Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Tại sao chúng ta không có sự phấn hưng?



Tại sao chúng ta không có sự phấn hưng?
Hãy hỏi bất cứ cấp lãnh đạo Hội Thánh nào tại sao nước Mỹ – hay các Hội Thánh nói chung hoặc một hệ phái nói riêng hay tất cả Cơ đốc nhân – không có sự phấn hưng và những câu trả lời thốt ra sẽ đại loại như vầy: "Chúng tôi không cầu nguyện" hay "Chúng tôi không cầu nguyện khó nhọc đủ", hoặc: "Điều nầy đòi hỏi cầu nguyện và kiêng ăn".
Hôm nay, nên dành một tiếng đồng hồ lên mạng internet đọc khoảng hàng trăm trang web về đề tài phục hưng. Những trang web ấy đang nổ lực bao phủ đề tài lý do tại sao chúng ta không kinh nghiệm sự phấn hưng thường gán sự ấy cho tội lỗi, sự tự mãn, hay tình trạng không cầu nguyện.
Có thể họ nói đúng, song dường như đối với tôi những câu trả lời đó còn bỏ sót mục tiêu.
Lý do chúng ta không có sự phấn hưng thực sự có thể là chúng ta không cầu xin một sự phấn hưng. Rốt lại, Kinh Thánh quyết chắc với chúng ta rằng: "anh em chẳng được chi, vì không cầu xin " (Giacơ 4:2).
Nhưng nói như thế chỉ dẫn tới thắc mắc lý do tại sao chúng ta không cầu xin sự phấn hưng. Tôi đề nghị rất mạnh mẽ, câu trả lời rất đơn sơ: chúng ta không muốn có sự phục hưng. Chúng ta thích mọi việc cứ tới y như thế cũng được rồi.
Tôi đã nói như thế và sẽ chắc chắn như thế: chúng ta không muốn có sự phục hưng. Các nhà thờ không muốn, các thuộc viên Hội Thánh không muốn, và rất ít vị Mục sư muốn có một cơn phấn hưng chân chính được gửi đến từ Trời.
Rốt lại, phấn hưng có nghĩa là thay đổi, và chúng ta không muốn thay đổi. Chúng ta thấy rất yên ấm với mọi việc cứ suông sẻ như hiện tại là được rồi.
Tôi thường hay gặp một cụ già trong nhà thờ, cụ có mặt trong những buổi thờ phượng vì có vợ của cụ. Có lần khi tôi đến thăm tại gia đình, tôi mới hay rằng năm năm trước, ông cụ đã bị mổ tim. Vợ cụ nói: "Mục sư ơi, bác sĩ bảo ông ấy đi bộ mỗi ngày, nhưng ông ấy không chịu làm theo".
Tôi tìm cách trách nhẹ ông cụ. Sao rồi, việc đi bộ là vì ích cho ông và có thể kéo dài cuộc sống của ông. Ông cụ đáp: "Mục sư ơi, lý do tôi không đi bộ rất đơn giãn. Đi bộ sẽ cản trở công việc thường ngày của tôi".
Vợ ông cười nhạo: "Công việc gì thường ngày!?! Mục sư ơi, ông ấy lên sòng bạc đó!"
Ông sống thêm hai năm nữa, vẫn sử dụng ngày tháng của mình với mấy cái máy đánh bạc.
Nói một lời, đấy là lý do tại sao có nhiều Cơ đốc nhân không cầu nguyện cũng không mong muốn có sự phấn hưng: phấn hưng sẽ cản trở công việc thường ngày của họ.
Bởi "phấn hưng", chúng ta có ý nói đến một phong trào hữu hiệu của Đức Thánh Linh khi Ngài chạm đến nhiều tấm lòng, làm thay đổi tâm trí, làm tan chảy đi sự kiêu ngạo, và biến đổi hạng tội nhân.
Trong một cơn phấn hưng, tấm lòng của dân sự Đức Chúa Trời phải tan vỡ trong sự ăn năn và khiêm nhường, dân sự của Chúa cùng nhau nhóm lại trong tình yêu thương và thờ phượng, và công tác chức dịch của Chúa, sự bố thí và chứng đạo, truyền giáo tiến tới trước với một tốc độ thật nhanh.
Giờ đây, hầu hết Cơ đốc nhân đều thích những việc như thế này xảy ra. Từ lòng đến lòng, chúng ta biết đây là điều sẽ được thỉnh cầu với Đức Chúa Trời, xin Ngài biến đổi Hội Thánh hiện đại và một lần nữa biến Hội Thánh thành một tổ chức chuyên về truyền giáo. Chúng ta biết dân sự trong cộng đồng của chúng ta sẽ không đạt tới số lượng đủ để có bất kỳ cái chạm nào cho tới chừng dân sự của Chúa có một cái chạm mới của Đức Chúa Trời trong đời sống của họ. Và chúng ta xưng nhận chúng ta muốn như thế, chúng ta ao ước được phấn hưng.
Nhưng chúng ta không muốn. Không thực sự mong muốn.
Mọi sự ở bên trong chúng ta kháng cự lại những sự thay đổi. Cái tôi của chúng ta đang kháng cự. Có ai đó khác đang ngồi trên ngai trong đời sống của chúng ta. Tâm thần chúng ta nổi loạn nghịch lại Đấng khác đó. Thân thể của chúng ta quằn quại với trạng thái trì trệ, những gì chúng ta học được trong phòng thí nghiệm hóa học, nó thích được nghỉ ngơi hơn.
Bây giờ, tôi đã nhìn thấy cơn phấn hưng và có lẽ bạn cũng đã nhìn thấy nữa.
Khi Thánh Linh của Chúa ngự vào rồi bắt đầu chạm đến nhiều đời sống, bạn có thể vứt bỏ đi kế hoạch và trình tự thờ phượng được dọn sẵn. Mọi sự khác phải bay ra khung cửa sổ khi Đức Thánh Linh dàn dựng lại mọi chuyện.
Người ta phải đối mặt với những đường lối tội lỗi của họ. Nhiều tấm lòng tan vỡ trước tình trạng gian ác của họ. Những người làm chồng xưng tội với vợ mình và những người làm mẹ xin lỗi bầy con của họ và con cái khởi sự vâng theo bố mẹ của chúng. Những người bạn làm hòa lại với bạn bè mình, và khi ấy hướng tới kẻ thù của họ trong sự hạ mình. Những ông chủ cầu xin nhân công tha thứ cho họ. Những người làm công xưng ra việc làm sai quấy rồi đối diện với phần đạo đức nghèo nàn của họ. Nhiều vị Mục sư được cứu rỗi; những phu nhân của quí Mục sư được cứu rỗi; những chấp sự và vợ của họ cũng được cứu nữa.
Những giọt nước mắt đổ ra xối xả. Những buổi nhóm cầu nguyện trở nên lớn tiếng, kéo dài và không cần phải sắp xếp. Những buổi nhóm bị các thuộc viên Hội Thánh ngắt ngang khi họ cùng đi với người hàng xóm hay bạn cùng làm việc mà họ vừa dẫn dắt đến với Đấng Christ.
Vị Mục sư không còn là người duy nhứt lắng nghe từ Đức Chúa Trời nữa. Các thuộc viên Hội Thánh đang chứng tỏ những gì Đức Chúa Trời phán dạy với họ sáng nay trong giờ cầu nguyện. Người nào chưa hề nhắm tới một việc gì xứng đáng trong đời sống của họ, giờ đây thấy mình đang hướng dẫn các lớp nghiên cứu Kinh Thánh và chứng đạo. Sự rụt rè đột nhiên trở nên rất bộc trực.
Cao điểm chính là đức tin của họ. Giờ đây, họ tin Đức Chúa Trời có thể làm bất cứ điều chi và nhờ Ngài họ có thể làm được mọi sự. Không có gì là giới hạn nữa, không có gì bị gò bó, không có gì là không suy nghĩ được. Họ được tự do trong sự bố thí, yêu thương, phục vụ, và hơn hết mọi sự, trong suy tưởng của họ.
Cũng vậy, những kẻ bàng quang và ngoài cuộc – những kẻ không được Đức Thánh Linh chạm đến và không chắc Đức Thánh Linh đã có phần nào trong bất kỳ sự việc lạ kỳ nầy – xét đoán sự ăn uống quá độ, bực bội kẻ sống lộn xộn, hồ nghi người nào mới bắt đầu bước vào nhà thờ ("không phải là hạng người của chúng ta!" và "Chúng ta hãy chờ xem nếu họ muốn bị đòn!"), và tìm kiếm những cơ hội để tấn công những tên đầu sỏ.
Cơn phấn hưng dẫn một số người ra khỏi Hội Thánh. Mặt khác, những cơn phấn hưng lôi cuốn nhiều người vào đấy, thường là loại người không lớn lên theo truyền khẫu tôn giáo và không biết phải xử sự thế nào trong nơi thánh. Những cơn phấn hưng phá vỡ dòng chảy của nhiều việc, kết thúc sự chuyên chế của lịch trình, giờ giấc và người Pharisi, rồi tái sắp đặt lại những thứ tự ưu tiên của Hội Thánh. Những cơn phấn hưng tạo ra một loạt những cấp lãnh đạo mới cho một Hội Thánh.
Thực vậy, khi nói rằng phấn hưng thủ tiêu ngôi nhà thờ cũ rồi để lại một nhà thờ hoàn toàn khác trong chỗ của nó chẳng có gì là phóng đại quá đâu.
Mọi sự trong cơn phấn hưng nầy rất là đau đớn, bất an, phá vỡ và thậm chí tốn kém nữa.
Và, là con người, chúng ta không thích đau đớn, bất an, phá vỡ và tốn kém.
Chúng ta thích tiện nghi của mình. Chúng ta thích tính tự mãn của chúng ta hơn. Thật lấy làm tốt khi nhìn thấy cũng những khuôn mặt cũ tại nhà thờ vào mỗi ngày Chúa nhựt, hết thảy họ đang chiếm hữu chính những hàng ghế mà họ đã ghì chặt lấy trong nhiều năm qua. Có sự ấm áp về việc ngồi trong lớp học Kinh Thánh với chính 8 người mà chúng ta quen biết trong nhiều năm trời; những người mới đến và khách tham quan là một sự ấn bừa vào. Vị Mục sư có thể không nói những điều mà chúng ta chưa nghe ông nói vào lúc nầy hay lúc khác, nhưng giọng nói đều đều của ông cũng mang lấy một loại yên ủi nhất định nào đó.
Chẳng một điều nào trong số nầy là mới mẻ cả. Dân sự của Đức Chúa Trời đã xử lý với tình cảm nầy với sự thờ ơ và kháng cự với Đức Thánh Linh ngay từ buổi ban đầu.
"Trong đất nầy đã xảy ra sự lạ lùng đáng gớm. Những kẻ tiên tri nói tiên tri dối, các thầy tế lễ bởi đó mà cầm quyền! Dân ta đều lấy làm ưa thích. Khi đến cuối cùng, các ngươi sẽ làm thế nào?" (Giêrêmi 5:31)
A, đúng rồi. Có điều chi đó bên trong tấm lòng loạn nghịch của chúng ta ưa thích sự ấy khi những nhà truyền đạo và giáo sĩ trên vô tuyến truyền hình nói những gì chúng ta muốn nghe, khi họ trấn an những nổi lo sợ của chúng ta về tương lai bởi những điều vô vị của họ, khi họ thuật lại những câu chuyện vui và tìm đúng phần lý giải đúng đắn của Kinh Thánh phù hợp với những gì chúng ta luôn luôn kỳ vọng. Chúng ta dành cho họ trọn sự ủng hộ khi họ thu nhỏ tội lỗi của chúng ta, bỏ qua nhu cần về sự ăn năn, và nhắc cho chúng ta nhớ lại chúng ta tuyệt vời là dường nào.
Chúa Jêsus chỉ ngón tay của Ngài vào nan đề khi Ngài phán: "Lại cũng không ai uống rượu cũ lại đòi rượu mới; vì người nói rằng: Rượu cũ ngon hơn" (Luca 5:39).
Nan đề nằm ở tại chỗ đó. Chúng ta lấy làm thỏa mãn với cái cũ khi Đức Chúa Trời muốn làm ra một việc mới mẻ giữa vòng hội chúng. Tôi có nghe một lãnh đạo Hội Thánh nói về hội chúng của ông: "Chúng tôi đâu có làm gì nhiều, nhưng chúng tôi sống tốt đủ".
Và đấy là nan đề.
Vì thế, đâu là câu trả lời nếu Đức Chúa Trời muốn gửi đến một cơn phấn hưng và chúng ta chẳng muốn có? Chúng ta bắt đầu từ đâu khi nhắc tới sự bế tắc nầy?
Tôi có ba đề nghị cho dân sự của Đức Chúa Trời, những đề nghị được ủy thác tiêu biểu cho Chúa trên hành tinh nầy, hầu đem sự thờ phượng đến với Ngài, và để mang Tin Lành của Ngài cho đến đầu cùng đất. Họ và chỉ có họ mới có mối quan tâm với vấn đề phục hưng. Phục hưng chỉ dành cho hàng tín đồ. Rốt lại, bạn không thể phấn hưng những gì không hề sống động ở chỗ thứ nhứt.
1) HÃY NHỚ BỨC TRANH LỚN.
Đối tượng của phấn hưng thuộc linh không phải là bùng nổ về tình cảm, những buổi nhóm không được dàn dựng, tình trạng sốt sắng dư thừa, những thứ ngân sách lớn lao hơn, hoặc ngay cả các nhà thờ đông đúc thường kèm theo sự phấn hưng. Những việc nầy có thể xảy ra và thường xảy ra, và họ có khuynh hướng làm cho một số người trong chúng ta phải hoảng sợ, họ thích thờ phượng phải được nói trước thật trọn vẹn và đồng nhất với phương thức mà chúng ta đã làm trong tuần qua.
Toàn bộ mục tiêu của phong trào Thánh Linh Đức Chúa Trời mà chúng ta gọi là phấn hưng có quan hệ với những sự quan tâm lớn lao, những vấn đề như a) làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời trong thế gian nầy, b) tôn vinh Đức Chúa Jêsus Christ, c) tái sanh thuộc linh cho hàng triệu người bị hư mất, d) phục hồi lại sự lành mạnh cho nhiều gia đình, e) chữa lành xã hội và cứu chuộc xã hội của chúng ta, f) giải cứu tương lai của những trẻ nhỏ bị xúc phạm, và g) phục hồi lại và tái sắp đặt lại Hội Thánh của Đức Chúa Trời sao cho thật ngay thẳng.
Khi chúng ta bị treo trên sự thừa mứa tình cảm của sự phấn hưng, chúng ta thất bại không nhìn vào bức tranh lớn lao, toàn bộ mục đích của cơn phấn hưng là Đức Chúa Trời làm biến đổi thế giới nầy, một người ở một thời điểm, vì mọi ý đồ và sự vinh hiển của chính Ngài.
2) ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH LỚN LAO.
Nếu phấn hưng nói tới chỗ tái lập lại sự vinh hiển và sự tôn vinh. Nếu phấn hưng nói tới sự tái thiết lại vinh quang của Đức Chúa Trời và tôn cao Đấng Christ, mọi đời sống được biến đổi, gia đình, Hội Thánh và cộng đồng, bạn có muốn thế không? Chắc là chúng ta muốn, dầu chúng ta thích sự an nhàn của mình và thù ghét "bị trộn lẫn với", chúng ta là những người tự gọi mình là môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ có thể nói là đang ao ước ba điều.
Thực vậy, David Mains chỉ ra tình trạng bất an của các thuộc viên Hội Thánh ngày nay như một dấu hiệu cho rằng dân sự của Đức Chúa Trời quả thực đang tìm kiếm một cơn phấn hưng chân chính. Ông nói: "Một bước vào bất kỳ loại phong trào phấn hưng nào là nhận thức sâu sắc tình trạng không thỏa lòng với những việc đang xảy có. Người nào lấy làm thỏa lòng rồi với cuộc sống đôi khi lại khao khát một thứ khác, cũng vậy, tôi rất vui sướng nếu có một sự bất an đang diễn ra".
Loại bất an mà Mains đề cập tới có thể được thấy trong cách thức những tín đồ chạy từ Hội Thánh nầy sang Hội Thánh kia, băng qua các lằn ranh hệ phái, dầm thấm những lần nghiên cứu Kinh Thánh trong các giáo hội nghị, rồi áp lực cấp lãnh đạo của họ nhắm vào những chức dịch thích đáng và kết quả.
Mục sư Mains nhấn mạnh rằng "những khao khát nầy về sự bồi dưỡng nghèo nàn có khuynh hướng đi tới một trong hai chiều hướng: Thứ nhứt là hướng tiêu cực và kết quả trong một tinh thần hay chê bai hoặc than phiền....". Hướng kia là đưa chúng ta đến với hai đầu gối cầu nguyện xin cho có một phong trào lớn lao của Thánh Linh Đức Chúa Trời, một phong trào mà chúng ta gọi là phấn hưng.
Nếu chúng ta có thể nhìn nhận rằng chúng ta muốn sự thay đổi của Đức Chúa Trời trong thế giới, trong các thể chế, trong dân sự, trong Hội Thánh và trong gia đình của chúng ta, khi ấy, điểm khởi đầu để đạt được mọi sự ấy là ở chỗ nào?
3) HÃY TRÌNH LÊN MỘT LỜI CẦU NGUYỆN TO TÁT.
Giờ đây, chúng ta đang ở tại một điểm mà ở đó chúng ta có thể cầu xin ý chỉ của Đức Chúa Trời được nên trên đất cũng như ở trên trời. Chúng ta có thể cầu nguyện để ý Ngài được nên ở Washington, D.C., cũng như ở trên trời; trong thị trấn của chúng ta cũng như ở trên trời; trong Hội Thánh, trong gia đình, trong chính đời sống của chúng ta.
Đấy là phần định nghĩa đơn sơ nhất về sự phấn hưng mà bạn từng tìm gặp: Đức Chúa Trời đang đặt ý chỉ Ngài vào đúng vị trí cho hàng hà sa số dân sự Ngài.
Và lời cầu nguyện chúng ta dâng lên xin cho có sự phấn hưng sẽ là lời cầu nguyện đơn sơ nhất mà một người có thể trình dâng hướng lên thiên đàng: "Lạy Chúa, chúng con muốn ý chỉ của Ngài. Nguyện ý Ngài được nên trong chúng con".
Khi nói như thế, bạn đang trao cho Ngài những chiếc chìa khóa, bước ra khỏi chỗ của người lèo lái, nhường ý muốn của bạn cho ý muốn Ngài.
Bây giờ, nếu điều đó xảy ra, mọi khoái lạc đời nầy đã nắm chặt lấy bạn mà không chịu buông ra -- bạn không thể tưởng tượng được việc rời khỏi nhà vào tối thứ Ba rồi đến phụ giúp ở nơi dành cho kẻ vô gia cư vì bạn sẽ nhớ đến chương trình TV mà bạn ưa thích – và bạn không thể thành thực cầu xin ý chỉ của Đức Chúa Trời được nên trong đời sống của bạn, thế thì có lời cầu nguyện khác dành cho bạn đây.
Đây là chìa khóa cho điều kia. Hãy thử cầu nguyện như vầy xem: "Lạy Cha, con không thể nói con muốn ý Ngài được nên trong đời sống của con. Nhưng con ước ao con có thể nói như thế. Vì vậy, con cầu xin rằng con rất muốn ý Ngài được nên. Con xin Ngài thay đổi tấm lòng con và ban cho con một sự khát khao Ngài".
Nhiều Cơ đốc nhân ngày nay chẳng có manh mối nào về một thì giờ cụ thể mà chúng ta đang sống ở trong đó. Thì giờ rất cấp bách, Chúa đang sẵn lòng, ma quỉ đang chịu khó làm việc, và quá nhiều thuộc viên Hội Thánh đang ngồi chờ đợi xem TV khi họ đáng phải chổi dậy và có mặt ở công trường.
"Khốn thay cho những kẻ ăn ở nể trong Si-ôn" (Amốt 6:1).
Một thứ Bảy kia, vị Mục sư đang gặp rắc rối với bài giảng của ông và quyết định lái xe một vòng trong xứ để giúp trí óc được thanh thản đôi chút. Không bao lâu sau đó, ông đến tại một bối cảnh không giống với bối cảnh mà ông từng xem thấy. Năm chiếc xe tải và xe cấp cứu có ở khắp nơi và đám đông tụ tập lại trên các đường phố. Ông cho xe vô lề rồi bước ra. Dưới đó, một ngôi nhà rộng bị cháy rụi, và ai nấy đang làm việc để cứu lấy những người còn bị kẹt bên trong và dập tắt ngọn lửa.
Sau đó, khi Mục sư lái xe về nhà, ông biết mình đã tìm được chính xác bài giảng mình cần gì cho ngày hôm sau. Sáng Chúa nhựt tại nhà thờ, ông đã giảng một bài mà Đức Chúa Trời đã ban bố cho ông. Khi đến cuối bài giảng, ông thuật lại việc lái xe qua xứ rồi đến tại ngôi nhà cũ kỹ kia, về những chiếc xe tải ở khắp nơi và đám đông tụ tập trên đường phố, những sinh hoạt và xe cứu thương. Trước sự kinh ngạc của ông, hội chúng ngồi ở đó rất bình thản, hoàn toàn chẳng bị tác động gì qua câu chuyện ông thuật lại.
Trên đường về nhà, vị Mục sư mô tả tình trạng thất vọng ông có với vợ mình. "Hội chúng chẳng phản ứng chi hết theo cách mà anh tưởng họ sẽ phản ứng", ông nói: "Thực sự anh nghĩ sau khi nghe kể về ngôi nhà bị cháy rụi và mọi sự sẽ tác động vào họ chứ".
Vợ ông yên lặng trong một lát, thế rồi bà nói: "được rồi, anh ơi, chuyện ấy có thể tác động đấy. Và nó đã tác động, nhưng vì một việc. Anh quên nói cho họ biết ngôi nhà còn đang cháy".
Có ai đó cần phải thuật cho con cái của Đức Chúa Trời ngày hôm nay biết ngôi nhà còn đang cháy. Đây là lúc chúng ta phải chổi dậy bước ra khỏi hàng ghế và phải lao vào việc thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét