Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Mathiơ 5.13-16: "Một ảnh hưởng sáng chói, làm lay chuyển"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
SỨ ĐIỆP CỦA NHÀ VUA
Một ảnh hưởng sáng chói, làm lay chuyển
Mathiơ 5.13-16
1. Trong thành phố nhỏ kia có một thứ máy đã làm bật ra một số đòi hỏi về ngân sách của thành phố hầu mở rộng hoạt động của nó. Đã có một số chống đối như thường lệ, họ cho rằng công ty chẳng có quan trọng chi hết, và thành phố sẽ hoạt động bình thường mà chẳng cần tới sự hiện diện của máy móc đó. Để chỉ ra ảnh hưởng của nó, công ty có ý định trả lương cho công nhân bằng đôla bạc thay vì tiền mặt. Những đồng đôla bạc đã bắt đầu lưu hành ở quầy thu tiền của các cửa hàng, ở các trạm xe bus, nhà hát và v.v… Ở đâu có những đồng đôla bạc lưu hành, chúng ta cũng dễ dàng trong cách chuyển đổi. Ảnh hưởng của công ty được công chúng biết tới nhiều hơn, và sự chống đối kia đã rút lại.
2. Bạn mô tả “ảnh hưởng” như thế nào? Tự điển Webster định nghĩa theo cách nầy: “Khả năng tạo ra một hiệu quả theo cách gián tiếp hay không thể nắm bắt được”. Quả là mơ hồ, có phải không? Tôi nghĩ ảnh hưởng là: “khả năng khiến cho ai đó nhìn thấy sự việc theo quan điểm của bạn”.
3. Nếu người ta đến yêu cầu bạn liệt kê ra một người nào đó có ảnh hưởng chẳng hạn, bản danh sách của bạn phải bao gồm những vị Tổng Thống, các nhà học giả, Tướng lãnh, những chính trị viên cùng những người (nam và nữ) có quyền thế khác chẳng hạn. Tuy nhiên, nếu bạn suy nghĩ về bảng danh sách ấy, một số người có ảnh hưởng nhất ít ra là người bị để ý hay được tán thưởng nhiều nhất.
A. Một người mẹ vốn kiên nhẫn yêu thương và dạy dỗ con cái của bà. Một người cha, chẳng có quyền thế cũng không có danh vọng gì cả, nhưng dạy dỗ con cái của mình bằng cách nêu cho chúng một tấm gương tin kính, bền đỗ.
B. Một huấn luyện viên thể thao trong trường đại học chuyên tâm vào việc gây dựng những người nam người nữ hơn là gây dựng tên tuổi cho chính mình.
C. Một vị giáo viên Trường Chúa Nhật nhìn thấy những học viên trẻ tuổi của mình không những là hạng ngôi sao trên bảng điểm, mà còn là những nhà lãnh đạo thuộc linh trong tương lai nữa.
D. Một người lân cận trầm lặng luôn luôn đi nhà thờ đều đặn vào ngày Chúa nhật và luôn luôn bằng lòng chìa tay ra giúp đỡ, cho một món đồ, hay lấy thư dùm.
4. Có khả năng người có ảnh hưởng nhất trong đời sống bạn là Cơ đốc nhân. Hãy xem lại các đức tính của người tin Chúa trong 8 phước lành (các câu 3-12). Người nào sống như thế không thể giúp chi được, song đang ảnh hưởng vào nhiều người khác!
5. Đây là một câu hỏi khó: Có phải bạn đang ảnh hưởng người khác vì cớ Đấng Christ không? Có phải đức tin bạn giống như những đồng đôla bạc trong thành phố nhỏ kia chăng? Ảnh hưởng ấy có rõ ràng trong từng chi tiết của đời sống bạn chăng?
6. Trong phân đoạn Kinh Thánh của chúng ta, Chúa Jêsus chỉ ra cho chúng ta thấy hai cách để ảnh hưởng vào người khác, lắc một ít muối và chiếu ra một ít sự sáng.
I. LẮC MỘT ÍT MUỐI (Câu 13).
A. Những người tin Chúa là “muối của đất”. Muối góp phần ít nhất ba mục đích.
1. Thứ nhất, muối có tính cách bảo tồn.
a. Trước thời kỳ có tủ lạnh, thịt được sắp thành từng lớp ướp muối để bảo tồn thịt cho tới chừng nó được đem ra dùng.
b. Trong thời kỳ khai phá, các tổ phụ chúng ta đã băng ngang qua phía Tây mang theo thịt đã được ngâm trong nước muối để bảo tồn nó cho lâu dài như có thể được.
c. Thậm chí tôi có nghe nói tới một nhà kho hiện đại ở Kansas, ở đây mọi thứ từ tài liệu của toà án tới phim ảnh gốc đã được lưu giữ trong một hình thức ướp muối.
d. Cơ đốc nhân lo bảo tồn xã hội. Chúng ta thối lui trước điều ác và chống lại tội lỗi. Hãy tưởng tượng một thế giới chẳng có ảnh hưởng của Cơ đốc nhân xem.
2. Thứ hai, muối làm cho có thêm mùi thơm. Bạn biết rõ là chỉ trộn một ít muối sẽ làm cho có thêm mùi thơm cho một đĩa thức ăn. Muối làm thêm một chút “ngon lành” cho thức ăn của chúng ta. Cơ đốc nhân luôn luôn đối diện với các quan điểm của thế gian. Chúng ta đang làm nền văn hoá của chúng ta được thơm hơn lên.
Một vị vua thời Trung cổ đã hỏi 3 người con gái, không biết họ có yêu thương ông ta nhiều hay không!?! Hai trong số đó đáp rằng họ quan tâm đến ông hơn cả vàng và bạc trên thế gian nầy. Còn cô con gái út, cô ta nói cô yêu ông giống như yêu muối vậy. Nhà vua không đẹp lòng với câu trả lời của nàng, vì ông xem muối là thứ rất ít giá trị. Bà đầu bếp nghe được cuộc trò chuyện, vốn biết rõ lời đáp của đứa con có nhiều ý nghĩa hơn người cha có thể tưởng tượng. Mặc dù cô con gái không dám nói cho nhà vua biết rõ vấn đề, bà ta khuyên phải tìm cách nào đó để làm sáng tỏ ý nghĩa thực lời lẽ của đứa con gái. Sáng hôm sau lúc ăn điểm tâm, bà đã giữ muối lại không nêm vào thứ bà đã dọn, và bữa ăn nhạt nhẽo đến nỗi nhà vua không muốn dùng bữa nữa. Khi đó ông ta mới nhận ra ảnh hưởng trọn vẹn lời nói của con gái mình. cô ấy yêu ông nhiều đến nỗi chẳng có gì là ngon lành hết nếu chẳng có ông!
3. Thứ ba, muối tạo ra cơn khát.
a. Người nào phơi nắng quá mức đều phải ngậm muối để làm tăng thêm sự khát nước của thân thể họ. Cơn khát do muối gây ra ngăn ngừa tình trạng mất nước và sự chết.
b. Chúng ta cần phải sống khác biệt với những người xung quanh, hầu cho nhiều người sẽ khao khát cung cách sống của chúng ta.
Vào năm 1985, một con cá voi dài 40 foot, nặng 45 tấn có tên là Humphrey đã đổi hướng sai khi di trú dọc theo bờ biển California. Nó trở thành một con vật nổi tiếng của cả nước khi nó chuyển hướng vào Vịnh San Francisoco, bơi lội dưới cầu Golden Gate, và đi suốt 70 dặm dòng sông đó. Trong hơn 3 tuần lễ, Humphrey đã không chịu làm theo mọi nổ lực để đưa nó trở ra với vùng biển mặn. Sau cùng, các nhà nghiên cứu hải sinh học đã tìm cách nhữ nó với các âm thanh đã được ghi băng khi nuôi loài cá voi. Cách làm nầy đã có hiệu lực. Humphrey đã đáp lại với “loài cá sung sướng” kia, rồi lội theo “chúng” trở ra lại Thái Bình Dương. Cách nhữ bằng âm thanh vui sướng tác động không những các loài cá voi đi lạc, nhưng cũng có tác động với con người hư mất nữa. Đức Chúa Trời làm cho đời sống của các thánh đồ ra lôi cuốn đối với những người chưa nhìn biết Ngài. Thánh Linh Ngài đem lại sự thuyết phục và tạo ra một sự khát khao đối với những gì Cơ đốc nhân đang có.
B. Chúa Jêsus phán chúng ta là “muối của đất”.
1. Trong thời của Chúa Jêsus, muối là một mặt hàng có giá trị. Các binh lính La mã thường trả tiền để mua muối. Đây là chỗ mà mệnh đề “muối ấy không dùng chi được nữa” bắt nguồn. Là muối, quý vị rất có giá trị. Quý vị là khâm sai của Đức Chúa Trời.
2. Ngài không phán chúng ta phải trở thành muối, chúng ta có thể trở thành muối , hoặc chúng ta sẽ là muối. Ngài phán chúng ta đang “là” muối.
3. Quý vị không cần phải cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin biến con mặn như muối, xin giúp con trở thành một ảnh hưởng”. Quý vị là muối. Quý vị là một ảnh hưởng. Chỉ cần lắc nó lên mà thôi!
4. Như muối là một chất có tính cách bảo tồn và làm cho có thêm mùi thơm, chúng ta đang bảo tồn và làm cho xã hội có mùi thơm. Muối ở trong bình sữa trứng là muối vô dụng. Hãy làm cho người ta nhìn biết đức tin của quý vị. Hãy thể hiện ra đức tin ấy và đức tin sẽ ảnh hưởng nhiều người khác!
C. Chúa Jêsus cũng phán rằng muối đôi khi “mất mặn đi”.
1. Muối hay Clorua Natri là một hợp chất hoá học. Hợp chất nầy chưa thực sự “mất mặn” đâu. Tuy nhiên, khi nó bị lấm với đất, cát hay các chất bẩn khác, quý vị không thể nếm được muối đó nữa.
2. Chúa Jêsus phán muối đó “không dùng chi được nữa” (Chúng ta sử dụng câu nói nầy để mô tả một người biếng nhác). Muối đó chỉ “phải quăng ra ngoài và bị người ta đạp dưới chân”.
3. Một số Cơ đốc nhân đánh mất ảnh hưởng của họ cho Đấng Christ. Họ đã bị bán vào trong thế gian, họ chẳng có gì khác biệt nữa. Họ không còn mặn như muối nữa.
Thật thú vị thay, theo tờ Christianity Today (Cơ đốc giáo ngày nay), một phần tư cư dân của Hoa kỳ đã xưng nhận họ có kinh nghiệm biến đổi khi nghe giảng tin lành. William Iverson lưu ý: “Một cân thịt chắc chắn bị ảnh hưởng bởi ¼ cân muối. Nếu ‘muối của đất’ nầy chính là Cơ đốc giáo, tác dụng của muối mà Chúa Jêsus đã nói tới nằm ở đâu?”.
II. CHIẾU RA MỘT TIA SÁNG (các câu 14-16).
A. Chúa Jêsus phán rằng chúng ta là “sự sáng của thế gian”.
1. Chúng ta là “muối” và là “sự sáng”. Có một sự khác biệt. Muối tác động cách công khai. Muối tác động từ bên trong đang khi ánh sáng tác động từ bên ngoài. Muối là ảnh hưởng gián tiếp của tin lành, một lối sống tin kính. Sự sáng là ảnh hưởng trực tiếp của Tin lành, làm chứng đặc biệt cho người ta biết về Đức Chúa Jêsus Christ.
2. Cơ đốc nhân là “sự sáng” của Đức Chúa Trời, là một lẽ đạo phổ thông trong Kinh Thánh.
a. Trong Thi thiên 36.9, Đavít nói: “Vì nguồn sự sống ở nơi Chúa; Trong ánh sáng Chúa chúng tôi thấy sự sáng”.
b. I Giăng 1.5-7 chép: “Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu”. Câu 7 chép: “nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta”.
c. Thi thiên 119.105 chép: “Lời Chúa là ngọn đèn cho chơn tôi, ánh sáng cho đường lối tôi”.
d. Chúa Jêsus đã đến “Để soi những kẻ ngồi chỗ tối tăm và trong bóng sự chết, Cùng đưa chân chúng tôi đi đường bình an”.
e. Êphêsô 5.8 chép: “Vả, lúc trước anh em đang còn tối tăm, nhưng bây giờ đã nên người sáng láng trong Chúa. Hãy bước đi như các con sáng láng”.
f. I Phierơ 2.9 chép chúng ta là “dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài”.
g. Philíp 2.15 chép chúng ta “ở giữa dòng dõi hung ác ngang nghịch, được nên con cái của Đức Chúa Trời, không vít, không tì, không chỗ trách được, lại giữa dòng dõi đó, giữ lấy đạo sự sống, chiếu sáng như đuốc trong thế gian”.
3. Mục đích của sự sáng là xua tan đi bóng tối tăm.
a. Chúng ta được kêu gọi để chiếu sáng vào bóng tối tăm. C.T.Studd viết: Có người muốn sống trong âm thanh của Hội thánh hay tiếng chuông nhà thờ; tôi muốn tránh khỏi địa ngục.
b. Có nhiều lần chúng ta chiếu ánh sáng cho nhau. Chúng ta có nhiều đội có đèn chiếu sáng. Chúng ta tích trữ sự sáng.
B. Chúa Jêsus cung ứng hai trường hợp về “sự sáng của thế gian”.
1. Thứ nhất, chúng ta cần phải sống giống như một “thành” được thắp sáng. Chúa Jêsus phán: “một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được”.
a. Người nào là môn đồ thật của Chúa Jêsus sẽ tỏ ra minh bạch cho mọi người. William Barclay nói: “Không có một việc gì là môn đồ kín nhiệm cả, vì sự kín nhiện huỷ phá chức năng môn đồ, hoặc chức năng môn đồ tiêu diệt sự kín nhiệm”.
b. Nếu quý vị không phiền khi làm chứng cho người ta về đức tin của quý vị nơi Đấng Christ, có nhiều cơ hội cho họ nhìn biết đức tin đó.
c. Có người than phiền với tôi đang làm việc hoặc sinh sống ở nơi có nhiều người không tin Chúa vây quanh. Họ ao ước họ được sống với Cơ đốc nhân. Đừng than phiền nữa! Hãy chiếu ra ánh sáng của quý vị đi! Đúng là một cơ hội.
d. Một “thành” có rất nhiều ngọn đèn. Có lẽ thành ấy tiêu biểu cho một nhà thờ, mỗi tín hữu lo chiếu ra ánh sáng của mình (nam hay nữ) cùng với nhiều người khác.
2. Thứ hai, chúng ta cần phải sống như một “ngọn đèn” trong nhà của mình.
a. Một “ngọn đèn” trong thời của Chúa Jêsus chỉ là một quả bóng nhỏ chứa dầu ôlive và có một ngọn bấc bằng vải. Đây là phương tiện chiếu sáng duy nhất trong một gia đình sau khi mặt trời lặn.
b. Chúa Jêsus phán rõ ràng rằng không ai “thắp đèn” mà đem “để dưới cái thùng” bao giờ. Alexander Maclaren nói rằng nếu quý vị thắp một ngọn đèn rồi để dưới cái thùng, một trong hai việc sẽ xảy ra. Ngọn lửa một là bị dập tắt hoặc nó sẽ đốt “cái thùng” cháy bùng lên!
c. Thật là buồn cười khi thắp một ngọn đèn rồi đem giấu nó đi. Mục đích của ngọn đèn là “soi sáng mọi người ở trong nhà”. Đậy ngon đèn bằng cái thùng là ngược lại với mục đích của nó.
d. Quý vị đừng để ngọn đèn ở dưới cái thùng, mà để trên “chân đèn” để cho ai nấy đều trông thấy.
e. Có nhiều Cơ đốc nhân đang là ‘ngọn đèn ở dưới cái thùng”. Họ đi vòng quanh che giấu đức tin của họ để chẳng có ai nom thấy đức tin đó. Họ đang sống vô dụng cho Đức Chúa Trời giống như một ngọn đèn đang đặt dưới cái thùng. Chúa Jêsus đã cứu quý vị để cho quý vị phải soi sáng!
C. Chúa Jêsus khích lệ chúng ta phải “soi sự sáng [mình] trước mặt người ta”.
1. Khi đèn của chúng ta chiếu sáng, người ta sẽ nhìn thấy “các việc lành” của chúng ta.
a. Từ ngữ “lành” ơ đây không nhấn mạnh vào tính chất, mà nhấn mạnh ngọn đèn sáng đang lôi cuốn. Chúng ta phải đóng ngoặc kép “thấy những việc lành của các ngươi”.
b. Khi chúng ta sống cởi mở và thành thật cho Đức Chúa Jêsus Christ, người ta sẽ trông thấy một nét đẹp trong đời sống của chúng ta. Họ sẽ để ý tới sự nhã nhặn, nụ cười, thái độ biết ơn, sự bình an, sự phước hạnh, sự giúp đỡ của chúng ta… Họ muốn hỏi: “Tại sao quý vị lại sống được như thế chứ?”.
c. Hãy suy nghĩ về điều đó, khi quý vị sống trong chỗ tối tăm, mọi con mắt đều hướng về sự sáng, cho dù đó là một ánh sáng nhỏ nhoi.
Giáo sư Kinh Thánh Keith Brooks vừa giảng xong cho một lớp các thương gia về trách nhiệm của Cơ đốc nhân phải trở thành “sự sáng” trong thế gian. Ông nhấn mạnh rằng người tin Chúa cần phải phản chiếu Sự Sáng của thế gian, là Chúa Jêsus. Sau khi hết giờ, có một tín hữu đến tỏ cho ông biết một kinh nghiệm mà ông đã có tại nhà của mình trước lẽ thật ấy. Ông nói rằng khi ông bước vào tầng hầm, ông có một sự khám phá rất thú vị. Một số quả khoai tây đã đâm chồi trong góc tối của căn phòng. Lúc đầu ông không hình dung được làm sao chúng hấp thụ được đủ ánh sáng để mọc lên. Kế đó ông nhìn thấy có ai đó đã treo ấm nước bằng đồng đỏ từ trần nhà gần cửa sổ của hầm rượu. Cái ấm bóng láng đến nỗi nó phản chiếu các tia sáng của mặt trời vào mấy củ khoai tây. Vị thương gia nói với Brooks: “Khi tôi trông thấy sự đó, tôi nghĩ, tôi không phải là nhà truyền đạo hay một giáo sư vớii khả năng khai thác Kinh Thánh, nhưng ít nhất tôi có thể trở thành cái ấm bằng đồng nắm bắt được các tia sáng của Đức Chúa Con rồi phản chiếu ánh sáng của Ngài cho người nào đang ở trong góc tối tăm”.
2. Khi ánh sáng của chúng ta chiếu ra, người ta sẽ “ngợi khen Cha các ngươi [chúng ta] ở trên trời”.
a. Chúng ta không chiếu ánh sáng ra cho chính mình, mà vì sự khen ngợi Đức Chúa Trời. Chúng ta không sống cho Đấng Christ [muối] và giảng cho Đấng Christ [sự sáng] để lôi kéo người ta chú ý về mình.
b. Chúng ta soi sáng vì chúng ta muốn người ta nhìn biết “Cha chúng ta ở trên trời”.
c. Quý vị có thấy Chúa Jêsus đưa ra một lời bảo đảm không? Khi họ “thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời”. Chúa Jêsus có ý nói rằng có ai đó chưa được cứu, nhưng có người sẽ được cứu! Đừng đứng trên con đường của những người sẽ được cứu! Hãy chiếu sáng ra!
III. LỜI KHUYÊN VỀ VIỆC LẮC VÀ CHIẾU SÁNG.
A. Đừng áp đảo người ta với đức tin của quý vị.
1. Khi quý vị muốn lắc muối lên, quý vị đừng để cho đồ ăn không có nêm nếm gì cả. Quý vị dùng ít muối trước đã. Đừng chất đống các tài liệu chứng đạo, các băng ghi âm truyền giảng, và làm chứng cho bạn bè mình, đừng làm như thế. Hãy tìm thời điểm sao cho thích ứng.
2. Khi quý vị bật đèn lên, đừng chiếu thẳng vào mắt bạn bè mình, bạn sẽ làm cho mắt họ bị quáng lên. Hãy cung ứng ánh sáng cho đúng vị trí, đúng thời diểm. Nếu quý vị đang chiếu sáng, người ấy sẽ nhìn thấy ánh sáng đó.
3. Mục tiêu là, đừng làm ngập đầu họ với Tin lành. Mặt khác, đừng quá rụt rè mà chẳng làm chứng cho họ nghe biết về Đấng Christ. Hãy tạo ra một sự cân đối.
B. Đừng quên rằng những người chưa tin Chúa, họ đang quan sát quý vị từng phút một đấy!.
Một vị Mục sư đang dựng lên một giàn mắt cáo bằng cây để nâng cây nho đang leo lên cao. Khi ông vừa làm xong, ông để ý thấy một đứa trẻ đang nhìn xem ông làm. Đứa bé kia chẳng nói một lời, vì vậy nhà truyền đạo cứ tiếp tục công việc, ông nghĩ đứa trẻ rồi cũng sẽ bỏ đi thôi. Nhưng nó không bỏ đi. Nghĩ chắc trong lòng rằng công việc mình làm sẽ được khen ngợi, vị Mục sư nói: “Nào, con trai, hãy cho biết vài ý kiến về việc làm vườn xem!”. Nó đáp: “Không, con đang đợi nghe vị Mục sư nói gì khi ông ta đập cái búa lên ngón tay cái của mình”.
C. Đừng lo nếu quý vị chưa thành công tức thì.
Khi ký giả Clarence W. Hall theo các đội quân Mỹ qua Okinawa vào năm 1945, ông và tài xế xe jeep đến một thị trấn nhỏ có sinh hoạt như một điển hình tốt cho cộng đồng Cơ đốc. Ông viết: “Chúng tôi đã nhìn thấy nhiều làng mạc ở Okinawa… ăn mặc nhếch nhác và thất vọng; ngược lại, ngôi làng nầy chiếu sáng như một viên kim cương ở trong đống phân chuồng. Chúng tôi được tiếp đón khắp nơi bằng nụ cười và những cái cúi đầu chào hữu nghị. Những cụ già tự hào chỉ cho chúng tôi thấy nhà cửa sạch sẽ, những cánh đồng nấc thang… những nhà kho và vựa lúa, nhà máy đường đắt tiền của họ”. Hall nói rằng ông không thấy nhà tù hay kẻ say sưa nào, và tình trạng ly dị không thấy có trong ngôi làng nầy. Người ta cho ông hay cách đấy 30 năm, có một giáo sĩ Mỹ đã đến đây. Trong khi ngụ lại trong làng, ông đã dẫn dắt hai cư dân trong làng tin theo Đấng Christ rồi để lại cho họ một quyển Kinh Thánh tiếng Nhật. Các tân tín hữu mới nầy đã nghiên cứu Kinh Thánh rồi khởi sự dẫn dắt dân làng họ theo Chúa Jêsus. Tài xế xe jeep của Hall nói ông rất ngạc nhiên khi thấy sự khác biệt giữa ngôi làng nầy cùng các làng mạc khác quanh đó. Ông cho biết: “Bấy nhiêu đó chỉ do một quyển Kinh Thánh và hai ông cụ muốn sống giống như Chúa Jêsus mà thôi. Vị giáo sĩ có lẽ chưa hề biết tầm cỡ ảnh hưởng của ông”.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét