Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Hêbơrơ 11.8: "ÁPRAHAM: NHÂN VẬT ĐỨC TIN"



ÁPRAHAM: NHÂN VẬT ĐỨC TIN
“Bởi đức tin, Áp-ra-ham vâng lời Chúa gọi, đi đến xứ mình sẽ nhận làm cơ nghiệp: người đi mà không biết mình đi đâu” (Hêbơrơ 11.8).
PHẦN GIỚI THIỆU:
Có một cách để biết rõ Kinh Thánh là làm quen với người nào hay lật Kinh Thánh đọc tới đọc lui những trang của sách ấy. Khi chúng ta suy nghĩ tới Ápraham, có một cụm từ thoạt hiện đến trong trí: ấy là đức tin. Trong những trang Kinh Thánh, Ápraham di chuyển trước mặt chúng ta giống như một người nhờ vào đức tin, là nguyên tắc sống động của tôn giáo thực, trở thành một sức mạnh trong cuộc sống của con người. Đức tin của Ápraham là hành động theo điều khó tin. Chúng ta có thể tiếp thu ba bài học từ nơi ông.
I. Ápraham chỉ ra nhân vật có đức tin giải thích đời sống của mình trong các sứ mệnh.
Khi Áraham được kêu gọi (Sáng thế ký 12.1-3; Công vụ Các Sứ đồ 7.1-4), ông đã không tìm cách mặc cả với Đức Chúa Trời. Ông không hề nhìn lại đàng sau. Câu chuyện trong sách Sáng thế ký tóm tắt hành động đức tin của Ápraham bằng câu nói rất đơn giãn: “Rồi Áp-ram đi, theo như lời Đức Giê-hô-va đã phán dạy” (Sáng thế ký 12.4). Đức tin mở ra một tầm nhìn và tỏ ra đường chân trời ở đàng xa, vì nó nhấc đời sống hoang vắng của một người ra khỏi tình trang vô vọng và vô nghĩa rồi khiến người trở thành một phần trong mục đích liên tục của Đức Chúa Trời.
Ápraham đã xem xét đời sống mình trong giới hạn của những sứ mệnh, ông tự xem mình là một người được Đức Chúa Trời sai phái. Chính ý thức về sứ mệnh nầy được thấy có trong đoàn người trung tín được chọn qua nhiều thế kỷ. Trường hợp tối thượng về sự kiện nầy là Chúa Jêsus, Ngài vốn ý thức rõ về mối quan hệ đặc biệt với Đức Chúa Cha ở tuổi 12 (Luca 2.49) và khi Ngài lớn lên, nhiều lần đã phán: “Ngài đã sai Ta đến” (Giăng 7.29).
Đây là cái khuôn trong đó mỗi Cơ đốc nhân có thể đặt bức ảnh của mình (dù nam hay nữ) vào đó. Ý thức về sứ mệnh ấy không được dành cho một vài người như Ápraham và Môise, Chúa Jêsus và Phaolô đâu. Đức tin của chúng ta đã thất bại một khi nó không trợ giúp chúng ta giải thích đời sống mình theo những giới hạn của ý chỉ Đức Chúa Trời và muốn biết rõ như thế, giống như Ápraham, chúng ta đã được kêu gọi vì một mục đích đặc biệt. Một ý thức về sứ mệnh như thế đang thực thi hai việc cho chúng ta:
A. Ý thức về sứ mệnh như thế nầy cung ứng mục đích và ý nghĩa cho việc làm hàng ngày của chúng ta. Một đầu bếp trong nhà hàng kia nói ra sự thực như sau: “Cuộc sống ở quanh đây cứ đều đặn mỗi ngày như vậy”. Nhiều người nên lặp lại câu nói ấy, Nhiều đoàn dân đông đang mang lấy một kiếp sống buồn tẻ, hứng chịu nhiều nước mắt. Giải pháp cho nan đề nầy có thể được tìm thấy khi lần trở lại với Ápraham rồi tiếp thu từ ông một ý thức về sứ mệnh. Cánh cửa nầy đang mở ra cho từng Cơ đốc nhân.
B. Ý thức về sứ mệnh không những cung ứng cho mục đích mà còn cung ứng cho quyền phép nữa. Đức tin nơi Đức Chúa Trời không chỉ là một triết lý đáng được tôn cao trong cuộc sống, một cứu tinh ra khỏi chỗ vô tín tăm tối, và một động lực cho sự phục vụ kiên nhẫn; đức tin nơi Đức Chúa Trời cũng là nguồn năng lực cho sự thành tựu nhất định. Khi người ta đang thực thi điều chi họ tin là ý chỉ của Đức Chúa Trời, họ có thể nương vào quyền phép của Đức Chúa Trời và cảm thấy họ đang ở trong sự hài hoà với mục đích của Ngài dành cho họ.
II. Ápraham chứng tỏ rằng nhân vật có đức tin không luôn luôn là một người có bổn tánh trọn vẹn.
Khi Đức Chúa Trời bảo Ápraham: “Ta là Đức Chúa Trời toàn năng; ngươi hãy đi ở trước mặt ta làm một người trọn vẹn” (Sáng thế ký 17.1), Ngài đã giục giã tôi tớ của mình phải sống trong mối quan hệ gần gũi với Ngài và nhờ thế sống một đời sống trọn lành về mặt đạo đức. Nhưng Ápraham đã không luôn làm theo điều nầy.
A. Hãy chú ý những sai sót đức tin nơi Ápraham. Ở cả hai nơi: Ai cập (Sáng thế ký 12.10-20) rồi về sau ở Ghê-ra (Sáng thế ký 20), Ápraham muốn cứu lấy chính mạng sống của mình, ông đã giới thiệu vợ Sara, là em gái mình. Sự thực, bà là em cùng cha khác mẹ với ông (Sáng thế ký 20.12), ông không chữa mình được về sự yếu đuối và hành động tội lỗi nầy. Sara bị dẫn vào cung điện của Pharaôn và Abimêléc theo cách đáng trượng. Trong cả hai trường hợp, tai vạ đã bị đẩy lùi bởi sự can thiệp của Đức Chúa Trời. Đúng là một bối cảnh đáng buồn khi thấy người của Đức Chúa Trời đã bị quở trách bởi những vị vua ngoại đạo.
Một sai sót đức tin khác đã xảy ra khi, theo đề nghị của Sara, Ápraham đã lấy nàng hầu Ai cập của Sara là Aga làm vợ thứ với hy vọng nàng sẽ sanh cho ông một kẻ kế tự theo lời hứa. Theo tục lệ đáng được chấp nhận thời bấy giờ, một đứa con ra đời trong mối quan hệ nầy được coi là đứa con của người vợ chính thức. Không những điều nầy đã vi phạm lý tưởng một vợ một chồng của Đức Chúa Trời, mà nó còn là một thất bại của đức tin nơi phần của cả hai, Sara và Ápraham, khi họ nổ lực để nắm lấy mọi vấn đề trong hai bàn tay của họ thay vì chờ đợi lời hứa của Đức Chúa Trời.
B. Hãy chú ý bài học cho chúng ta từ các thất bại của Ápraham. Cách đây mấy năm, một quyển sách được in ấn với đề tựa: “Chỉ dành cho hạng tội nhân”. Đây là một phương châm rất hay dành cho Hội Thánh, dành cho Cơ đốc nhân nào không phải là hạng người không phạm tội; thay vì thế, họ là hạng tội nhân đã được cứu bởi ân điển.
David, được mô tả là người vừa lòng Đức Chúa Trời (I Samuên 13.14), không phải là không có thất bại. Ông cũng được mô tả như thế, tuy nhiên chúng ta không làm chi khác hơn là chỉ suy gẫm tới những tội lỗi tối tăm của ông. Trong Tân Ước, người nào được gọi là “thánh đồ” không phải là trọn lành đâu. Cái điều đánh dấu họ là người của Đức Chúa Trời là việc nầy đây: Khi họ vấp ngã, họ chổi dậy và tìm cách làm lại. Thập tự giá mà chúng ta phải mang lấy là chiến trận hàng ngày với tội lỗi (Luca 9.23).
Khi được hỏi hoạ phẩm nào của ông là đẹp nhất, vị hoạ sĩ nổi tiếng ngay lập tức đáp: “Bức hoạ kế tiếp”. Đây là dấu hiệu của Cơ đốc nhân. Chắc chắn chúng ta có những thất bại, nhưng chúng ta luôn luôn muốn làm tốt hơn, muốn làm chứng năng động hơn, và tìm cách làm tốt hơn.
III. Ápraham dạy rằng nhân vật có đức tin được ban cho lòng dạn dĩ để đối diện với những sự kiện tối tăm theo kinh nghiệm của ông.
Ápraham chỉ cho chúng ta thấy, chúng ta cần phải bước theo Đức Chúa Trời một cách trung thành, qua những ngày tối tăm và sáng láng, và qua những thời kỳ mà chúng ta không hiểu rõ cũng như những lúc con đường đã ra chỗ rõ ràng.
Mạng lịnh của Đức Chúa Trời phải dâng Y-sác làm của lễ là phần thử nghiệm tối thượng trong đời sống của Ápraham. Thế nhưng Ápraham không luận lẽ cũng không chậm trễ. Gỗ đã được đốn hạ, tôi tớ được điểm danh rồi. Chuyến đi ba ngày đường lên trên đỉnh núi đã được thực thi. Đối với thắc mắc của đứa con: “Củi đây, lửa đây, nhưng chiên con đâu có đặng làm của lễ thiêu?” chúng ta tìm gặp câu trả lời của sự tin chắc trọn vẹn: “Con ơi! chính Đức Chúa Trời sẽ sắm sẵn lấy chiên con đặng dùng làm của lễ thiêu” (Sáng thế ký 22.7-8). Thế rồi bàn thờ đã được dựng lên, và cũi đã được chất lên. Ápraham trói Ysác lại rồi được đặt lên bàn thờ, ông giơ con dao lên, nhưng trước khi nó hạ xuống, Đức Chúa Trời đã can thiệp giữ tay Ápraham lại và một con chiên đực đã được thay thế cho đứa con.
Nhiều thế kỷ về sau trong đền thờ, truyền khẩu cho biết đền thờ đã được xây dựng ngay trên bối cảnh nầy, Chúa Jêsus đã phán với những kẻ đã tự đặt họ làm kẻ thù nghịch của Ngài: “Cha các ngươi là Áp-ra-ham đã nức lòng nhìn thấy ngày của ta; người đã thấy rồi, và mừng rỡ” (Giăng 8.56). Ápraham đã nhìn thấy ngày của Đấng Christ vào lúc nào vậy? Khi ông từ chối không giữ lại “con yêu dấu mình” đối với Đức Chúa Trời.
Khi chúng ta thấy mình hoàn toàn bị thử nghiệm giống như Ápraham đã bị thử nghiệm, đức tin phù hợp với bức tranh ở chỗ nào? Ở một trong hai cách. Có thể là Đức Chúa Trời sẽ không đòi hỏi của lễ như Ngài đã đòi hỏi. Khi Ápraham thoả mãn sự thử nghiệm, con trai ông đã được buông tha. Đôi khi sự việc thể hiện ra theo cách ấy. Nhưng ở mặt kia, không ai có thể nói về cuộc thử nghiệm nầy Đức Chúa Trời đã dựng ra cho Ápraham mà không nhìn nhận có khi Ysác không được buông tha. Khi Con Đức Chúa Trời bị treo trên thập tự giá, không còn nghe thấy tiếng phán nữa, bàn tay không còn giữ lại nữa, và Đức Chúa Trời đã phó Con Ngài chịu chết vì chúng ta.
Đôi khi chúng ta cầu nguyện và ngọn gió thổi bay mất đi. Nói như thế có nghĩa là đức tin đã thất bại, có phải không? Không! Có hai cách trong đó Đức Chúa Trời ra tay giải cứu: Ngài giải cứu chúng ta ra khỏi sự việc mà chúng ta sợ hãi, hoặc Ngài cứu chúng ta trong đó bằng cách ban cho chúng ta ân điển để chịu đựng.
PHẦN KẾT LUẬN
Đức tin lớn bao gồm sự bình an, sự bảo đảm, và sự tin chắc lớn lao; nhưng còn hơn thế nữa, nó còn bao gồm nghi ngờ, thất vọng và thất bại cũng lớn lao không kém. Nó bao gồm đắc thắng, phải, mà cũng bao gồm thất bại nữa. Những kinh nghiệm tối tăm hơn không hoàn toàn là tiêu cực hoặc mất mát đâu. Chúng góp phần, như vốn có thực vậy, làm công cụ của Đức Chúa Trời để làm cho linh hồn của chúng ta được mạnh mẽ lên. Nhu cần lớn lao nhất của chúng ta là đức tin. Nguyện Đức Chúa Trời ban đức tin cho chúng ta!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét