).
A. Chúa Giêxu bắt đầu với lời cảnh cáo.
1. Ngài phán chúng ta phải "giữ". Nói như thế có nghĩa là phải "cẩn thận" hay "phải lưu ý". Theo nghĩa đen nói như thế có nghĩa là "phải giữ lấy việc gì đó và lưu ý tới việc đó với ý thức biết dè chừng”.
2. Khi bạn lái xe vào một đoạn đường dốc để ra xa lộ, bạn gặp một tấm biển "cong cong" cảnh cáo cho bạn biết rằng vị trí lưu thông ở phía trước sẽ không chậm lại cho bạn đâu! Ngọn đèn màu vàng trên đèn giao thông là một lời cảnh báo rằng nó sắp sửa chuyển sang màu đỏ. Đây là một lời cảnh báo theo Kinh thánh.
B. Chúa Giêxu nói tới các bổn phận thuộc linh của chúng ta.
1. Câu nầy không được dịch thẳng thừng trong bản Kinh thánh NKJV hay trong bản KJV. Ngôn ngữ nguyên thủy không ám chỉ nhiều tới "các việc làm từ thiện" hoặc "của bố thí" như nó chỉ ra bất cứ một hành động nào công bình hay tình trạng thuộc linh thực.
2. Hãy nghe khi tôi đọc từ các bản dịch khác:
a. "Hãy giữ, đừng làm sự công bình mình trước mặt người ta" (NIV).
b. "Phải giữ việc làm lành dễ thấy để bắt mắt người ta" (Phillips).
c. "Phải giữ lòng kỉnh kiền trước mặt người ta" (RSV).
d. "Phải giữ đừng làm một cuộc trình diễn tôn giáo của mình trước mặt người ta" (NEB).
e. "Phải giữ đừng phô trương các việc lành trước mặt người ta” (Jerusalem).
3. Vô luận chúng ta làm gì thì đấy là bản chất thuộc linh, dù là dâng hiến tiền bạc, cầu nguyện, dạy dỗ, ca hát, rao giảng, phục vụ, làm chứng đạo...chúng ta đừng nên làm những việc nầy "trước mặt người ta, cho họ đều thấy".
4. Hãy đến ngay bây giờ đi, hãy nhìn nhận điều đó. Bạn đã làm một số việc để phục vụ Đức Chúa Trời với lòng trông mong người khác sẽ nhìn thấy. Tôi cũng làm như vậy đấy! Hầu hết mọi người trong chúng ta đều đã kinh nghiệm với một ít trình diễn "giờ cao điểm" óng ánh các sinh hoạt tôn giáo. Hết thảy chúng ta đều đã phát triển một tình trạng thuộc linh nhạy bén, vênh váo, ta đây. Vấn đề không phải là chuyện ấy có thực đâu. Nó không gây ấn tượng nơi Đức Chúa Trời.
C. Chúa Giêxu nói tới kết quả của việc biểu diễn tôn giáo.
1. Nếu bạn trình diễn các sinh hoạt thuộc linh của mình để cho người khác để ý và nghĩ bạn là một Cơ đốc nhân tốt "thì các ngươi chẳng được phần thưởng gì của Cha các ngươi ở trên trời".
2. Đức Chúa Trời từ chối không chia sẻ sự vinh hiển của Ngài với chúng ta (đối chiếu 5.16).
3. Charles Spurgeon từng nói: "Không một phần thưởng nào đến từ Đức Chúa Trời cho những kẻ nào tìm kiếm sự vinh hiển từ loài người".
4. Bạn có muốn tìm kiếm sự tán thưởng mau qua của những người khác hay tìm kiếm phần thưởng đời đời của Đức Chúa Trời?
Có một truyền thuyết Nhật bản kể lại một người kia muốn có mặt trong ban nhạc của hoàng gia dù ông ta không biết chơi một nốt nhạc nào hết. Do ảnh hưởng và sự giàu có của ông ta, ông muốn được đặt ở một vị trí để từ đó ông sẽ “biểu diễn” trước mặt Hoàng đế. Viên nhạc trưởng đồng ý để cho ông ta ngồi ở hàng thứ hai cho dù ông ta không thể đọc được nốt nhạc. Người ta giao cho ông ta một ống sáo, rồi khi buổi hoà nhạc bắt đầu, ông ta cầm lấy nhạc cụ của mình lên, đôi môi ra điệu bộ, và cử động mấy ngón tay. Ông ta cứ diễn tả các cử động khi thổi sáo, nhưng không hề tạo ra một âm thanh nào. Sự dối gạt nầy cứ tiếp tục trong hai năm trời. Khi vị nhạc trưởng khác mới đến chỉ huy, ông nói với ban nhạc rằng ông muốn thử tài từng nhạc công. Từng người một, họ trình diễn trước mặt vị nhạc trưởng. Kẻ lừa đảo kia khi ấy mới lấy làm lo, vì thế ông ta đã giả vờ bịnh. Bác sĩ của hoàng gia tuyên bố rằng ông ta hoàn toàn mạnh khoẻ. Vị nhạc trưởng cứ quyết rằng người kia phải trình diện và chứng tỏ tài nghệ của mình. Với nổi xấu hổ, ông ta mới xưng nhận rằng ông ta là đồ giả mạo. Ông ta phải "đối diện với tiếng nhạc".
Một ngày kia mỗi tín đồ sẽ đứng trước mặt Đức Chúa Giêxu Christ. Câu hỏi không phải là có bao nhiêu việc chúng ta đã làm hoặc chúng ta đã làm việc ấy mỹ mãn như thế nào, mà là lý do tại sao chúng ta đã làm việc ấy. Sự tán thưởng của con người sẽ bị quên lãng đi khi Chúa Giêxu sàng sẩy mọi lời nói trong đời sống của chúng ta.
II. MỘT LỜI CẢNH CÁO VỀ SỰ DÂNG HIẾN RỜI RỘNG (các câu 2-4).
A. Cơ đốc nhân cần phải trở thành hạng người bố thí (câu 2a).
1. Vào thế kỷ đầu tiên, người Do thái đã đánh giá tình trạng thuộc linh của nhau bằng cách đánh giá “các việc làm từ thiện” hoặc ban ra “của bố thí”.
2. “Các việc làm từ thiện” hay "của bố thí" theo như nhiều người dịch từ ngữ nầy có cùng một gốc rễ là chữ "công bình". Người nào sống công bình là người đã ban ra “của bố thí” hoặc của dâng bằng tiền bạc, thức ăn hay quần áo cho người nghèo. Hãy nhớ không có một hệ thống phúc lợi nào và có nhiều người ăn xin khắp nơi đang cầu xin “của bố thí” đó.
3. Theo Giăng 13.29: Chúa Giêxu cùng các môn đồ Ngài đã cung ứng nhiều quà từ thiện cho người nghèo từ “túi bạc” của họ.
4. Thực ra, điều ấy rất phổ thông và đáng phải có, Chúa Giêxu không nói: "NẾU ngươi làm việc từ thiện...," mà đúng hơn Ngài đã phán: "Khi ngươi bố thí..." Không phải dâng vào đền thờ, dâng cho thầy tế lễ, hoặc làm cho người nghèo được khuây khoả đều bị xem là không thuộc linh hoàn toàn đâu.
5. Người Do thái đã làm hư hỏng hành động cao thượng nầy bằng cách dạy rằng sự bố thí hay "các việc từ thiện" đã kiếm được một ơn lớn với Đức Chúa Trời. Trong kinh Tobit của người Do thái chúng ta đọc: "Bố thí sẽ cứu một người ra khỏi sự chết; bố thí sẽ chuộc bất kỳ một tội nào" (12.8).
6. Thời đại đã thay đổi. Ngày nay có nhiều người bo bo giữ lấy tiền bạc và của cải họ một cách ích kỷ. Họ từ chối không chịu bố thí giúp cho ai đang trong cảnh có cần. Khi họ đi nhà thờ, họ bất chấp các sự dạy của Kinh thánh về việc dâng phần mười và các của dâng. Người ta thường lấy cái tôi làm trung tâm nên không dâng hiến chi hết.
7. Một nguyên tắc từ các thời đại xa xưa hãy còn rất thực cho ngày hôm nay: Hạng người thuộc linh là hạng người chuyên bố thí. Chúng ta không có thì giờ để vào sâu toàn bộ các phân đoạn Kinh thánh dạy chúng ta dâng hiến. Hãy tin tôi về nguyên tắc nầy!
B. Cách bố thí sai lầm (câu 2b).
1. Thứ nhứt, Chúa Giêxu phán chúng ta đừng “như bọn giả hình”.
a. Từ ngữ “giả hình” nguyên thủy được dùng để mô tả một nghệ sĩ Hy lạp đeo mặt nạ trên sân khấu đang diễn một vai bi kịch. Từ ngữ nầy có nghĩa là “hai mặt”.
Đỉnh cao của nghệ thuật giả hình nầy do một Thượng Nghị Sĩ bang Mississippi đạt được vào năm 1958 khi ông nói tới Cơ quan lập pháp:
"Quí vị hỏi tôi cảm thấy thế nào về rượu whisky. Được rồi, đây là những gì tôi muốn nói: Nếu khi nào quí vị nói tới whisky, quí vị muốn nói men bia của ma quỉ, tai hoạ độc địa; con quái vật khát máu làm ô uế tình trạng vô tội, phải, nói đúng ra là lấy miếng bánh ra khỏi miệng của con trẻ; nếu quí vị muốn nói thức uống không tốt đang làm người nam người nữ Cơ đốc rơi từ đỉnh cao của lối sống công bình, giàu ơn xuống tận đáy của băng hoại, thất vọng, xấu hổ và vô dụng, không có hy vọng chi hết, khi ấy chắc chắn tôi đang sống chống lại lối sống ấy bằng mọi sức lực của tôi.
Nhưng, nếu khi quí vị nói tới whisky, quí vị muốn nói tới dầu của sự đối đáp, rượu của triết lý, thứ quặng bị đốt cháy khi bè bạn đến với nhau, nó đặt ra một bài ca trong tấm lòng, tiếng cười trên môi miệng, cùng nét thoả lòng ấm áp nơi ánh mắt của họ, nếu quí vị muốn nói tới sự vui vẻ của Lễ Giáng sinh; nếu quí vị muốn nói tới thức uống hào hứng đặt mùa xuân vào bước chân của cụ già vào buổi sáng trời đầy sương; nếu quí vị muốn nói tới thức uống khiến cho một người bày tỏ ra niềm vui, và tình trạng sung sướng của người mà quên đi, chỉ trong một thoáng, mọi tai vạ, mọi sự đau buồn của đời nầy, nếu quí vị muốn nói tới thức uống đó, lượng doanh thu mà của cải của chúng ta phải đổ ra hàng triệu đô la, đã được sử dụng để cung ứng sự chăm sóc dịu dàng cho trẻ em bị tàn tật, người mù, người điếc, người câm, người già ốm yếu đáng thương của chúng ta, để xây dựng siêu xa lộ, bịnh viện và trường học, khi ấy chắc chắn tôi sẽ ủng hộ đấy. Đây là lập trường của tôi. Tôi sẽ không rút lập trường ấy lại; tôi sẽ không thoả hiệp đâu”.
b. Chúa Giêxu đã sử dụng lời lẽ để mô tả các thầy thông giáo, người dòng Pharisi và các cấp lãnh đạo tôn giáo khác. "Pharisi" và "giả hình" hầu như là đồng nghĩa.
c. Ngày nay, chúng ta nghĩ tới "giả hình" gần như là theo ý nghĩa tôn giáo, họ giả vờ sống kỉnh kiền và đạo mạo, nhưng thực ra họ là thế gian và xác thịt lắm.
d. Ngày Chúa nhật không phải là ngày trình diễn! Chúng ta cần phải sống chân thực, đáng tin. Mặc dù vì cớ tội lỗi đôi khi chúng ta hành động giả hình, chúng ta đừng bao giờ lấy giả hình làm một cung cách sống.
2. Thứ hai, chúng ta không nên "thổi kèn" khi chúng ta bố thí.
a. Điều nầy dường như rất kỳ lạ đối với chúng ta, nhưng theo Chúa Giêxu, có những người thổi kèn lịnh khi người Pharisi đứng ra bố thí! Mọi sự đấy là để kêu gọi ai nấy chú ý tới sự rời rộng và tình trạng thuộc linh của họ. Đó là thời điểm trình diễn của tôn giáo!
b. Có lẽ họ đã biện minh rằng tiếng kèn thổi lôi cuốn sự chú ý của người nghèo và ban cho họ sự trông cậy. Có một từ ngữ Hy lạp nói tới loại suy nghĩ ấy: BALONEY!!! Giăng 12.43 mô tả họ một cách chính xác khi nói: "vì họ chuộng danh vọng bởi người ta đến hơn là danh vọng bởi Đức Chúa Trời đến”.
3. Thứ ba, chúng ta không nên tìm kiếm "sự vinh hiển từ loài người" mà nên tìm kiếm "phần thưởng" đến từ Đức Chúa Trời.
C. Cách bố thí phải lẽ (các câu 3-4).
1. Từ mấy câu nầy chúng ta tiếp thu được rằng sự bố thí của chúng ta phải được làm theo cách riêng tư, "trong chỗ kín nhiệm" thì đối ngược lại với tiếng vang dội của một cây “kèn”. Riêng tư, kín nhiệm, dâng hiến nặc danh không tìm kiếm sự tán thưởng của người khác mà chỉ tìm kiếm sự ban thưởng của Đức Chúa Trời mà thôi.
2. Chúa Giêxu phán chúng ta cần phải sống với bản chất bố thí riêng tư đến nỗi chúng ta: “đừng cho tay tả biết tay hữu làm việc gì". Có lẽ đây là cách bày tỏ mà ai cũng biết. Ý tưởng là như vầy: hầu hết chúng ta đều thuận tay hữu và làm hầu hết công việc với tay hữu, các hành động công bình của chúng ta cần phải riêng tư đến nỗi thậm chí tay tả cũng không biết việc mà tay hữu đã làm.
Cách đây không lâu lắm, một trong các giáo sĩ của chúng ta đang lâm phải nhu cần cấp bách về một chiếc xe hơi. Vì cớ tài chính đang quá căng, ông ta đã không biết phải làm gì nữa. Tôi đã nhắc tới nhu cần nầy trong buổi nhóm cầu nguyện và sau buổi nhóm một trong số tín hữu của chúng ta đến nói với tôi: "Đây là tấm ngân phiếu chi cho vị giáo sĩ là 5.000USD. Phiền ông đừng nói cho giáo sĩ ấy biết số tiền nầy của ai". Tôi muốn quí vị đi cùng với tôi để nhìn thấy gương mạt của ông ấy khi tôi trình tờ ngân phiếu ra!
III. MỘT LỜI KÊU GỌI PHẢI CHÂN THÀNH CẦU NGUYỆN (các câu 5-8).
A. Những lời cầu nguyện của chúng ta không nên rơi vào chỗ GIẢ HÌNH (câu 5).
1. Một lần nữa Chúa Giêxu chỉ ra gương xấu của người dòng Pharisi. Những lời cầu nguyện của họ luôn luôn là công khai. Họ thích cầu nguyện: "đứng trong nhà hội và góc đường”. Có nhớ những lời cầu nguyện đối ngược nhau của người Pharisi và người thâu thuế không? (Luca 18.10-14).
2. Chúa Giêxu phán: "đừng làm như bọn giả hình". Bạn đã nghe bao nhiều lời cầu nguyện giả hình thốt ra trong nhà thờ rồi? Tôi đã nghe một số người cầu nguyện vang dội y như mấy cuộn băng ghi âm vậy. Khi yêu cầu họ cầu nguyện, thì giống như đang ấn nút "play" trên một máy ghi âm. Họ nói cùng một thứ việc từng lần như thế!
3. Đừng hiều lầm. Chúa Giêxu không chống nghịch những lời cầu nguyện ở chỗ đông người đâu. Thực ra, Kinh thánh đầy dẫy những lời cầu nguyện chung. Mục đích là: khi chúng ta cầu nguyện, những lời cầu nguyện của chúng ta nên phải thành thật, tận đáy lòng.
B. Những lời cầu nguyện của chúng ta cần phải RIÊNG TƯ (câu 6).
1. Những lời cầu nguyện chung là phần mở rộng những lời cầu nguyện riêng, sâu sắc, có ý nghĩa đến từ thời điểm ở riêng với Đức Chúa Trời.
2. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta cần phải bước vào "phòng" hay "buồng riêng" của chúng ta rồi “đóng cửa lại”. Điều nầy chỉ ra một sự riêng tư tuyệt đối. Phòng cầu nguyện của quí vị đáng phải là văn phòng, hành lang, phòng tắm, phòng cầu nguyện của nhà thờ.
3. Mục tiêu không phải là nói nhiều ở chỗ cầu nguyện, nhưng ở chỗ quí vị đang ở một mình tìm kiếm mặt của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần phải cầu nguyện với Cha "là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm".
4. Chẳng có gì sai khi cầu nguyện với người khác. Tôi đã nhận được nhiều lợi ích từ một bạn cầu nguyện. Tuy nhiên, loại cầu nguyện quan trọng nhất là loại cầu nguyện riêng, cá nhân mỗi ngày biệt riêng thì giờ với Đức Chúa Trời.
5. Thời điểm sau cùng quí vị ở riêng cầu nguyện với Đức Chúa Trời là lúc nào?
a. Thi thiên 27.8 chép: "Khi Chúa phán rằng: hãy tìm mặt ta; thì lòng tôi thưa cùng Chúa rằng: Đức Giêhôva ôi, tôi sẽ tìm mặt Ngài”.
b. Thi thiên 91.1 chép: "Người nào ở nơi kín đáo của Đấng Chí Cao, sẽ được ở dưới bóng của Đấng Toàn Năng".
6. Đức Chúa Trời tôn cao sự cầu nguyện riêng. Tại sao vậy? Vì con người không biết sự cầu nguyện đó. Người ta không thể nghĩ quí vị là con người thuộc linh nếu họ không biết những gì quí vị đang làm. Nếu không có một sự phô trương nào, một buổi trình diễn nào, sẽ không có một sự “vinh hiển nào đến từ loài người”. Chỉ có quí vị và Đức Chúa Trời biết rõ sự cầu nguyện ấy: "Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi”. Đức Chúa Trời ban thưởng cho sự cầu nguyện riêng!
C. Những lời cầu nguyện của chúng ta phải XÁC THỰC (câu 7).
1. Chúa Giêxu phán chúng ta không nên sử dụng "những lời lặp vô ích như người ngoại". Chúng ta không nên nói nhiều bằng những lời lẽ vô nghĩa. Chúng ta không nên nói cùng một việc mỗi lần chúng ta cầu nguyện.
2. Quí vị nghĩ sao nếu mỗi lần tôi trò chuyện với quí vị tôi đã đi nói lại cùng một thứ việc? Quí vị thấy sao khi hết tuần nầy qua tuần khác quí vị chỉ nghe có một bài giảng thôi? Đức Chúa Trời không muốn nghe cùng một lời cầu nguyện “vô ích” (sát nghĩa: hư không) hết ngày này qua ngày khác. Hãy mở rộng linh hồn của quí vị với Đức Chúa Trời và trình cho Ngài mọi sự đang có ở trong tấm lòng của quí vị.
3. Dài không có nghĩa là nhiều đâu! Chúa Giêxu phán người "Ngoại...tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm”.
Tôi có một thông số rất đáng tin: Lời cầu nguyện của Chúa chứa 56 từ; bài diễn văn Gettysburg, 266 từ; 10 Điều răn, 297 từ; Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, 300 từ; và mới đây chính quyền Mỹ đề ra giá cả của cải bắp, 26.911 từ. Ấy không phải chúng ta nói dài bao nhiêu, mà chúng ta nói gì mới là điều quan trọng.
D. Những lời cầu nguyện của chúng ta sẽ ĐƯỢC BAN THƯỞNG (câu 8).
1. Đức Chúa Trời vốn "biết các ngươi cần sự gì trước khi chưa xin Ngài". Thực ra, Ngài tiếp trợ cho nhu cần của chúng ta ngay trước khi chúng ta biết chúng ta có một nhu cầu nữa là.
2. Martin Luther đã nói: "Bởi sự cầu nguyện của chúng ta... chúng ta đang dạy cho bản thân mình biết nhiều hơn chúng ta dạy Đức Chúa Trời nữa".
3. Quí vị có cầu nguyện lời cầu nguyện quan trọng nhất chưa?
PHẦN KẾT LUẬN: Đừng biến ngày Chúa nhật thành một ngày trình diễn, phải sống cho thành thật...
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét