Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Mathiơ 16:13-16: "Đức Chúa Jêsus Christ là ai?"



Đức Chúa Jêsus Christ là ai?
Mathiơ 16:13-16
Trước khi bạn trả lời câu hỏi đó, cho phép tôi đề ra bối cảnh. Vào buổi trưa trên các con đường của thành phố Nữu Ước. Bạn đang đi bộ với mấy người bạn đến một địa điểm thường ăn trưa khi một nhóm người mang máy ghi hình chặn bạn lại để làm một cuộc phỏng vấn tự phát. Trước sự ngạc nhiên của bạn, những thắc mắc của họ chẳng ăn nhập gì đến Nhà Trắng, chính trị, kinh tế, hay bạn về phe nào trong sự cải cách y tế. Người phỏng vấn kia muốn biết bạn nghĩ gì về Đức Chúa Jêsus Christ. Ngài là ai?
Trong khi bạn lo tìm một câu trả lời, máy ghi hình ghi lại vẻ lúng túng của bạn. Bạn chưa sửa soạn để trả lời câu hỏi nầy, và giờ đây bạn bị khơi lại về mặt thần học đang khi mấy người bạn kia đứng nhìn cách đó chừng 5m. Nhiều giây đồng hồ trôi qua khi những câu trả lời thoắt hiện nhanh trên màn hình lý trí của bạn: “Một người nhơn đức . . . Con của Đức Chúa Trời . . . một tiên tri . . . một rabi xứ Galilê . . . một giáo sư dạy luật pháp của Đức Chúa Trời . . . hiện thân của tình yêu Đức Chúa Trời . . . một bậc thầy tâm linh mặc lấy xác thịt . . . nhà cách mạng . . . Đấng Mêsi của Israel . . . Đấng Cứu Thế . . . một người khôn ngoan thuộc thế kỷ thứ nhứt . . . một người giống như bao người khác . . . Vua các vua . . . một giáo sư bị hiểu lầm . . . Chúa tể của vũ trụ . . . một kẻ dại dột tưởng mình là Con của Đức Chúa Trời . . . Con Người . . . một tay bịp của Hội Thánh đầu tiên".
Bạn sẽ đưa ra câu trả lời nào đây? Trước khi bạn trả lời, cho phép tôi nói rằng bạn có thể tìm gặp ai đó hôm nay sẽ đưa ra từng câu trả lời trong những câu ấy. Có phải việc ấy làm cho bạn phải ngạc nhiên không? Chắc là không đâu! Sau hai ngàn năm, chúng ta vẫn lấy làm lạ về con người có tên là Jêsus.
Song việc ấy chẳng có gì mới mẻ cả. Khi Chúa Jêsus hỏi các môn đồ Ngài: “Theo lời người ta nói thì Con người là ai?” họ đáp với bốn câu trả lời khác nhau (xem Mathiơ 16.13-16). Ngay cả khi Ngài còn đi lại trên đất nầy, người ta đã lẫn lộn trước lai lịch thật của Ngài. Có người nghĩ Ngài là một đấng tiên tri, nhiều người khác: một cấp lãnh đạo chính trị, nhiều người khác nữa nghĩ Ngài là Giăng Báptít vừa trở lại với cuộc sống.
Một câu hỏi với nhiều câu trả lời. Một người với nhiều khuôn mặt.
Những lối giải thích hiện đại về Chúa Jêsus
Đức Chúa Jêsus Christ là ai? Và tại sao chúng ta tin theo Ngài? Khi chúng ta bắt đầu cuộc tìm kiếm câu trả lời của mình, chúng ta hãy khởi sự bằng cách thăm dò những lối giải thích hiện đại về Chúa Jêsus.
Người nhơn đức
Chúng ta khởi sự với quan niệm nầy vì chắc chắn đây là “khuôn mặt” được lòng người nhất của Chúa Jêsus. Hãy hỏi bất kỳ 10 người phi tôn giáo trên đường phố xem Jêsus là ai và 8 người trong số đó sẽ đáp đại loại như sau: “Ông ấy là một người nhơn đức đã sống cách đây lâu lắm rồi”. Người nào nói như thế không giả vờ là hạng học giả Kinh Thánh dù là ở góc độ nào. Họ chỉ phản ảnh sự khôn khéo mà hầu hết chúng ta đều học được khi còn là trẻ con: Có gì hồ nghi, hãy nói ra điều chi đẹp đẽ.
Trong tất cả những lối giải thích hiện đại về Đấng Christ, lối giải thích nầy có cả hai: gần gũi nhất với lẽ thật và sai lầm chết chóc nhất. Jêsus là một người nhơn đức. Công Vụ các Sứ đồ 10.38 chép: “Ngài đi từ nơi nọ qua chỗ kia làm phước”, đề cập tới các phép lạ của Ngài. Nhưng dừng lại ở đó là bỏ sót lẽ thật chính về thân vị thiêng liêng của Ngài. Ngài là một người nhơn đức – phải đấy! Nhưng chỉ vì Ngài cũng là Con của Đức Chúa Trời đến từ trời, là Đấng trở thành Cứu Chúa của thế gian.
Vị rabi bị hiểu lầm
Người nào giữ lấy quan niệm nầy xem Jêsus là một giáo sư Do thái có tài, Ngài chưa hề tính mở ra một tôn giáo mới. Họ xem Ngài là một Martin Luther thuộc thế kỷ đầu tiên muốn cải tổ Do thái giáo, nhưng lại kết thúc trong việc bị đóng đinh trên thập tự giá vì mọi nổ lực của mình. Hơn nữa, họ không tin Ngài đã sống lại từ kẻ chết, nhưng các môn đồ của Ngài đã tin Ngài hiện diện với họ sau sự chết của Ngài, vì thế huyền thoại nói tới sự phục sinh đã phát sinh để giữ cho điềm chiêm bao được sống động.
Jêsus, nhà cách mạng
Quan niệm nầy rất phổ thông trong thập niên 60, khi những nhà cấp tiến cánh tả đã xem Jêsus là Đấng Mêsi, Ngài đã đến để lật đổ cấu trúc quyền lực bất công trong thời của Ngài và để dựng nước qua sự phản kháng không có hành vi bạo lực. Một số nhà thần học đã sử dụng hình ảnh Jêsus nhà cách mạng để ủng hộ sự thiết lập các chính quyền Marxist trên khắp thế giới.
Như nhiều người đã chỉ ra, Jêsus quả thực là một nhà cách mạng, nhưng không nằm trong ý nghĩa được dự trù bởi những kẻ đã sử dụng ý ấy. Jêsus đã đến để khởi sự một cuộc cách mạng về tình yêu thương trên hành tinh quả đất. Ngài chẳng quan tâm đến việc lật đổ các chính quyền, nhưng quan tâm đến việc lật đổ tội lỗi trong tấm lòng của con người.
Đấng Christ của Giáo hội
Đây là quan niệm dành cho những người nào thích Jêsus nhưng không muốn thờ lạy Ngài theo cách riêng. Họ gộp Ngài lại cùng với các cấp lãnh đạo tôn giáo đáng kính khác, tỉ như Môise, Confucius, Gandhi, Thích Ca và Mohammed. Hạng người như thế có một tôn giáo theo kiểu Núi Rushmore (là ngọn núi gộp chung các khuôn mặt của những vị Tổng Thống Hoa kỳ). Khi họ nhìn lên, họ nhìn thấy bốn hay năm khuôn mặt đang nhìn xuống từ trời. Jêsus là một trong những khuôn mặt mà họ đang nom thấy. Hãy tách ra một khuôn mặt rồi thờ lạy khuôn mặt đó. Nhiều người tin theo Đấng Christ của giáo hội vì đấy là cách tiện nhất để gọi mình là một Cơ đốc nhân và vẫn có đầu óc rộng mở trước các quan niệm khác.
Sau khi nghiên cứu những câu trả lời khác nhau của con người hiện đại, chúng ta vẫn còn lại với thắc mắc quan trọng của lịch sử: “Đức Chúa Jêsus Christ là ai?” Nếu những câu trả lời đó là sai, thì đâu là câu trả lời đúng và làm sao chúng ta dám chắc được?
Thắc mắc quan trọng của Lịch sử
Để trả lời câu hỏi ấy, chúng ta phải đi ngược về với Tân Ước vì đấy là nguồn thông tin đáng tin duy nhứt nói tới Đức Chúa Jêsus Christ. Quả thật là chúng ta có một số thông tin về Chúa Jêsus trong những nguồn ngoài Kinh Thánh từ thế kỷ đầu tiên, song rất giới hạn và bị phân tán. Cách duy nhứt để có một hình ảnh chính xác về Chúa Jêsus là nghiên cứu tường trình nói tới đời sống của Ngài trong bốn sách Tin Lành. Khi chúng ta nghiên cứu, năm sự kiện quan trọng nổi bật lên hình thành câu trả lời cho thắc mắc quan trọng nhứt của lịch sử:
Sự kiện #1: Lời tiên tri được ứng nghiệm
Galati 4.4 sử dụng một cụm từ bất thường để mô tả lúc Chúa Jêsus giáng sinh. Một số bản dịch gọi đấy là “kỳ hạn đã được trọn” (KJV) hay “đúng kỳ” (NLT). Cụm từ nầy có ý nói tới giây phút được chọn trong lịch sử khi Đức Chúa Trời sắp đặt mọi hoàn cảnh thật trọn vẹn để cho Con Ngài giáng sinh theo đúng cách, đúng thời điểm, đúng địa điểm được lựa chọn. Cụm từ ấy cũng có ý nói tới mọi hoàn cảnh trong đời sống của Ngài, gồm cả sự chết và sự sống lại của Ngài nữa. Mọi sự ấy đã được sắp xếp rất trọn vẹn bởi Đức Chúa Trời và đã được loan báo trước trong tác phẩm trước khi sự việc xảy ra.
Kinh Thánh đã nói trước những điểm sau đây về Đức Chúa Jêsus Christ trước khi Ngài giáng sinh:
1. Ngài sẽ được một nữ đồng trinh sanh ra (Êsai 7.14).
2. Ngài sẽ chào đời tại thành Bếtlêhem (Michê 5.2).
3. Ngài ra đời trong chi phái Giuđa (Sáng thế ký 49.10).
4. Chức vụ của Ngài sẽ bắt đầu tại xứ Galilê (Êsai 9.1).
5. Ngài sẽ làm ra nhiều phép lạ (Êsai 35.5-6).
6. Ngài sẽ dạy dỗ bằng thí dụ (Thi thiên 78.2).
7. Ngài sẽ vào thành Jerusalem trên lưng một con lừa (Xachari 9.9).
8. Ngài sẽ bị một người bạn phản bội (Thi thiên 41.9).
9. Ngài sẽ bị bán với giá 30 miếng bạc (Xachari 11.12).
10. Ngài sẽ bị vu cáo bởi những kẻ làm chứng dối (Thi thiên 35.11).
11. Ngài sẽ bị thương, bị vết (Êsai 53.5).
12. Hai bàn tay, bàn chân của Ngài sẽ bị đâm thủng (Thi thiên 22.16).
13. Ngài sẽ bị đóng đinh trên thập tự giá với hai tên cướp (Êsai 53.12).
14. Áo xống Ngài sẽ bị lột và bị lấy đi do bóc thăm (Thi thiên 22.18).
15. Xương cốt Ngài sẽ không bị gãy (Thi thiên 34.20).
16. Hông Ngài sẽ bị đâm (Xachari 12.10).
17. Ngài sẽ bị chôn trong mộ của người giàu (Êsai 53.9).
18. Ngài sẽ sống lại từ kẻ chết (Thi thiên 16.10).
Đây chỉ là một số lời tiên tri nói tới Đức Chúa Jêsus Christ trong Cựu Ước. Bảng danh sách nầy đã nằm trong các chi tiết xoay quanh cái chết của Đấng Christ. Ngay cả một độc giả vô tình phải nhìn nhận rằng đây là một sự tình cờ đáng ngạc nhiên hoặc đấy là kết quả của sự sắp xếp thiêng liêng.
Sự kiện #2: Những lời xưng nhận đáng kinh ngạc
Đây là một sự kiện thường không được hạng người phi tôn giáo tán thưởng. Chúa Jêsus đã đưa ra những lời xưng nhận tuyệt đối đáng kinh ngạc về chính mình Ngài. Thực vậy, nếu bạn sắp xếp lại những lời nói của Ngài, bạn phải kết luận rằng một, Ngài là Đấng mà Ngài đã phán hoặc Ngài là kẻ dối trá hoặc là một người điên. Người nào nói: “Jêsus là một người nhơn đức – chẳng có gì khác nữa” họ chưa hề đọc các sách Tin Lành vì bạn không thể đến với kết luận đó được nếu bạn đã đọc những điều Chúa Jêsus đã phán về chính mình Ngài.
Thí dụ:
*Ngài xưng mình là Con của Đức Chúa Trời.
“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời" (Giăng 3.16).
*Ngài xưng rằng các thiên sứ đều vâng theo Ngài.
“Con người sẽ sai các thiên sứ Ngài" (Mathiơ 13.41).
*Ngài xưng mình là quan án tối hậu của cả loài người.
“Cha … đã giao trọn quyền phán xét cho Con” (John 5:22).
*Ngài xưng có hết thảy quyền phép trên trời và dưới đất.
“Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta" (Mathiơ 28.18).
*Ngài xưng có quyền tha tội.
“Hỡi người, tội lỗi ngươi đã được tha" (Luca 5.20).
*Ngài xưng rằng Ngài có thể làm cho người ta sống lại từ kẻ chết.
“Mọi người ở trong mồ mả nghe tiếng Ngài và ra khỏi” (Giăng 5.28).
*Ngài xưng rằng Ngài có thể làm cho mình sống lại từ kẻ chết.
“Ta có quyền phó sự sống, và có quyền lấy lại" (Giăng 10.18).
*Ngài xưng mình là một với Đức Chúa Trời.
“Ta với Cha là một" (Giăng 10.30).
*Ngài xưng mình là con đường duy nhứt dẫn tới Đức Chúa Trời.
“Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14.6).
*Ngài xưng mình là Đấng ban cho sự sống đời đời.
“Ta ban cho nó sự sống đời đời" (Giăng 10.28).
Trước khi chúng ta đi xa hơn, chúng ta hãy để ý, đây là những lời xưng nhận tuyệt đối là kỳ diệu. Bạn sẽ làm gì nếu người lân cận đến gõ cửa nhà bạn trưa nay rồi nói: “Ta là Con của Đức Chúa Trời và ta có thể làm cho mình sống lại từ kẻ chết?” Tôi dám nói rằng bạn sẽ đóng cửa lại rồi gọi cảnh sát vì bất cứ ai đi vòng quanh nói năng như thế sẽ là một mối nguy hiểm cho bản thân họ và chắc chắn cho nhiều người khác nữa.
Nhưng Chúa Jêsus hay đưa ra những lời xưng nhận như thế về chính mình Ngài. Hãy cười nhạo đi nếu bạn muốn, nhưng trước khi bạn gạt bỏ Ngài, hãy xem xét những điều Ngài đã phán.
Sự kiện #3: Quyền phép siêu nhiên
Khi Giăng Báptít còn ở trong tù, ông ấy đã sai các môn đồ mình đến gặp Chúa Jêsus với một câu hỏi rất sâu sắc: “Thầy có phải là Đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi Đấng khác chăng?” (Mathiơ 11.3). Chúa Jêsus đã trả lời bằng cách liệt kê ra những phép lạ mà Ngài đã làm: kẻ mù được thấy, người què được đi, kẻ điếc được nghe, người phung được sạch, và kẻ chết được sống lại (câu 5). Không một ai có thể làm được những phép lạ thể ấy. Không một tay bịp tôn giáo nào có thể ban sự sáng cho người mù được. Thậm chí Houdini tài ba kia không thể làm cho kẻ chết được sống lại. Chỉ có Con toàn năng của Đức Chúa Trời mới có thể làm ra được những phép lạ diệu kỳ như thế.
Cho phép tôi chỉ ra một số phép lạ của Chúa Jêsus:
Hóa nước thành rượu (Giăng 2.1-11).
Hóa bánh và cá ra nhiều (Giăng 6.1-13).
Đi bộ trên mặt biển (Mathiơ 14.22-32).
Mở mắt người mù (Giăng 9).
Khiến kẻ què được đi (Mathiơ 9.1-8).
Đuổi quỉ (Mác 5.1-20).
Quở bão yên lặng (Mác 4.35-41).
Chữa lành kẻ tàn tật (Giăng 5.5-17).
Làm sạch 10 người phung (Luca 17.11-19).
Làm cho kẻ chết lại sống (Giăng 11.17-44).
Bất cứ ai cũng có thể xưng mình làm ra nhiều phép lạ. Nhưng chỉ có Chúa Jêsus mới có thể làm được như thế thôi! Đời sống của Ngài được đánh dấu bằng quyền phép lạ lùng, chính xác là những điều bạn trông mong từ Con của Đức Chúa Trời.
Sự kiện #4: Ngôi mộ trống
Tất nhiên, đây là minh chứng tối hậu. Đây cũng là thắc mắc tối hậu – Có phải Chúa Jêsus thực sự sống lại từ kẻ chết không? Nếu Ngài đã sống lại từ kẻ chết, thế thì Ngài thực sự là Con của Đức Chúa Trời. Nếu Ngài không sống lại từ kẻ chết, thì Ngài chẳng phải là Con của Đức Chúa Trời. Thực vậy, nếu Ngài không sống lại từ kẻ chết, Ngài không phải là người nhơn đức mà là kẻ lừa đảo tài ba nhất của thế gian. Và chúng ta là những kẻ dại dột vì đã đi theo Ngài.
Vì lẽ đó, tôi mời bạn nghiên cứu các sách Tin Lành với một đầu óc không thiên kiến và đến với chính kết luận của bạn. Hãy đọc những câu chuyện nói tới sự sống lại ở Mathiơ 28, Mác 16, Luca 24 và Giăng 20. Hãy kiểm tra lại I Côrinhtô 15. Khi bạn nghiên cứu, tôi tin bạn sẽ tìm gặp bốn câu nói sau đây là sự thật tuyệt đối:
1. Chúa Jêsus thực sự đã chết.
2. Chúa Jêsus được chôn trong một ngôi mộ vào chiều thứ Sáu.
3. Ngôi mộ đã trống trơn vào sáng Chúa nhựt.
4. Chúa Jêsus hiện ra với các môn đồ sau khi phục sinh, sống lại từ kẻ chết.
Trong những năm tháng sau Cách Mạng Pháp, đã có một sự xây khỏi Cơ đốc giáo rất quan trọng. Một người có tên là La Revilliere đã bịa ra một tôn giáo mới mà ông ta tưởng tượng mình là siêu đẳng đối với Cơ đốc giáo. Không may thay, ông ta gặp rắc rối khi tìm kiếm những kẻ trở lại đạo. Vì vậy, ông ta đến với nhà ngoại giao lỗi lạc Charles de Tallyrand xin giúp đỡ. Lời khuyên của nhà ngoại giao nầy rất đơn giản: Muốn bảo đảm thành công cho tôn giáo mới của ông, mọi sự ông cần phải làm là đóng đinh mình trên thập tự giá và rồi sống lại từ kẻ chết vào ngày thứ ba.
Tôn giáo của ông ta biến mất vì ông ta không thể làm theo lời khuyên của Talleyrand. Chỉ có một người từng như thế – là Chúa Jêsus, Chúa chúng ta. Câu chuyện nói tới sự chết và sự sống lại của Ngài có lẽ là sự kiện đã được thử nghiệm hết mức của lịch sử thời xa xưa.
Mới đây, tôi có đọc hồi ký rất cảm động của Christopher Buckley nói tới cái chết của bố mẹ ông có đề tựa là Losing Mum và Pup. Bố của ông, William F. Buckley, nổi tiếng vì niềm tin Công giáo và nói chung vì ông có tinh thần bảo hộ Cơ đốc giáo. Nhiều năm trước Christopher đã vứt bỏ niềm tin của mình. Nói cả phút rất cảm động về năm cuối của cha ông, ông viết rằng ông ngần ngại không muốn đưa ra điều gì về tôn giáo vì nó sẽ tạo ra phần tranh luận rất đau đớn:
Đây chẳng phải là lúc phá vỡ những gì tồn đọng trong tấm lòng của ông bằng cách nói cho ông biết mặc dù tôi ngưỡng mộ những sự dạy của Chúa Jêsus, lâu rồi tôi đã thôi không tin rằng Ngài đã sống lại từ kẻ chết; đây là một sự hồ nghi chơn thành, thực sự, nhưng là một sự hồ nghi xén bớt khía cạnh siêu niên của Cơ đốc giáo (pp. 146-147).
Christopher Buckley đã rất đúng. Chối bỏ sự sống lại, đương nhiên bạn đã dẹp bỏ trọng tâm siêu nhiên của đức tin Cơ đốc. Nếu bạn không thực sự tin Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết, bạn không phải là một Cơ đốc nhân theo ý nghĩa thực của từ ngữ. Toàn bộ đức tin Cơ đốc treo trên một sự kiện nầy: Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết – cụ thể, theo phần xác, thấy được bằng mắt thường. Đây là chứng cớ của ngôi mộ trống đời đời tách Đức Chúa Jêsus Christ ra khỏi tất cả những lãnh tụ tôn giáo khác.
Họ đã chết. Ngài đang sống hôm nay.
Sự kiện #5: Nhiều đời sống được biến đổi
Trước khi bạn đưa ra quyết định tối hậu về Chúa Jêsus, có một sự kiện cần phải xem xét. Khi Chúa Jêsus rời khỏi địa cầu nầy cách đây 2.000 năm, Ngài đã để lại sau lưng vài trăm môn đồ trong xứ Israel. Đấy là mọi sự Ngài tỏ ra thời thế của Ngài ở trên đất.
Ngày nay hơn hai tỉ người mang danh của Ngài. Nhóm nhỏ các tín đồ ấy đã rải ra trên từng quốc gia trên từng đại lục. Hàng ngàn người đã nhập vào từng ngày một. Đưa vấn đề vào viễn cảnh, nhiều người đã đến với Đấng Christ trong thế hệ sau cùng hơn 2000 năm trước.
Lịch sử tỏ ra rằng Đức Chúa Jêsus Christ tiếp tục làm thay đổi nhiều đời sống 20 thế kỷ sau khi Ngài bước đi trên những con đường đầy bụi bặm của xứ Galilee và các con đường nhỏ hẹp của thành Jerusalem. Tuy nhiên, hôm nay Ngài là nhân vật có ảnh hưởng nhất trong cả lịch sử nhân loại. John Lennon đã chết, Jerry Garcia đã chết, Michael Jackson đã chết, Karl Marx đã chết, Napoleon đã chết. Còn Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài hằng sống!
Hãy lắng nghe lời lẽ của Napoleon Bonaparte sau khi ông bị lưu đày. Khi ông suy gẫm lại những chiến dịch của ông ở châu Âu đối với di sản của Chúa Jêsus, ông đã đến với kết luận nầy:
Tôi biết nhiều người, và tôi nói cho bạn biết rằng Đức Chúa Jêsus Christ không phải là con người bình thường. Giữa Ngài và từng người khác trên thế gian, không có gì so sánh được. Alexander, Caesar, Charlemagne, và bản thân tôi đã thành lập nhiều đế quốc quan trọng; loài thọ tạo chúng ta nương vào điều gì? Nương trên sức mạnh. Chỉ một mình Chúa Jêsus đã sáng lập đế quốc của Ngài trên tình yêu thương, và hàng triệu người dám chịu chết cho Ngài ngay chính ngày nầy.
C.S. Lewis nói về Chúa Jêsus
Thế nên chúng ta quay trở lại với câu hỏi nền tảng kia. Đôi khi tôi nói như thế nầy: “Khi tôi nhìn xem Chúa Jêsus, tôi thấy vị giáo sư đạo đức lỗi lạc nhất mà thế gian đã từng nhìn biết. Ngài có thể hay không có thể là Con của Đức Chúa Trời – đối với tôi điều đó không thành vấn đề – điều quan trọng, ấy là tôi công nhận và làm theo những sự dạy về mặt đạo đức của Ngài”. Một quan điểm như thế có thể sánh với bức tranh của Tân Ước nói tới Đức Chúa Jêsus Christ hay không? Phải chăng nó mô tả Ngài là một vị giáo sư đạo đức lỗi lạc hay là tấm gương tối hậu cho cả nhân loại?
Trong quyển sách của ông có đề tựa là Mere Christianity, C.S. Lewis xem xét quan điểm thông thường nầy và kết luận chương “The Shocking Alternative” với lời lẽ như sau:
Tôi nổ lực ở đây hòng ngăn cản bất kỳ ai thốt ra việc thực sự dại dột mà người ta hay nói về Ngài: “Tôi sẵn sàng tiếp nhận Chúa Jêsus là một vị giáo sư đạo đức lỗi lạc, nhưng tôi không chấp nhận Ngài xưng mình là Đức Chúa Trời”. Đấy là một việc mà chúng ta không dám nói. Người nào là con người bình thường và nói ra loại sự việc mà Chúa Jêsus đã nói sẽ không phải là một vị giáo sư con người lỗi lạc đâu. Người ấy một là mất trí – ở cấp độ với kẻ nói mình là quả trứng luộc – hay người ấy là Ma Quỉ của Địa Ngục. Bạn phải đưa ra sự lựa chọn của mình. Nhân vật nầy, một đã và đang là Con của Đức Chúa Trời; hoặc giả một người điên hay thứ gì đó tệ hại hơn. Bạn có thể cho Ngài là kẻ điên, bạn có thể khạc nhổ vào Ngài hay giết Ngài như một con quỉ; hoặc bạn có thể sấp mình nơi chơn của Ngài và gọi Ngài là Chúa và Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta đừng đến với bất cứ một sự hạ cố nào về việc Ngài là một giáo sư lỗi lạc con người. Ngài không dự tính là một người như thế đâu.
Nếu bạn vẫn chưa chắc về Chúa Jêsus, cho phép tôi khích lệ bạn cầm quyển Tân Ước lên rồi đọc lấy cho chính mình. Bạn không phải dùng lời của tôi để làm chắc. Nếu những gì tôi nói là thật, thế thì những sự kiện tự bản thân nó là rõ ràng cho bất kỳ người nam hay người nữ nào có trí khôn. Làm ơn đừng đưa ra một quyết định tối hậu nào về Chúa Jêsus mà không kiểm tra là những sự việc kỹ càng cho chính mình. Hãy mở ra một trong bốn sách Tin Lành – Mathiơ, Mác, Luca hay Giăng – rồi đọc câu chuyện nói tới Chúa Jêsus cho chính mình. Hãy ghi chú. Hãy đưa ra những thắc mắc khi bạn đọc sách ấy. Trước khi bạn đưa ra quyết định sau cùng, làm ơn dành thời gian để kiểm tra lại từng câu một cho chính mình. Hãy nghiên cứu chứng cớ cho chính mình. Khi ấy hãy quyết định về Đức Chúa Jêsus Christ.
Mới đây tờ Washington Post đăng cột “Đức tin” chủ trì một cuộc tranh luận với đề tựa là Trường Hợp dành cho Đức Chúa Trời dựa theo một thắc mắc mà Karen Armstrong đã đưa ra: “Điều chi là tốt nhứt ‘trường hợp dành cho Đức Chúa Trời’ hầu trình bày cho một kẻ hay hoài nghi hoặc một người chưa tin hay cho một người tìm kiếm với tâm trí rộng mở, hoặc cho một người có đức tin?” Đấy là một thắc mắc rất hay, và những câu trả lời đã đến từ một số nhà tư tưởng, bao gồm những nhà thần học, kẻ vô thần, Tác giả Kỷ Nguyên Mới Deepok Chopra, và Rabi David Wolpe. Mọi nổ lực đều xứng đáng để đọc, nhưng nổ lực ngắn nhất đã đến từ học giả Tân Ước nổi tiếng (và là Giám Mục ở Durham) N. T. Wright. Tôi nhắc lại câu trả lời của ông ấy đầy đủ như sau: “Chúa Jêsus, đẹp đẽ, công bình và trên hết mọi sự” (Beauty, justice, and above all Jesus). Chỉ đúng có 6 từ (theo Anh Ngữ), nhưng chúng thốt ra mọi sự cần phải nói. Bề ngoài đẹp đẽ, và khát khao về sự công bình chỉ cho chúng ta thấy một Đấng Tạo Hóa lớn lao hơn chính chúng ta. Và rồi, có Chúa Jêsus là Đấng để lại hình ảnh chính của lịch sử. Thực vậy, chúng ta chia hết thảy lịch sử ra theo niên đại sự giáng sinh của Ngài: TC và SC. Ngài vẫn là nhân vật lôi cuốn nhất từng bước đi trên hành tinh địa cầu.
Tôi kết thúc bằng cách nhắc cho bạn nhớ rằng sau khi Chúa Jêsus hỏi các môn đồ Ngài: "Theo lời người ta nói thì Con người là ai?" Ngài đưa ra câu hỏi còn riêng tư hơn nữa: “Còn các ngươi thì xưng ta là ai?” (Mathiơ 16.13-16). Khi Phierơ đáp: "Chúa là Đấng Christ, con Đức Chúa Trời hằng sống" (câu 16), ông đã thốt ra những lời lẽ đã trở thành nền tảng cho phong trào Cơ đốc khắp thế giới. Đấy là câu nói ngắn ngủi thể hiện những gì Cơ đốc nhân tin tưởng về Chúa Jêsus. Chúng ta xưng ra lẽ thật có tính cách mạng – rằng Jêsus người Naxarét là Con Đức Chúa Trời hằng sống.
Nói ngắn gọn, chúng ta tin một điều rất đặc biệt về một nhân vật rất đặc biệt.
*Chúng ta tin vào một người từng bước đi trên đất nầy, Ngài không giống với ai khác đã từng sống.
*Ngài nói ra những việc mà chẳng ai khác dám nói.
*Ngài đã làm ra nhiều việc mà chẳng ai khác từng làm.
*Ngài đưa ra những lời xưng nhận về chính mình, mà nếu chúng không thật, thì đã kể Ngài là một tay bịp bợp tài ba nhất của lịch sử.
*Ngài đã nhóm lại chung quanh Ngài một nhóm người, họ tin theo những lời xưng nhận của Ngài.
*Ngài nói trước chính cái chết của mình . . . và kế đó Ngài nói trước về sự sống lại của mình.
*Ngài làm phước căn cứ theo những lời xưng nhận của mình.
*Sau khi Ngài ra đi rồi, các môn đồ Ngài đã lấy sứ điệp của Ngài mà rao giảng nó khắp cả đất.
-Và trong 2.000 năm, vô số người nam người nữ đã tin rằng nhân vật nầy quả thật là Con Đức Chúa Trời hằng sống. Và họ đã liều mạng sống họ khi tin như thế.
*Người ấy là Chúa Jêsus ở thành Naxarét.
*Đấy là những gì Cơ đốc nhân tin theo.
Bạn đang đứng ở đâu vậy? Bạn không phải trả lời lớn tiếng đâu, nhưng bạn phải tiếp lấy câu trả lời.
Đức Chúa Jêsus Christ là ai? Một người nhơn đức? Một giáo sư vĩ đại? Một lãnh tụ cách mạng? Hay có phải Ngài là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống?
Hãy suy nghĩ về nhân vật lạ lùng nầy, Ngài đã sống cách đây 2.000 năm. Ngài là ai chứ? Ngài là ai vậy? Bạn nói sao? Số phận đời đời của bạn đang treo trên câu trả lời của bạn đấy. Nguyện Đức Chúa Trời mở mắt bạn ra để nhìn thấy Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, và nguyện Đức Thánh Linh ưng ban đức tin cho bạn để tin theo Ngài. Amen.
Những thắc mắc cần phải xem xét:
1. Bạn có thể lường được sự được tính đại chúng của Đức Chúa Jêsus Christ không?
2. Hãy xác định tôn giáo kiểu “Núi Rushmore”. Có gì sai trật với tôn giáo ấy?
3. Những người không tin trả lời thế nào với những lời xưng nhận của Đấng Christ như đã được trình bày trong sứ điệp nầy?
4. Tại sao lại khó tin Chúa Jêsus chỉ là một giáo sư lỗi lạc hay một người nhơn đức và những điều khác nữa?
5. Bạn có tin rằng Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết không? Tại sao tin và tại sao không tin?
6. Nếu có ai đó đến hỏi: “Bạn có mối quan hệ cá nhân nào với Đức Chúa Jêsus Christ không?” bạn trả lời thế nào với câu hỏi ấy?
Những phân đoạn Kinh Thánh phải suy gẫm
Giăng 10:1-30
Philíp 2:5-11
Khải huyền 5

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét