Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Giôsuê 2.1-7: "KỴ NỮ RAHÁP"



KỴ NỮ RAHÁP

Giôsuê 2.1-7
Mục tiêu: Chỉ ra phần lịch sử của một tội nhân
trở lại đạo của Đức Chúa Trời.
PHẦN GIỚI THIỆU:
Sứ mệnh của hai thám tử ở Giôsuê 2 đã diễn ra trong khoảng thời gian ngắn sau khi Đức Chúa Trời truyền lịnh cho Môise và trước khi Giôsuê lãnh đạo dân Israel băng qua sông Giôđanh vào trong Đất Hứa (Giôsuê 1.11).
Israel sắp sửa khởi sự chiến dịch vào trong Đất Hứa. NHƯNG đứng ngay giữa con đường tiến ấy lờ mờ (trong thời buổi đó) ở trước mặt là thành Giêricô có tường thành kiên cố vây quanh, là thành cây chà là (Phục truyền luật lệ ký 34.3; II Sử ký 28.15). Đây là thành lũy chính trong Trũng Giôđanh, nó cai quản mọi con đường đi ngang qua vùng cao nguyên của xứ ấy.
Giôsuê, trong khi có lòng tin cậy nơi Đức Giêhôva, đã sử dụng tất cả các phương tiện mình có để bảo đảm thành công! Giống như các tướng lãnh tài ba khác, trước khi tấn công, ông muốn có phần thông tin hoàn toàn về đồn lũy nầy – sơ đồ bố trí, cách tiếp cận, hai cánh cổng, các tháp canh phòng và tình trạng óp yếu của thành phố, cũng như lực lượng quân sự, tài nguyên và đạo đức của dân cư.
Đối diện phía Tây, Giôsuê nhìn ngang qua sông Giôđanh đang cuồn cuộn chảy rồi nhìn thấy phần đất mà Đức Chúa Trời đã hứa với dân sự của Ngài. Ông đã suy tính làm cách nào ông sẽ chiếm lấy phần đất mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho họ để làm cơ nghiệp. Đúng là rất tự nhiên khi ông muốn bảo đảm phần thông tin cần thiết cho một trận đánh thành công. Trận đánh nầy là trận đánh đầu tiên trong một cuộc chiến khó khăn và lâu dài. Vì thế, trong khoảng thời giang 3 ngày được nhắc tới trong 1.11, hai người đáng tin cậy được chọn và được sai đi do thám xứ.
40 năm trước, Giôsuê là một trong 12 thám tử được sai đến Cađe Banêa (Dân số ký 13.1-14.4). Ông là một trong hai người DUY NHỨT – người kia là Calép – họ đã trở về với báo cáo tốt lành. Tình trạng ngã lòng của 10 thám tử kia, khi tường trình về các thành phố được phòng thủ kỹ lưỡng và về những gã "giềnh giàng" trong xứ đã khiến cho dân sự phải nổi loạn chống nghịch lại ý chỉ của Đức Chúa Trời.
CÒN BÂY GIỜ, thay vì sai 12 người đi, chỉ có 2 thám tử được sai đi về phần việc nguy hiểm và nhạy cảm trong việc đột nhập thành phố nầy, trinh sát diện địa và mang về một tường trình về tình trạng của nó. Giôsuê đã sai họ đi cách bí mật thay vì công khai, như đã xảy có với 12 người trước kia.
Một người có thể suy xét mọi lý cớ của Giôsuê về mục đích sai đi 2 thám tử. Có lẽ là để làm câm nín mọi tiếng đồn nhảm, từ chỗ khởi sự trong trại quân Israel và làm mất nhuệ khí hay gây hoảng loạn giữa vòng dân sự, việc tìm thấy của hai thám tử nầy sẽ không được thuận lợi.
Hai thám tử đã rời trại quân của họ tại Sitim, nằm cách phía Đông sông Giôđanh tới 7 dặm, và một khoảng ngắn ở mặt Nam của thành Giêricô. Đi về phía Bắc, hai thám tử có lẽ đã lội ngang qua dòng sông, nước chảy cuồn cuộn vào thời điểm nầy trong năm (đối chiếu 3.15). Sau khi tiếp cận được thành Giêricô từ mặt Tây, họ mau chóng đột nhập vào bên trong hai cánh cổng thành rồi đi dọc theo các đường phố của nó, trà trộn với dân chúng.
Không bao lâu nữa Giôsuê sẽ đạt tới chỗ nhìn biết rằng nghiên cứu khu vực là không cần thiết; vì chẳng có gì thu thập được trong cuộc trinh sát bí mật nầy được sử dụng trong việc chiếm lấy thành Giêricô.
Sự sụp đổ của thành Giêricô sẽ được mang lại sau đó bởi quyền phép siêu nhiên (6.1-27)!
Vì thế, dường như mục đích của Đức Chúa Trời khi cho phép Giôsuê sai hai người nầy băng ngang sông Giôđanh và bí mật đột nhập vào Giêricô là phương thức bảo đảm của Đức Chúa Trời về một người nữ có tên là Raháp cho chính mình Ngài.
Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời đáng kinh! – Ngài không hề quên những ai biết kính sợ Ngài.
Chúng ta thường nghe thấy người ta tỏ ra quan tâm đến hạng người rủi ro trong đất ngoại bang, họ chưa bao giờ đọc Kinh Thánh. "Đúng là bất công cho người nào chưa hề có cơ hội để lắng nghe và đáp ứng với Tin Lành lại bị xét đoán". NHƯNG HÃY CHÚ Ý, người đàn bà nầy trong xứ Canaan CHƯA BAO GIỜ nhìn thấy một quyển Kinh Thánh, nhưng điều ấy chẳng ngăn trở nàng không được cứu.
Đức Chúa Trời muốn nhiều người sẽ được cứu! Bất cứ ai, người nào chịu công nhận sự sáng mà họ đang có, Đức Chúa Trời sẽ cho thêm. Chúa Jêsus phán: "Ta là sự sáng đã đến thế gian, để ai tin ta, chẳng ở nơi tối tăm nữa" (Giăng 12.46).
Dường như là chẳng có một nhu cần cấp thiết nào phải sai đi dọ thám thành Giêricô hết. Rõ ràng như pha lê. Hai thám tử đã được sai đến đó để bảo đảm nhiều hơn phần thông tin về mặt quân sự. Hai người nầy đã được dẫn dắt cách thiêng liêng, đưa các bước chơn của họ đến ngôi nhà trên bức tường của một kỵ nữ có tên là Raháp – một người nữ tội lỗi xấu xa, là người mà Đức Chúa Trời với ý định không xét đoán nàng trong ân điển của Ngài trước khi thành phố nầy sụp đổ.
Chắc chắn không hồ nghi gì nữa hết, Raháp là một người nữ với một tấm lòng đã được dọn sẵn rồi. Nàng giống như Cọt-nây trong Công Vụ các Sứ đồ 10 có một sự khát khao muốn biết rõ thêm về Đức Chúa Trời. Ấy là Lyđi trong Công Vụ các Sứ đồ 16 "Chúa mở lòng cho người" và bà rất "chăm chỉ" nghe Sứ đồ Phaolô giảng về Đức Chúa Trời (câu 14). Bà sống giống như người thành Têsalônica trong Công Vụ các Sứ đồ 17.11 "sẵn lòng chịu lấy Đạo". Cho nên, chẳng phải là bởi tình cờ đâu, Đức Giêhôva đã cảm động trong một đường lối kín nhiệm đưa hai thám tử của quân đội Israel đến tại nhà của Raháp – vì nàng là một phụ nữ đã chín muồi cho sự cứu rỗi!
Đức Chúa Trời không thể đột nhập vào rồi hủy diệt thành Giêricô và lại thành thật với chính mình Ngài được, TRƯỚC KHI Ngài TRƯỚC TIÊN làm một việc để bảo đảm sự giải cứu cho Raháp. Điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ đến Lót và hai thành phố gian ác là Sôđôm và Gômôrơ. TRƯỚC KHI Đức Chúa Trời có thể đổ ra cơn thạnh nộ bằng lửa và diêm sinh trong sự phán xét trên hạng người gian ác đó, thiên sứ đã nói với Lót ở Sáng thế ký 19.22, trong khi cả hai còn ở trong thành: "Mau mau … vì ta không làm chi được khi ngươi chưa vào đến nơi". Lót phải được giải cứu ra khỏi thành Sôđôm bởi Đức Chúa Trời và TRƯỚC KHI lửa diêm sinh sẽ giáng xuống và hủy diệt địa điểm gian ác ấy.
Tương tự, TRƯỚC KHI Đức Chúa Trời có thể đem sự phán xét tội lỗi giáng trên thành Giêricô gian ác của người Canaan, những sự chuẩn bị phải được thực hiện để giải cứu Raháp ra khỏi chốn ấy.
Những nhà khảo cổ cho chúng ta biết thành phố bao phủ khoảng 8 mẫu và có 2 bức tường bao quanh dày 30 feet: tường bên trong dày 12 feet; tường bên ngoài ngang 6 feet và có một khoảng trống khoảng 12-15 feet giữa chúng. Trên hai bức tường nầy là nhà cửa được xây cất ở đó và nhà của Raháp là một trong số chúng.
Về hàng ngàn người khác, những kẻ sinh sống trong thành Giêricô, chúng ta biết chỉ có tên của một người – ấy là kỵ nữ Raháp! (Hêbơrơ 11.31; Giacơ 2.25). Trong câu chuyện có thật nầy về Raháp và hai thám tử, chúng ta thấy câu chuyện nói tới một linh hồn bị hư mất, là người được cứu ra khỏi sự phán xét nhờ đức tin nơi Đức Chúa Trời của Israel. Raháp phác họa cho chúng ta phần lịch sử thuộc linh của người tín đồ nào đã tìm được ơn chửng cứu trong Đấng Christ.
NĂM quan điểm của lẽ thật cần phải lưu ý trong chương nầy: 1. Nàng đã bị xét đoán; 2. Nàng bị thuyết phục. 3. Nàng rất quan tâm. 4. Nàng đã tuyên xưng. 5. Nàng đã khẳng định.
I. NÀNG ĐÃ BỊ XÉT ĐOÁN:
A. Nàng bị XÉT ĐOÁN cùng với tông tộc của mình.
1. Ở Phục truyền luật lệ ký 7 – Mạng lịnh của Đức Chúa Trời cho Israel là phải trục xuất ra khỏi xứ Canaan các dân tộc. Đức Chúa Trời sẽ trục xuất dân Hêtít, Ghirêgasít, Amôrít, Canaan, Phêrasít, Hêvít, và Giêbusít – 7 dân tộc mạnh hơn dân Israel – HẾT THẢY đều đã được phó vào trong tay dân Israel. KHÔNG một sự thương xót nào được tỏ ra, KHÔNG một giao ước nào được lập ra. HẾT THẢY các dân nầy phải bị tiêu diệt hoàn toàn! Thành phố của Raháp đã bị định đoạt rồi!
2. Lêvi ký 18.3, 24-25 – Đức Chúa Trời cảnh cáo dân Israel - "Các ngươi chớ làm theo những điều người ta làm hoặc tại xứ Ê-díp-tô, là nơi các ngươi đã kiều ngụ, hoặc tại xứ Ca-na-an, là xứ ta dẫn các ngươi đi đến: chớ đi theo thói tục họ: Các ngươi chớ làm một trong mấy việc đó mà tự gây cho mình ô uế; bởi dân mà ta sẽ đuổi khỏi trước mặt các ngươi đã thành ô uế vì cớ làm các việc đó. Đất vì chúng nó mà bị ô uế; ta sẽ phạt tội ác họ; đất sẽ mửa dân nó ra vậy”.
a. TIN ĐIỀU NẦY HAY KHÔNG, tôn giáo của dân Canaan là cơ sở cho từng hệ thống tà giáo đã từng tồn tại!
b. Sự đồi trụy & phi đạo đức ở mức độ cao nhất đã hình thành sự thờ phượng trong tôn giáo của họ.
1) Điếm đĩ nam và nữ trong đền thờ là một phần trong sự thờ phượng của họ.
2) Hệ thống đầy dẫy với những cách thực hành của ma quỉ.
VÌ CỚ ISRAEL, HẠNG NGƯỜI NẦY PHẢI BỊ HỦY DIỆT!
Bạn có thể hình dung điều chi sẽ xảy ra khi HẾT THẢY dân Israel và HẾT THẢY dân Canaan sống chung với nhau trong cùng một khu vực, trong cùng các thành phố, đi chung các đường phố với nhau chăng?
Dân Israel – dân được chọn của Đức Chúa Trời làm chứng cho chính mình Ngài với thế giới tà giáo, không bao lâu nữa sẽ dung chịu, chấp nhận và tiếp thu tôn giáo nầy. Bị lây nhiễm bởi tính cách bất khiết của những kẻ lân cận, họ sẽ sa ngã dưới cùng án phạt – chính xác những gì sẽ xảy đến về sau, khi Giêsabên giới thiệu sự thờ phượng Baanh và trong xứ Israel.
3. Giêricô và xứ Canaan là một hình ảnh của thế gian ngày nay – NÓ SẼ BỊ XÉT ĐOÁN
a. Tôn giáo bất kính và cách thực hành tội lỗi trong xứ đã xét đoán họ trong ánh mắt của một Đức Chúa Trời thánh khiết.
b. Thành Giêricô bị xét đoán VÀ mọi người và mọi thứ cần phải bị hủy diệt hoàn toàn (xem 6.21). Theo Phục truyền luật lệ ký 20.16, KHÔNG MỘT VẬT GÌ còn thở sẽ được cứu.
1) Số dân nầy, khi nghĩ họ sẽ được an ninh đàng sau các bức tường dày cộm kia đã ở dưới án chết, dù họ "cảm thấy" bị xét đoán hay không.
2) Có thể họ hài lòng với phương thức họ đang sinh sống, song đấy chẳng phải một sự thay thế được cho việc làm hòa lại với Đức Chúa Trời!
c. Án chết đã được treo trên hệ thống tôn giáo bất kính nầy & hạng người bất kính đã thực hành tôn giáo đó. Raháp cũng có án chết trên chính mình nàng.
B. Về mặt cá nhân, nàng đã bị XÉT ĐOÁN -không những về tôn giáo, mà còn về tội lỗi của nàng nữa.
1. Rốt lại, nàng thuộc về dòng giống con người, vì lẽ đó bởi tội lỗi, nàng đã bị xét đoán - "vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời" (Rôma 3.23). "Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; Chẳng có một người làm điều lành, dẫu một người cũng không" (Rôma 3.12).
2. Câu 1: Nàng đã thực hành một nghề bị xét đoán (Khải huyền 21.8).
a. Nàng là một kỵ nữ. Nàng là một phụ nữ vô luân và rất gian ác.
b. Nàng điều hành một ngôi nhà nổi tiếng bệnh hoạn. Kỵ nữ điều hành những quán rượu không phải là bất thường.
c. Ngôi nhà của nàng ở gần với cổng thành. Xem 2.5.
3. LƯU Ý: Nàng bị xét đoán CHẲNG HƠN gì những kẻ đi nhà thờ tự xưng công bình hôm nay, hoặc nhà đạo đức, hay nhà tôn giáo, hoặc CHẲNG HƠN gì bạn đây, nếu bạn chưa được cứu.
4. Chẳng có gì khác biệt giữa BẤT KỲ AI TRONG SỐ HỌ – HẾT THẢY đều là tội nhân như nhau, bất chấp cấp độ tội lỗi.
C. Nàng đã được ban cho một thời kỳ ân điển.
1. Phục truyền luật lệ ký 7; 12.2-3 chép, ấy là thành Giêricô đã bị biệt riêng ra cho sự phán xét cách đây nhiều năm trời. Đọc Sáng thế ký 15.13-16 - ở đây chúng ta được nhắc nhớ Đức Chúa Trời đã chờ đợi 400 năm trước khi Ngài cho phép sự phán xét giáng trên xứ Canaan.
2. Giêricô đã nghe nói về việc dân Israel xuất ra khỏi xứ Ai cập 40 năm trước theo Giôsuê 2.10.
3. Đọc Giôsuê 4.19; 5.10 - Trong 40 năm nầy, chúng ta có thể thêm những ngày chờ đợi của Israel, lấy làm lạ về những gì Israel đã làm, thêm vào tuần lễ họ đã nghe nói và nhìn thấy Israel tuần hành quanh thành phố.
4. Đức Chúa Trời kiên nhẫn chờ đợi dân sự đáp ứng là dường nào – chắc chắn Đức Chúa Trời rất giàu ơn!
II. NÀNG BỊ THUYẾT PHỤC (các câu 8-10)
A. Nàng bị thuyết phục rằng nàng và dân sự của nàng đã bị định cho sự phán xét
1. Câu 9 - "Tôi biết rằng Đức Giê-hô-va đã ban cho các ông xứ này", nghĩa là: "Tôi biết hết thảy chúng tôi sắp sửa chết mất".
2. Nàng đã bị thuyết phục nàng đã ở dưới sự phán xét cũng như thành phố bị xét đoán và hết thảy mọi cư dân của nó, trong số đó có bản thân nàng – HẾT THẢY đều đã bị định như thế!
B. Nàng bị thuyết phục Đức Giêhôva, Đức Chúa Trời của Israel, là Đức Chúa Trời có một và chơn thật.
1. Câu 10 – Nàng đã nghe nói về Đức Chúa Trời và KÍNH SỢ Ngài.
a. Thực vậy, Raháp đã nói cho hai thám tử biết rằng thành phố đã kết luận: "cuộc chinh phục rất thành công". "Chúng tôi có hay điều đó, lòng bèn tan ra" – LÒNG CHÚNG TÔI có nghĩa là HẾT THẢY dân cư thành Giêricô. Đọc câu 11.
1) Bạn có thể hình dung loại trao đổi mà họ đã có, khi chỉ cách đó khoảng 10 dặm, đang có hàng triệu người Do thái đang đóng quân, họ có tiếng liên tục được Đức Chúa Trời giải cứu?
2) Bạn sẽ nói gì, nếu bạn biết rõ không bao lâu nữa, một ngày kia, dựa theo phần thông tin bạn đã nhận được, một đội quân lớn sẽ băng ngang dòng sông hướng về thành phố của bạn? Một đội quân sẽ xuất binh đặng hủy diệt bạn và mọi người trong xứ để chiếm lấy xứ?
b. Châm ngôn 9.10: "Kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan; Sự nhìn biết Đấng Thánh, đó là sự thông sáng".
c. Một lần nữa, Châm ngôn 1.7: "Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu sự tri thức".
Bạn có biết ma quỉ còn tinh vi hơn hầu hết những gì người ta làm không?
Giacơ 2.19: "Ngươi tin rằng chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi, ngươi tin phải; ma quỉ cũng tin như vậy VÀ RUN SƠ".
d. Vua Solomon cho chúng ta biết ở Truyền đạo 12.13: "Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi".
2. Raháp đã nghe nói về sứ điệp phán xét và đã e sợ, nhưng chính sứ điệp thương xót là sứ điệp giới thiệu cho nàng biết đến Đức Chúa Trời chơn thật, là Đấng sẽ tha thứ và giải cứu nàng.
3. Nàng gọi Đức Chúa Trời là CHÚA = "Đức Giêhôva" trong các câu 9-12. NHẤN MẠNH câu 11: "vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ông là Đức Chúa Trời ở trên trời cao kia, và ở dưới đất thấp này".
C. Bị THUYẾT PHỤC rằng Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời, điều nầy có ý nghĩa gì đối với nàng?
1. Điều nầy có nghĩa là nàng đã đoạn tuyệt với tội lỗi của mình.
a. Tội lỗi ở chỗ làm một kỵ nữ.
b. Tội lỗi là sống trong sự loạn nghịch với Đức Chúa Trời Tạo Hóa.
c. Đoạn tuyệt với bất kỳ tội lỗi nào nàng đã thực hành – bất luật nhỏ nhoi cở nào. Bất cứ TỘI LỖI giấu kín của bất kỳ loại nào sẽ phân rẽ nàng ra khỏi Đức Chúa Trời của ơn cứu rỗi.
2. Điều nầy có nghĩa là nàng đã đoạn tuyệt với tội lỗi thờ lạy hình tượng và các hệ thống tôn giáo bất kính mà nàng đã lớn lên với chúng.
a. Nàng phải nhìn nhận đồng bào của nàng đã sai lầm.
b. Khó hơn chút nữa, nàng phải nhìn nhận gia đình nàng đã sai lầm.
c. Nàng phải xây khỏi mọi sự đó: nhìn nhận các thần của nàng, tôn giáo của nàng đều là giả dối và Đức Chúa Trời chơn thật duy nhứt chính là Đức Giêhôva!
3. Đâu là cơ sở của đức tin nàng? Các câu 10-11 - "CHÚNG TÔI CÓ HAY" - Rôma 10.17: "Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng".
a. Người nữ nầy bị thuyết phục về Đức Chúa Trời là ai vì cớ những điều nàng đã hay được! Hêbơrơ 11.6: "Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài".
b. Nàng bị thuyết phục về số phận sắp xảy đến vì cớ những gì nàng đã hay được!
Biết gì chứ? Ấy là tôi sẽ được cứu như thế nào kìa!
o MỌI NGƯỜI trong thành Giêricô đều có cùng một CƠ HỘI
o TỪNG NGƯỜI đều có cùng ĐẶC ÂN
o TỪNG CÁ NHÂN đều được ban cho cùng một SỨ ĐIỆP
o HẾT THẢY họ đều có cùng CƠ HỘI để nói: "Tôi biết rõ Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời!"
NẾU MỌI NGƯỜI trong thành Giêricô hiệp nhau nói: "Chúng tôi biết rõ Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời" – Đức Chúa Trời sẽ làm gì cho thành Giêricô? Thành Giêricô chắc sẽ còn đứng vững, họ chắc sẽ cùng tồn tại trong xứ với dân sự của Đức Chúa Trời vì họ đã nhất trí trong yếu tố cuối cùng là chỉ có một Đức Chúa Trời duy nhứt và Ngài chính là Đức Giêhôva.
Chúng ta hãy so sánh Raháp và các cư dân khác của thành Giêricô.
Raháp đã hay và đã bị thuyết phục rằng Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời.
Các cư dân đã hay, nhưng vẫn không tin Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời.
Raháp e sợ và ăn năn.
Các cư dân e sợ, nhưng chẳng ăn năn.
Raháp đã nhìn thấy Israel là hy vọng duy nhứt của mình để được cứu.
Các cư dân nhìn xem Israel là một mối đe dọa & một dân đi chinh phục.
Raháp đã nhìn thấy ý của dân Israel là ý của Đức Chúa Trời.
Các cư dân đã nhìn xem Israel là kẻ thù đã xuất binh để hủy diệt họ.
Raháp đã nhìn thấy Israel là công cụ của Đức Chúa Trời và đặt linh hồn và số phận của mình vào sự chăm sóc của Đức Chúa Trời họ.
Không may thay, họ quyết định chống lại công cụ của Đức Chúa Trời, họ tin vào khả năng & các thần của họ.
Cả thành phố sẽ được cứu – giống như từng cá nhân trong thời của Nôê sẽ được cứu – CHỈ DUY NẾU họ chọn để được cứu! Thành Sôđôm – mọi người có thể được buông tha, nếu chỉ 10 linh hồn đã chịu tin đáp ứng lại với những lời cầu nguyện của Ápraham. Tôi lấy làm lạ không biết có bao nhiêu người Đức Chúa Trời đòi phải ăn năn và bị thuyết phục giống như Raháp tại thành Giêricô để Đức Chúa Trời chịu buông tha cho thành ấy!?!
Bạn có thể thấy lý do tại Đức Chúa Trời phải sai hai thám tử nầy đi chưa? Vì cớ linh hồn của người nữ đó, một kỵ nữ – một người mà thế gian nghĩ là không đáng được cứu, không đáng để thì giờ cho, không đáng phải nổ lực, NHƯNG LÀ NGƯỜI ĐỨC CHÚA TRỜI đã xem là quí báu và xứng đáng để nổ lực cho. Đức Chúa Trời phán với Giôsuê: "vì trong ba ngày nữa các ngươi sẽ đi ngang qua sông Giô-đanh này" (1.11). Hai người đã được sai đi do thám xứ – nhưng rồi sau đó, tôi chắc chắn tin rằng Đức Chúa Trời muốn thăm viếng người nữ ấy, là Raháp, và để đem ơn cứu rỗi ban cho nàng.
III. NÀNG CÓ LÒNG QUAN TÂM
Khi một người nhìn biết ơn phước của sự cứu rỗi của họ và hiểu rõ họ đã được buông tha ra khỏi sự phán xét, tự nhiên họ có lòng quan tâm đến người khác!
A. Nàng có LÒNG QUAN TÂM đến gia đình mình (các câu 12-13).
1. Ở đây là một người nữ được cứu, biết tán thưởng ân điển của Đức Chúa Trời.
2. Ở đây là một người nữ sống giàu ơn vì Đức Chúa Trời sắp sửa giải cứu nàng.
3. Ở đây là một người nữ có gánh nặng – nàng ao ước muốn nhìn thấy gia đình mình được cứu!
4. MỌI SỰ nàng đã có là một lời hứa! Từ ngữ nói tới hai người ngoại quốc, khách lạ.
5. Nàng biết rõ nàng không phải lo sợ về sự an toàn của mình, NHƯNG "Còn cha tôi thì sao? Các anh chị em và con cháu của tôi? Đâu là sự an ninh của họ chứ?"
Sẽ không tốt đẹp khi từng người đã được cứu đều có loại gánh nặng ấy về gia đình của họ sao?
Gia đình tôi tuyên xưng đã được cứu, Bố Mẹ tôi đang ở trên thiên đàng, nhưng nếu không thực vậy, tôi sẽ có một gánh nặng dành cho họ. Nếu những người thân của tôi không dám chắc về sự sống đời đời, phải biết chắc rằng họ sẽ được cứu khi những ngọn lửa phán xét và các bức tường của đời nầy sẽ vụn nát hết, sụp xuống quanh chúng ta, tôi muốn nghĩ rằng tôi đã thực thi từng nổ lực để nhìn thấy gia đình tôi được cứu!
Minh Họa
Tôi đã cầu nguyện trong nhiều năm trời cho em tôi là Charlie, nó là tín đồ của thuyết bất khả tri có hạng. Sinh sống ở Ái Nhĩ Lan, tôi không gặp nó hơn 8 năm qua. Gia đình tôi lái xe từ bờ Biển Đông của nước Mỹ đến bờ Tây để có được một sự hội hiệp gia đình tại California. Sau khi hết thảy chúng tôi gặp nhau khoảng 2 giờ đồng hồ vào ngày thứ Ba, Charlie đã bày tỏ ra một ước muốn được trao đổi với tôi nhiều hơn vào thứ Năm về những vụ việc thuộc linh. NHƯNG không may, sự việc không được như thế, khi nó có một triệu chứng về tim và đã qua đời lúc 5 giờ sáng hôm ấy. Tôi ao ước sự việc không xảy ra như thế, nhưng về một việc tôi nhìn biết, ấy là Charlie đang ở trong địa ngục lúc bây giờ đây, NHƯNG không phải vì thiếu nổ lực của tôi đâu!
B. Hai thám tử đã đưa ra NHỮNG ĐIỀU KIỆN cho Raháp; tuy nhiên, điều khoản đều có ở đó cho hết thảy mọi người – Các câu 14-20.
1. Họ nói với nàng: "Nếu ngươi không báo cáo sứ mệnh của chúng ta, chúng ta sẽ bảo hộ ngươi và gia đình hoặc mạng chúng ta sẽ đền cho mạng nàng".
2. Họ đã bảo đảm một nơi bảo hộ, cũng chính những việc được giao kết với Raháp, cho những người thân của nàng, nếu họ cũng chịu đến – họ cũng sẽ được cứu nữa!
3. Gánh nặng đè nặng trên nàng. "VÂNG! Chúng tôi sẽ buông tha cho họ, NHƯNG, nếu họ muốn được buông tha, họ sẽ phải ở trong điều kiện đó, ở đàng sau chính cánh cửa đó, trong chính ngôi nhà mà ngươi đang cư ngụ đó".
C. Khi ấy nàng phải đi làm việc và thuyết phục nhiều người khác.
Nàng rất bận trong sự vội vã! Nàng không biết mình có được bao nhiều thời gian!
Bạn nghĩ bạn có bao nhiêu thì giờ để chinh phục được người thân của mình?
Nàng đến gặp Bố Mẹ, anh chị em của mình. "Bố Mẹ ơi, con yêu bố mẹ và bố mẹ sẽ thấy khó mà tin điều nầy, nhưng những người ở đàng kia họ đang thờ phượng Đức Chúa Trời cơn thật DUY NHỨT. Ngài là một Đức Chúa Trời vốn yêu thương chúng ta. Ngài là một Đức Chúa Trời thanh sạch, hay thương xót và giàu ơn – Ngài chẳng giống như những tà thần nghiệt ngã, đồi trụy và tục tỉu mà chúng ta đang phục vụ ở đây. Ngài là một Đức Chúa Trời thánh khiết và sẽ xét đoán chúng ta, nhưng Ngài cũng động lòng thương xót và muốn cứu mọi người, nếu chúng ta chỉ chịu thờ phượng Ngài và chỉ một mình Ngài thôi. Bố Mẹ không đến với con sao? Đức Chúa Trời sẽ đến để xét đoán thành phố nầy, nhưng chỉ người nào ở trong nhà của con, sẽ được đánh dấu bằng sợi chỉ màu đỏ điều cột trên chiếc cửa sổ – chỉ ngôi nhà đó mới được tha mà thôi. Bố mẹ có muốn đến không?”
Bố Mẹ nói: "Chúng ta tin con đấy, con gái ạ! Chúng ta có thể nhìn thấy một sự thay đổi nơi con. Chúng ta không hiểu hết mọi sự con vừa nói, nhưng chúng ta hiểu con đang sống rất khác biệt. Con không nói, không hành động như trước nữa, con không giống một kỵ nữ, và con không nói năng giống như một kỵ nữ nữa".
“Bố ơi! Con không phải là một kỵ nữ nữa đâu. Song bây giờ không phải đâu! Bố không đến với con sao?”
Khi ấy Raháp đi xuống con đường đến nhà anh em mình! "Anh biết đấy, em đã sống thể nào và mớ bòng bong em đã làm ra cho đời sống của mình, nhưng Đức Chúa Trời đã cứu em. Đức Chúa Trời yêu thương em và muốn cứu em, nếu anh chịu đến với em!"
Người anh chịu thuyết phục, người chị dâu chịu thuyết phục, và các cháu trai và gái đều chịu thuyết phục. Nàng không lo rằng nàng không biết đủ Kinh Thánh, hoặc thay vì xem TV nàng đã đi thăm viếng, hoặc nếu thuận tiện nàng sẽ gọi điện cho những người thân của mình. Nàng chẳng bỏ trống giờ nào hết. Nàng không quan tâm hôm ấy là ngày thứ mấy. Nàng cứ tiếp tục, và một ngày kia, nàng cứ bận rộn vì nàng không biết mình còn có bao nhiêu thì giờ.
Nàng có một gánh nặng! Nàng biết rõ Đức Chúa Trời sẽ cung ứng ơn cứu rỗi cho BẤT CỨ AI MUỐN – Nhưng nàng có một gánh nặng và nàng phải nói cho họ biết và chính BẠN là người sẽ phải đi ra nói cho họ biết! Bạn phải thuyết phục họ đến, bạn sẽ phải thuyết phục họ về những gì Đức Chúa Trời phán dạy, và nếu bạn làm theo, Ngài phán: "Ta cũng sẽ cứu họ nữa!"
IV. NÀNG TUYÊN XƯNG
A. Nàng xưng bằng LỜI NÓI
1. Câu 9 - "Tôi biết" – rằng Đức Chúa Trời ban cho các ông xứ nầy!
2. Câu 11 - "Tôi có hay" – Giêhôva Đức Chúa Trời các ông là Đức Chúa Trời!
B. Tính CHÍNH XÁC lời tuyên xưng của nàng đã được tỏ ra bằng việc làm của nàng – nghĩa là, nàng đã tỏ ra đức tin của mình bằng cách:
1. Bảo hộ, che giấu, giúp đỡ hai thám tử trốn thoát – Các câu 6, 14-17.
2. Được cứu bởi đức tin. Hêbơrơ 11.31: "Bởi đức tin, kỵ nữ Ra-háp không chết với kẻ chẳng tin, vì nàng đã lấy ý tốt tiếp rước các kẻ do thám".
3. Raháp đã chứng minh đức tin mình bằng các việc làm! Giacơ 2.25-26: "Đồng một thể ấy, kỵ nữ Ra-háp tiếp rước các sứ giả và khiến họ noi đường khác mà đi, người há chẳng phải cậy việc làm mà được xưng công bình sao? Vả, xác chẳng có hồn thì chết, đức tin không có việc làm cũng chết như vậy".
C. VỀ BỀ NGOÀI, người ta nhìn biết nàng đã được cứu – NHÌN VÀO sợi chỉ màu đỏ điều treo trên cửa sổ – Các câu. 18-21
1. Hãy nghĩ tới sự liều lĩnh mà nàng đã có khi làm chứng!
a. Mọi người trong thành có thể nhìn thấy sợ chỉ nầy. Ai nấy đi ra đi vào cánh cổng đều có thể nhìn thấy nó được treo ở đó.
b. Sợi Chỉ không được treo trong buồng kín, nó CŨNG KHÔNG bị che giấu ở chỗ công cộng, nhưng nàng đã quảng bá nó!
2. Có đôi chút nghi ngờ về dấu sợi chỉ MÀU ĐỎ ĐIỀU đã được chọn bởi hai thám tử.
a. Trong lễ Vượt Qua, mày cửa đã được bôi bằng huyết, đánh dấu các ngôi nhà, thiên sứ hủy diệt sẽ chẳng viếng qua chúng.
b. Màu đỏ điều là dấu hiệu của việc đổ máu vô tội thay cho kẻ tội đồ.
c. Trong Lễ Vượt Qua, BỞI ĐỨC TIN, họ có thể nhìn về tương lai khi Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời, sẽ phó mạng sống Ngài và đổ huyết vô tội của Ngài vì hạng tội nhân.
3. Dấu hiệu của sự giải cứu của chúng ta và sự giải cứu ra khỏi sự phán xét thế gian nầy cũng được thấy có trong màu đỏ điều – HUYẾT CỦA Đấng Christ!
a. I Têsalônica 1.10: "Chúng ta chờ đợi … Đức Chúa Jêsus mà Ngài đã khiến từ kẻ chết sống lại, tức là Đấng giải cứu chúng ta khỏi cơn thạnh nộ ngày sau".
b. I Têsalônica 5.9: "Vì Đức Chúa Trời chẳng định sẵn cho chúng ta bị cơn thạnh nộ, nhưng cho được sự giải cứu bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta".
D. Nàng đã được XÁC NHẬN bởi lời tuyên xưng của mình. Đọc Giôsuê 6.22-23.
V. RAHÁP – ĐƯỢC KHẲNG ĐỊNH LÀ MỘT NGƯỜI BƯỚC THEO ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA ISRAEL – Giôsuê 6.25
A. Đức Chúa Trời đã khẳng định nàng là một người thuộc gia đình của Đức Chúa Trời – giống như dân Ngoại được THÁP vào cây Ôlive trong Rom 11; Raháp phác họa việc tháp vào nầy.
B. Sự khẳng định long trọng nhất của nàng được thấy có ở Mathiơ 1.5-6.
1. Raháp đã lấy một người Do thái tên là Sanh-môn và họ đã có một con trai tên là Bôô ( I Sử ký 2.12).
2. Sanh-môn – Có thể ông là một trong hai thám tử đã đến viếng nhà của nàng? Bạn thấy đấy, chúng ta tìm gặp I Sử ký 2.50-51 chép rằng Calép đã có một con trai tên là Sanh-ma (Sanh-môn).
3. Sanh-môn & Raháp đã có Bôô, con trai của họ – ông đã cưới Ru-tơ và họ đã có Ô-bết, đây là cha của Gie-sê, là cha của Vua.
4. Trong trường hợp bạn không biết, Mathiơ 1.1-17 – liệt kê cho chúng ta gia phổ của Đức Chúa Jêsus Christ là Con của David.
BÀI HỌC: bất luận bạn tội lỗi là dường nào! Đức Chúa Trời có thể biến đổi bạn thành một thánh đồ và sử dụng bạn theo một phương thức mà bạn không bao giờ tin nổi. GIỜ ĐÂY, ĐẤY LÀ MỘT ĐỨC CHÚA TRỜI LỚN!
Raháp đã được cứu bởi đức tin, chớ không phải trên cơ sở tánh tình hay công trạng của nàng đâu, cũng chẳng phải do gia đình hay do các mối quan hệ, cũng không phải bởi những việc làm tôn giáo của nàng đâu. Ơn cứu rỗi bởi đức tin là phương thức DUY NHỨT Đức Chúa Trời đã từng cứu lấy người ta, Êphêsô 2.8-9.
Bạn có tin cậy nơi Lời của Đức Chúa Trời, rằng ơn cứu rỗi chỉ đến nhơn đức tin nơi huyết đổ ra của Đức Chúa Jêsus Christ, giống như Raháp đã tin cậy Đức Chúa Trời qua lời của hai thám tử không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét