Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Luca 24.31; Công Vụ các Sứ đồ 1.1-11: "Sự thăng thiên"



Sự thăng thiên
(Luca 24.31; Công Vụ các Sứ đồ 1.1-11)
Mục sư Bob Deffinbaugh
Phần giới thiệu:
Tôi đã quyết định từ lâu rằng sứ điệp nầy nói tới sự thăng thiên của Đức Chúa Jêsus Christ sẽ là phần kết của loạt bài nói tới đời sống và chức vụ của Chúa chúng ta. Khi tôi khởi sự nghiên cứu để soạn sứ điệp nầy, tôi lấy làm lo: sự thăng thiên của Cứu Chúa không được xem là đáng nhấn mạnh bởi bất kỳ một trước giả Tin Lành nào.
Bạn sẽ đọc toàn bộ Tin Lành Ma-thi-ơ mà chẳng tìm được một tham khảo nào trực tiếp nói tới sự thăng thiên. Cũng thực như thế trong sách Tin Lành Giăng. Sách Mác cô đọng biến cố nầy chỉ có một câu, và nếu bạn hỏi thăm những nhà giải kinh, họ sẽ nói cho bạn biết câu nầy là không chắc chắn. Tin Lành của Luca, nói chung, chỉ nói tới biến cố sau cùng nầy trong đời sống của Chúa chúng ta trong một câu mà thôi. Tôi phải kết luận rằng vì lý do nào đó sự thăng thiên không được xem trọng với những mục đích buộc các trước giả Tin Lành ghi lại câu chuyện của họ nói tới đời sống và chức vụ của Chúa. Mục đích của nghiên cứu nầy là trả lời cho thắc mắc hay có: “Tại sao?” “Tại sao không một câu chuyện Tin Lành nào nói nhiều tới sự thăng thiên của Đức Chúa Jêsus Christ?”
Tại sao sự thăng thiên của Chúa chúng ta không phải là một lẽ đạo quan trọng trong các sách Tin Lành?
Cho phép tôi chỉ ra một vài lý do cho việc thiếu chú trọng vào sự thăng thiên trong các câu chuyện Tin Lành. Trong khi các lý do nầy chỉ là suy luận rộng rãi, chúng trợ giúp chúng ta nhìn thấy vấn đề nầy qua ánh mắt của các trước giả Tin Lành.
Trước hết, mục đích của các sách Tin Lành đã được tỏ ra qua đề tựa của chúng: ‘Tin Lành’. Nghĩa là, các trước giả của các sách Tin Lành muốn trình bày những tin tức tốt lành nói tới ơn cứu rỗi trong Đức Chúa Jêsus Christ. Nói về mặt kỷ thuật, người ta kiếm được ơn cứu rỗi là do sự chết của Đấng Christ và được minh chứng qua sự sống lại. Sự thăng thiên không góp phần trực tiếp vào công tác của thập tự giá với một phương thức làm công cụ để đạt được sự cứu rỗi cho loài người. Theo ánh sáng ý đồ của các trước giả khi trình bày các tin tức tốt lành nói tới ơn cứu rỗi, bất kỳ phần nào trong đời sống và chức vụ của Đấng Christ không trực tiếp liên quan đến ý đồ của họ sẽ lu mờ đi trong ánh sáng của sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa chúng ta. Ấy chẳng phải sự thăng thiên của Đấng Christ là không quan trọng đâu, nhưng sự thăng thiên ấy chẳng dính dáng gì đến mục đích của những câu chuyện Tin Lành.
Thứ hai, sự thăng thiên của Đấng Christ không phải là một đề tài ưa thích của những người có gắn bó mật thiết với Ngài. Như Giăng đã nói:
“Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống; vì sự sống đã bày tỏ ra, chúng tôi có thấy, và đang làm chứng cho, chúng tôi rao truyền cho anh em sự sống đời đời vốn ở cùng Đức Chúa Cha và đã bày tỏ ra cho chúng tôi rồi; chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em cũng được giao thông với chúng tôi. Vả, chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ” (1 Giăng 1.1-3).
Không giống với Cơ đốc nhân thời nay, các môn đồ đã cùng sống, đồng đi, trò chuyện với, rờ đụng Cứu Chúa trong khi Ngài còn sống ở trên đất trong hình hài xác thịt. Bất cứ lúc nào Ngài nói tới việc lìa khỏi họ, họ rầu rĩ lắm (đối chiếu Giăng 16.6, 22). Đây chẳng là điều mà họ muốn xảy ra, hoặc họ muốn nghĩ tới.
Những ai trong chúng ta có người thân tin Chúa qua đời có thể hiểu được những cảm xúc của các môn đồ về sự thăng thiên của Chúa. Trong khi chúng ta biết rằng ý của Chúa sẽ được nên và người nào qua đời trong Đấng Christ đều đang ở với Chúa, cá nhân chúng ta ý thức được sự mất đi phần hiện diện của người thân của chúng ta, họ đã qua đời rồi, thậm chí chúng ta tán thưởng việc qua cõi đời đời với họ trong sự hiện diện của Chúa chúng ta. Vì thế, chúng ta không tìm được sự yên ủi hay vui mừng lớn khi hồi tưởng lại sự ra đi của những người thân yêu. Vì thế, tôi cũng tin các trước giả Tin Lành đã không có bẩm chất nào để viết về sự ra đi của Chúa chúng ta để trở về với Cha Ngài.
Thứ ba, sự thăng thiên không góp phần như lời kết thích đáng cho đời sống và chức vụ của Chúa chúng ta. Không cứ cách nào đó, sự thăng thiên dường như đi nghịch lại với ánh sáng sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đấng Christ. Nó có khuynh hướng kết luận theo kiểu chú thích về sự buồn rầu và chia tay hơn là vui mừng và đắc thắng.
Vậy thì, đâu là ý nghĩa của sự thăng thiên?
Chúng ta đã nhìn thấy các câu chuyện Tin Lành ít nhắc tới sự thăng thiên, và chúng ta đã đưa ra vài lý do cho đây là trường hợp. Trong khi sự thăng thiên không nổi bật lên trong các sách Tin Lành, nó lên tới chỗ cao tột trong sách Công Vụ các Sứ Đồ. Khi Luca không nhấn mạnh nó nơi phần kết của sách thứ nhứt của ông (sách Luca), ông đã làm cho sự thăng thiên nổi bật lên ngay phần đầu của quyển thứ hai của ông (sách Công Vụ các Sứ Đồ).
“Hỡi Thê-ô-phi-lơ, trong sách thứ nhất ta, ta từng nói về mọi điều Đức Chúa Jêsus đã làm và dạy từ ban đầu, cho đến ngày Ngài được cất lên trời, sau khi Ngài cậy Đức Thánh Linh mà răn dạy các sứ đồ Ngài đã chọn. Sau khi chịu đau đớn rồi, thì trước mặt các sứ đồ, Ngài lấy nhiều chứng cớ tỏ ra mình là sống, và hiện đến với các sứ đồ trong bốn mươi ngày, phán bảo những sự về nước Đức Chúa Trời. Lúc ở với các sứ đồ, Ngài dặn rằng đừng ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem, nhưng phải ở đó chờ điều Cha đã hứa, là điều các ngươi đã nghe ta nói. Vì chưng Giăng đã làm phép báp-tem bằng nước, nhưng trong ít ngày, các ngươi sẽ chịu phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh. Vậy, những người nhóm tại đó thưa cùng Ngài rằng: Lạy Chúa, có phải trong lúc nầy Chúa sẽ lập lại nước Y-sơ-ra-ên chăng? Ngài đáp rằng: Kỳ hạn và ngày giờ mà Cha đã tự quyền định lấy, ấy là việc các ngươi chẳng nên biết. Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất. Ngài phán bấy nhiêu lời rồi, thì được cất lên trong lúc các người đó nhìn xem Ngài, có một đám mây tiếp Ngài khuất đi, không thấy nữa. Các người đó đang ngó chăm trên trời trong lúc Ngài ngự lên, xảy có hai người nam mặc áo trắng hiện đến trước mặt, và nói rằng: Hỡi người Ga-li-lê, sao các ngươi đứng ngóng lên trời làm chi? Jêsus nầy đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy” (Công Vụ các Sứ Đồ 1.1-11).
Một trong những cụm từ quan trọng nhất trong sách Công Vụ các Sứ Đồ, ấy là từ “ban đầu” trong câu 1. Câu chuyện thứ nhứt, Tin Lành Luca, là phần tường trình những gì Chúa Jêsus bắt đầu làm và dạy dỗ. Sách Công Vụ các Sứ Đồ ghi lại những gì Chúa chúng ta tiếp tục làm và dạy qua Hội Thánh là thân thể của Ngài.
Chúng ta đã phạm sai lầm khi hiểu không đúng lời lẽ của Chúa chúng ta trên thập tự giá, khi Ngài kêu lên: “Mọi sự đã được trọn” (Giăng 19.30). Cứu Chúa thực sự đã nói: “Mọi sự đã được trọn” với sự quan tâm đến công tác cứu chuộc, là điều đã hoàn tất trên thập tự giá. Theo cách dùng từ ngữ nầy, nợ tội của một người có thể được đánh dấu “đã trả đủ”. Nhưng Chúa Jêsus không nói: “Ta đã làm xong” theo ý nghĩa công tác trên đất của Ngài đã hoàn tất. Chỉ có công tác đem lại ơn cứu rỗi của loài người đã được làm xong mà thôi. Việc công bố ơn cứu rỗi ấy cho loài người vẫn còn tiếp diễn. Đấy là điều mà Luca muốn nói khi ông nói tới những gì Chúa chúng ta “đã làm và dạy từ ban đầu” trong phần giới thiệu của sách thứ nhì của ông. Việc đáng phải nhìn biết, ấy là sự thăng thiên của Chúa chúng ta vốn quan trọng cho sự tiếp diễn công tác của Chúa ở trên đất qua Hội Thánh là thân thể của Ngài.
Trong khi điều khoản dành cho ơn cứu rỗi của con người là công tác của Chúa chúng ta đã hoàn tất trên thập tự giá ở đồi Gôgôtha, phần công bố và ứng dụng mọi ân huệ của công tác Ngài đã tiếp diễn qua nhiều thế kỷ, qua Hội Thánh, là thân thể của Đấng Christ. Sự thăng thiên của Đức Chúa Jêsus Christ là trọng tâm cho phần khởi xướng và tiếp diễn của công tác nầy.
Từ chỗ đọc qua loa các câu chuyện Tin Lành, một người có thể có ấn tượng là Chúa Jêsus đã thăng thiên về với Cha Ngài một thời gian ngắn sau khi phục sinh. Trong Công Vụ các Sứ Đồ, chúng ta học biết rằng có một khoảng thời gian 40 ngày, Chúa chúng ta cứ tiếp tục tỏ mình Ngài ra cho các môn đồ Ngài ở trên đất: “Sau khi chịu đau đớn rồi, thì trước mặt các sứ đồ, Ngài lấy nhiều chứng cớ tỏ ra mình là sống, và hiện đến với các sứ đồ trong bốn mươi ngày, phán bảo những sự về nước Đức Chúa Trời” (Công Vụ các Sứ Đồ 1.3).
Mục đích của khoảng thời gian bốn mươi ngày nầy có ba phần như đã được mô tả ở các câu 3-5 trong Công Vụ các Sứ Đồ chương 1. Trước tiên, sự thể ấy được ấn định để thuyết phục các môn đồ về lẽ thực sự phục sinh về phần xác của Chúa chúng ta (đối chiếu câu 3 ở trên).
Các chương còn lại của sách Công Vụ các Sứ Đồ tỏ ra lẽ thật trọng tâm, là điều mà các môn đồ phải tin trọn vẹn rằng Chúa Jêsus, dù đã chết, Ngài đã sống lại ra khỏi mồ mả (Thật là thú vị khi để ý thấy trong suốt đời sống ở trên đất của Ngài sự chống đối Chúa chúng ta chủ yếu đến từ các thầy thông giáo và người dòng Pharisi. Đây là hạng người tin theo chủ nghĩa siêu nhiên và những việc như thiên sứ và sự sống lại. Trong sách Công Vụ các Sứ Đồ, sự chống đối chủ yếu đến từ người Sađusê, họ không tin vào bất kỳ một sự sống lại nào (đối chiếu Ma-thi-ơ 22.23; Công Vụ các Sứ Đồ 4.11).
“Người đó bị nộp theo ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời, các ngươi đã mượn tay độc ác mà đóng đinh Người trên thập tự giá và giết đi. Nhưng Đức Chúa Trời đã khiến Người sống lại, bứt đứt dây trói của sự chết, vì nó không thể giữ Người lại dưới quyền nó” (Công Vụ các Sứ Đồ 2.23-24).
“Các ngươi đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công bình mà xin tha một kẻ giết người cho mình; các ngươi đã giết Chúa của sự sống mà Đức Chúa Trời đã khiến từ kẻ chết sống lại, và chúng ta là người làm chứng về điều đó” (Công Vụ các Sứ Đồ 3.14-15; đối chiếu also 1.22; 4.2,10; 5.30-32; 7.56-60).
‘Nhiều chứng cớ’, những gì đã xảy ra trong một khoảng thời gian, qua nhiều bối cảnh, cho một số người nhất định (đối chiếu I Cô-rinh-tô 15.4-8), đã góp phần mỹ mãn mục đích thuyết phục các môn đồ về sự thực Chúa đã phục sinh.
Mục đích thứ hai trong thời gian bốn mươi ngày sau phục sinh là truyền lịnh cho các môn đồ:
“…hiện đến với các sứ đồ trong bốn mươi ngày, phán bảo những sự về nước Đức Chúa Trời. Lúc ở với các sứ đồ, Ngài dặn rằng đừng ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem, nhưng phải ở đó chờ điều Cha đã hứa…” (Công Vụ các Sứ Đồ 1.3,4).
Có nhiều việc mà các môn đồ không thể hiểu nổi về đời sống và chức vụ của Chúa cho tới sau khi Ngài chịu chết và sống lại. Bây giờ Ngài có thể nói cách đơn giãn về công tác của Ngài trên thập tự giá và họ có thể hiểu được sự dạy của Ngài. Thế nhưng ngay giờ đây có những lẽ thật mà họ không thể mang nổi. Chỉ sau khi Ngài ra đi rồi, sau khi Đức Thánh Linh được hứa cho giáng lâm trên họ, họ mới hiểu được những lẽ thật quan trọng của Tin Lành. Vì lý do nầy, Chúa Jêsus đã truyền cho các môn đồ phải đợi cho đến khi Đức Thánh Linh Chúa hứa cho được sai đến.
Thứ ba, bốn mươi ngày đủ giúp cho Chúa chúng ta xác nhận và chỉnh đốn những sai sót mà các môn đồ đã có.
“Vậy, những người nhóm tại đó thưa cùng Ngài rằng: Lạy Chúa, có phải trong lúc nầy Chúa sẽ lập lại nước Y-sơ-ra-ên chăng? Ngài đáp rằng: Kỳ hạn và ngày giờ mà Cha đã tự quyền định lấy, ấy là việc các ngươi chẳng nên biết. Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất” (Công Vụ các Sứ Đồ 1.6-8).
Nước Trời là lẽ đạo nổi bật trong chức vụ của Chúa Jêsus. Giăng Báptít đã đến trước Chúa Jêsus và giới thiệu Ngài là Vua của Israel (đối chiếu Ma-thi-ơ 3.2; Mác 1.2-3), cũng là Chiên Con của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus thường nói tới Nước Trời (đối chiếu Ma-thi-ơ 5-7, 13). Các môn đồ hay bận rộn với đề tài, và đặc biệt vai trò của họ trong đó (đối chiếu Ma-thi-ơ 19.28; Mác 10.37…). Các cấp lãnh đạo tôn giáo đã tố cáo Chúa Jêsus về việc làm Vua hay xưng ra một Vương Quốc (Giăng 19.12) và Philát đã công nhận (Ma-thi-ơ 27.37). Tên cướp trên thập tự giá yêu cầu Chúa Jêsus nhớ đến hắn khi Ngài vào trong Nước của Ngài (Luca 23.42).
Có đôi chút ngạc nhiên, ấy là các môn đồ cứ khăng khăng dấy lên đề tài nói tới Nước Trời sau khi có sự sống lại. Họ dám chắc rằng Nước ấy sắp tới rồi. Chúa chúng ta đã thấy cần thiết phải làm sáng tỏ sự dạy của Ngài về Nước Trời sắp xảy đến.
Hãy ghi nhận điều đó; Chúa Jêsus đã chỉnh sửa các môn đồ của Ngài về vấn đề thời điểm hiện đến của Nước Trời, không phải là về bản chất đâu. Những nhà giải kinh đã chỉ trích nhiều về các môn đồ hơn là Đấng Christ. Họ tìm cách làm thay đổi các môn đồ toàn bộ tư tưởng về Nước Trời; Chúa chúng ta chỉ xử lý với thời điểm đăng quang của Nước ấy. Các môn đồ tán thưởng sự trị vì cụ thể của Chúa chúng ta trên đất. Một số học viên Kinh Thánh khiến cho chúng ta tin rằng những trông mong đó đã bị sai lầm. Họ định rằng Chúa Jêsus chỉ phán về sự trị vì thuộc linh trong tấm lòng của loài người.
Đấy là một việc rất thú vị, vì Chúa chúng ta không chỉnh đốn tư tưởng của các môn đồ về Nước Trời; Ngài chỉnh đốn việc họ bận tâm đến thời điểm của Nước Trời. Giờ đây, nếu họ sai lầm trong suy tưởng có một Vương Quốc hầu đến sau ba năm dạy dỗ, họ cũng sai lầm sau 40 ngày làm việc sau khi tốt nghiệp. Quí bạn tôi ơi, còn hơn thế nầy nữa, họ còn sai lầm sau sự ngự đến của Đức Thánh Linh. Vì một trong những việc bạn sẽ khám phá sau đó trong sách Công Vụ các Sứ Đồ, ấy là khi các sứ đồ rao giảng, họ đã rao giảng cho người Do thái biết rằng nếu họ xây lại với Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, sẽ có cơn phấn hưng của Vương quốc.
Thí dụ, hãy xem ở Công Vụ các Sứ Đồ chương 3 sau Lễ Ngũ Tuần. Phierơ và Giăng đang giảng đạo như một kết quả của việc chữa lành cho người què, ngồi ở ngoài đền thờ, và ông ta đã được chữa lành. Phierơ nói ở câu 19: “Vậy, các ngươi hãy ăn năn và trở lại, đặng cho tội lỗi mình được xóa đi” (Công Vụ các Sứ Đồ 3.19).
Cụm từ ‘kỳ thơ thái’, đã được Israel hiểu ngay là thời điểm phục hưng và sự thiết lập Nước của Đức Chúa Trời ở trên đất: “hầu cho kỳ thơ thái đến từ Chúa, và Chúa sai Đấng Christ đã định cho các ngươi, tức là Jêsus, mà trời phải rước về cho đến kỳ muôn vật đổi mới, là kỳ mà Đức Chúa Trời thuở xưa đã phán trước bởi miệng các thánh tiên tri” (Công Vụ các Sứ Đồ 3.20-21).
Nói cách khác, những điều các tiên tri thời Cựu Ước đã nói ra, là những điều Chúa Jêsus đến để thiết lập, ấy là sứ điệp mà các sứ đồ đã rao giảng. Cho tới năm 70SC, họ mới hiến cho Israel cơ hội để trở lại với Chúa Jêsus là Đấng Mêsi, và hứa rằng nếu họ chịu trở lại, Nước Trời sẽ ngự đến. Rõ ràng, xứ sở đã không chịu ăn năn và tin theo. Và bạn nhớ cho rằng Israel, đang tìm cách buộc phải đem Nước đến trong sự vô tín bằng cách nổi loạn chống lại Rôma, khiến cho quyền lực của Rôma giáng trên họ. Vì cớ cuộc nổi dậy của người Do thái, Rôma đã đánh bại thành phố ấy và có một cuộc tàn sát không thể tin được khi đọc đến. Hàng triệu người Do thái, đã ngã chết lúc bấy giờ. Luận điểm của tôi là đây, các môn đồ đã đạt tới mức tin vào một Nước cụ thể như kết quả của sự dạy của Chúa chúng ta, cả trước và sau sự sống lại.
Thật là dễ hiểu, khi ấy các môn đồ đã đặt ra thắc mắc nầy với Chúa: “Lạy Chúa, có phải trong lúc nầy Chúa sẽ lập lại nước Y-sơ-ra-ên chăng?” (câu 6).
Tôi muốn gạch dưới cụm từ: “lúc nầy”. Đấy là vấn đề mà Chúa chúng ta mời gọi chúng ta phải chú ý, chớ không phải bản chất của Nước Trời. Ngài không xử lý với sự hiểu sai của họ về Nước Trời, mà với sự tìm hiểu của họ về thời điểm đến của Nước ấy. Đấy là chỗ mà họ đã sai lầm.
Giờ đây bạn phải hiểu các bối cảnh trong đó mọi sự nầy đã diễn ra. Bạn có nhớ điều nầy đã diễn ra ở đâu không? Không phải ở thành Jerusalem. Chính bên ngoài thành Jerusalem — thành Bêthani. Bêthani là nơi sự đắc thắng khởi sự (đối chiếu Giăng 12.1, 9, 12). Đây là chỗ mà Chúa Jêsus đã làm cho Laxarơ sống lại. Dân chúng đã nhóm lại không những để nhìn xem Chúa Jêsus, mà còn rờ đụng Laxarơ nữa, và cũng chính mọi sự nầy mà đoàn dân đông đã đến để tôn Chúa Jêsus làm Đấng Mêsi. Vì thế chính thành Bêthani là điểm khởi nguyên của sự vào thành đắc thắng.
Bây giờ bạn có thể hình dung ra lý do tại sao các môn đồ sẽ dấy lên đề tài sự đến của Nước Trời? Tôi biết họ đã suy nghĩ: “Chúng ta lại có mặt ở đây tại thành Bêthani. Nguyện chúng ta sẽ có sự đắc thắng vào thành lần nầy”.
Một trong những sinh viên thần học cho rằng Chúa đã hứa về sự đến của Đức Thánh Linh, và có lẽ đây là sự ứng nghiệm của lời hứa nầy mà họ đã trông mong. Có thể là như thế. Họ đã có mặt ở đây, Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết, đề tài của sự trao đổi là Nước Trời. Bây giờ có lời hứa nầy mà họ cần phải trông đợi. Và bạn biết đấy, lý trí của chúng ta luôn luôn chạy rong trong suy tưởng khi chúng ta chờ đợi việc gì đó và chúng ta không biết chính xác đấy là việc gì. Hết thảy những sự nầy cùng nhau xảy đến, và các môn đồ gần như sẵn sàng bùng phát với sự tán thưởng. Và Chúa chúng ta đã đáp ứng với họ, không phải quan tâm đến tư tưởng của họ về Nước Trời, mà quan tâm đến sự bận tâm của họ về thời điểm của Nước ấy: “Kỳ hạn và ngày giờ mà Cha đã tự quyền định lấy, ấy là việc các ngươi chẳng nên biết” (Công Vụ các Sứ Đồ 1.7).
Bạn thấy đấy, điều nầy chẳng chỉnh đốn gì về việc tán thưởng sự trị vì ngàn năm. Chúa chúng ta ưng nhận rằng sự hiểu biết của họ về Nước Trời là đúng đấy. Ngài chỉ phán: “Đừng đoán trước khi nào Nước ấy sẽ hiện ra”.
Ngày nay có những Cơ đốc nhân, dường như họ thích thú về thời điểm các biến cố mạt thế hơn (nghĩa là, có tính tiên tri) là họ sống với đời sống tin kính (đối chiếu II Phierơ 3.11-13). Tôi không muốn nói chúng ta không nên nghiên cứu lời tiên tri. Tôi đang nói chúng ta không nên bị điều đó chiếm hữu lên tới điểm mà ở đó chúng ta không còn màng đến bổn phận của mình và bổn phận của chúng ta phải sống đời sống tin kính và rao giảng Tin Lành nói tới Đức Chúa Jêsus Christ.
Đây là chỗ nhấn mạnh của lời lẽ của Chúa chúng ta ở Công Vụ các Sứ Đồ 1.7-8. Họ chẳng được dự trù để biết thời điểm chính xác sự tái lâm của Chúa và sự thiết lập Vương quốc của Ngài. Nhưng là một kết quả của sự Ngài ra đi, Đức Thánh Linh sẽ ngự đến, ban quyền phép trên họ, bởi đó họ sẽ làm chứng cho Đức Chúa Jêsus Christ tại quê nhà và khắp mọi nơi (đối chiếu Giăng 14.7…).
Theo một ý nghĩa, sự thăng thiên là câu trả lời sau cùng của Chúa chúng ta cho thắc mắc mà các sứ đồ đã đưa ra. Chúng ta không thể xem sự thăng thiên của Cứu Chúa phải tách ra khỏi văn mạch với dấu ngoặc đơn — một tiểu đoạn tựu trung vào thắc mắc của các sứ đồ về sự đến của Nước Trời.
Câu 9 cho chúng ta biết sau khi Chúa Jêsus đã phán ra lời lẽ trong hai câu 7 và 8, Ngài đã được cất lên các từng trời trước mặt họ. Lời lẽ sau cùng của Chúa Jêsus về vấn đề Vương quốc và các trách nhiệm của chúng ta trong hiện tại. Cuộc trao đổi kết thúc bởi sự ra đi của Chúa Jêsus.
Nhưng còn hơn thế nữa, chính sự thăng thiên là câu trả lời đầy quyền lực và thỏa mãn nhất cho thắc mắc của các môn đồ.
“Ngài phán bấy nhiêu lời rồi, thì được cất lên trong lúc các người đó nhìn xem Ngài, có một đám mây tiếp Ngài khuất đi, không thấy nữa. Các người đó đang ngó chăm trên trời trong lúc Ngài ngự lên, xảy có hai người nam mặc áo trắng hiện đến trước mặt, và nói rằng: Hỡi người Ga-li-lê, sao các ngươi đứng ngóng lên trời làm chi? Jêsus nầy đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy” (Công Vụ các Sứ Đồ 1.9-11).
Sự thăng thiên là biến cố thật vinh hiển. Chúa chúng ta đã biến mất trong một đám mây, chớ không phải ‘trong nhiều đám mây’ (đối chiếu câu 9). Rõ ràng đám mây nầy không phải là đám mây bình thường, thay vì thế là sự tỏ ra vinh hiển Shekinah, như đã diễn ra trong sự hóa hình (đối chiếu Ma-thi-ơ 16.27–17.9, đặc biệt ở câu 5). Khi sự hóa hình là cái nhìn trước về Vương quốc hầu đến, Nước Trời phải hoàn toàn tương tự vậy. Giờ đây, ở Công Vụ các Sứ Đồ 1.11, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng sự tái lâm của Chúa Jêsus sẽ giống y như sự thăng thiên của Ngài. Sự tái lâm ấy, giống như sự hóa hình, phải rất là vinh hiển, nhưng phải có một đoàn dân đông nhìn xem nó.
Sự thăng thiên là sự tỏ ra nét huy hoàng và vinh hiển của Vương quốc hầu đến. Giống như nó là sự tái bảo đảm cho các môn đồ biết rằng Nước nầy cũng là Nước mà họ đã được dạy cho biết trước đây.
Đúng là một phương thức rất hay khi làm cho ăn khớp chặt chẽ đáp ứng có hai phần với thắc mắc rất căng của các môn đồ. Trong khi họ không quan tâm thái quá về thời điểm phục hưng Vương quốc Israel, họ đã được bảo đảm về tình chắc chắn và huy hoàng của Vương quốc ấy. Cho nên thăng thiên là một biến cố rất giàu ơn. Biến cố ấy góp phần như một sự bảo đảm cho các môn đồ rằng mọi kỳ vọng của họ sẽ được thực hiện.
Một sứ điệp sau cùng cần phải xem xét trong phần nghiên cứu về sự thăng thiên của Đấng Christ và tầm quan trọng của sự ấy đối cùng chúng ta.
Thế nhưng đối với mỗi một người chúng ta, ân điển đã được ban cho chúng ta tùy theo lượng ban cho của Đấng Christ. “Vậy nên có chép rằng: Ngài đã lên nơi cao, dẫn muôn vàn kẻ phu tù, Và ban các ơn cho loài người. Vả, những chữ "Ngài đã lên" có nghĩa gì, há chẳng phải là Ngài cũng đã xuống trong các miền thấp ở dưới đất sao? Đấng đã xuống tức là Đấng đã lên trên hết các từng trời, để làm cho đầy dẫy mọi sự. Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ” (Ê-phê-sô 4.7-12).
Sự thăng thiên là chứng cớ sau cùng, không thể chối cãi được, rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng thắng hơn Satan cùng các quỉ sứ nó. Đây là lượng đắc thắng của Ngài, mà cũng là lượng quyền phép đã được ban hiến trên các thánh đồ Ngài để lo liệu công việc của Ngài trên đất cho tới khi Ngài tái lâm.
Sự thăng thiên là cần thiết cho Đức Thánh Linh giáng lâm trên Hội Thánh (và cá nhân tín đồ) trong một phương thức khác biệt hơn trong các thời điểm quá khứ (Giăng 16.7...). Nhưng thăng thiên cũng là một sự tỏ ra nội dung quyền phép được ban bố sẵn có hầu hoàn tất phần việc đã được đề ra trước mặt chúng ta.
Đây là một sự cố có cần cho những người thực sự là môn đồ mật thiết của Ngài, họ sẽ ý thức sâu sắc về sự vắng mặt theo phần xác của Ngài? Ai cần tới sự bảo đảm cần thiết nhất về sự hiện diện và quyền phép thuộc linh của Ngài? Và chắc chắn nhiều người trong chúng ta, những ai chưa hề đồng đi trên những con đường đầy bụi bặm với Ngài và nghe Ngài giảng hoặc cảm nhận được cái chạm của Ngài đều cần tới sự bảo đảm nầy nữa.
Phần kết luận:
Rút ra những sợi chỉ khác nhau trong đó lẽ đạo được đan dệt, chúng ta có thể tóm tắt nội dung và ứng dụng lẽ đạo ấy cho Cơ đốc nhân:
(1) Sự phân rẽ: Theo một ý nghĩa, sự thăng thiên là sự phân rẽ theo phần xác của Chúa chúng ta với các môn đồ Ngài. Nhưng chúng ta phải mau mau nói thêm rằng Kinh Thánh không hề ghi lại bất kỳ một sự than khóc hay đầy nước mắt về sự phân rẽ nầy. Chắc chắn điều nầy là thực vì, dường như sự ấy rất mỉa mai, sự ra đi của Chúa chúng ta đã khai mào cho một thời kỳ mật thiết long trọng hơn qua chức vụ của Đức Thánh Linh “… và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 28.20).
(2) Hoàn hảo: Sự thăng thiên làm biểu tượng cho công việc mà Chúa chúng ta đã được sai phái đến để hoàn thành trong thân thể vật lý của Ngài ở trên đất đã được làm xong rồi: “…sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao” (Hê-bơ-rơ 1.3).
(3) Vinh hiển: Khi Chúa chúng ta trở lại với Đức Chúa Cha, sự trở lại nầy nằm trong sự huy hoàng và vinh hiển. Trong khi sự vinh hiển của Ngài là điều đã bị che đậy bởi những ngoại vi khiêm hạ của Ngài khi hóa thân thành nhục thể, sự trở lại của Ngài thật là vinh quang và danh dự vì cớ công tác của Ngài đã hoàn tất: “Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh” (Phi-líp 2.9).
(4) Khẳng định: Sự thăng thiên, một phần là sự khẳng định của thân vị và việc làm của Đấng Christ. Ngài đã trở lại với Đức Chúa Cha. Trong sự việc nầy, sự xưng nhận của Ngài đã đến từ Đức Chúa Cha được xác nhận là đúng. Trong khi chẳng có ai thực sự chứng kiến sự hóa thân thành nhục thể của Đấng Christ khi sanh ra bởi nữ đồng trinh, sự trở về của Ngài thì các môn đồ nhìn thấy được bằng mắt thường. Sự thăng thiên của Đấng Christ cũng là sự khẳng định của đức tin chúng ta và sự bảo đảm trong Đấng Christ: “Chúng ta giữ điều trông cậy nầy như cái neo của linh hồn, vững vàng bền chặt, thấu vào phía trong màn, trong nơi thánh mà Đức Chúa Jêsus đã vào như Đấng đi trước của chúng ta, vì đã trở nên thầy tế lễ thượng phẩm đời đời, theo ban Mên-chi-xê-đéc” (Hê-bơ-rơ 6.19-20).
(5) Thời kỳ chuyển tiếp: Sự thăng thiên góp phần như một mối nối kết giữa công tác của Đấng Christ trong sự cứu rỗi và việc làm trong sự nên thánh của chúng ta; giữa các sách Tin Lành và các thư tín; giữa những gì đã được hoàn tất bởi Đấng Christ và những gì vẫn còn được làm ra qua Thánh Linh Ngài. Đây đúng là thời kỳ chuyển tiếp trong chức vụ của Đấng Christ. Sau khi đã hoàn tất công tác của Ngài trên thập tự giá trong xác thịt của Ngài, giờ đây Ngài đang cầu thay cho chúng ta như một Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm biết thương cảm, là Đấng đã kinh nghiệm mọi hoạn nạn, khốn khó của chúng ta.
“Ấy vậy, vì chúng ta có thầy tế lễ thượng phẩm lớn đã trải qua các từng trời, tức là Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời, thì hãy bền giữ đạo chúng ta đã nhận tin. Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội. Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng” (Hê-bơ-rơ 4.14-16).
(6) Đề phòng: Sự thăng thiên cũng tạo ra trong tấm lòng chúng ta một nhận thức về sự trông đợi khi chúng ta nhìn biết Ngài sẽ tái lâm, giống như Ngài đã ra đi: “…Jêsus nầy đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy” (Công Vụ các Sứ Đồ 1.11).
Và cũng một thể ấy khi chúng ta đến với tầm quan trọng của sự thăng thiên cho Cơ đốc nhân ngày nay. Sự thăng thiên ấy chủ yếu không được xem là lời kết về đời sống và chức vụ của Chúa chúng ta, mà là lời giới thiệu cho một chặng đường mới của chức vụ Ngài qua Hội Thánh của Ngài, được mặc lấy quyền phép bởi Thánh Linh Ngài. Sự bảo đảm về sự tái lâm của Ngài và lượng sự hiện diện và quyền phép của Ngài phải được thấy trong những ngày xen giữa nầy, với một qui mô lớn lao hơn, trong sự thăng thiên của Ngài. Đúng là Đấng Cứu Thế!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét