Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2010

I Timôthê 4.12-16: "Làm thế nào để trở thành cấp lãnh đạo thuộc linh? – Phần 2"



I Timôthê – Chuyển giao ngọn đuốc
Làm thế nào để trở thành cấp lãnh đạo thuộc linh? – Phần 2
I Timôthê 4.12-16
Hãy tưởng tượng quí vị đang chừng 13 tuổi và quí vị được giao cho làm chủ toạ một Hội thánh mới. Quí vị nắm lấy chức vụ trong vài năm. Quí vị đã được kỷ luật và đào tạo thành một vị Mục sư giỏi. Quí vị muốn lui đi và nhút nhát. Bị để lại đó với chính mình, quí vị đâm ra nhát gừng. Quí vị có bao tử không được tốt lắm và nhiều nan đề quí vị đối mặt với trong Hội thánh nầy khiến cho quí vị hay bật thức dậy trong đêm. Có nhiều giáo sư giả trong Hội thánh; thậm chí một số trong đó là các trưởng lão, các vị lãnh đạo trong hội chúng. Trên hết mọi sự ấy, Hội thánh nầy không mời quí vị đến. Quí vị bị đặt để ở đây là do sự chỉ định. Đặc biệt dân sự không thích quí vị và chắc chắn không luôn lắng nghe quí vị giảng đâu. Quí vị lấy làm mệt mõi, căng thẳng và ngã lòng. Quí vị lấy làm lạ không biết chức vụ nầy có thực sự dành cho mình không? Quí vị lấy làm lạ không biết mình có nên lui đi không?
Mặc dù âm điệu ấy dường giống như là tự truyện, những lời lẽ đó không nói về tôi đâu, mà nói về Timôthê và các nan đề ông đã đối diện với tại Hội thánh Êphêsô thuộc thế kỷ đầu tiên. Tuy nhiên, tôi đã có hết thảy những cảm xúc ấy và một số nan đề kia. Hầu hết những người có lòng khát khao chức vụ lãnh đaọ thuộc linh đều có y như thế.
Sứ đồ Phaolô, vị tư vấn của Timôthê, đã lo lắng cho Timôthê. Ông biết chính bổn tánh của Timôthê là muốn ngồi ở ghế phụ thôi. Đấy là lý do tại sao ông viết trong thư tín thứ nhì: "Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình thương yêu và dè giữ" (II Timôthê 1.7). Ông biết rõ Timôthê đang bị chỉ trích. Ông biết rõ dân sự trong Hội thánh đang nhìn chăm vào Timôthê vì Timôthê quá trẻ. Ông hiểu rõ mọi nỗi lo và nao núng của Timôthê. Đấy là lý do tại sao ông viết các thư tín nầy. Timôthê là "con thật của ta trong đức tin" (1.2), và ông viết với mọi nỗi lòng của một người cha đối cùng đứa con trai.
Trên hết mọi sự, Timôthê phải chấp nhận trách nhiệm của chức vụ lãnh đạo thuộc linh. Ông phải bước lên bục giảng. Thú vị thay, khi Phaolô bắt đầu tiểu đoạn nầy ở câu 6, ông đã bảo Timôthê phải trở thành "kẻ giúp việc ngay lành của Đức Chúa Jêsus Christ". Trong phần 1 của sứ điệp nầy, chúng ta đã học biết rằng "kẻ giúp việc" dịch từ chữ diakonos là "chấp sự". Ý ở đây là một "tôi tớ hữu dụng". Vì lẽ đó chức vụ lãnh đạo thuộc linh không những bị hạn chế đối với những ai đang rao giảng vào những ngày Chúa nhựt. Hội thánh địa phương đang cần các cấp lãnh đạo thuộc linh với từng cấp độ. J. Oswald Sanders, trong quyển Spiritual Leadership [Lãnh đạo thuộc linh] đã viết: “Nếu thế gian chịu lắng nghe tiếng nói của Hội thánh ngày nay, cấp lãnh đạo có cần phải là người có uy quyền, thuộc linh, và biết hy sinh. Có thẩm quyền, vì người ta muốn có cấp lãnh đạo nào biết rõ họ sẽ đi đâu và tin tưởng mình sẽ nhận được gì ở đó. Thuộc linh, vì nếu không có một mối quan hệ vững chắc với Đức Chúa Trời, ngay cả một người lôi cuốn và tài ba nhất không thể hướng dẫn người ta đến với Đức Chúa Trời. Biết hy sinh, vì như thế là đang bước theo gương của Chúa Jêsus, là Đấng đã phó chính mình Ngài cho cả thế gian và là Đấng kêu gọi chúng ta phải bước theo các dấu chơn Ngài.
Trong tiểu đoạn sau cùng, chúng ta đã xem xét các câu 6-11 và đã lưu ý 7 trong 12 đức tính của cấp lãnh đạo thuộc linh được thấy ở đây trong chương nầy. Xin cho phép tôi ôn lại 7 đức tính đầu tiên một cách vắn tắt rồi tiếp đến chúng ta sẽ đào sâu 5 đức tính còn lại.
 Thứ nhứt, chúng ta học biết rằng cấp lãnh đaọ thuộc linh là GIÁO SƯ DẠY NGÔI LỜI. Họ "giải tỏ các việc đó cho anh em" về toàn bộ mưu luận của Đức Chúa Trời (câu 6a).
 Thứ hai, cấp lãnh đạo thuộc linh cũng dấn thân vào việc NGHIÊN CỨU NGÔI LỜI, họ được "nuôi bởi các lời của đức tin" và "đạo lý lành" (câu 6b).
 Thứ ba, cấp lãnh đạo thuộc linh là con người của sự CẦU NGUYỆN vì quí vị không thể được "nuôi" bằng Ngôi Lời nếu không có một sức sống cầu nguyện mạnh mẽ.
 Thứ tư, cấp lãnh đạo thuộc linh CHỐI BỎ NHỮNG LỜI HƯ NGỤY PHÀM TỤC. Họ "bỏ đi những lời hư ngụy phàm tục" (câu 7a). Họ không phí thì giờ và năng lực vào những thứ vô giá trị.
 Thứ năm, cấp lãnh đạo thuộc linh XÂY DỰNG CƠ BẮP THUỘC LINH. Họ "tập tành" hay tự luyện "sự tin kính". Họ hiểu rằng có một số ích lợi trong "sự tập tành thân thể" nhưng có lời hứa quan trọng cho cả lúc bây giờ và trong cõi đời đời cho việc tấn tới trong "sự tin kính". Các tín đồ từ buổi ban đầu của kỷ nguyên Hội thánh đã chấp nhận đây là một "lời nói chắc chắn" (các câu 7b-9).
 Thứ sáu, cấp lãnh đạo thuộc linh vốn CHỊU KHÓ LÀM VIỆC. Họ "đánh trận" và chịu khổ đối với phần việc của mình vì họ biết công việc của họ chẳng phải là vô ích đâu vì họ có một "Đức Chúa Trời hằng sống", Ngài là "Cứu Chúa" đối với mọi người dù họ có tin hay không, nhưng "nhất là" và đời đời là Cứu Chúa của những ai là "tín đồ" (câu 10).
 Thứ bảy, cấp lãnh đạo thuộc linh TẬP TÀNH UY QUYỀN THEO KINH THÁNH. Vì cớ uy quyền của Kinh thánh mà họ đã học hỏi và áp dụng, họ có thể "truyền" và "dạy" với lòng tin chắc.
I. Cấp lãnh đạo phải nêu gương (câu 12).
Phaolô nói: "Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi; nhưng phải … làm gương cho các tín đồ". Rõ ràng, bộ phận lớn tuổi hơn trong hội chúng ở Êphêsô chẳng có ấn tượng gì mấy với Timôthê. Ông trẻ hơn Phaolô những 30 tuổi. Họ có con cái và thậm chí hàng cháu ở tuổi của Timôthê. Làm sao một thanh niên "truyền và dạy" cho những kẻ đáng bực trưởng thượng của mình được? Để giảng dạy với uy quyền, Timôthê phải sống với tính kiên định, trước sau như một. Ông phải sống theo sứ điệp của mình. Ông phải "làm gương". Ngày nay chẳng có gì thay đổi cả. MacArthur bình luận: “Công cụ lớn lao nhất của cấp lãnh đạo là quyền lực của một đời sống biết nêu gương … Khi một mẫu mực tin kính được tỏ ra bị bỏ qua quyền lực bị mất đi trong sự giảng dạy, để lại đó một chỗ trống trơn. Đời sống của một vị Mục sư là sứ điệp đầy quyền lực nhất của ông, và phải củng cố những gì ông nói hay ông không nói. Sự giảng dạy có uy quyền bị xem nhẹ nếu không có một đời sống đức hạnh kèm theo.
Một trong những lẽ đạo thường xuyên của Phaolô là nói cho nhiều người khác biết phải noi theo tấm gương của cá nhân ông. Ông đã nói với người thành Côrinhtô: "Hãy bắt chước tôi, cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng Christ" và “Vậy, tôi lấy điều đó khuyên anh em: hãy bắt chước tôi” (I Côrinhtô 11.1; 4.16). Ông nói với người thành Philíp: "Hỡi Anh em, hãy bắt chước tôi, lại xem những kẻ ăn ở theo mẫu mực mà anh em thấy trong chúng tôi" và "Hễ sự gì anh em đã học, đã nhận, đã nghe ở nơi tôi và đã thấy trong tôi, hãy làm đi, thì Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ ở cùng anh em" (Philíp 3.17; 4.9). Với Hội thánh kỳ diệu tại thành Têsalônica, ông viết: "Anh em cũng đã bắt chước tôi và bắt chước Chúa, lấy sự vui vẻ của Đức Thánh Linh mà tiếp nhận đạo giữa lúc nhiều sự khốn khó " (I Têsalônica 1.6). Tác giả thơ Hêbơrơ cũng đưa ra chính mưu luận nầy: "Hãy nhớ những người dắt dẫn mình, đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình; hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ" (Hêbơrơ 13.7).
Quí vị có dám nói ra câu Phaolô đã nói không? Quí vị có dám nói với người khác: "Hãy bắt chước tôi, cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng Christ" không? Nếu không, thì tại sao không? "Gương" có nghĩa là “mẫu mực” hay "khuôn khổ". Nếu có điều chi sai với mẫu mực của quí vị đến nỗi quí vị không muốn nhìn thấy nó tái hiện nơi người khác, hãy sửa chữa lại mẫu mực đó. Hãy xưng tội, hãy ăn năn. Đừng cố theo lối sống mà quí vị đang sống. Hết thảy chúng ta đều có những sai sót, nhưng nếu quí vị còn ở trong chỗ của cấp lãnh đạo thuộc linh, quí vị không thể nói: "Hãy bắt chước tôi" thì còn có hơn một tì vết, đang có tội lỗi. Giờ đây Phaolô cung ứng 5 lãnh vực đặc biệt trong đó cấp lãnh đạo thuộc linh cần phải phấn đấu để nêu ra một tấm gương tin kính.
A. Phải là gương tốt về sự tin đạo.
Giacơ 1.26 chép: "Nhược bằng có ai tưởng mình là tin đạo, mà không cầm giữ lưỡi mình, nhưng lại lừa dối lòng mình, thì sự tin đạo của người hạng ấy là vô ích". Kent Hughes viết: "Nếu vị Mục sư lâm vào cảnh rắc rối, thường thì là do miệng của mình. Một số người trong chúng ta thì nói quá nhiều. Dân sự thì luôn luôn chờ vị Mục sư dừng lại, để họ có thể trình bày đôi điều. Kèm theo với việc nói nhiều và sự không thể lắng nghe – càng làm cho chúng ta nói ra những điều ngớ ngẩn".
Châm ngôn 10.19 chép: "Hễ lắm lời, vi phạm nào có thiếu; Nhưng ai cầm giữ miệng mình là khôn ngoan". Không nói gì hết đôi khi tốt hơn là nói ra một việc gì đó. Châm ngôn 15.28 chép: "Lòng người công bình suy nghĩ lời phải đáp; Nhưng miệng kẻ ác buông ra điều dữ". Hãy suy nghĩ trước khi quí vị nói ra! Châm ngôn 13.3 chép: "Kẻ canh giữ miệng mình, giữ được mạng sống mình …"
Tôi nghĩ là gương mẫu trong cách nói năng thì hay hơn là nói mỗi ngày. Làm gương như thế còn hơn là nói ra những lời dối trá hoặc dính vào chuyện ngồi lê đôi mách. Nó có một mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực. Côlôse 4.6 chép: "Lời nói anh em phải có ân hậu theo luôn, và nêm thêm muối, hầu cho anh em biết nên đối đáp mỗi người là thể nào".
Chúng ta cần phải trở nên người của Ngôi Lời để chúng ta không thể nói lâu mà không đề cập tới Kinh thánh. Khi chúng ta đề cập tới Đức Chúa Trời và Lời của Ngài, chúng ta cần phải làm thế với niềm say mê. Không một điều chi làm sao lãng Cơ đốc giáo như sự nhạt nhẻo khi giảng dạy. Geoff Thomas, Một Mục sư Báptít từ xứ Wales hỏi không biết Winston Churchill có hết lòng làm việc hay không khi ông nói tới Anh quốc trong những ngày tối tăm của Phát xít đang đánh bom trong Đệ II Thế Chiến!?! Có cần thiết cho Demosthenes tỏ ra hết lòng khi ông tìm cách liên kết người thành Athen với các mối nguy hiểm của Vua Maxêđoan không? Có cần thiết cho Abraham Lincoln khuấy động mọi cảm xúc của mình khi ông đọc bài diễn văn Gettysburg không? Có phải họ đã ghi chú bên lề bản văn của họ: "Hãy hô to lớn tiếng ở chỗ nầy!" hay "Hãy bật khóc ở đây?" Không, tất nhiên là không rồi. Tình cảm của họ tập trung vào đề tài của họ và tình cảm ấy cũng cần có cho chúng ta nữa.
B. Phải là gương mẫu trong cách ứng xử.
Chúng ta không những nói theo cách ăn nói, chúng ta còn phải ăn ở theo đúng cách nữa. Một diễn viên có thể đóng vai một vị Mục sư, nhưng một vị Mục sư không thể là một diễn viên được. Đời sống của chúng ta là sứ điệp. Chúng ta cần phải sống theo một phương thức chúng ta chẳng có gì để che giấu. Mọi sự phải đạt tới mức kiểm tra thật kỹ. Chúng ta phải cảm thấy tin tưởng để cho bất kỳ người nào nhìn xem loại sách báo chúng ta đọc, phim ảnh và các chương trình truyền hình chúng ta xem và những nơi chúng ta mở ra trên Internet. Chỉ khi nào chúng ta chẳng có gì phải che giấu thì chúng ta mới có lòng tin chắc và uy quyền để rao giảng Ngôi Lời như chúng ta đáng phải có. Phierơ nói, chúng ta "phải có lương tâm tốt, hầu cho những kẻ gièm chê cách ăn ở lành của anh em trong Đấng Christ biết mình xấu hổ trong sự mà anh em đã bị nói hành" (I Phierơ 3.16).
C. Phải là gương mẫu trong tình yêu thương.
Cấp lãnh đạo thuộc linh tỏ ra mẫu mực của tình yêu agape một cách tin kính, một tình yêu không có giới hạn. Chúng ta tỏ ra tình yêu thương của Đức Chúa Trời đổ ra trong tấm lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh (Rôma 5.5) bởi phương thức chúng ta trả giá bằng bản thân mình khi yêu thương tha nhân. Tình yêu theo Kinh thánh thì khác biệt với tình yêu của đời nầy. Tình yêu đời nầy là về cảm xúc. Tình yêu tin kính là về sự hy sinh. Phaolô đã nêu minh hoạ loại tình yêu nầy dành cho dân sự của Đức Chúa Trời. Ông nói với người thành Philíp: "Ví dầu huyết tôi phải dùng để tưới trên của tế lễ và của dâng đức tin anh em" (2.17). Ngược lại, Hội thánh xác thịt tại thành Côrinhtô, ông viết: "Về phần tôi, tôi rất vui lòng phí của và phí trọn cả mình tôi vì linh hồn anh em, dẫu rằng tôi yêu anh em thêm, mà cần phải bị anh em yêu tôi kém" (II Côrinhtô 12.15). Dân sự của Đức Chúa Trời không luôn luôn đáng yêu, chỉ có cấp lãnh đạo thuộc linh luôn luôn yêu thương họ không cứ cách nào.
D. Phải là gương mẫu trong đức tin.
"Đức tin" là điểm then chốt trong chức vụ. Không có đức tin chúng ta không thể làm chi được hết. Cấp lãnh đạo thuộc linh làm chứng với đức tin, dạy dỗ với đức tin, rao giảng với đức tin, mưu luận bằng đức tin, và học hỏi với đức tin. Trí óc ông tràn đầy với niềm tin rằng ông không làm việc một mình mà đang hiệp với Đức Chúa Trời trong công việc của mình. Ông tỏ ra trong I Côrinhtô 15.58: "Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu". "Đức tin" trong chỗ nầy cũng đề cập tới sự trung tín, lòng tin cậy, và tính trung thành của chúng ta đối với Chúa. I Côrinhtô 4.2 chép: "Vả lại, cái điều người ta trông mong nơi người quản trị là phải trung thành". Cấp lãnh đạo thuộc linh phải trung thành với Đấng Christ và với Hội thánh.
E. Phải là gương mẫu trong sự tinh sạch.
Ý chính của "sự tinh sạch" ở đây là sự thanh sạch về tình dục, cả với thân thể và tâm trí. Bực trưởng lão hay chấp sự phải "không chỗ trách được" và bày tỏ ra nếp sống của một "người đàn ông của một người đàn bà". Phaolô đã nói với Timôthê trong bức thư thứ hai: "Cũng hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ…" (II Timôthê 2.22). Có nhiều vị lãnh đạo thuộc linh đã rơi vào lãnh vực nầy. Chúng ta phải sống như Gióp đã nói: "Tôi đã có lập ước với mắt tôi; Vậy, làm sao tôi còn dám nhìn người nữ đồng trinh?" (Gióp 31.1). Cấp lãnh đạo thuộc linh phải canh giữ tâm trí mình vì tội lỗi bắt đầu từ trong tâm trí. Về sự giải trí, người phải áp dụng Thi thiên 101.3: "Tôi sẽ chẳng để điều gì đê mạt trước mặt tôi; Tôi ghét công việc kẻ bất-trung: Việc ấy sẽ không dính vào tôi". Còn về các mối quan hệ với nữ giới, người phải để cho phụ nữ lớn tuổi hơn dạy dỗ, huấn luyện và mưu luận cho những người nữ trẻ tuổi hơn (Tít 2.3-4). Người phải sống rất cẩn thận giống như Teflon, chẳng một điều gì ngăn trở người.
II. Cấp lãnh đạo thuộc linh phải chăm chỉ đối với Kinh thánh (câu 13).
Phaolô nói: "Hãy chăm chỉ đọc sách, khuyên bảo, dạy dỗ, cho đến chừng ta đến". Như đã lưu ý rồi trong I Timôthê, Phaolô có những chương trình hiệp tác với Mục sư trẻ ở đó về một số điểm trong tương lai. Tuy nhiên, cho tới khi Phaolô đến, Timôthê cần phải liên tục "chăm chỉ" đối với Kinh thánh. Chức vụ của ông là phải chăm chỉ đối với Kinh thánh. Tâm trí của ông cần phải dầm thấm với Kinh thánh. Lời của Đức Chúa Trời phải là một phương thức sống đối với ông. Bản chất Kinh thánh trong chức vụ của ông cần phải thể hiện ra trong ba cách.
Thứ nhứt, Timôthê cần phải "chăm chỉ đọc sách". Mạo từ xác định ám chỉ trong bản Kinh thánh NASV rằng đây là việc "đọc Kinh thánh công khai". Đọc Kinh thánh công khai luôn luôn là một phần trong sự thờ phượng của dân sự Đức Chúa Trời. Trong Nêhêmi 8, chúng ta đọc thấy thể nào văn sĩ Exơra đã đọc Ngôi Lời trước mặt dân sự. Họ đã đứng khi tôn vinh Ngôi Lời "từ rạng đông cho đến trưa".
"Họ đọc rõ ràng trong sách luật pháp của Đức Chúa Trời, rồi giải nghĩa nó ra, làm cho người ta hiểu lời họ đọc" (các câu 3, 8). Tấm gương ấy đã được thể hiện ra trong sự thờ phượng ở nhà hội và sau cùng trong các Hội thánh đầu tiên. Họ đã đọc từ kinh Cựu Ước và từ các tác phẩm và thư tín của hàng sứ đồ và rồi "giải nghĩa" hay giải thích những gì họ đã đọc (Côlôse 4.16; I Têsalônica 5.27). Khi Timôthê lãnh đạo Hội thánh, tầm quan trọng và uy quyền của Kinh thánh cần phải được làm cho rõ ràng cho mọi người nhìn thấy. Tôi rất biết ơn vì Hội thánh của chúng ta đã có được danh tiếng trong thành phố là nơi quí vị có thể đến để nghiên cứu Kinh thánh.
Thứ hai, Timôthê cần phải "chăm chỉ … khuyên bảo". "Khuyên bảo" mang ý tưởng áp dụng mọi lẽ thật đã được tiếp thu rồi. Phân phát tri thức về Ngôi Lời cũng chưa phải là đủ cho chúng ta, chúng ta phải kêu gọi vâng theo Ngôi Lời nữa.
Thứ ba, Timôthê còn phải "chăm chỉ … dạy dỗ" nữa. "Dạy dỗ" ra từ chữ diadaskalia, từ thông thường nói tới sự dạy dỗ. Một trưởng lão cần phải "có tài dạy dỗ" (3.2). Từng phần trong chức vụ của Timôthê là phải cung ứng “đạo thật”, lành mạnh cho nhiều người cũng như bằng nhiều cách khả thi. Có thể đạo thật ấy được giảng sấm sét trên bục giảng hay thì thầm bên cạnh giường ngủ, dù là giảng cho một người hay một ngàn người, Lời của Đức Chúa Trời phải tràn ngập lời lẽ của chúng ta. Hãy nghiên cứu lịch sử Hội thánh. Hãy nghiên cứu các giáo phụ đầu tiên. Hãy nghiên cứu các nhà cải chánh. Hãy nghiên cứu những nhà truyền đạo nhiều hiệu quả nhất, trong quá khứ, hiện tại và quí vị sẽ thấy rằng tất cả họ đều phó thác cho sự giảng dạy với tính cách giải thích. Không một điều gì làm biến đổi tâm trí và sẽ giống như những liều chú giải Kinh thánh cách liên tục.
Thế hệ nầy vốn có đủ vụng về rồi. Có quá nhiều người đọc một hay hai câu rồi mở ra một cuộc đấu khẩu 30 phút về các quan điểm riêng của họ. Quan điểm của tôi không quan trọng hơn quan điểm của quí vị. Tôi muốn biết quan điểm của Đức Chúa Trời về điều chi có tầm quan trọng đời đời kìa. Người ta không thể biết Đức Chúa Trời đã phán điều chi cho tới chừng nào chúng ta thôi không giảng dạy lời của chúng ta nữa mà hãy khởi sự giảng dạy Lời của Ngài!
Tôi thực chẳng biết phải thi hành chức vụ ra sao nếu không có sự giảng dạy theo kiểu giải thích. Tôi bắt lo lắng nhiều lắm khi tìm thấy một phân đoạn treo mọi tư tưởng của tôi. Tôi không biết phải trình bày như thế nào nữa. Không có gì phải lấy làm lạ mấy tay nầy chỉ có thể giảng loại sứ điệp khoảng chừng 20 phút mà thôi. Nan đề của tôi là không bao giờ không có đủ tài liệu! Quí vị không tin tôi phải để ra bao nhiều thời gian đâu! Tôi có thể giảng mà không hề cạn kiệt năng lực của mình!
III. Cấp lãnh đạo thuộc linh sử dụng các ân tứ của mình (câu 14).
Phaolô dặn Timôthê: "Đừng bỏ quên ơn ban trong lòng con, là ơn bởi lời tiên tri nhân hội trưởng lão đặt tay mà đã ban cho con vậy". Khi Timôthê được cứu, ông đã nhận lãnh các ân tứ thuộc linh. Từ ngữ "ơn" ở đây dịch từ chữ charisma. Khi Đức Thánh Linh đến ngự trong mỗi tín đồ lúc họ được cứu, Ngài đem theo với Ngài một hỗn hợp đặc biệt các khả năng thuộc linh có thể giúp cho con cái Đức Chúa Trời để hầu việc Chúa. Từ các thư tín của Phaolô gửi cho Timôthê, thì rõ ràng là vị Mục sư trẻ tuổi kia đã có những ân tứ giảng dạy, truyền giáo và lãnh đạo.
Hiển nhiên là Timôthê đã phát sinh nghi ngờ tài năng của mình. Có thể ông lấy làm lạ không biết mình có thuộc về chức vụ hay không! Có thể ông đã ở trong mối nguy hiểm muốn lui đi và lo làm công việc khác.
Phaolô nhắc cho Timôthê nhớ đừng "bỏ quên" hay lìa bỏ những gì Đức Chúa Trời đã ban cho ông. Ông nhắc cho Timôthê nhớ thời điểm có "lời tiên tri" nói về Timôthê sẽ được Đức Chúa Trời đại dụng. Ông nhắc cho Timôthê nhớ thể nào "hội trưởng lão đặt tay" khi cấp lãnh đạo tin kính chắc lòng tin cậy nơi các ân tứ của Timôthê
Trong lãnh vực nầy, Đức Chúa Trời kêu gọi người ta lo phục vụ và hầu việc cách khôn ngoan. Không một ai nói tiên tri về tôi. Tôi thấy có sự ước ao không thể giải thích được trong lòng tôi muốn rao giảng Ngôi Lời. Khi tôi theo đuổi ao ước đó, Đức Chúa Trời đã mở ra hết cánh cửa nầy đến cánh cửa khác.
Có thể một số người trong chúng ta có cảm xúc giống như Timôthê. Có thể một số người trong chúng ta đã đạt tới một chỗ mà chúng ta lấy làm lạ không biết chúng ta có thực sự thuộc về chức vụ lãnh đạo thuộc linh hay không nữa!?! Hãy nhìn lại các ân tứ của mình xem. Hãy nhìn lại ơn kêu gọi của mình xem. Hãy nhìn vào hạng người tin kính đã đặt lòng tin cậy của họ nơi quí vị như thế nào!?!
Các ân tứ thuộc linh cần phải được luyện tập và được gieo trồng luôn. Sự rao giảng không đập vào tôi giống như một tia sét đâu. Tôi phải học hỏi, phải nghiên cứu để tóm tắt và học biết cách phân phát sứ điệp nữa. Tuy nhiên, mọi sự học tập của tôi đã trải rộng sự được ơn mà Đức Chúa Trời đã đặt để rồi ở trong tôi.
IV. Cấp lãnh đạo thuộc linh tập trung vào chức vụ (câu 15).
Kế đó, Phaolô nói: "Hãy săn sóc chuyên lo những việc đó, hầu cho thiên hạ thấy sự tấn tới của con". "Những việc đó" trong chức vụ phải là tiêu điểm của cấp lãnh đạo thuộc linh. "Săn sóc chuyên lo" mang ý tưởng suy gẫm luôn và tính toán. Công việc của chức vụ sẽ nung nấu mọi suy nghĩ của cấp lãnh đạo thuộc linh. "Hầu cho thiên hạ thấy sự tấn tới của con" đúng ra được dịch là: "tiếp tục sống với chúng". Cụm từ nầy trong bản Kinh thánh NASV dịch như sau: "miệt mài với chúng" hay quấn quít với chúng.
Một cấp lãnh đạo thuộc linh hoàn toàn bị nhấn chìm vào chức vụ của mình. Ông sống và thở để giảng dạy, cầu nguyện, truyền đạo, mưu luận, v.v… Nếu quí vị ngồi lại với ông, ông sẽ nói cho quí vị biết ông mới vừa dạy dỗ điều gì, ông mới tiếp thu được điều chi, ai đã được cứu, những cột mốc thuộc linh nào đã được đánh dấu, ai cần tới những lời cầu nguyện của quí vị, v.v… Ông không thôi suy nghĩ tới chức vụ. Hết thảy chúng ta đều cần sự giải trí một ít. Hết thảy chúng ta đều cần để cho tâm trí mình ngưng đọng công việc trong một thời gian ngắn, nhưng cấp lãnh đạo thuộc linh phải tập trung 24/7. Có nhiều cấp lãnh đạo thuộc linh trong Hội thánh chúng ta họ làm những công việc trọn thời gian để thỏa mãn các nhu cần về phần xác cho gia đình của ho, nhưng tiêu điểm của họ, tình cảm của họ chính là chức vụ của họ. Mặt khác, tôi biết có nhiều người, họ nhận lãnh tiền công trọn thời gian trong chức vụ nhưng làm chỉ vừa đủ để đối phó thôi.
Đâu là kết quả của của sự siêng năng đó? "Hầu cho thiên hạ thấy sự tấn tới của con". Không một ai trong chúng ta là trọn vẹn hết. Không một ai trong chúng ta luôn luôn đúng đâu. Tuy nhiên, khi chúng ta tập trung sự chú ý của mình vào việc làm hết sức mình cho Chúa, sự tấn tới của chúng ta trong tri thức, khôn ngoan và trưởng thành thuộc linh, sẽ được thấy rất rõ ràng.
"Sự tấn tới" ra từ một chữ Hy lạp đã được sử dụng để mô tả một đội quân đang tiến qua một bãi chiến trường. Chữ nầy cũng được dùng trong bối cảnh một nhà thám hiểm đang băng qua một lãnh thổ mới. Một cấp lãnh đạo là người phó mình trọn vẹn cho chức vụ sẽ thấy mình đang bươn tới trước để trở giống như Đấng Christ hơn và dân sự ở quanh người sẽ nhìn thấy sự ấy.
V. Cấp lãnh đạo thuộc linh phải sống cho cẩn trọng (câu 16).
Sau cùng Phaolô nói: "Hãy giữ chính mình con và sự dạy dỗ của con". Tất nhiên điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ tới lời lẽ của Phaolô nói với các trưởng lão Êphêsô trong Công vụ Các Sứ đồ 20.28: "Anh em hãy giữ lấy mình, và luôn cả bầy mà Đức Thánh Linh đã lập anh em làm kẻ coi sóc, để chăn Hội thánh của Đức Chúa Trời, mà Ngài đã mua bằng chính huyết mình". Quyển The Reformed Pastor của Richard Baxter vào năm 1656 trong phần lý giải của câu 1. Đối với ông "hãy giữ lấy mình" có nghĩa là hãy xét cho kỹ đời sống của mình. Quí vị có biết chắc mình đã được cứu chưa? Có phải quí vị đang sống một đời sống bền đỗ với ơn kêu gọi của mình không? Cấp lãnh đạo thuộc linh phải sống cho cẩn trọng. Người phải quan sát cho kỹ những gì mình làm và những điều mình tin theo. Người phải dọn lòng theo I Phierơ 5.8, ở đây chép: "Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được". Người nhìn biết rằng Satan sẽ tấn công người ở một trong hai chỗ, có thể sẽ cả hai. Hắn sẽ tấn công người trong lời nói nết làm và/hay trong niềm tin và sự dạy dỗ cá nhân.
"Hãy giữ lấy mình" có nghĩa là phải chú ý quí vị đang sinh sống như thế nào!?! Thực sự quí vị là ai khi quí vị nghĩ không có ai khác trông thấy. Hãy chú ý cho cẩn thận sự nên thánh của mình. Hãy phấn đấu để trở thành những gì quí vị phải trở thành. Hãy lắng nghe lời lẽ của tín đồ Thanh giáo Baxter: “Hãy giữ lấy mình, e rằng tấm gương của bạn ngược lại với đạo của mình chăng …, e bạn nuốt lời với đời sống của chính mình, những gì bạn nói với môi miệng của mình; và trở thành mối ngăn trở lớn cho sự thành công trong công việc của chính bạn. Nó sẽ ngăn trở rất nhiều cho công việc của bạn đấy … nếu bạn tốn một hay hai giờ đồng hồ với môi miệng mình, rồi suốt tuần lễ sau đó quăng nó đi với hai bàn tay của bạn! Đây là phương thức khiến cho người ta nghĩ rằng Lời của Đức Chúa Trời chỉ là một truyện tích dành cho kẻ biếng nhác, và khiến cho công tác giảng dạy chẳng khác gì trò đùa … Một lời nói kiêu ngạo, một lý lẽ không cần thiết, một hành động tham lam, có thể cắt đứt cuống họng của bài giảng … Hỡi anh em, xin hãy nói cho tôi biết, trong sự kính sợ Đức Chúa Trời, có phải bạn quan tâm đến sự thành công trong chức vụ của mình, hay bạn chẳng quan tâm? Có phải bạn ao ước muốn nhìn thấy sự thành công ấy trên linh hồn của khán thính giả? Nếu bạn không muốn, bạn đang giảng cái gì; bạn đang nghiên cứu cái gì; và bạn đang tự nhận mình là kẻ giúp việc cho Đấng Christ sao? Nhưng nếu bạn muốn, thế thì chắc chắn bạn không thể không nhìn thấy trong lòng mình một việc vô tích sự đang làm hư công việc của bạn … Quả thực, sự thành công mang giá trị ít ỏi, bạn đem bán nó đi với một giá quá rẽ mạt, hay lo làm một việc nhỏ để nhận được nó!?!”
"Hãy giữ … sự dạy dỗ của con" có nghĩa là phải chú ý đến những gì quí vị suy nghĩ và những gì quí vị dạy dỗ. Hãy canh giữ tâm trí mình vì ma quỉ chắc chắn sẽ tấn công quí vị ở đó. Hắn thích hành hại nhà truyền đạo với nhiều sự nghi ngờ. Sự phòng thủ duy nhứt chống lại một cuộc tấn công như thế là phải đầy dẫy lý trí mình với Kinh thánh và phải "bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ" (II Côrinhtô 10.5).
Đâu là kết quả của một đời sống đã được sống cách cẩn trọng? "Vì làm như vậy thì con và kẻ nghe con sẽ được cứu". Tất nhiên, chúng ta biết rằng "sự cứu đến từ Đức Giê-hô-va!" (Giôna 2.9). Chúng ta không thể tự cứu lấy mình vì chúng ta hoàn toàn bị hư hỏng. Chúng ta được cứu chỉ vì cớ sự thương xót và ân điển của Đức Chúa Trời khôn ngoan của chúng ta. Khi quí vị "giữ chính mình và sự dạy dỗ" quí vị đang làm chứng rằng quí vị là một tín đồ chân chính và quí vị cũng đang kêu gọi khán thính giả của mình đến với đức tin trong Đấng Christ nữa.
Timôthê phải cứng rắn tại thành Êphêsô. Ông đang nổ lực làm chủ toạ một Hội thánh không mời ông. Ông tìm cách dạy dỗ những người xem thường tuổi trẻ và sự chưa kinh nghiệm của ông. Tuy nhiên, ông sẽ thành công vì ông biết áp dụng những đức tính nầy của cấp lãnh đạo thuộc linh cho chính đời sống ông. Còn quí vị thì sao?
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét