Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Sáng thế ký 1.1: "Tại sao tôi tin nơi Đức Chúa Trời"



Tại sao tôi tin nơi Đức Chúa Trời
Sáng thế ký 1.1
Kinh Thánh không hề bàn bạc về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời.
Thay vì thế, Kinh Thánh bắt đầu bằng một câu thật oai nghi, đơn sơ: “Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Sáng thế ký 1.1). Kinh Thánh bắt đầu với một lời công bố, chớ không với một lời bàn luận.
Có một Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên muôn vật.
Nếu bạn không khởi sự ở chỗ đó, bạn sẽ bỏ sót lẽ thật trọng tâm của cả vũ trụ. Đấy là điều mà Châm ngôn 1.7 nói tới khi chép rằng: “Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu sự tri thức". Hãy chú ý có hai khởi đầu ở đây:
“Ban đầu Đức Chúa Trời".
"Khởi đầu sự tri thức”.
Điều nầy dẫn chúng ta theo một hướng thật đặc biệt.
1. Muôn vật khởi đầu với Đức Chúa Trời.
2. Mọi tri thức đều khởi đầu với Đức Chúa Trời.
Đúng vậy, theo ý nghĩa nầy Kinh Thánh công bố rằng kẻ nào chối bỏ Đức Chúa Trời đều là “ngu dại” cả (Thi thiên 14.1). Điều nầy trụ như một sự phán xét về mặt đạo đức, chớ không phải là một câu nói về IQ hay thành đạt về học vấn. Một người rất lanh lợi có thể leo lên vách đá sừng sững kia rồi rơi nát thịt trên những hòn đá. Đấy là loại ngu dại mà tác giả Thi thiên đã in trong trí. Nếu bạn loại Đức Chúa Trời ra khỏi sự suy hiểu, bạn đã bỏ sót yếu tố trọng tâm của cả vũ trụ rồi. Bạn rất sai lầm ngay cốt lõi của cuộc sống, rồi vì thế chính cuộc sống sẽ chỉ còn là một sự kín nhiệm đối với bạn.
Bạn có biết hôm nay (ngày 30 tháng 9 năm 2009) là Ngày Phạm Thượng Quốc Tế đầu tiên không? Tôi không biết như thế cho tới khi tôi đọc thấy ngày ấy trên trang blog của Al Mohler. “Kỳ lễ” nầy gồm có lời mời người ta hãy “phạm thượng với Đức Thánh Linh” (xem Mác 3.29) bằng cách tạo một video đoạn tuyệt với những tín điều Cơ đốc của họ rồi nói: “Tôi chối bỏ Đức Thánh Linh” như thách thức Đức Chúa Trời trừng phạt họ. Bạn có thể tìm gặp nhiều đoạn băng videos nầy trên YouTube, nơi mà những người từng là Cơ đốc nhân (phần nhiều trong số họ đều trong lứa tuổi thanh niên) đoạn tuyệt đức tin của họ rồi mời mọc Đức Chúa Trời xét đoán họ.
Có nhiều phương thức đáp ứng với lời mời mọc nầy, và tác động ít nhất sẽ là giận dữ. Những ai trong chúng ta tin theo Đức Chúa Trời không nhất thiết phải bị dọa dẫm bởi những kẻ không tin Chúa hay bởi những người từng tin Chúa song giờ đây họ là những kẻ hay nghi ngờ hoặc họ đang theo thuyết bất khả tri hay vô thần. Tôi nghĩ thật là đáng buồn khi nhìn thấy lớp người trẻ nầy lớn lên trong Hội Thánh, song giờ đây lại thấy cần thiết đoạn tuyệt công khai với một thứ đức tin mà thực sự họ từng nắm chặt lấy.
Hãy xem xét cụm từ nầy: Đức Chúa Trời hiện hữu. Đấy là yếu tố chính của cả vũ trụ. Bỏ sót yếu tố đó thì bạn có thể đúng ở một số việc và vẫn sai sót khi yếu tố ấy có ý nghĩa nhất. Với điều ấy trong trí, chúng ta hãy cùng nhau hướng tới 5 sự thực có quan hệ với sự hiện hữu của Đức Chúa Trời.
1. Đức Chúa Trời đã tỏ mình cho từng người nhìn biết. Rôma 1.19-20 nói rất rõ ràng về vấn đề nầy.
“Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi, bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bản tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được”.
Đức Chúa Trời đã tỏ chính mình Ngài ra thật rõ ràng đến nỗi không một ai có thể không nhận biết cho được. Mặc dù loài người đã bắt hiếp lẽ thật nói về Đức Chúa Trời (câu 18), họ không thể phá hủy hoàn toàn sứ điệp được. Lẽ thật ấy rất “trọn lành” và “sờ sờ như mắt xem thấy” cả trong thiên nhiên và trong khoa học. Sự khải thị trông rất trọn lành nầy của Đức Chúa Trời trong tự nhiên đã sẵn có “từ buổi sáng thế”. Nói như thế có nghĩa là Ađam đã trông thấy, Cain đã trông thấy, Nô ê đã trông thấy, Ápraham đã trông thấy, Giacốp đã trông thấy, Môise đã trông thấy, David đã trông thấy lẽ thật đó, và từng người khác, những kẻ đã sống từ buổi ban đầu của thời gian đã trông thấy lẽ thật đó. Đừng bỏ qua quan điểm nầy. Mọi người đều biết việc gì đó về Đức Chúa Trời! Không một người nào đã từng sống lại thiếu sót mặc khải nầy. Dù họ có tưởng đến lẽ thật ấy hay không thì chẳng ăn nhằm gì. Sự thực vẫn sờ sờ ở đó cho mọi người xem thấy, thật trọn lành đến nỗi chẳng ai có thể quên được nó. Nói như thế có nghĩa là dù bạn có là thợ săn đầu người trên một hòn đảo nào ở cực Nam Thái Bình Dương hoặc một thanh niên có nhiều hoài bão ở Miami cũng không thành vấn đề. Chẳng một ai có thể quên được lẽ thật nói đến Đức Chúa Trời . . .và không một người nào quên được lẽ thật ấy vì Đức Chúa Trời đã làm cho lẽ thật nói về chính mình Ngài rất trọn lành như ban ngày vậy.
2. Một việc gì đó về Đức Chúa Trời đang “thấu suốt” qua từng người.
Ở nửa phần sau của câu 20, Phaolô luận rằng lẽ thật của Đức Chúa Trời trong tự nhiên đã “sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài". Hai động từ ấy rất là quan trọng. “Sờ sờ như mắt xem thấy” có ý nói rằng ai nấy đều đã nhìn thấy một việc gì đó từ tay của Đức Chúa Trời trong thế gian. “Hiểu” là một từ mạnh mẽ hơn. Nó có nghĩa là mặc khải của Đức Chúa Trời trong thiên nhiên đang đánh mạnh vào tấm lòng của từng người một. Phaolô không cho rằng thiên nhiên chứa một mặc khải về Đức Chúa Trời mà từng người có thể xem thấy. Vấn đề như thế là chưa đủ mạnh. Mà ngược lại, Phaolô đang nói rằng từng người một hiển nhiên nhìn thấy mặc khải và từng người một hiển nhiên hiểu rõ mặc khải ấy theo một cấp độ nào đó.
Không ai từng phát biểu: “Tôi không biết” hay “Ông chưa nói rõ ràng” vì Đức Chúa Trời đã làm điều đó thật sờ sờ và rõ ràng rồi.
Điều nầy giải thích lý do tại sao từng xã hội ở trên đất đang có một số suy tưởng về một Đấng Siêu Nhiên – tuy nhiên có thể rất thiếu sót. Con người được dựng nên để tìm kiếm những câu trả lời cho chính mình. Con người sống tôn giáo cứ triền miên trong nhận thức đó. Triết gia người Pháp là Pascal đã nói rằng bên trong tấm lòng của từng người một có một “khoảng không mà Đức Chúa Trời đã nắn đúc cho”. Còn Augustine thì nói: “Lạy Chúa, Ngài đã dựng nên chúng con cho chính mình Ngài. Tấm lòng của chúng con vốn bất an cho tới chừng nào chúng tìm được sự yên nghỉ ở trong Ngài”. Truyền đạo 3.11 chép rằng Đức Chúa Trời đã khiến “sự đời đời ở nơi lòng loài người”, ý nói rằng ao ước những câu trả lời đến từ chính mình Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã đặt ước ao đó (“khoảng không mà Đức Chúa Trời đã nắn đúc”) bên trong tấm lòng của con người để khiến cho họ tìm kiếm Ngài.
3. Cõi thọ tạo làm chứng cho Đấng Dựng Nên.
Thi thiên 19.1 chép rằng: “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm". Bây giờ, một là bạn nhìn thấy điều hay hay bạn không nhìn thấy!?! Có một số người, những nhà khoa học sáng láng, có thể nghiên cứu những vì sao trọn cả đời, thế rồi đã phát biểu: “Chẳng có Đức Chúa Trời”. Nhưng nhiều người khác họ nhìn thấy dãy Ngân Hà rồi nói: “Đã có một Đức Chúa Trời!” Thi thiên 19.1 nói rằng Đức Chúa Trời chẳng để lại cho chúng ta một chút nghi ngờ nào. Các từng trời đang giảng ra một bài nói tới những dấu kỳ sự lạ của Đức Chúa Trời cực đại của chúng ta. "Ngày nầy giảng cho ngày kia, đêm nầy tỏ sự tri thức cho đêm nọ” (Thi thiên 19.2). Đức Chúa Trời đã sắp đặt vũ trụ đến nỗi ánh sáng từ trời chiếu rọi từng góc cạnh một. Bạn phải che mặt lại không nên nhìn thẳng vào ánh sáng ấy.
Cách đây một tuần, tôi bay đến bang Washington trên chuyến bay hảng Pacific Northwest, đến một thị trấn nhỏ gần biên giới Canada có tên là Sumas. Trước sự ngạc nhiên của tôi (vì tôi chưa hề đến đó trước đây), cả khu vực là một địa đàng phủ đầy cỏ xanh. Vì cớ mưa nhiều, vùng đất nầy rất tươi tốt, sum suê. Trong hai ngày tôi giảng cho quí Mục sư (đa số họ đến từ British Columbia) tại Trung Tâm Hội Nghị Cedar Springs. Vào ngày sau cùng của tôi ở đó, John Bargen, nhà sáng lập trung tâm hội nghị, đã mời tôi lên chiếc ATV của ông ấy rồi đưa tôi đi một vòng để tôi có thể nhìn thấy rừng cây tuyết tùng (cedar) bao phủ cả khu vực đó. Ở một chỗ kia, khi chúng tôi ra khỏi chiếc ATV, và John rút cây thước đo bằng dây ra rồi đi vòng quanh chỗ cây tuyết tùng thật to mà tôi từng xem thấy. Cây nầy có chu vi 18 feet tròn và cao 130 feet trên đầu của chúng tôi, tạo ra một bóng mát thật lớn phủ trên đầu chúng tôi. John nói có lẽ cây nầy đã được 200 tuổi. Khi ông ấy đưa chúng tôi về lại nhà nghỉ chính, ông cho tôi xem khu vườn xinh đẹp mà họ đã trồng hơn 35 năm qua. Khi ấy tôi mới gặp người đã trồng các loại hoa bên khu sườn đồi xinh đẹp đó tạo thành hàng chữ:
God bless you (Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho các bạn)
Giờ đây, giả sử có ai đó đã lặn lội đến bên sườn núi rồi nhìn thấy “Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho các bạn” mà các loài hoa xinh đẹp kia đang tỏa ra. Họ sẽ kết luận rằng chỗ nầy là một chút tưởng tượng của thiên nhiên, không cứ cách nào đó những loài hoa nầy đã cùng nhau đến hoàn toàn do cơ hội để thốt lên mấy lời nầy. Điều đó có thể xảy ra lắm. Nếu 10.000 con khỉ lo đánh máy trong 100 triệu năm có thể tạo ra một Shakespeare, khi ấy những loài hoa kia có thể tự nhiên thốt ra “Nguyện Đức Chúa Trời chúc phước cho các bạn”.
Bạn cứ thoải mái tin như thế nếu bạn thích. Và bạn cũng có thể đoán hàng triệu triệu năm mưa gió và sự xói mòn đã tạo ra những khuôn mặt của Washington, Jefferson, Lincoln và Roosevelt trên đỉnh Núi Rushmore.
Ý kiến thì dư dật lắm. Hãy suy nghĩ những gì bạn ưng ý. Nhưng tôi thích tin rằng hai bàn tay điệu nghệ đã trồng các bông hoa tại Cedars Springs, và hai bàn tay khôn ngoan đã chạm khắc những khuôn mặt trên Núi Rushmore, thậm chí hai bàn tay của Đức Chúa Trời Toàn Năng đã cẩn thận chạm trỗ vũ trụ nầy.
Dù bạn thấy hay chưa thấy điều đó!?! Điều đó không minh chứng cho Đức Chúa Trời. Nhưng giống như chiếc đồng hồ chỉ ra người thợ chế tạo đồng hồ, giống như Núi Rushmore chỉ ra một kiến trúc sư hết lòng tận hiến, giống như Ông Già Và Biển Cả chỉ ra Ernest Hemingway, vẽ đẹp và trật tự cùng tính phức tạp của vũ trụ chỉ thẳng vào Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Thiết Kế Tối Cao của muôn vật.
Thi thiên 8.3 chép: "Khi tôi nhìn xem các từng trời là công việc của ngón tay Chúa, mặt trăng và các ngôi sao mà Chúa đã đặt”. Đức Chúa Trời đã để lại những dấu tay của Ngài trên cõi vũ trụ. Từng hòa đá, từng giống cây, từng con sông, từng đại dương, từng ngôi sao trên bầu trời – hết thảy chúng đều mang lấy DNA thiêng liêng chỉ ngược về Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên muôn vật.
Thế giới nầy là nhà của Đức Chúa Trời. Ngài đã để lại những manh mối ở khắp mọi nơi cho thấy Đức Chúa Trời là Đấng nào. Khi bạn đứng tại Grand Canyon, bạn không thể làm chi khác hơn là bị phủ lút với năng quyền của Đức Chúa Trời khi tạo ra nét hùng vĩ như thế. Ngài phải có bàn tay rất mạnh sức mới tạo được Royal Gorge ở Colorado. Ngài là Đấng vô hạn giống như những hố sâu thăm thẳm của Biển Đại Tây Dương rộng lớn kia. Mỗi cái bông tuyết kia đang làm chứng cho tình trạng độc nhất vô nhị của Ngài. Những màu sắc thay đổi của vùng Núi Great Smoky công bố tính sáng tạo của Ngài.
Những dãy thiên hà đang hô to lớn tiếng: “Ngài đang hiện diện tại đó”. Những bông hoa dại cùng nhau cất tiếng hát: “Ngài đang hiện diện tại đó”. Những dòng khe buông tiếng” “Ngài đang hiện diện tại đó”. Những bầy chim cất cao câu hát ấy, bầy sư tử gầm rống lẽ thật đó, loài cá đang viết câu ấy ra trong những đại dương – “Ngài đang hiện diện tại đó”. Tất cả loài thọ tạo cùng hiệp nhau ngợi khen. Các từng trời công bố ra sự ấy, đất lặp lại câu nói đó, còn gió thì thào sự thực nầy – “Ngài đang hiện diện tại đó”. Vực gọi vực, cây tùng đang thỏ thẻ câu nói ấy với chim phượng hoàng đang xòe cánh bay phía bên trên, chiên con và sói đều đồng ý với nhau một điều: “Ngài đang hiện diện tại đó”.
Không một loài nào quên được sứ điệp đó. Đức Chúa Trời đã để lại dấu các ngón tay của Ngài trên khắp thế gian nầy. Quả thực, “Đây là thế giới của Cha tôi”, và từng hòn đá, từng nhánh cây, từng dòng sông và từng ngọn núi đều mang lấy con dấu của Ngài. Ngài ký tên Ngài cho mọi sự mà Ngài đã dựng nên. Đất mang con dấu “được dựng nên bởi Đức Chúa Trời” bằng những mẫu tự to đến nỗi chẳng ai không nhìn thấy dòng chữ đó.
Có thể ai đó từng chối việc nầy, song không một người nào không nhìn thấy dòng chữ đó.
4. Có người chọn không tin vì họ vốn mù lòa về mặt thuộc linh.
Vô tín là sự lựa chọn không tin theo Đức Chúa Trời đã sắp đặt mọi sự ở chung quanh chúng ta. Mới đây tạp chí Phố Wall đã yêu cầu Karen Armstrong và Richard Dawkins phải trả lời câu hỏi: “Thuyết tiến hóa để Đức Chúa Trời ở chỗ nào?” Với đề tựa Con Người và Đức Chúa Trời, cuộc bàn luận khởi sự với giả thuyết cho rằng thuyết tiến hóa là một sự giải thích về vũ trụ như vốn có thật vậy. Nếu đúng thế, thì Đức Chúa Trời ở chỗ nào? Karen Armstrong nói, chúng ta vẫn cần ý niệm Đức Chúa Trời mặc dù thuyết tiến hóa đã tiêu hủy bất cứ nhu cần nào về thực tại có một Đức Chúa Trời.
Hữu thể con người không phải là đỉnh cao của công cuộc sáng tạo có mục đích; giống như mọi sự khác, họ đã tiến hóa bởi thử thách và sai lầm, còn Đức Chúa Trời chẳng có một bàn tay trực tiếp nào trong việc dựng nên họ cả. Không có gì phải ngạc nhiên khi có nhiều Cơ đốc nhân theo trào lưu chính thống tìm thấy đức tin mình bị chao đảo cho tới gốc rễ.
Nhưng nếu đấy là sự thực, tại sao cứ giữ mãi ý niệm về Đức Chúa Trời? Dawkins chạy theo câu hỏi nầy với phần kết luận hợp lý của nó.
Lý thuyết ấy để Đức Chúa Trời ở chỗ nào? Việc tốt nhứt phải nói, ấy là nó để Ngài lại với chẳng có việc gì phải làm, và chẳng có một thành tựu nào sẽ lôi cuốn được sự ngợi khen, sự thờ phượng hay sự kính sợ của chúng ta. Thuyết tiến hóa là yết thị dư thừa của Đức Chúa Trời, là sơ suất của Ngài. Nhưng chúng ta phải đi xa hơn thế. Một sự thông minh sáng tạo phức tạp mà chẳng có việc gì phải làm, thì kinh nghiệm chỉ là dư thừa. Một Đấng thiết kế thiêng liêng tạo ra muôn vật bị coi là phức tạp giống như những thực thể không thể lý giải được. Đức Chúa Trời không chết đâu. Ngài chưa hề sống trong chỗ thứ nhứt.
Trong bản tường trình, tôi nghĩ Dawkins là đúng. Nếu thuyết tiến hóa theo chủ nghĩa tự nhiên là thực, thì quả thực chẳng có chỗ cho Đức Chúa Trời, và cũng chẳng cần đến Ngài nữa. Nếu khoa học có thể trả lời cho mọi sự, thì chúng ta thấy khó mà cần đến ý niệm về Đức Chúa Trời.
Nhưng vấn đề chúng ta thực sự có ở đây là hai nhà vô thần đang tranh luận với nhau. Tôi muốn chỉ ra rằng những kết luận ở đây không dựa theo những bằng chứng nhiều cho bằng những phỏng đoán. Richard Dawkins đã chọn không tin theo Đức Chúa Trời, vì lẽ đó ông ta đã làm chính xác những gì Rôma 1.18 đã nói ông ta sẽ làm. Ông ta đã bắt hiếp lẽ thật trong chính tấm lòng của ông ta. Chủ nghĩa vô thần không những là một lập trường của triết học. Mà nó còn là một sự lựa chọn của tấm lòng về mặt đạo đức. Qua toàn bộ cuộc trao đổi, một người có thể ghi ra lời lẽ của Rôma 1.22: “Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại”. Đây là sự phán xét rất kinh khiếp, đáng rủa sả giáng trên những kẻ nào xây khỏi lẽ thật.
Mục đích của tôi ở đây không phải là lấy Karen Armstrong hay Richard Dawkins làm mục tiêu cho bất kỳ một phương thức đặc biệt nào. Họ chỉ tiêu biểu cho một thế giới quan rất thông thường mà thôi. Một người tìm cách ôm lấy chủ nghĩa tự nhiên rồi để lại một chỗ cho ý niệm mập mờ về “Đức Chúa Trời” trong thực tế chẳng tiêu biểu cho một điều chi hết. Còn người kia thì nói: “Nói như thế thì vô lý quá!”
Chọn không tin có nhiều hàm ý rất lớn về mặt đạo đức. Vì chúng ta không sống trong tình trạng trung lập về mặt đạo đức, ai đó là thật, là tuyệt đối, là hoàn toàn sai lầm. Và họ đang sai lầm ngay điểm khởi đầu.
“Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”.
"Đức Chúa Trời không chết đâu. Ngài không hề sống trong chỗ thứ nhứt”.
Có người thực, thực, thực sai lầm ở đây. Và đó là kẻ đã bỏ sót lẽ thật cơ bản của vũ trụ.
Vì vậy, tại sao một người như Richard Dawkins không “nhìn thấy” lẽ thật về Đức Chúa Trời? Chúng ta có thể nói nhiều cách lắm, nhưng sau cùng hết là điều nầy đây: Ông ta đã bị mùa lòa về thuộc linh và về mặt đạo đức. II Côrinhtô 4.4 mô tả dòng giống con người lìa khỏi ân điển của Đức Chúa Trời: “cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời”.
Nếu bạn không thể nhìn thấy, bạn không thể thấy được.
Đây là một nghịch lý rất lớn về dòng giống của con người. Ánh sáng từ trời rọi xuống từng góc cạnh. Đức Chúa Trời đã tỏ mình cho người ta nhìn biết “sờ sờ như mắt xem thấy” cho từng người một. Tuy nhiên, Satan đã làm mù tâm trí của những kẻ vô tín hầu cho họ không thể thấy được Tin Lành và tin theo Chúa Jêsus. Hết thảy chúng ta đều nhìn biết lẽ thật về Đức Chúa Trời vì lẽ thật ấy có đóng dấu trên DNA thuộc linh của chúng ta, thế mà chúng ta bị mù lòa đối với lẽ thật nói đến Đức Chúa Trời thực sự là ai!?! Vì thế, hầu hết dòng giống con người theo bản năng tin Đức Chúa Trời mà không cần biết Ngài là ai. Nhưng một chút xíu nhỏ nhoi bắt hiếp sự hiểu biết giới hạn về Đức Chúa Trời mà họ có để rồi họ sẽ kết thúc giống như Richard Dawkins, chối bỏ Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên họ.
Đấy chính là phần định nghĩa rõ ràng về kẻ ngu dại.
5. Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài ra nơi Chúa Jêsus.
Khi mọi sự đã được nói và làm, tôi tin phần tranh luận tốt nhứt cho nhận định Cơ đốc về Đức Chúa Trời được thấy có trong thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ chính mình Ngài ra cho chúng ta trong Thân Vị của Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Cha đã sai Đức Chúa Con đến với trần gian theo hình hài một con trẻ, được thai dựng qua phép lạ của Đức Thánh Linh, ra đời ở thành Bếtlêhem, sanh cho Mary và Giôsép, sanh trong một góc xó của Đế quốc Lamã, được nuôi dạy trong gia đình của một người thợ mộc, bị chính gia đình mình hiểu lầm, bị dân tộc mình chối bỏ, bị thù ghét bởi các cấp lãnh đạo tôn giáo, bị kết án tử hình vì tội phạm thượng (!), và đến ngày thứ ba Con của Đức Chúa Trời đã sống lại từ kẻ chết.
Giờ đây, chúng ta nhìn biết Đức Chúa Trời giống với điều chi rồi đó.
Chúa Jêsus đã làm cho chúng ta nhìn biết Ngài.
Một khi “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta” (Giăng 1.14), Chúa Jêsus trở thành vấn đề lớn lao giữa người tin và kẻ không tin. Cuộc tranh cãi không còn tựu trung quanh những cuộc bàn bạc của hàng học giả nữa rồi. Giờ đây, mọi sự tranh cãi đều nói tới Chúa Jêsus mà thôi.
Điểm tâm với một kẻ vô thần.
Cách đây mấy năm, tôi có dự điểm tâm với một nhà vô thần. Buổi điểm tâm đó trở thành một kinh nghiệm chói sáng nhất. Mặc dù chúng tôi gặp gỡ nhau lần đầu tiên, ngay lập tức tôi tán thưởng nhiều đức tính rất tích cực của ông ta. Ông ta rất lôi cuốn, thân thiện, năng động, hay nói, và rõ ràng là có văn hóa. Ông ta được Thiên Chúa Giáo dưỡng dục và đã nhập học trung học ở một trường Công giáo và hai trường đại học Công giáo nổi tiếng. Đôi khi trong suốt những năm tháng đại học của ông ta, ông ta đã từ bỏ không những đức tin Cơ đốc mà còn niềm tin của ông ta nơi Đức Chúa Trời nữa. Ông ta đã đổi từ Cơ đốc giáo sang chủ nghĩa vô thần. Thực sự ông ta tin chẳng có Đức Chúa Trời. Khi chúng tôi trao đổi, ông ta cứ nhấn mạnh rằng khó cho đời sống nầy có ý nghĩa. Khi chẳng có sự sống sau khi chết, những gì chúng ta lo làm bây giờ trở nên tối quan trọng. Thiên đàng đối với ông ta chỉ là một huyền thoại mà hạng người tôn giáo thường tự yên ủi họ trong những lúc hoạn nạn. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi thật lâu và tôi học được cách xử lý tốt đẹp từ ông ta. Luôn luôn là có ích khi nhìn thấy bản thân mình y như người khác nhìn vào bạn.
Tôi có ba lưu ý cơ bản nầy:
1. Trở thành một kẻ vô thần khó là dường nào.
2. Bạn chịu khó làm việc như thế nào để giữ lấy đức tin mình.
3. Bạn phải cẩn thận dường bao, e bạn khởi sự tin theo Đức Chúa Trời đấy.
“Chúng ta có nan đề, có phải không?”
Hướng tới phần cuối cuộc trao đổi nầy, tôi hỏi ông ta, ông nghĩ gì về Đức Chúa Jêsus Christ. Dường như ông ta có chút ngạc nhiên bởi câu hỏi ấy, giống như thể nó chẳng có liên quan gì với thắc mắc về sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Đến phiên tôi ngạc nhiên khi ông ta nói cho tôi biết rằng ông ta chẳng nghĩ gì đến Chúa Jêsus dù ở cách thế nào. Khi ấy, ông ta mạo hiểm nói rằng Chúa Jêsus có lẽ là một nhân vật quan trọng và là một giáo sư giỏi. Nhưng có lẽ Ngài chưa hề khởi sự một tôn giáo. Cái điều đã xảy ra sau khi Ngài chịu chết và các môn đồ của Ngài muốn tôn cao ký ức của Ngài.
Khi nghe như thế, tôi quyết định nhấn mạnh vấn đề. Còn về sự sống lại của Ngài thì sao? Sẽ ra sao nếu Ngài thực sự sống lại từ kẻ chết? Bạn tôi dừng lại trong một phút, chỉ một chút thôi, và rồi một nụ cười nở ra trên gương mặt của ông ta: “Phải, chúng ta có một nan đề, có phải không?” Chính xác! Nếu Chúa Jêsus thực sự đã sống lại từ kẻ chết, thế thì Ngài thực sự là Con của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời thực sự đang hiện hữu.
Đấy là những gì tôi muốn nói khi tôi nói rằng Chúa Jêsus là minh chứng tốt nhứt cho sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Trong sự làm chứng của chúng ta, chúng ta sẽ đưa người ta trở lại với Đức Chúa Jêsus Christ thật nhiều lần. Ngài là phần tranh luận tối hậu cho Đức Chúa Trời vì quả thực Ngài là Đức Chúa Trời trong xác thịt của loài người. "Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời . . . . Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta" (Giăng 1.1, 14). Trong một bài giảng, Mục sư John Piper đã đặt vấn đề như thế nầy đây:
Nếu có ai hỏi: “Tại sao bạn tin Đức Chúa Trời?” bạn có thể đáp: “Tôi tin Đức Chúa Trời vì Chúa Jêsus đã tin Đức Chúa Trời, và mọi sự tôi biết về Chúa Jêsus khiến tôi tin cậy Ngài nhiều hơn tôi tin bất cứ triết gia hay khoa học gia hoặc nhà thần học hay bất cứ bạn bè nào tôi quen biết”. Khi ấy bạn nên hỏi họ: “Bạn có biết ai đáng tin cậy hay đủ tư cách để dạy chúng ta về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời hơn Chúa Jêsus không?”
Piper nói đúng. Không một ai đủ tư cách hơn Chúa Jêsus để dạy cho chúng ta biết Đức Chúa Trời là ai.
Tôi tin Đức Chúa Trời vì chẳng có gì trong vũ trụ tạo ra nhận thức không có Ngài.
Tôi tin Đức Chúa Trời vì Ngài đã để lại dấu tay ở khắp mọi nơi.
Tôi tin Đức Chúa Trời vì Ngài đã tỏ mình ra nơi Chúa Jêsus.
Tôi tin Đức Chúa Trời vì Chúa Jêsus đã chịu chết và đã sống lại.
Và tôi tin Đức Chúa Trời vì Ngài đã tỏ mình ra cho tôi, ban cho tôi đôi mắt để nhìn thấy và đức tin để tin theo, và bởi Thánh Linh Ngài đã kéo tôi đến ôm lấy Con của Ngài làm Cứu Chúa của tôi. Ấy chẳng phải là tôi “tìm được” Đức Chúa Trời bằng sức của riêng mình. Ngài đã kéo tôi đến với chính mình Ngài, và tôi vui sướng mà đến với Ngài.
Tôi kết thúc với câu nói đơn sơ nầy. Không những tin Đức Chúa Trời là có ý thức, mà chẳng có gì làm cho tôi phải không tin được!
- Không một sự kiện nào rõ ràng như sự kiện nói tới sự hiện hữu của Đức Chúa Trời.
- Bạn phải chối bỏ thực tại nào mà bản thân nó đang chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời.
- Người theo thuyết vô thần đã đứng trên nền đất mà Đức Chúa Trời đã dựng lên khi chối bỏ Đức Chúa Trời.
Tôi gợi ý cho bạn thấy rằng bằng chứng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời đang có rất nhiều cho những ai có mắt để xem thấy. Nhưng điều nầy vẫn đòi hỏi một sự lựa chọn! Trong một quyển sách do ông viết, Anthony Campolo thuật lại cách thức ông chia sẻ Tin Lành với các sinh viên đại học với đầu óc thế tục, họ đã hỏi ông tại sao ông tin theo Kinh Thánh. Ông trả lời: “Vì tôi quyết định thế”. Khi ấy, ông hỏi số sinh viên đó: “Tại sao các em không tin theo Kinh Thánh?” Câu trả lời hầu như luôn luôn giống nhau: “Em nghĩ vì em quyết định không tin theo”.
Sau khi mọi cuộc tranh luận hai bên đi đến chỗ kết thúc, bạn vẫn phải quyết định cho chính mình. Bạn vẫn phải chọn lựa. Bạn đưa ra sự chọn lựa nào thế?
Tôi tin Đức Chúa Trời vì chẳng có gì trong vũ trụ tạo ra ý thức không có Ngài. Đức Chúa Trời hiện hữu – Ngài thực sự đang hiện hữu và Đức Chúa Jêsus Christ là Con của Ngài. Ngài biết rõ bạn và Ngài yêu thương bạn và Ngài đã ban Con độc sanh của Ngài để bạn được cứu. Tôi tin Đức Chúa Trời! Còn bạn thì sao?
Những thắc mắc phải xem xét:
1. Có người cho rằng tin theo Đức Chúa Trời chẳng khác gì hơn là mê tín dị đoan. Nếu bạn không đồng ý, bạn giải thích chính niềm tin của bạn nơi Đức Chúa Trời như thế nào?
2. Kẻ chối bỏ Đức Chúa Trời, họ ngu dại theo ý nghĩa nào?
3. Bằng cách nghiên cứu vũ trụ ở chung quanh bạn, những lẽ thật nào về Đức Chúa Trời có thể được khám phá ra? Kẻ vô tín giải thích tính phức tạp và bằng chứng thiết kế khôn khéo trong thiên nhiên như thế nào?
4. Bạn đã nhìn thấy “những dấu tay” của Đức Chúa Trời trong chính đời sống bạn ở chỗ nào?
5. Tại sao Chúa Jêsus là “minh chứng rõ nhứt về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời"?
6. “Minh chứng ấy không tạo ra một ý thức nào để không tin theo Đức Chúa Trời được”. Bạn có đồng ý như thế không?
Các phân đoạn Kinh Thánh suy gẫm
Thi thiên 19.1-6
Êsai 40.21-28
Rôma 1.18-21
Rôma 11.33-36.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét