Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

Bán chạy nhất và còn hơn thế nữa



Bán chạy nhất và còn hơn thế nữa
Chúng ta bắt đầu với phần quan sát thấy rằng Kinh Thánh là quyển sách bán chạy nhất trong mọi thời đại. Nhiều phiên bản đã được in ấn với nhiều thứ tiếng và nhiều người đọc hơn bất kỳ một quyển sách nào khác trong lịch sử. Bản thân Kinh Thánh cũng đứng ở hàng đầu trước từng quyển sách nào khác đã được viết ra. Hơn sáu triệu phiên bản đã được in, bán, hay phân phối với hơn 2.200 thứ tiếng. Không những đây là quyển sách tôn giáo bán chạy nhất, mà nó còn là quyển sách bán chạy nhất trong bất cứ và từng loại sách nào khác. Kinh Thánh là số 1. Quyển sách bán chạy nhất trong mọi thời đại. Quyển sách vô địch không cần phải bàn cãi.
Quyển sách ấy được đọc vào mỗi ngày Chúa nhựt, được nghiên cứu, được trưng dẫn và được học thuộc lòng trong từng quốc gia trên từng đại lục. Kinh Thánh giờ đây đã được dịch thành từng ngôn ngữ chính của thế giới và được phiên dịch thành các thứ tiếng của từng bộ tộc nào còn lại chưa có Kinh Thánh, công việc ấy đang tiến hành ở từng giờ đồng hồ một.
Vì thế, nếu chúng ta không có lý do nào khác khi nghiên cứu Kinh Thánh, sự được lòng người không chi sánh được của Kinh Thánh đã khiến cho chúng ta phải dừng lại và xem xét Kinh Thánh một cách cẩn thận. Nhưng đề tựa của sứ điệp nầy là: “Bán chạy nhất và còn hơn thế nữa”. Thắc mắc có thể được đưa ra theo cách nầy: Tại sao Kinh Thánh vẫn là quyển sách bán chạy nhất mọi thời đại trên lịch sử thế giới? Có điều gì trong quyển sách cổ xưa nầy vẫn còn lôi cuốn sự chú ý của thế hệ nầy? Tại sao chúng ta vẫn còn bị cuốn hút vào những truyện tích cổ xưa nầy? Có phải đấy là lai lịch tôn giáo của chúng ta không? Có phải chúng ta quay sang Kinh Thánh vì Kinh Thánh khiến cho chúng ta cảm thấy bình an trong những lúc hoạn nạn không? Hoặc còn có điều chi khác nữa không?
Từng câu nói và tất cả
Quả thực có, và chính gánh nặng của sứ điệp nầy là giải thích “điều chi khác” về Kinh Thánh. Trong 2.000 năm, nhiều Cơ đốc nhân đã sử dụng một cụm từ đặc biệt để mô tả những gì họ tin về Kinh Thánh. Chúng ta gọi cụm từ đó là “Lời của Đức Chúa Trời”. Chỉ cụm từ ấy đủ để biệt riêng Kinh Thánh ra đối với từng quyển sách nào khác. Khi chúng ta sử dụng cụm từ “Lời của Đức Chúa Trời”, chúng ta muốn nói rằng Kinh Thánh ra từ Đức Chúa Trời và ghi lại sứ điệp của Ngài cho chúng ta. Nghĩa là, khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta đang đọc chính lời lẽ của Đức Chúa Trời. Đôi khi Cơ đốc nhân sử dụng từ ngữ “cảm thúc” để mô tả sự thực nầy. II Timôthê 3:16 cho chúng ta biết rằng: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn” [Car toute l'Ecriture est inspire de Dieu et utile pour enseigner] Áp dụng cho Kinh Thánh, có nghĩa là Đức Chúa Trời đã hà hơi trên từng lời của Kinh Thánh và các trước giả con người đã viết chúng ra. Hãy lưu ý ba hàm ý của lẽ thật nầy:

1. Sự cảm thúc dành cho từng phần của Kinh Thánh.
2. Sự cảm thúc dành cho từng lời của Kinh Thánh.
3. Sự cảm thúc bảo đảm sự chơn thật tuyệt đối của Kinh Thánh.

- Kinh Thánh không thể sai lầm được (chỉ dạy dỗ lẽ thật).
- Kinh Thánh không sai sót được (không thể dạy dỗ sai trái).

Giờ đây, trong phần tóm tắt ngắn gọn những gì chúng ta tin về Kinh Thánh. Đấy là những gì chúng ta muốn nói tới khi chúng ta sử dụng cụm từ “Lời của Đức Chúa Trời”. Nhưng khi nói như thế không có nghĩa là khiến Kinh Thánh ra như vậy đâu. Tại sao chúng ta tin Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời và vì thế là chơn thật tuyệt đối? Làm sao chúng ta dám chắc rằng Kinh Thánh đứng trên từng quyển sách nào khác từng được viết ra? Trong sứ điệp nầy, chúng ta sẽ nổ lực giải đáp cho các thắc mắc ấy.
Chúng ta giả định rằng có ai đó đến với bạn rồi trình cho bạn xem một loại thức uống mà bạn chưa hề dùng tới trước đây. Chắc chắn bạn sẽ đưa ra một vài thắc mắc trước khi bạn nhắp một ngụm thức uống đó. Bạn muốn biết mọi lời xưng nhận của nó (những gì có trên nhãn hiệu), tính cách đáng tin của nó (những gì ở đàng sau cái nhãn ấy), tính trước sau như một của nó (những gì có trong thức uống ấy), và tính chắc chắn của nó (những gì lộ ra từ nó). Chúng ta hãy áp dụng bốn thử nghiệm nầy cho Kinh Thánh và xem chúng ta tìm được gì!?!
Mọi lời xưng nhận của Kinh Thánh
Trong chỗ thứ nhứt, Kinh Thánh rõ ràng xưng nhận mình chính là Lời của Đức Chúa Trời. II Phierơ 1:21 chép: “Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời” [En effet, ce n'est pas par une volont humaine qu'une prophétie a jamais été apportée, mais c'est poussés par le Saint-Esprit que des hommes ont parlé de la part de Dieu]. Không phải giống như tiên tri Giêrêmi mơ thấy các điềm chiêm bao hay David với các Thi thiên hoặc như Phaolô với các thư tín của ông đâu. Những người nầy “đã nói từ Đức Chúa Trời” như Đức Thánh Linh đứng kèm theo một bên họ vậy. Từ ngữ Hylạp nói tới “kèm theo” phác họa một con tàu đi trên mặt biển bằng sức của gió đặt vào các cánh buồm. Đức Thánh Linh là quyền phép thực sự nằm ở đàng sau việc viết ra Kinh Thánh. Ngài là trước giả thiêng liêng. Những con người như David, Đaniên và Giăng đều là các trước giả con người. Đấy là lý do tại sao Kinh Thánh cứ lặp đi lặp lại cụm từ như “Đức Giêhôva phán” và “Lời của Chúa đến” và “Chúa phán”. Giêrêmi 1:9 nói rất đơn giản: “Đoạn, Đức Giê-hô-va giang tay rờ miệng tôi. Đức Giê-hô-va lại phán cùng tôi rằng: Nầy, ta đã đặt những lời ta trong miệng ngươi” [Alors l'Eternel tendit la main et me toucha la bouche, et il me dit: ---Tu vois: je mets mes paroles dans ta bouche]. Đây là lời xưng nhận đối với sự cảm thúc trực tiếp, thiêng liêng bởi Đức Chúa Trời. Ở Galati 1:11-12, Phaolô nói rằng sứ điệp của ông không ra từ con người mà bởi sự khải thị trực tiếp từ Đức Chúa Trời.
Các trước giả của Kinh Thánh không quyết định một ngày kia họ ngồi xuống rồi viết Kinh Thánh đâu! Phaolô và Môise không được cảm thúc hay “lắc lư” giống như Shakespeare viết ra những vở kịch của mình hoặc John Grisham đang viết ra những quyển tiểu thuyết của ông! Họ đang làm việc trong quyền phép của Đức Thánh Linh, là Đấng giám sát toàn bộ quá trình hầu bảo đảm tính chính xác của mọi sự mà họ sắp viết ra. Paul Little (Know Why You Believe, p. 77) đưa ra lời giải thích sáng sủa nầy:

Thật là quan trọng khi nhìn biết các trước giả của Kinh Thánh không phải là những cổ máy chuyên môn viết lách. Đức Chúa Trời không thúc ép họ giống như mấy cái phím trên bàn đánh máy để tạo ra sứ điệp của Ngài. Ngài không ra lịnh cho mấy hàng chữ, như nhận định theo Kinh Thánh về sự cảm thúc thường hay bị châm biếm cách bất công. Rõ ràng là từng trước giả vốn có một phong cách của riêng mình. Giêrêmi không viết giống như Êsai, và Giăng không viết giống như Phaolô được. Đức Chúa Trời đã hành động qua phương tiện nhân cách của con người, nhưng dẫn dắt và điều khiển những con người để những gì viết ra đều là điều mà Ngài muốn được viết ra.
Bất luận chúng ta nói gì về Kinh Thánh, chúng ta hãy bắt đầu với điều Kinh Thánh tự thổ lộ về mình. Kinh Thánh xưng mình chính là Lời của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh không hề giả vờ là “quyển sách khác”.
“Vậy, sẽ ra sao khi Kinh Thánh xưng mình được Đức Chúa Trời cảm thúc? Há Kinh Thánh không phải như thế sao?” Thật đấy! Tôi có thể xưng mình là Tiger Woods nhưng nói như thế không có nghĩa là tôi chỉ đi có hai chân. Không những đấy là lời xưng nhận, mà còn những gì hổ trợ cho lời xưng nhận nữa. Điều đó đưa chúng ta bước qua thắc mắc về tính đáng tin của Kinh Thánh.
Tính cách đáng tin của Kinh Thánh
Chúng ta hãy xem xét tính cách đáng tin dưới hai đề tựa: Thứ nhứt, tính chính xác của sự chuyển giao. Rốt lại, ai nấy đều hiểu rằng Kinh Thánh đã được viết ra cách đây giữa 2000-3500 năm. Và mọi người đều đồng ý rằng chúng ta không sở hữu bất kỳ một nguyên bản nào của Kinh Thánh. Làm sao chúng ta biết được những gì chúng ta đang đọc là sự chuyển giao chính xác những gì những trước giả con người nguyên đã viết ra? Câu trả lời cho Cựu Ước, ấy là người Do thái hầu hết đều cuồng tín trong sự họ khăng khăng về sự chính xác. Khi họ sao chép một bản viết bằng tay, họ đếm toàn bộ số chữ rồi hình dung chữ ở giữa của cả quyển sách. Một thầy thông giáo từng hoàn tất việc ghi chép sách ấy, nếu chữ ở giữa của bản sao là khác, toàn bộ quyển sách bị coi là bản sao không chính xác và bị hủy diệt. Các thầy thông giáo thậm chí còn đếm những chữ khác rồi so sánh các bản thảo không những từng câu một mà còn từng chữ một nữa. Đấy là lý do tại sao các bản thảo Cựu Ước còn tồn tại rất đồng nhất với nhau.
Nếu bạn đếm các bản thảo đầy đủ và từng phần lại với nhau, chúng ta có 14.000 bản thảo Cựu Ước và hơn 24.000 bản thảo Tân Ước theo các ngôn ngữ khác nhau. Kinh Thánh là quyển sách cổ được kiểm chứng tốt nhứt trên thế gian. Trước đó, có nhiều bản chép, và đã được ghi lại rất chính xác, hơn bất kỳ một quyển sách nào khác từ lịch sử xa xưa.
Thứ hai, xem xét tính chính xác đáng kinh ngạc của Kinh Thánh về mặt lịch sử. Nói chung, chúng ta có thể nói rằng nghiên cứu về mặt lịch sử có khuynh hướng khẳng định từng lời xưng nhận đích thực trong Kinh Thánh. Trong nhiều năm trời, phái phê bình cho rằng chẳng có ai tên Pontius Pilate từng tồn tại. Nhưng những nhà khảo cổ đã khám phá ra một bảng đá tại thành Caesarea với tên ấy ghi trên đó. Kinh Thánh cũng nhắc tới một bộ tộc có tên là Hittites, phái phê bình xem họ không tồn tại. Nhưng ngày nay, các học giả đều biết rằng đế quốc Hittite đã tồn tại trên khắp đất mà giờ đây chúng ta biết rõ là Thổ Nhĩ Kỳ. Phái phê bình đã sai lầm về rất nhiều việc. Họ xưng là đã có một vị vua có tên là Belshazzar. Họ chối không có một vua nào tên là Sargon. Cả hai lời xưng nhận nầy đều được minh chứng là sai lầm. Một số học giả cấp tiến nói rằng toàn bộ truyện tích nói về David đều là huyền thoại, chưa hề có vua nào là David cả. Họ cho rằng vì họ không thể tìm được bất kỳ minh chứng cùng thời nào. Nhưng cách đây mấy năm một vị trí được gọi là Tel Dan, các nhà khảo cổ đã khám phá ra một câu đề tặng nhắc tới “Nhà David”, là thuật ngữ theo Kinh Thánh nói tới Vương quốc của David. Chuck Colson (The Faith, p. 51) tóm lược bằng chứng theo cách nầy:

Trước phần cuối của thập niên 1950, không tới 25.000 bối cảnh theo Kinh Thánh đã được chứng minh qua các khám phá của khoa khảo cổ; không một minh chứng khai phá nào cho Kinh Thánh là dối trá hết. Không một tài liệu tôn giáo nào trong hiện tại hay trong lịch sử đã tìm được tính chính xác đó.
Colson tiếp tục lưu ý: (p. 52) rằng: “Paul Johnson, vị sử gia và nhà văn đánh kính lỗi lạc người Anh, ông nói không phải là những người có đức tin mà là những kẻ hay phê bình họ đang lo sợ chuỗi khám phá sâu rộng thêm nữa".
Chúng ta có thể tiếp tục thêm nhiều nữa, cung ứng hàng trăm trường hợp mà ở đó những khám phá của khoa khảo cổ và nghiên cứu về lịch sử đã khẳng định lẽ thật về tường trình của Kinh Thánh. Làm ơn hiểu cho là: Tôi không luận rằng khoa khảo cổ “chứng minh”Kinh Thánh, chỉ vì nếu Kinh Thánh là thực, khoa khảo cổ phụ giúp khẳng định sự thực đó.
Chúng ta chẳng có gì phải lo sợ từ việc xem xét kỹ lưỡng Kinh Thánh. Kinh Thánh sẽ đứng vững trong bất kỳ một cuộc tra cứu công bình nào.
Tính trước sau như một của Kinh Thánh
Hai dòng chứng cớ quan trọng thiết lập tính trước sau như một của Kinh Thánh. Thứ nhứt, có bằng chứng về lời tiên tri đã ứng nghiệm. Có người tính rằng ¼ Kinh Thánh là lời tiên tri khi Kinh Thánh được viết ra. 66 sách trong Kinh Thánh ghi lại hàng trăm lời tiên tri đặc biệt liên quan tới con người, địa điểm, vương quốc, chiến tranh và các dân tộc. Nhưng lời tiên tri quan trọng nhất xử lý với thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ. Cựu Ước chứa hơn 100 lời tiên đoán về Đấng Christ, bao gồm nơi ra đời, tư thế ra đời, gia đình trong đó Ngài chào đời, phạm vi chức vụ của Ngài, bản chất sự chết, và phép lạ phục sinh của Ngài. Hết thảy những lời tiên tri nầy đã được viết ra giữa 400-1500 năm trước khi Ngài giáng sinh. Tuy nhiên, mỗi lời tiên tri trong số đó đều đã được ứng nghiệm đến từng chữ một. Nhà toán học Peter Stoner đã tính xác suất bất kỳ người nào làm ứng nghiệm chỉ 8 trong những lời tiên đoán nầy theo cơ hội. Xác suất cho thấy là 1/1017. Nếu bạn lấy nhiều tờ bạc đôla theo xác suất nầy rồi rãi chúng ra khắp cả bang Texas, chúng sẽ bao phủ tiểu bang nầy dày đến 2 feet. Giờ đây hãy lấy một trong những tờ bạc đôla đó rồi đánh dấu với chữ X màu đỏ rồi ném nó ngẫu nhiên vào đống giấy bạc đôla kia. Khi ấy mời một người tình nguyện chịu bịt mắt lại, yêu cầu anh ta tìm cho ra tờ giấy bạc có đánh dấu X đó trong lần tìm kiếm đầu tiên. Đấy chính là tỉ lệ tám lời tiên đoán về Đấng Christ sẽ được ứng nghiệm theo cơ hội. Tuy nhiên, Đấng Christ đã làm ứng nghiệm 100 lời tiên tri! (Bạn có thể đọc trên mạng quyển sách của Peter Stoner).
Thứ hai, hãy xem xét sự hiệp một đáng kinh ngạc của Kinh Thánh. Chúng ta có thói quen suy nghĩ về Kinh Thánh là một quyển sách, nó chứa 66 sách được viết ra bởi 40 trước giả bằng ba thứ tiếng khác nhau trải một thời kỳ 1500 năm. Tuy nhiên, Kinh Thánh là một quyển sách vì nó chứa một sự hiệp một đáng kinh ngạc về lẽ đạo từ Sáng thế ký cho đến Khải huyền.
Chúng ta giải thích sự hiệp một của Kinh Thánh như thế nào? Cựu Ước chỉ ra sự đến của Đấng Christ, các sách Tin Lành chỉ ra sự xuất hiện của Đấng Christ, sách Công Vụ các Sứ đồ chỉ ra sự giảng đạo của Đấng Christ, các thư tín chỉ ra thân thể của Đấng Christ, còn sách Khải huyền chỉ ra sự tái lâm của Đấng Christ. Đức Chúa Jêsus Christ là lẽ đạo của Kinh Thánh. Sự hiệp một đáng kinh ngạc nầy ở giữa sự đa dạng là một trong những minh chứng cho nguồn gốc siêu nhiên của Kinh Thánh.
Tính chắc chắn của Kinh Thánh
Sau khi trình bày mọi sự ấy, làm sao chúng ta dám chắc Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời? Hãy xét thêm một dòng chứng cớ nữa xem: bằng chứng nhiều đời sống được thay đổi. Lịch sử cho chúng ta biết rằng bất cứ đâu có Kinh Thánh, nhiều người nam người nữ đã được thay đổi cho đến đời đời. Toàn bộ các nền văn hóa đã được biến đổi từ chỗ thờ lạy ma quỉ, tục lệ ăn thịt người và chiến tranh xung đột trong các xã hội, trong đó đời sống con người được tôn trọng và phẩm giá con người được thiết lập. Nếu bạn nghi ngờ điều nầy, hãy yêu cầu bất kỳ giáo sĩ nào cho biết điều chi xảy ra khi Tin Lành được rao giảng. Tôi có nghe người dân ở Paraguay ngợi khen Đức Chúa Trời bằng tiếng Guarani. Tôi đã nhìn thấy tận mắt mình lứa tuổi thanh niên ở Haiti đến với Đấng Christ và được buông tha khỏi ma thuật và sự tin theo ma quỉ. Tôi đã thờ phượng trong các Hội Thánh nước Ngavới những tín đồ, họ bị những người Cộng sản bắt bớ vì cớ đức tin của họ. Tôi đã gặp gỡ những người xây khỏi Ấn độ giáo trở lại với Cơ đốc giáo trong một Hội Thánh tại Nepal. Tôi biết những tín đồ ở Trung Hoa, họ dám liều bỏ mọi sự vì đức tin của họ đặt nơi Đấng Christ. Tôi đến nhóm một buổi thờ phượng tại thành Jerusalem với gần 500 Cơ đốc nhân, phần nhiều người trong số họ là người Do thái tin theo Đấng Mêsi. Bất cứ đâu Kinh Thánh được rao giảng, Kinh Thánh triệt để làm thay đổi mọi lòng, nhiều đời sống, gia đình, thành phố, xã hội và cả nhiều xứ sở nữa.
Ironside và thuyết bất khả tri
Bạn sẽ thắc mắc Kinh Thánh nếu bạn muốn, nhưng bạn không thể chối bỏ quyền phép của Kinh Thánh làm biến đổi tấm lòng của con người. Ở phần đầu chức vụ của ông, Harry Ironside sinh sống ở khu vực Vịnh San Francisco, làm việc với nhóm Anh Em. Một tối kia, khi ông đang đi dạo qua thành phố, ông đến với một nhóm nhân sự Cứu Thế Quân, họ đang tổ chức một buổi nhóm ở góc đường Market và đại lộ Grant. Khi họ nhận ra Ironside, họ yêu cầu không biết ông có thể làm chứng đạo ở đó không!?! Vì thế, ông đã làm chứng, thuật lại thể nào Đức Chúa Trời đã cứu ông nhờ đức tin nơi sự chết về mặt thân thể và sự phục sinh hiển nhiên của Chúa Jêsus.
Khi ông đang nói, ông chú ý thấy ở rìa đám đông có một người ăn mặc rất đàng hoàng, người nầy rút ra tấm danh thiếp rồi ghi vội mấy hàng trên đó. Khi Ironside hoàn thành xong phần làm chứng của mình, người kia vội bước đến, nhấc mũ ra, rồi lịch sự trao cho ông tấm thiệp. Ở mặt nầy là tên của người ấy, Ironside ngay tức khắc nhận ra ngay. Người ấy là một trong những người theo chủ nghĩa xã hội, ông ta đã đặt một danh xưng cho chính mình khi diễn thuyết không những vì chủ nghĩa xã hội, mà còn kình chống Cơ đốc giáo nữa. Khi Ironside lật tấm thiếp qua mặt kia, ông đọc: “Thưa ông, tôi thách ông tranh luận với tôi về thắc mắc: ‘Thuyết Bất Khả Tri với Cơ đốc giáo’ tại Viện Khoa Học trưa Chúa nhựt tới vào lúc 4 giờ. Tôi sẽ trả hết mọi chi phí”.
Ironside đọc lại tấm thiệp lớn tiếng và rồi đáp lại như sau: “Tôi rất thích sự thách thức nầy. Tôi sẽ vui lòng nhận lời cuộc tranh luận nầy với những điều kiện như sau: nghĩa là, để chứng minh rằng quí ông nầy có việc chi đó xứng đáng để tranh luận với, ông ấy sẽ hứa đem đến tại buổi diễn thuyết với mình vào Chúa nhựt tới hai người, những phẩm chất của họ tôi sẽ đưa ra trong một phút, như minh chứng rằng thuyết bất khả tri thực sự có giá trị trong việc làm thay đổi đời sống con người và gây dựng bổn tánh chơn thật”.
Hai nhân chứng
“Trước tiên, ông ta phải hứa đem đến cùng với ông ta một người đã sống nhiều năm trời với lối sống chúng ta thường gọi là một ‘kẻ cùng đường mạt hạng’. Đặc biệt, tôi không muốn nói chính xác bản chất của những tội lỗi đã làm chìm đắm đời sống của người ấy và biến người ấy thành một kẻ bị ruồng bỏ ra khỏi xã hội – dù là một kẻ hay say xỉn, hay là tội phạm loại gì đó, hoặc là một nạn nhân theo thú vui tư dục của người nầy – mà là một người trong nhiều năm trời đã ở dưới quyền lực của những thói quen gian ác, từ đó người không thể tự cứu lấy mình được. Thế rồi trong một số cơ hội, người ấy bước vào một trong những buổi nhóm lại của người nầy rồi nghe sự tán tụng của người nầy về thuyết bất khả tri và sự lăng mạ Kinh Thánh và Cơ đốc giáo. Khi người kia nghe một bài diễn thuyết như thế, người ấy bị khuấy đảo rất sâu sắc đến nỗi người ấy bước ra khỏi buổi nhóm đó rồi nói: ‘Từ đây trở đi, ta cũng là một tín đồ bất khả tri nữa!’ và như một kết quả của việc tiêm nhiễm thứ triết lý đặc biệt đó người ấy thấy rằng một thứ quyền phép mới mẻ đã xâm nhập vào đời sống của mình. Những tội lỗi người từng ưa thích giờ đây người ghét bỏ, sự công bình và nhơn đức giờ đây là lý tưởng của đời sống người. Bây giờ người hoàn toàn là một người mới, một sự công nhận cho chính mình người, và là một vốn quí cho xã hội – tất cả chỉ vì người là một tín đồ bất khả tri”.
“Thứ hai, tôi muốn đối thủ của tôi phải hứa đem theo với mình một phụ nữ nào từng bị bỏ rơi, khốn cùng, vô vọng, là nô lệ của những thứ tình cảm gian ác và là nạn nhân của lối sống đồi bại của đàn ông, hoàn toàn bị hư mất, bị hủy hoại và rất khốn khổ vì cớ đời sống tội lỗi của nàng. Nhưng người đàn bà nầy cũng bước vào sảnh đường, nơi ông kia đang rao giảng lớn tiếng thuyết bất khả tri của mình và chế nhạo sứ điệp của Kinh Thánh. Khi nàng lắng nghe, hy vọng được sanh ra trong lòng nàng, và nàng nói: ‘Đây đúng là điều mà tôi có cần để giải phóng tôi ra khỏi tình trạng nô lệ cho tội lỗi!’ Nàng đã làm theo lời dạy và trở thành một tín đồ bất khả tri rất thông minh. Như một kết quả, toàn bộ đời sống của nàng đã nổi loạn chống lại sự thoái hóa của cuộc sống mà nàng đã sinh sống. Nàng chạy trốn ra khỏi cái hang tội lỗi, nơi mà nàng đã bị giữ làm phu tù lâu nay; và hôm nay, được phục hồi chức năng, nàng đã thắng hơn lối sống cũ trở lại với địa vị được coi trọng trong xã hội và đang sống một đời sống trong sạch, có giá trị và hạnh phúc – hết thảy vì nàng là một tín đồ bất khả tri”.
Minh chứng sống
Ông nói, sau khi nói với kẻ trao cho ông tấm thiệp và lời thách thức: “Bây giờ, nếu ông chịu hứa đem đến hai người nầy cùng với ông như tấm gương cho những gì thuyết bất khả tri có thể làm, tôi sẽ hứa gặp ông tại sảnh đường viện khoa học vào lúc bốn giờ Chúa nhựt tới, còn tôi, tôi sẽ đem theo với tôi ít nhất 100 người nam người nữ, họ đã sống nhiều năm trời trong sự thoái hóa của tội lỗi theo như tôi đã cố gắng mô tả, nhưng họ đã được cứu cách vinh hiển nhờ tin theo Tin Lành mà ông đang chế nhạo. Tôi sẽ đem những người nam người nữ nầy theo với tôi đến giảng đường như những chứng nhân cho quyền phép cứu rỗi thật lạ lùng của Đức Chúa Jêsus Christ và như minh chứng trong ngày hiện tại về lẽ thật của Kinh Thánh”.
Mục sư Ironside khi ấy quay sang viên sĩ quan Cứu thế quân rồi hỏi: “Sĩ quan ơi, cô có ai chịu đi với tôi đến với buổi gặp gỡ như thế không?” Cô ấy hô lên với sự sốt sắng: “Chúng tôi sẽ cung cấp cho ông ít nhất là 40 người, chỉ từ lực lượng nầy thôi đấy, và chúng tôi sẽ cung cấp cho ông đội kèn đồng để đi đầu đám diễu hành đó!”
Mục sư Ironside đáp: “Tốt lắm. Bây giờ, thưa ông, tôi sẽ chẳng gặp khó khăn gì khi lấy thêm 60 người khác từ các công trường truyền giáo khác, các nhà giảng Tin Lành, và các Hội Thánh Tin Lành trong thành phố. Vậy, nếu ông chịu hứa đem theo hai người như tôi đã mô tả, tôi sẽ đi đầu trong cuộc diễu hành mà đến, với đội kèn đồng đang trổi bài: ‘Chiến Sĩ Thập Tự’, và tôi sẽ sẵn sàng cho cuộc tranh luận”.
Thế rồi người đưa ra lời thách thức đã có một sự nhạy bén về sự hóm hỉnh, vì ông ta đã nhăn nhó cười rồi vẫy tay theo một tư thế không tán thành giống như muốn nói: “Không được đâu!” và rồi rút ra khỏi đám đông trong khi những người đứng xem đã vỗ tay tán thưởng Ironside và nhiều người khác.
Bạn vẫn phải chuẩn bị lý trí mình
Giống như câu chuyện của Ironside và thuyết bất khả tri kia đã chứng tỏ, luôn luôn có những người tin theo và những kẻ chọn không tin Kinh Thánh là thật. Tuy nhiên, Kinh Thánh vẫn cứ là quyển sách bán chạy nhất trong mọi thời đại.

Thật là ngạc nhiên – chắc chắn với ân điển siêu nhiên – Kinh Thánh đã tồn tại với những lời phê phán đó. Ba mươi đến sáu mươi triệu quyển Kinh Thánh đã được in ra hàng năm. Những nhà chuyên chế khó chịu nhất tìm cách tiêu diệt Kinh Thánh và những kẻ chỉ trích muốn gạt bỏ Kinh Thánh, người ta càng muốn đọc Kinh Thánh nhiều hơn. Thí dụ, Voltaire là người đã tìm cách xóa ảnh hưởng Cơ đốc trong cuộc Cách Mạng Pháp, đã tiên đoán rằng trong vòng một trăm năm, không còn ai sẽ muốn đọc Kinh Thánh nữa. Khi ngôi nhà của ông về sau được đem bán đấu giá sau khi ông qua đời, thì Hội Kinh Thánh Pháp đã mua lại ngôi nhà đó. Như một vị Mục sư đã nói, Kinh Thánh sống lâu hơn kẻ muốn đem chôn nó (The Faith, pp. 55-56).
Có phải Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời không? Tôi không thể “chứng minh” điều đó với bạn được đâu. Bạn nên chuẩn bị lý trí của mình. Còn nếu bạn có những nghi ngờ, tôi khuyên bạn nên đọc Kinh Thánh đi, nghiên cứu mọi lời xưng nhận của Kinh Thánh, lưu ý đến sứ điệp của Kinh Thánh, và kiểm tra lại những sự kiện cho chính mình. Tôi đã làm thế và tôi cũng đã đọc những lời xưng nhận của những kẻ hay phê phán. Như đối với tôi và cả nhà tôi, chúng tôi sẽ đứng trên Kinh Thánh như là Lời của Đức Chúa Trời.
Tôi trịnh trọng trình bày với bạn rằng Kinh Thánh sẽ đứng vững với sự thử thách nhọc nhằn nhất và sự kiểm tra khó khăn nhất vì Kinh Thánh quả thực chính là Lời của Đức Chúa Trời. Đấy là lý do tại sao sau 2000 năm Kinh Thánh vẫn là quyển sách bán chạy nhất trên thế gian. Không một quyển sách nào khác có chứa chương trình cứu rỗi cả. Không một quyển sách nào khác có thể nói cho bạn biết làm thế nào để được vào Thiên Đàng.
Kinh Thánh nói cho tôi biết điều đó
Một Chúa nhựt sau khi tôi hoàn tất phần giảng dạy, có thiếu nữ kia ấn mấy tờ giấy vào tay tôi. Cô ấy nói đã viết cái gì đó như một món quà gửi cho tôi. Khi sau đó, tôi xem lại tờ giấy, nó biến thành một sổ tay nhỏ gọi là “Đức Chúa Trời thực sự yêu thương chúng ta”. Ở trang đầu tiên, cô ấy vẽ một thập tự giá với trái tim và ánh mặt trời đang soi rọi qua đó. Lời chú thích ghi như sau: “Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta!” Trang thứ hai vẽ một cô gái đang quì gối trước mặt Chúa Jêsus trên thập tự giá. Cô ấy nói cho Ngài biết cô ấy yêu mến Ngài. Trang sau cùng cho thấy Chúa Jêsus trên thập tự giá với câu nói: “Đức Chúa Trời thực sự đã chịu chết vì tôi!!” Cô ấy học biết lẽ thật nầy ở đâu vậy? Tôi nghĩ tôi biết câu trả lời. Cách đây nhiều năm, hầu hết chúng ta đều tập hát một bài hát đại loại như vầy:

Tôi biết Chúa Jêsus yêu thương tôi, vì Kinh Thánh cho tôi biết thế.những kẻ bé mọn thuộc về Ngài, họ thì yếu đuối song Ngài rất mạnh mẽ.Phải, Chúa Jêsus yêu thương tôi. Phải, Chúa Jêsus yêu thương tôi,Phải, Chúa Jêsus yêu thương tôi. Kinh Thánh cho tôi biết như thế.
Quả thực, Kinh Thánh nói như thế. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì Kinh Thánh, vì nếu không có Kinh Thánh, chúng ta sẽ không bao giờ biết về Chúa Jêsus. Và không có Chúa Jêsus, chúng ta sẽ không bao giờ được cứu. Nhưng Kinh Thánh là chơn thật và Kinh Thánh chính là Lời của Đức Chúa Trời. Nếu bạn vẫn còn có những nghi ngờ, tôi khuyên bạn nên đọc Kinh Thánh cho chính mình. Khi bạn đọc, bạn sẽ khám phá cho chính mình lẽ thật kỳ diệu nhất trên thế gian – Phải, Chúa Jêsus yêu thương tôi. Kinh Thánh cho tôi biết như thế.
Những thắc mắc phải xem xét:
1. Gọi Kinh Thánh là “Lời của Đức Chúa Trời” thì có nghĩa gì?
2. Bạn giải thích quan niệm không thể sai lầm với ai đó như thế nào?
3. “Minh chứng” nào trong Kinh Thánh dường như quan trọng nhất đối với bạn?
4. Bạn có nghĩ không cứ cách nào đó sứ điệp của Kinh Thánh đã làm thay đổi đời sống của bạn không? Tại sao có kẻ chẳng thay đổi chi hết bởi sứ điệp của Kinh Thánh?
5. Khi nói rằng Kinh Thánh được Đức Chúa Trời “cảm thúc”, nói như thế nghĩa là sao? Tại sao quan niệm đó là cốt lõi cho sự hiểu biết của bạn?
6. Đâu là lời tiên tri đã ứng nghiệm dạy dỗ chúng ta về: A) Kinh Thánh và B) Đức Chúa Jêsus Christ?
Những phân đoạn Kinh Thánh cần phải suy gẫm:
Thi thiên 19:7-14 [Psaume 19:7-14]
II Timôthê 3:16 [2 Timothée 3:16]
Khải huyền 22:18-19 [Apocalypse 22:18-19]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét