Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2010

Mathiơ 5.8: "PHƯỚC CHO NHỮNG KẺ CÓ LÒNG TRONG SẠCH"



MATHIƠ – VUA CÁC VUA
SỨ ĐIỆP CỦA NHÀ VUA
PHƯỚC CHO NHỮNG KẺ CÓ LÒNG TRONG SẠCH
Mathiơ 5.8

1. Tuần vừa qua, thiếu nhi trong nước đã mặc trang phục của chúng và đến trước cửa nhà chúng tôi với sứ điệp: “Trick or Treat” (Câu nói của trẻ em khi gọi cửa các nhà trong dịp lễ Halowe’wn để xin kẹo… và dọa phá phách nếu không cho). Hầu hết chúng ta đều ăn kẹo theo kiểu ăn lấy ăn để rồi vui vẻ gửi sang cho nhà lân cận. Công việc của tôi là lấy thứ kẹo nhỏ “Pocahontas” và “Belle the Beauty” đi một vòng mang cho các thành viên trong gia đình vì tánh thích ăn của họ. Môt thành viên trong gia đình đã làm việc trong nhiều năm trời trong khu gian hàng thiếu nhi nói cho tôi biết có mấy lần cô ta gặp mấy em thiếu nhi trong Hội thánh đến nói cho cô ta biết chúng đã đến nhà cô vào dịp Lễ. Cô ta nói: “Với loại mặt nạ nầy, tôi không thể nói chúng là ai!”.
2. Hầu hết chúng ta đều mang mặt nạ. Chúng ta chỉ không mang chúng vì “trick or treat”, chúng ta mang chúng mỗi ngày trong đời sống chúng ta. Chúng ta mang một chiếc mặt nạ khi chúng ta đi đến sở làm, song lại cởi nó ra khi chúng ta quay trở về nhà. Chúng ta mang lấy chiếc mặt nạ khác khi có bạn bè đến nhà chơi, nhưng sau khi họ ra về rồi, chiếc mặt nạ được tháo ra. Chúng ta có chiếc mặt nạ khác khi đi nhà thờ, nhưng khi chúng ta bước vào xe, chúng ta tháo nó ra cho đến buổi thờ phượng kế tiếp. Có một bức hoạ mà vợ tôi đã cắt lấy cách đây nhiều năm cho thấy một vị Mục sư đang trò chuyện với vợ của ông ta. Bà ấy nói: “Ngày nay chúng ta hãy làm một việc khác đi. Tại sao anh không dễ mến ở nhà và gắt gỏng ở nhà thờ!”.
3. Chúng ta mang nhiều chiếc mặt nạ để người ta không thể nói chúng ta thực sự là ai. Chúng ta không muốn người khác biết rõ chúng ta. Chúng ta thường đánh lừa những người làm công, bạn bè, tín hữu và thậm chí cả gia đình chúng ta nữa. Tuy nhiên, chúng ta chưa bao giờ đánh lừa được Chúa. Ngài nhìn thấu qua các mặt nạ của chúng ta. Lois K. Blanchard đã viết một bài thơ rất hay:
Nếu Chúa Jêsus đến nhà bạn ở một ngày hay hai ngày
Nếu Ngài đến cách bất ngờ,
Tôi lấy làm lạ không biết bạn sẽ làm gì?
Tôi biết bạn sẽ dành căn phòng đẹp nhất
Cho Vị Khách danh dự ấy,
Cùng mọi thức ăn bạn dọn cho Ngài
Sẽ là thứ ngon nhất.
Và bạn sẽ đoan chắc với Ngài
Bạn rất hân hạnh được tiếp đón Ngài
Được phụcc vụ Ngài trong ngôi nhà của bạn
Là niềm vui khôn tả;
Thế nhưng khi bạn trông thấy Ngài đang đứng ở đấy,
Bạn có ra tận cửa,
Với đôi vòng tay rộng mở hoan nghinh Ngài
Là Khách của bạn đến từ Trời không?
Hoặc bạn sẽ thay đổi một vài thứ
Trước khi bạn mời Ngài vào?
Hay giấu đi vài tờ báo rồi trưng dẫn cuốn Kinh Thánh ra?
Liệu gia đình có tiếp tục nói năng bình thường chăng?
Và bạn khó mà gán cho từng bữa ăn là giàu ơn?
Bạn vui vẻ không
Khi có Ngài là thiết hữu thân cận nhất?
Hoặc bạn có hy vọng bạn bè sẽ ở lại
Khi cuộc viếng thăm của Ngài kết thúc?
Bạn có vui vẻ khi có Ngài ở với cho tới đời đời,
Miên viễn không?
Hay bạn thở dài khoan khoái khi Ngài ra về?
Chắc bạn lúng túng ít nhiều
Một khi Chúa Jêsus đến nhà riêng của bạn
Để ở với bạn trong một lúc”.
4. Trong Tám Phước Lành nầy, ở đây Chúa Jêsus đang nói tới “người có lòng trong sạch”, Ngài đang nói tới việc lột bỏ đi mặt nạ, nói tới việc phải học sống chơn thật, đáng tin trước mặt cả con người lẫn Đức Chúa Trời.
I. CÓ LÒNG TRONG SẠCH CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?
A. Chữ “lòng” là hình bóng của người bề trong.
1. “Lòng” ra từ chữ Hy lạp kardia từ đó chúng ta có chữ “tim” (cardiac) cùng các chữ tương tự khác.
2. Nhiều chữ tương tự đã được sử dụng trong nhiều nền văn hoá đề cập tới người bề trong, ngai của mọi động lực và các thái độ, trung tâm của nhân cách. Trong một số xã hội, họ dùng “quả cật” hay “ruột”. Hãy tưởng tượng xem câu hát: “Tôi để quả cật lại ở San Francisco” hay “Trong khúc ruột sâu sắc ở Texas”.
3. Trong Kinh Thánh, tấm lòng tiêu biểu cho những tình cảm và cảm xúc sâu sắc nhất, nhưng nó cũng tiêu biểu cho lý trí và ý chí nữa. Châm ngôn 23.7 chép: “Vì hắn tưởng trong lòng thể nào, thì hắn quả thể ấy”. Trong Mathiơ 9.4, Chúa Jêsus hỏi các thầy thông giáo: “Nhân sao trong lòng các ngươi có ác tưởng làm vậy?”.
4. Đức Chúa Trời luôn luôn quan tâm tới phần bề trong của con người, “tấm lòng” hơn bất cứ thứ chi khác.
a. Châm ngôn 4.23 chép: “Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra”
b. Đức Chúa Trời sai Nước Lụt đến vì Ngài “thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn” (Sáng thế ký 6.5).
c. Sau khi phạm tội tà dâm, Đavít đã cầu nguyện: “Xin hãy dựng nên trong tôi một lòng trong sạch, và làm cho mới lại trong tôi một thần linh ngay thẳng” (Thi thiên 51.10).
d. Tác giả Thi thiên – Asáp đã viết: “Đức Chúa Trời thật đãi Ysơraên cách tốt lành, tức là những người có lòng trong sạch” (Thi thiên 73.1).
e. Giêrêmi 17.9-10 chép: “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được? Ta, Đức Giê-hô-va, dò xét trong trí, thử nghiệm trong lòng, báo cho mỗi người tùy đường họ đi, tùy kết quả của việc họ làm”.
f. Chúa Jêsus phán trong Mathiơ 15.19-20: “Vì từ nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối, và lộng ngôn. Ay đó là những điều làm dơ dáy người; song sự ăn mà không rửa tay chẳng làm dơ dáy người đâu”.
B. Từ ngữ “trong sạch” là từ đồng nghĩa với thánh khiết.
1. “Trong sạch” dịch từ chữ Katharos từ đó chúng ta có “catharsia”. “Catharsia” là từ ngữ được dùng trong môn tâm lý học và trong việc mưu luận, có ý nói tới một sự làm sạch tâm trí hay tình cảm. Từ ngữ Hy lạp có nghĩa là “làm sạch bằng cách thanh tẩy không còn bụi bặm, vết uế, hay sự ô nhiễm”.
2. Trong tiếng Hy lạp cổ điển, từ ngữ thường được sử dụng để mô tả các thứ kim loại đã được luyện lọc rồi trong lửa cho tới chừng chúng được “sạch ròng” không còn cáu cặn nữa.
3. Chúa Jêsus muốn chúng ta phải có tấm lòng “trong sạch”, hay thanh sạch, không đeo mặt nạ.
C. Có ít nhất sáu loại thanh sạch trong Lời của Đức Chúa Trời.
1. Thứ nhất, có sự thanh sạch THIÊNG LIÊNG. Đây là loại thanh sạch hay thánh khiết duy nhất thuộc về Đức Chúa Trời. Đó là loại thanh sạch bên trong nơi bổn tánh của Ngài. Sự trong sạch hay thánh khiết đối với Đức Chúa Trời giống như ánh sáng đối với mặt trời hoặc tình trạng ẩm ướt đối với nước vậy.
2. Thứ hai, có sự trong sạch được TẠO RA. Đây là sự thanh sạch của loài thọ tạo của Đức Chúa Trời trước sự loạn nghịch của Lucifer và Sự Sa Ngã phạm tội của con người.
3. Thứ ba, có sự trong sạch THEO ĐỊA VỊ. Đây là sự trong sạch hay thánh khiết chúng ta nhận lãnh khi chúng ta tin cậy Chúa Jêsus là Cứu Chúa của chúng ta. Ngay giây phút bạn được cứu, Đức Chúa Trời quy cho bạn sự công bình của Đấng Christ (II Côrinhtô 5.21). Từ giây phút chúng ta được cứu, Đức Chúa Trời nhìn thấy chúng ta “mặc lấy” sự công bình trong Đấng Christ.
a. Hêbơrơ 9.14 chép: “huống chi huyết của Đấng Christ, là Đấng nhờ Đức Thánh Linh đời đời, dâng chính mình không tì tích cho Đức Chúa Trời, thì sẽ làm sạch lương tâm anh em khỏi công việc chết, đặng hầu việc Đức Chúa Trời hằng sống, là dường nào!”.
b. Rôma 4.5 chép: “còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình”.
4. Thứ tư, có sự trong sạch HIỂN NHIÊN. Khi Đức Chúa Trời gắn sự trong sạch hay công bình của Đấng Christ vào đời sống chúng ta, đây không chỉ là một câu nói thôi đâu, mà là sự hiển nhiên (II Phierơ 1.2-4). Khi một Cơ đốc nhân phạm tội, ấy là do bổn tánh hay phạm tội gây ra, chớ không phải người bề trong thanh sạch, mà bởi xác thịt tội lỗi.
5. Thứ năm, có sự trong sạch THỰC TẾ. Đây là chi tiết rất khó. Sự trong sạch nầy có nghĩa là sống bề ngoài thanh sạch phải y như người bề trong. Đây là một trận chiến!
a. II Côrinhtô 7.1 chép: “Hỡi những kẻ rất yêu dấu của tôi, chúng ta đã có lời hứa dường ấy, thì hãy làm cho mình sạch khỏi mọi sự dơ bẩn phần xác thịt và phần thần linh, lại lấy sự kính sợ Đức Chúa Trời mà làm cho trọn việc nên thánh của chúng ta”.
b. I Phierơ 1.14-16 chép: “Anh em đã nên như con cái hay vâng lời, thì chớ có làm theo sự dâm dục, là sự cai trị trong anh em ngày trước, về lúc anh em còn mê muội. Nhưng, như Đấng gọi anh em là thánh, thì anh em cũng phải thánh trong mọi cách ăn ở mình, bởi có chép rằng: Hãy nên thánh, vì ta là thánh”.
c. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải sống thanh sạch về người bề ngoài cũng y như thanh sạch về người bề trong. Giống như chiếc áo trắng với những dòng chỉ đen vậy.
Keith Miller viết: “Tôi lấy làm lạ một khi là Cơ đốc nhân chúng ta đã phát triển loại khải tượng có khả năng chọn lọc cẩn thận, khải tượng ấy cho phép chúng ta dấn thân sâu sắc và thành thật vào sự thờ phượng, vào các sinh hoạt của Hội thánh hết ngày này qua ngày khác lại quá mệt nhọc trong công việc làm ăn kiếm sống mà không hề nhận biết điều đó”. Trong quyển “Loving God” (Kính sợ Đức Chúa Trời), Chuck Colson viết: “Cơ đốc giáo không phải là nghi thức khoa trương mà chúng ta trình diễn vào ngày Chúa nhật. Cơ đốc giáo không thay đổi bởi các tiêu chuẩn của Kinh Thánh về sự nên thánh của cá nhân và đổi lại tìm cách đưa sự thánh khiết vào trong xã hội mà chúng ta đang sinh sống trong đó”.
6. Thứ sáu, có sự trong sạch HOÀN TOÀN. Đây là sự trong sạch mà dân sự của Đức Chúa Trời sẽ có trong loại thân thể đã được làm cho vinh hiển. I Giăng 3.2 chép: “Chúng ta biết rằng khi Ngài [Chúa Jêsus] hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy”.
D. Vì lẽ đó người “có lòng trong sạch” trước hết đã được cứu, có sự công bình của Đấng Christ bao phủ tấm lòng của bạn. Thứ hai, có lòng trong sạch phải thực thi sự thanh sạch, thể hiện ra bên ngoài những gì Đức Chúa Trời đã dựng nên nơi người bề trong của bạn.
II. MỘT NGƯỜI LÀM SẠCH TẤM LÒNG BẰNG CÁCH NÀO?
A. Về mặt lịch sử, con người đã nghĩ ra nhiều cách để đạt tới sự nên thánh.
1. Có người đã thử tuân theo luật pháp, xác định một bộ luật và tín điều rất khe khắt bởi đó họ tự xét đoán họ và xét đoán thế gian. NGƯỜI PHARISI đã thử theo cách nầy. Chúa Jêsus phán rằng họ đã sống giống như “mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp, mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ dơ dáy” (Mathiơ 23.37). Chúng ta không cần các luật lệ, chúng ta cần lẽ thật!
2. Có người đã thử hình thức đổi mới, thử quan hệ với xã hội của họ theo các giới hạn của con người. NGƯỜI SAĐUSÊ đã thử cách nầy và đã chối bỏ các sự dạy quan trọng của Kinh Thánh như sự sống lại. Hầu hết các nhóm chính đều gạt bỏ Kinh Thánh qua một bên.
3. Có người đã thử chủ nghĩa tích cực. Đây là hạng người QUÁ KHÍCH, họ tin phương thức duy nhất cho Đức Chúa Trời để thay đổi xã hội là bởi lời tuyên truyền học thuyết về chính trị. Xã hội của chúng ta không cần một sự thay đổi về chính trị, chúng ta cần sự thay đổi về mặt thuộc linh!
4. Có người đã thử chế độ ưu tiên, tự họ rời khỏi xã hội, các mối quan hệ, và mọi thứ tiêu khiển của thế gian, khiến mọi năng lực của họ vào sự suy gẫm và sự cầu nguyện. Làm sao chúng ta làm chứng cho người khác về Đấng Christ theo cách nầy?
B. Đức Chúa Trời luôn luôn cung ứng một phương thức để làm theo mọi điều Ngài đã truyền dạy. Chúng ta không thể sống loại đời sống thánh khiết bằng cách làm theo các ý tưởng của chúng ta cho được. Châm ngôn 20.9 chép: “Ai có thể nói: Ta đã luyện sạch lòng mình, Ta đã trong sạch tội ta rồi?”. Giêrêmi nói: “Người Ê-thi-ô-bi có thể đổi được da mình, hay là con beo đổi được vằn nó chăng?” (Giêrêmi 13.23).
C. Kinh Thánh đề nghị ít nhất 5 bước trong việc “có lòng trong sạch”.
1. BƯỚC 1 là Sự Cứu Rỗi Qua Con của Đức Chúa Trời.
a. Một người có thể đi nhà thờ, dâng hiến tiền bạc, sống chơn thật, đáng tin cậy, trung tín, khả kính, và vẫn phải đi địa ngục. Sao vậy? Người ấy không có “lòng trong sạch”. Mặc dù người ấy tìm cách sống trong sạch ở bề ngoài, nhưng như thế vẫn còn cách xa Chúa Jêsus lắm (Rôma 3.10, 23; Êsai 64.6).
b. Rôma 3.20 chép: “vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi”. Êphêsô 2.8-9 chép: “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ay chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”.
c. Nếu bạn chưa thực được cứu, hãy tin cậy Đấng Christ ngay hôm nay. Chỉ có Ngài mới có quyền làm cho bạn thưc sự “có lòng trong sạch”.
2. BƯỚC 2 là Tin Cậy Vào Quyền Phép của Đức Chúa Trời.
a. Bạn vô quyền không thể tự cứu lấy mình được, bạn vô quyền không thể tự sống công nghĩa được.
b. Trong nhiều năm trời, tôi đã thử sống theo những gì Đức Chúa Trời muốn tôi sống và tôi luôn luôn thất bại. Sao vậy? Tôi đang tìm cách hầu việc Đức Chúa Trời bằng sức riêng của tôi, chớ không phải bằng quyền phép của Ngài. Chúa Jêsus đã phán trong Giăng 15.5: “Ta là gốc nho, các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong ta và ta trong họ thì sinh ra lắm trái; vì ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được”.
c. Sau cùng tôi học được bí quyết của đời sống Cơ đốc đắc thắng là đơn sơ đầu phục Đức Chúa Trời mỗi ngày và nương cậy vào quyền phép của Ngài. Đức Chúa Trời đã phán với Phaolô: “An điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy, tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi” (II Côrinhtô 12.9).
3. BƯỚC 3 là Sức Lực Của Lời Đức Chúa Trời.
a. Hêbơrơ 4.12 chép: “Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng”.
b. Không một Cơ đốc nhân nào sống thanh sạch mà lại cách xa Lời của Đức Chúa Trời cho được. Lời Chúa giống như bộ sạc cho loại pin thuộc linh của bạn vậy. Đó là thức ăn thuộc linh. Không có Lời Chúa đời sống thuộc linh của bạn sẽ không còn chi nữa! Thi thiên 119.11 chép: “Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa!”.
4. BƯỚC 4 là Quyền Lãnh Đạo của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Tầm quan trọng của một đời sống “thanh sạch” là phải “đầy dẫy Đức Thánh Linh” (Êphêsô 5.18). Galati 5.16 chép: “Vậy tôi nói rằng: Hãy bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt”. Hãy lắng nghe Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang ngự trong lòng bạn. Hãy làm theo tiếng phán của Ngài.
5. BƯỚC 5 là Thông Công Trong Sự Hiện Diện của Đức Chúa Trời.
a. Bạn không thể “trong sạch” khi chẳng có sự cầu nguyện. Chúng ta không thể nhìn biết ý chỉ của Đức Chúa Trời, hiểu biết mục đích của Ngài, hay ứng dụng Lời của Ngài mà không có sự cầu nguyện.
b. Êphêsô 6.18 chép: “Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin”.
c. Chúng ta cần phải cầu xin sự tha thứ khi chúng ta phạm tội không thể tránh được. Đavít đã cầu nguyện: “Xin dựng nên trong tôi một lòng thanh sạch” (Thi thiên 51.10). I Giăng 1.9 chép: “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”.
Dag Hammarskjold – Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc vào giữa và cuối thập niên 1950 nói: “Quý vị không thể chơi đùa với con thú ở trong bạn mà không có việc trở thành một con thú trọn vẹn, chơi đùa với sự nói dối mà không bỏ đi quyền nói thật, chơi đùa với sự độc ác mà không có việc mất đi ý thức trong lý trí. Người nào muốn giữ ngôi vườn của mình thật ngăn nắp không nên để cho cỏ mọc tràn lan”.
III. ĐÂU LÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC “CÓ LÒNG TRONG SẠCH”?.
A. Chữ đầu tiên của phước lành nầy nói chúng ta sẽ được “phước”. Chữ nầy có nghĩa là “hạnh phúc” hay “may mắn”. Nếu bạn muốn sống hạnh phúc, hãy “có lòng trong sạch”.
B. Lợi ích thứ hai của việc “có lòng trong sạch” đó là chúng ta sẽ “thấy Đức Chúa Trời”.
1. Chúng ta chưa sẵn sàng để nhìn thấy Đức Chúa Trời bằng mắt thường.
a. Môise là vị lãnh tụ tài ba của Ysơraên khi Đức Chúa Trời giải cứu họ ra khỏi cảnh nô lệ ở Aicập. Môise cũng được biết là đấng ban luật pháp vì ông đã trèo lên núi Sinai để nhận lãnh luật pháp từ Đức Chúa Trời.
b. Trong Xuất Êdíptô ký 33, trong khi trò chuyện với Đức Chúa Trời ở trên núi, Môise đã nói ra một điều mà lòng ông hằng ao ước: “Tôi xin Ngài cho tôi xem sự vinh hiển của Ngài!” (câu 18). Đức Chúa Trời đáp: “Ngươi sẽ chẳng thấy được mặt ta, vì không ai thấy mặt ta mà còn sống” (câu 20). Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã cho phép Môise nhìn thấy “lưng” của Đức Chúa Trời, và Ngài có phán: “nhưng thấy mặt ta chẳng được” (câu 23).
c. Tại sao Môise không thể nhìn xem mặt của Đức Chúa Trời? Ông chưa sẵn sàng. Mặc dù ông đã được cứu và đã được dựng nên một “lòng trong sạch”, ông hãy còn sống trong xác thịt tội lỗi. Chúng ta sẽ không thấy được mặt của Đức Chúa Trời cho tới chừng ngày lớn khi xác thịt tội lỗi của chúng ta không còn nữa và chúng ta đứng trước mặt Ngài trong loại thân thể đã được làm cho vinh hiển.
d. I Giăng 3.2 chép: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy”.
2. Chúng ta có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời bằng cặp mắt thuộc linh.
a. Chúa Jêsus phán: “Ai đã thấy Ta thì thấy Cha”. Giống như người Pharisi trong thế kỷ đầu tiên có thể nhìn thấy sự hoá thân thành nhục thể rất trọn vẹn của Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, chúng ta có thể thấy Ngài ngay hôm nay khi Ngài đang tác động trong đời sống chúng ta.
b. Tôi có đọc một bài viết trong tuần nầy về một bé gái, nó đến hỏi một bà trong Hội thánh: “Tại sao bà nhắm mắt khi bà cất tiếng hát thế?. Bà ấy đáp: “Làm thế tôi có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời”. Khi chúng ta đóng tất cả những quyến rũ của thế gian lại và cứ nhắm vào sự thanh sạch, chúng ta nhìn thấy Đức Chúa Trời đang tác động mọi sự ở quanh chúng ta.
c. Chúng ta nhìn thấy Ngài trong GIA ĐÌNH, HỘI THÁNH, CÁC MỐI QUAN HỆ và VIỆC LÀM của chúng ta. Một trong niềm vui lớn lao nhất của tôi là nhìn thấy Đức Chúa Trời đang vận hành trong đời sống của bạn. Ngài đang vận hành ở trong bạn đấy!
d. Một trong các đặc điểm quan trọng nhất của Chúa Jêsus không giống như chúng ta, ấy là Ngài không hề đeo mặt nạ. Ngài đã sống rất chân thật. Ngài không che giấu điều gì vì Ngài chẳng có chi để che giấu hết. Ngài kêu gọi chúng ta hiệp tác với Ngài, lột bỏ hết các thứ mặt nạ, vì Ngài đã dựng nên “lòng trong sạh” trong chúng ta, chúng ta phải tập trung vào sự thanh sạch có tính thực hành.
Ngày kia, có vị Mục sư trẻ được người ta hộ tống qua một mỏ than. Ngay lối vào ông trông thấy một đoá hoa trắng thật là đẹp nở ra từ mặt đất đen ngòm. “Làm sao đoá hoa ấy nở ra thanh sạch và rực rỡ như thế trong cái mỏ bẩn thỉu nầy?” nhà truyền đạo hỏi. Người hướng dẫn đề nghị: “Ném một ít bụi than lên hoa ấy rồi ông sẽ thấy”. Khi ông làm theo, ông rất đỗi ngạc nhiên khi thấy những hạt than đen bóng rớt khỏi các cánh hoa trắng như tuyết kia, càng làm cho đoá hoa ra dễ thương và chẳng tì vít chi y như trước đó. Bề mặt của đoá hoa ấy mượt mà đến nỗi những mạt than bụi cũng không thể bám vào đó được. Nếu chúng ta nhận biết Đấng Christ làm Cứu Chúa của chúng ta và sống mỗi ngày đầu phục Ngài, những hạt than bùn bẩn thỉu của thế gian sẽ rơi ra khỏi bạn cho xem. Hãy ném bỏ đi các thứ MẶT NẠ và hãy sống chơn thật trước mặt Ngài.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét