Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Rôma 9:30-10-21: "Trách Nhiệm Của Con Người Và Ơn Cứu Rỗi



Trách nhiệm của con người và ơn cứu rỗi

(Rôma 9.30-10.21)
Phần giới thiệu
Có người hỏi Mục sư C. H. Spurgeon không biết ông có làm cho hai lẽ thật nói tới sự tể trị thiêng liêng và trách nhiệm của con người được tương thích với nhau hay không!?! Ông đáp: “Tôi sẽ cố gắng, vì tôi chưa hề tương thích với bạn bè”.
Tôi dám chắc rằng phần nhiều người trong các bạn sẽ muốn tôi cố gắng làm dịu đi mối căng thẳng dường như đang tồn tại giữa hai lẽ thật thuộc về giáo lý rất quan trọng nầy. Tôi phải công nhận rằng tôi đã để ra nhiều thì giờ trong phần nghiên cứu tuần nầy hầu đạt được một số phân tích mới mẻ về nan đề phức tạp, nó sẽ giải quyết những khó khăn của chúng ta, nhưng không có một mặc khải nào được cụ thể hóa cả.
Cái điều gây ấn tượng cho tôi về sứ đồ Phao-lô, ấy là ông, giống như Spurgeon, không hề gắng sức làm cho hai điều nầy được tương thích với nhau. Nếu tôi viết thơ Rôma với lòng nhận biết sự tể trị của Chúa và trách nhiệm của con người có vẻ là những vấn đề thuộc về trí khôn, tôi đã giữ hai lẽ đạo nầy cách riêng ra như có thể được, với sự hy vọng rằng chẳng có ai nhận thức được tính xung khắc hiển nhiên của chúng. Nhưng thay vì thế, Phao-lô đã dạy về quyền tể trị thiêng liêng ở chương 9 và trách nhiệm của con người ở chương 10 mà không có một lời giải thích nào xen giữa cả. Ở chương 9, Phao-lô giải thích sự vô tín của nhiều người Israel trên cơ sở Đức Chúa Trời chẳng lựa chọn họ. Ở chương 10, Phao-lô nói thêm rằng họ không chọn Đức Chúa Trời. Với bất cứ khó khăn nào có thể xảy ra, Phao-lô không tạo ra một nổ lực nào để xua tan nan đề bằng cách biện hộ cho một lẽ thật bằng sự trả giá của lẽ thật kia, và tôi nói thêm, chúng ta cũng không làm như thế.
Một tóm tắt về tình trạng hiện tại của Israel (9.30-33)
Chẳng có một sự rời rạc nào từ chương 9 đến chương 10, vì sự bàn bạc về quyền tể trị thiêng liêng dễ dàng tuôn tràn vào sự bàn bạc về trách nhiệm của con người. Các câu 30-33 góp phần như sự chuyển tiếp giữa sự biện hộ của Phao-lô về quyền tể trị thiêng liêng và sự ông công bố về trách nhiệm của con người.
Làm thế nào trở thành một Cơ đốc nhân mà không có việc sống tôn giáo (câu 30). Câu 30 tóm tắt trường hợp dân Ngoại được quan tâm rất sâu sắc. Mặc dù họ không tìm kiếm sự công bình, họ đã nhận được sự công bình ấy bởi đức tin. Khi dân Ngoại là kẻ theo tà giáo và biết rõ họ chẳng có gì để khen ngợi họ trước mặt một Đức Chúa Trời công bình và thánh khiết, họ đã tiếp nhận điều khoản công bình của Đức Chúa Trời trong Thân Vị và công tác của Đức Chúa Jêsus Christ bởi đức tin.
Làm thế nào sống tôn giáo mà không trở thành một Cơ đốc nhân (câu 31). Ngược lại, Israel, họ đã đã tìm theo sự công bình, lại thất bại không đạt tới sự công bình ấy vì họ theo đuổi mục tiêu đúng đắn qua các phương tiện không đúng. Họ đã ra sức kiếm được sự công bình bởi các việc làm của luật pháp.
Vấn đề trọng tâm: đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ (các câu 32-33). Yếu tố bị bỏ sót trong tôn giáo của Israel là đức tin. Thay vì vậy, họ đã lấy các việc làm của họ thế vào và điều nầy không thể được nhậm ở trước mặt Đức Chúa Trời.
Toàn bộ vấn đề đã lên đến đỉnh điểm trong Thân Vị của Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài là sự cuối cùng của Luật pháp — cả về sự ứng nghiệm và kết thúc của luật pháp đó (đối chiếu Cô-lô-se 2.14) — cho mọi người tin. Người Do thái đã chọn giữ lấy Luật pháp và chối bỏ Đấng Mêsi của họ. Đấng Christ vừa là một vầng đá làm dịp cho sự vấp ngã hay là một nền tảng phải yên nghỉ trên đó. Ngài sẽ là cái nầy hay cái kia cho từng cá nhân. Đây là điều tiên tri Ê-sai đã viết ở 8.14 và 28.16 [Khi Ê-sai viết ra mấy lời nầy, thành Jerusalem đã chịu sự bao vây bởi Rezin ở Syria và Phê-ca của Israel. Sứ điệp của Ê-sai là phải tin cậy nơi Đức Giê-hô-va để được cứu chớ đừng gắng sức và tìm cách giải thoát qua sự liên minh với các dân tà giáo khác. Đức Giê-hô-va là vầng đá trên đó thành Jerusalem phải đặt lòng tin cậy của nó chớ không phải đặt trên sức lực ngoại bang, e vầng đá nầy sẽ trở thành vầng đá vấp váp cho người Do thái]: “như có chép rằng: Nầy ta để tại Si-ôn một hòn đá ngăn trở, tức là hòn đá lớn làm cho vấp ngã; Hễ ai tin đến thì khỏi bị hổ thẹn” (Rôma 9.33).
Nan đề của Israel đã được xem xét (10.1-4)
Phao-lô bắt đầu phần giải thích về sự thất bại của Israel như ông đã nói ở chương 9, với sự bày tỏ ra tình yêu thương sâu sắc dành cho dân tộc của mình. Ông là một ‘kẻ thù yêu dấu’.
Đôi khi chúng ta nghe câu nói nầy ‘Ngày nay phải bị bỏ đi phù hợp với việc thiếu quan tâm’. Nan đề với Israel không nằm ở chỗ thiếu sốt sắng hay nổ lực. Nếu sự thành thực và sự cần cù là đường dẫn lên thiên đàng, Israel sẽ ở vị trí đầu tiên, với nhiều hệ thống thờ lạy hình tượng và hệ thống các “chủ nghĩa” trong thời của chúng ta đứng ở vị trí thứ nhì. Israel có nhiều sốt sắng lắm, nhưng nó đã bị lèo lái không đúng chỗ phù hợp với sự thiếu hiểu biết: “Vì tôi làm chứng cho họ rằng họ có lòng sốt sắng về Đức Chúa Trời, nhưng lòng sốt sắng đó là không phải theo trí khôn” (Rôma 10.2).
Như về sau chúng ta sẽ thấy, sự thiếu hiểu biết nầy không phù hợp với việc thiếu khải thị hay dốt nát vô tư nơi phần của Israel. Đây là sự chối bỏ cố ý và ngoan cố đối với lẽ thật đã được dạy dỗ trong Cựu Ước và được vạch trần bởi Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta. Đây là loại dốt nát, nó nói: “Đừng làm cho tôi phải rối với nhiều sự kiện; lý trí của tôi đã được hư cấu rồi”. Trong khi tìm cách để có được sự công bình riêng của mình, họ đã ngoan cố từ chối không phục theo sự công bình của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ. Quả thực Đấng Christ là sự cuối cùng của Luật pháp (câu 4) cho tất cả những người tin, còn người Do thái ưa lối giải thích luật pháp của họ về ý nghĩa và sự ứng nghiệm của luật pháp ấy.
Hai phương thức cứu rỗi được đem đối chiếu (10.5-13)
Về vấn đề cứu rỗi đời đời, chúng ta biết rằng không có hai phương thức để nhận được ơn ấy đâu, mà chỉ có một phương thức mà thôi. Chúa Jêsus phán: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14.6). Nhưng trong lý trí của người Do thái, có hai phương thức, phương thức nầy cạnh tranh với phương thức kia — phương thức việc làm (giữ luật pháp) và phương thức đức tin (tin lành của Phao-lô). Hai ‘phương thức’ nầy được đối chiếu ở các câu 5-13.
Phương thức việc làm được xem xét trước tiên ở câu 5: “Vả, Môi-se luận sự công bình đến bởi luật pháp cách nầy: Hễ ai làm theo điều đó thì nhờ đó mà sống”. Mặc dù cách Phao-lô sử dụng các phân doạn Cựu Ước ở các câu nầy rất khó lý giải [Trong phần nghiên cứu sâu hơn về cách Phao-lô sử dụng các phân đoạn Kinh Thánh nầy ở Lê vi ký và Phục truyền luật lệ ký, đối chiếu John Murray, The Epistle to the Rome (Grand Rapids. Wm. B. Eerdmans, 1968), Vol. II, pp. 51ff], mục đích của ông rất rõ ràng. Phương thức việc làm duy trì rằng sự sống nhận được qua việc tuân giữ luật pháp. “Làm sao tôi được nhận vào thiên đàng?” chúng ta hỏi người Do thái tin kính (và vô tín). Họ đáp: “Hãy giữ luật pháp”.
Còn phương thức đức tin có câu trả lời rất khác, sâu xa hơn.
“Nhưng sự công bình đến bởi đức tin, thì nói như vầy: Chớ nói trong lòng ngươi rằng: Ai sẽ lên trời? ấy là để đem Đấng Christ xuống; hay là: Ai sẽ xuống vực sâu? ấy là để đem Đấng Christ từ trong kẻ chết lại lên. Nhưng nói làm sao? Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin mà chúng ta giảng dạy” (Rôma 10.6-8).
Phương thức việc làm sai ở chỗ cho rằng con người phải làm quen với sự cứu rỗi bằng cách nhắc Đức Chúa Trời phải hành động vì ích cho họ. Đây là cơ sở hiển nhiên cho tất cả tôn giáo ngoại đạo. Thường thì các thần đều thụ động và phải được thuyết phục để hành động. Chúng ta nghĩ đến cuộc tranh chấp giữa Ê-li và 400 tiên tri của Ba-anh trên Núi Cạt-mên. Các tiên tri nầy tự cắt mình họ để lôi kéo sự chú ý của thần tượng họ.
Nhưng Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ thì không phải như vậy. Chúng ta chẳng cần phải làm gì để giục giã Đức Chúa Trời cứu chúng ta, vì chính Đức Chúa Trời là Đấng đã đề xướng và đã hoàn tất ơn cứu rỗi của chúng ta. Mọi sự chúng ta phải làm là tiếp nhận những gì Đức Chúa Trời đã hiến cho trong Tin lành. Chúng ta không cần phải lên trời mặc dù chúng ta phải nài xin sự vùa giúp của Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời đã đến làm sự cứu giúp cho chúng ta qua phương tiện hóa thân thành nhục thể. Chúng ta cũng không xuống đến vực sâu để đem Chúa chúng ta sống lại từ kẻ chết lại lên. Ngài đã làm điều nầy bằng chính quyền phép của Ngài và căn cứ vào sự đề xướng của chính Ngài.
Phần tham khảo của Phao-lô đến việc đem Đấng Christ từ trời xuống không phải là không có phần ứng dụng cố ý cho những người Do thái đã đem lòng tin vào sự công bình do tuân giữ luật pháp, họ tin rằng nếu quốc gia Israel có thể giữ toàn bộ Luật pháp trong một ngày thôi, thì Đấng Mêsi sẽ ngự đến ngay. Họ thực sự tin chính sự họ vâng theo Luật pháp, điều đó sẽ giục giã Đấng Mêsi ngự đến làm sự cứu giúp cho họ ngay.
Ơn cứu rỗi của chúng ta không phải ở xa và bị dời đi và rất cần đến sự phấn đấu và nổ lực của chúng ta. Thay vì thế, ơn ấy đang ở ngay trước mắt của chúng ta. Đây là sự cứu rỗi sẵn có trong sứ điệp nói tới Tin Lành và đã thành tựu trên thập tự giá ở đồi Gô-gô-tha. Theo lời lẽ của Môise, ơn ấy ở trong lòng và trong miệng của chúng ta.
Và đâu là sứ điệp của Tin Lành? “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu” (Rôma 10.9). Trong câu thứ 9, chúng ta tiếp thu vài lẽ thật về Tin lành. Thứ nhứt, chúng ta thấy rằng câu ấy nói tới tín điều. Nội dung của tín điều đó đã được tóm tắt bằng hai câu nói: ‘Jêsus là Chúa’ và ‘Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại’. Địa vị chủ tể của Chúa Jêsus tóm gọn sự thực Chúa Jêsus là Đấng mà Ngài đã xưng nhận, là con của Đức Chúa Trời (thần tánh), là Con người (nhân tánh), là Đấng Mêsi của Israel, là Đức Chúa Trời tối cao, vô hạn, toàn năng. Trong cụm từ ‘Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại’, chúng ta được nhắc nhớ không những cái chết có tính hy sinh, thay thế của Đấng Christ cho hạng tội nhân, mà còn sự sống lại từ kẻ chết theo phần xác của Ngài nữa. Sự phục sinh của Chúa chúng ta từ kẻ chết sống lại là ‘dấu lạ của tiên tri Giô-na’ (Ma-thi-ơ 12.39-40), là sự xác minh có thẩm quyền sau cùng của Chúa chúng ta về mọi sự xưng nhận của Ngài.
Hơn nữa, chúng ta học biết rằng ơn cứu rỗi bao gồm cả tin tưởng và xưng tội, vì ơn cứu rỗi không phải là tri thức hàng đầu, cũng không phải là thờ phượng theo môi miệng. Chúng ta phải tin Đức Chúa Trời đã khiến cho Đấng Christ sống lại từ kẻ chết và chúng ta phải xưng Chúa Jêsus là Chúa. Hai điều này không được xem là tách biệt và là những điều kiện đối ngược để được cứu, mà là hai yếu tố trong ơn cứu rỗi. Như Gia-cơ đã nói, đức tin không có việc làm thì không còn là đức tin cứu rỗi thực sự nữa, vì vậy Phao-lô nói thêm rằng tin và xưng tội phải song hành với nhau. Chúng ta không nên quên, lý do cho sự nhấn mạnh về tin và xưng tội phải gắn bó với trưng dẫn từ Phục truyền luật lệ ký 30.14, ở đây cả môi miệng và tấm lòng đã được nhắc tới. Với tấm lòng, chúng ta tin; với môi miệng, chúng ta xưng tội; hai chiều kích của cùng một lẽ thật.
Các câu 11-13 chiếu sáng đức tính khác của Tin lành về ơn cứu rỗi bởi đức tin — điều nầy nằm trong phạm vi rất phổ quát. Người Do thái tin sự cứu rỗi bởi việc làm, tin sự công bình nhận được bởi các việc làm. Không những đây là bất kỳ việc lành nào, mà là việc làm được luật pháp đòi hỏi. Khi Israel là kẻ nhận lãnh Luật pháp và là kẻ canh giữ luật pháp đó, họ cảm thấy rằng chỉ có người Israel mới có thể được cứu bởi việc làm mà thôi. Người dân Ngoại có thể được cứu ít nữa chỉ bởi cải sang Do thái giáo và hoàn toàn phục theo những quy định của Luật pháp.
Nếu Tin lành chơn thật là sứ điệp nói tới sự cứu rỗi bởi đức tin nơi công tác của Đấng Christ thay thế cho tội nhân mà không tuân giữ Luật pháp, thì ơn cứu rỗi đang sẵn có cho người Do thái và dân Ngoại đều như nhau. Dân Ngoại không cần bước vào sự vinh hiển của thiên đàng qua cánh cổng Do thái giáo. Thay vì thế, chính người Do thái phải bỏ đi cái ‘cổng’ việc làm của họ mà bước qua ‘cửa hẹp’ đức tin, sử dụng thuật ngữ của quyển Thiên Lộ Lịch Trình của John Bunyan.
Sự ban hiến Tin lành là sự ban hiến rất phổ quát, công bố ơn cứu rỗi cho hết thảy những ai sẽ chịu tin, bởi đức tin, nơi sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ cho hạng tội nhân. “Vả, Kinh-Thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn. Trong người Giu-đa và người Gờ-réc không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài” (Rôma 10.11, 12).
Giờ đây, tôi mong muốn điều nầy phải thật rõ ràng. Mặc dù Phao-lô đã nói chỉ có những kẻ mà Đức Chúa Trời đã chọn sẽ được cứu (Rôma 9.15, 18, 21-23), tuy nhiên, sự ban hiến của tin lành là sự ban hiến rất phổ quát. “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” (Rôma 10.13, Giô-ên 2.32). Phần trưng dẫn nầy từ sách Giô-ên rất dứt khoát trong nguyên bản, vì ở đó đọc như sau: “Vì hết thảy những ai chịu kêu cầu danh Chúa đều sẽ được cứu”.
Các hàm ý của Tin Lành Phổ Quát (10.14-15)
Phao-lô đã nói rằng mặc dù Đức Chúa Trời chọn lấy những kẻ mà Ngài ban hiến tặng phẩm cứu rỗi trên họ (chương 9), con người chịu trách nhiệm về sự họ chối bỏ Tin lành. Vì vậy, giờ đây chúng ta phải đi từng bước sâu xa hơn. Nếu Tin lành thực sự có phạm vi phổ quát, gồm cả người Do thái và dân Ngoại, thì Tin Lành ấy sẽ được công bố theo cách phổ quát. Đức Chúa Trời đang tể trị trong sự đề xướng và hoàn tất ơn cứu rỗi, nhưng con người chịu trách nhiệm về sự công bố ra ơn ấy.
“Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng, thì nghe làm sao? Lại nếu chẳng ai được sai đi, thì rao giảng thể nào? như có chép rằng: Những bàn chân kẻ rao truyền tin lành là tốt đẹp biết bao!” (Rôma 10.14, 15).
Trong hai câu nầy, chúng ta thấy cả hai: bổn phận và vẻ đẹp của những người lo truyền giảng Tin lành. Con người không thể tin vào những gì họ chưa nghe, và con người không thể nghe khi không có ai rao giảng. Tôi đang tránh né từ ngữ “nhà truyền đạo” chỉ vì chúng ta có ‘việc riêng’ rập khuôn của từ ngữ nầy. Phao-lô đang nói tới người đang lo chia sẻ Tin Lành, chớ không chỉ là một ‘Mục sư’.
Thực sự thì Đức Chúa Trời đã quyết định những ‘cứu cánh’ rồi, phải nói như thế. Ngài đã quyết định, một cách tối hậu và không có một sự bó buộc nào cho bất kỳ ai, ơn cứu rỗi của ai đó. Nhưng điều nầy không cho phép chúng ta phải trì trệ trong sự rao giảng Tin lành. Con người sẽ không được cứu nếu không có một công cụ của con người. Bạn có tiếp thu được như thế chưa? Nhiều người nam người nữ sẽ không được cứu nếu không có nổ lực của con người. Tại sao chứ? Vì Đức Chúa Trời đã ban bố như thế. Đức Chúa Trời đang tể trị không những trong việc quy định những cứu cánh, mà còn trong việc quyết định các phương tiện cho những cứu cánh đó. Và, hỡi quí bạn Cơ đốc của tôi ơi, bạn và tôi, theo mấy câu nầy, là những phương tiện của Đức Chúa Trời cho ơn cứu rỗi của nhiều người nam người nữ. Đức Chúa Trời có thể cứu nhiều người bằng phương thức khác không? Tất nhiên! Nhưng Ngài không quyết làm như vậy. Hàm ý của phạm vi phổ quát cho Tin lành là một sự công bố phổ quát. “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng” (Rôma 10.17). Đây là sự biện hộ rất tinh tế cho công tác rao giảng cho dân Ngoại của Phao-lô.
Sự vô tín của Israel không thể tha thứ được (10.16-21)
Ở các câu 16-21, một lần nữa chúng ta đi thẳng vào vấn đề — sự vô tín của dân Israel. Mặc dù Tin lành đã được rao giảng cách phổ quát, Tin lành lại không được mọi người tiếp nhận. Đặc biệt điều nầy rất rõ ràng trong kỷ nguyên hiện tại với người Do thái: “Nhưng chẳng phải mọi người đều nghe theo tin lành đâu; vì Ê-sai có nói rằng: Lạy Chúa, ai tin lời chúng tôi rao giảng?” (Rôma 10.16). Vì vậy chúng ta bị dẫn tới chỗ mặt đối mặt với thực tại vô tín của dân Israel. Không có một lý do, một miễn trừ nào có thể đưa ra trong sự biện hộ của dân Israel? Hai lý do được đề nghị, và cả hai đều bị bỏ qua cách mau chóng.
Lý do 1: Có phải Israel thực sự đã nghe thấy các tin tức tốt lành không? Đây là thắc mắc đã được đưa ra trong câu 16: “Nhưng tôi hỏi: Có phải là họ chưa nghe chăng?” Phao-lô đáp mà không chút lưỡng lự hay dè dặt: “Trái lại”, và sử dụng ngôn ngữ của Thi thiên 19 khẳng định rằng tin lành đã được rao giảng rộng khắp cho Israel. Không một người Do thái nào có thể nói là không biết cho được. Tin lành đã được truyền đi quá rõ ràng trong Cựu Ước và được rao giảng rất rõ nét trong thời buổi của chính họ.
Lý do 2: Có phải Israel thực sự biết rõ sự cứu rỗi bởi đức tin sẽ được dân Ngoại tin theo và Israel sẽ chối bỏ không? (Rôma 10.19-20). Có lẽ, mặc dù tin lành đã được rao giảng rất rõ ràng, song chưa đủ chứng cớ là tin lành nầy sẽ được vui vẻ tiếp nhận bởi dân Ngoại và bị chống đối rất bạo lực bởi người Do thái. Phao-lô nói: “Không may mắn như thế đâu” . Vấn đề nầy cũng được phân biện dễ dàng từ Kinh Thánh Cựu Ước. Thí dụ, Môise viết: “Ta sẽ giục lòng ganh tị các ngươi bởi kẻ chẳng phải là dân; Ta sẽ chọc giận các ngươi bởi một dân ngu dốt” (Phục truyền luật lệ ký 32.21, Rôma 10.19).
Người Do thái bản thân họ kiêu ngạo về sự thuần chủng của họ, thậm chí ‘dân lai’ như các dân Ngoại đã được nói trước là họ tiếp nhận Tin lành. Người Do thái đã cãi về một sự hiểu sai, nhưng một dân vô tri như dân Ngoại lại có thể nắm bắt được sứ điệp. Israel xưng mình ‘lỡ chuyến đò’ trong khi tìm kiếm Đức Chúa Trời, còn dân Ngoại đã tìm được sự cứu rỗi mà họ thậm chí chẳng có kiếm tìm (Rôma 10.20).
Tổng kết và thực chất (câu 21). Israel không được miễn trừ vì sự vô tín của họ. Đây chẳng phải là vấn đề thiếu hiểu biết, mà là ngoan cố. Đây chẳng phải là việc hiểu sai, mà là bất tuân. Đây là nan đề thực của Israel, ngoan cố và bất tuân.
Kết luận và ứng dụng
Và chính ở đây, quí bạn tôi ơi, nan đề của chúng ta được tìm thấy. Phần nhiều người trong chúng ta tưởng mình sống rất tôn giáo, nhưng không phải sống tôn giáo mà đưa con người lên thiên đàng đâu! Tôi dám nói rằng ở nhiều thời điểm khác nhau, địa ngục sẽ chứa rất nhiều người tôn giáo [“Người ấy đã lấy tôn giáo thay cho Đức Chúa Trời — giống như thể lấy con tàu thế cho chuyến hàng, hoặc lấy chiến trận thay cho chiến thắng, hay lấy tán tỉnh thế cho hôn nhân, hoặc nói chung lấy phương tiện thế cho cứu cánh. Nhưng ngay cả trong đời hiện tại nầy, có mối nguy hiểm trong từng ý niệm của tôn giáo. Nó chứa tư tưởng cho rằng đây là một lĩnh vực của cuộc sống, một lĩnh vực cao được thêm vào nền kinh tế, vào xã hội, vào trí khôn, vào sự tái tạo và vào tất cả phần còn lại. Nhưng những lời xưng nhận ấy là hằng hà sa số sẽ không có chỗ đứng nào như một lĩnh vực được. Một, nó là ảo tưởng hoặc cả đời sống của chúng ta sẽ vấp ngã dưới chân của nó. Chúng ta không có những sinh hoạt nào là phi tôn giáo; chỉ có tôn giáo và vô thần” C. S. Lewis, Letters to Malcolm. Chiefly on Prayer (New York, N.Y.. Harcourt, Brace and World, 1964), p. 30]. Tôn giáo là nổ lực của con người để đến với Đức Chúa Trời, còn sứ điệp của Tin lành, ấy là Đức Chúa Trời đã hạ xuống tới đất và đã hoàn tất ơn cứu rỗi cho những người nào tin.
Thường thì chúng ta được nói cho biết có những cá nhân sốt sắng nhất và rất thành thực trong niềm tin của họ, nhưng chẳng phải thành thực là được cứu đâu, chỉ có Đấng Christ mới cứu được mà thôi. Nếu lòng sốt sắng là con đường lên thiên đàng, nhiều người thờ lạy hình tượng sẽ xếp hàng ở trước các thánh đồ, còn sốt sắng mà không có sự hiểu biết Kinh Thánh thì là tự tử về mặt thuộc linh.
Phân đoạn Kinh Thánh nầy nhắc cho chúng ta nhớ đến bản chất nguy hiểm rất lớn khi là một dân được ơn. Nhiều điều trong số mà chúng ta đếm là đặc ân lại có thể trở thành cái cối xay quanh cần cổ của chúng ta. Israel đã sai lầm về các đặc ân của họ khi trở thành một biểu thị cho rằng Đức Chúa Trời cứu con người trên cơ sở lai lịch gia đình. Có người nghe lời giảng của tôi sáng nay đã lớn lên trong một gia đình Cơ đốc, và không cứ cách nào đó lại cho rằng sự cứu rỗi đời đời của họ đã được đảm bảo vì cớ lai lịch Cơ đốc của họ. Những đặc ân nầy không hề cứu ai được, nhưng chúng lại dẫn tới sự phán xét càng lớn hơn, vì bạn có nhiều hiểu biết hơn về ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Rồi trên cơ sở những gì bạn biết là đã được ơn, bạn sẽ bị xét đoán (đối chiếu Luca 12.47-48).
Phân đoạn Kinh Thánh nầy khiến chúng ta đối diện với những gì Kinh Thánh khăng khăng giống như lý do cho con người phải qua cõi đời đời trong Địa ngục. Sở dĩ như vậy không phải là vì Đức Chúa Trời không chọn họ (những gì là mục đích của Rôma 9), mà vì họ không chọn Đức Chúa Trời. Địa ngục là chỗ mà chúng ta đáng phải chịu [“Còn mất linh hồn, nói như thế có nghĩa gì? Để trả lời cho thắc mắc nầy, Chúa Jêsus dùng hình ảnh nghiêm trọng ‘Gehenna’ (‘địa ngục’ ở Mác 9.47 và 10 phân đoạn Kinh Thánh khác), là trũng ở phía ngoài thành Jerusalem, ở đó rác rưỡi bị thiêu đốt; ‘sâu bọ’ ‘không hề chết’ (Mác 9.47), dường như đây là một hình ảnh nói tới sự phân hủy không dứt về nhân phẩm qua một lương tâm biết xét đoán; ‘lửa’ nói tới sự tỉnh thức thống khổ về sự không đẹp lòng của Đức Chúa Trời; ‘sự tối tăm’ chỉ về sự hiểu biết của kẻ bị hư mất, không những về Đức Chúa Trời, mà còn về mọi việc lành, và mọi sự làm cho cuộc sống dường như vô giá trị; ‘nghiến răng’ chỉ về việc tự xét đoán và tự ghê tởm mình. Không nghi ngờ chi nữa, những việc nầy là đáng sợ không tưởng được, mặc dù những người nầy đã được thuyết phục về tội lỗi biết rất ít về bản chất của họ. Nhưng chúng tiêu biểu cho một sự tỉnh biết đang lớn lên trong thể trạng mà kẻ được chọn phải có. Người không tin Chúa thích sống tự mình, không có Đức Chúa Trời, chối bỏ Đức Chúa Trời, có Đức Chúa Trời nghịch lại họ, và người sẽ có sự ưa thích của mình. Không một ai đứng dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời cứu được kẻ đã chọn sống như thế. Thực chất hành động của Đức Chúa Trời trong sự thạnh nộ là ban cho con người những gì họ chọn lựa, trong mọi hàm ý của nó; không thêm cũng như chẳng bớt một điều gì. Việc Đức Chúa Trời sẵn sàng tôn trọng sự chọn lựa của con người trong phạm trù nầy có thể tỏ ra sự không đẹp lòng và thậm chí lấy làm kinh khủng nữa, nhưng rõ ràng là thái độ của Ngài ở đây rất là công bình, và giáng đau khổ cho kẻ ngoan cố và tắc trách, cái điều mà chúng ta phải nói là rất nghiệt ngã.
“Vì thế, chúng ta cần phải nhớ rằng chìa khóa cho sự giải thích nhiều phân đoạn Kinh Thánh, thường là hình bóng cao độ, phác họa Nhà Vua và Quan Án thiêng liêng như chủ động nghịch lại với con người trong sự thạnh nộ và báo thù, phải nhìn biết rằng những gì Đức Chúa Trời đang làm ra ở đây chẳng khác gì hơn là phê chuẩn và khẳng định những sự phán xét dành cho những kẻ Ngài ‘thăm viếng’ đã giáng trên họ do đướng lối mà họ đã chọn để bước theo. Điều nầy có trong câu chuyện nói tới hành động thạnh nộ đầu tiên của Đức Chúa Trời đối với con người, trong Sáng thế ký 3, ở đây chúng ta học biết rằng Ađam đã chọn đi trốn Đức Chúa Trời, và tránh sự hiện diện của Ngài, trước khi Đức Chúa Trời trục xuất ông ra khỏi Vườn; và chính nguyên tắc ấy áp dụng cho cả Kinh Thánh” J. I. Packer, Knowing God (Downers Grove. InterVarsity Press, 1973), pp. 138-139]. Đức Chúa Trời xét đoán con người phải đi Địa Ngục vì họ đã chọn phục vụ Satan thay vì Đức Chúa Trời chí cao, họ đã chọn tội lỗi trên sự công bình, họ đã chọn lên thiên đàng theo các giới hạn của họ, thay vì các giới hạn của Đức Chúa Trời. Sự xét đoán luôn luôn được lần theo sự vô tín.
“Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời” (Giăng 3.18).
“Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống!” (Giăng 5.40).
Sau cùng, phân đoạn Kinh Thánh nầy nhắc cho chúng ta nhớ mặc dù Đức Chúa Trời đã quyết định những ai sẽ được cứu, chúng ta chịu trách nhiệm phải công bố sứ điệp của Tin lành cho mọi người. Còn đối với những kẻ không tin, sự rao giảng của chúng ta sẽ cho họ thấy họ không thể chữa mình được. Và trong bất kỳ trường hợp nào, Đức Chúa Trời luôn luôn được vinh hiển bởi sự rao giảng Tin lành, vì bởi sự rao giảng đó mà sự công bình của Đức Chúa Trời đã được tỏ ra (Rôma 1.17).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét