Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

Năm cách không nghĩ đến tổn thương



Năm cách không nghĩ đến tổn thương
Mục sư Rick Warren
Hết thảy chúng ta đều bị tổn thương – bởi những gì người ta nói về chúng ta, nghĩ về chúng ta, hay làm cho chúng ta. Nhiều người trong chúng ta mang lấy những vết thương từ những lần tổn thương trong quá khứ – dù là từ bố mẹ, người bạn đời, bạn bè, hay ai khác. Có người trong đời sống chúng ta đã làm cho chúng ta bị thương tổn rất sâu sắc. Mục sư ơi, dù ấy chẳng phải là ông. Mỗi người trong hội chúng của ông cũng đã có những lần tổn thương nầy nữa đó.
Nếu ông chưa nghĩ tới những lần tổn thương đó, thì ông cần phải nghĩ tới đi! Nếu ông và hội chúng của ông thực sự muốn điều tốt nhứt của Đức Chúa Trời, ông sẽ phải nghĩ tới những lần tổn thương ấy. Bằng cách nào mới được? Chỉ có một thứ thuốc chữa cho những ký ức đau thương – ấy là sự tha thứ. Không một điều chi khác có thể buông tha quá khứ cho ông đâu.
Vì vậy, tại sao chúng ta phải tha thứ? Cho phép tôi cung ứng cho ông 5 lý do:
Đức Chúa Trời đã tha thứ cho ông rồi.
Ông không hề tha thứ cho ai đó nhiều hơn Đức Chúa Trời đã tha thứ rồi cho ông. Đức Chúa Trời tha thứ một cách hoàn toàn, vô điều kiện, và thường trực. Kinh Thánh dạy điều nầy ở Êphêsô 4:32: “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy”.
Ông có biết lý do tại sao ông gặp phải một thời gian khó nhọc lắm mới tha thứ cho người khác không? Ông không cảm thấy tự mình tha thứ được. Khi ông cảm thấy không tha thứ được, ông không thấy thích tha thứ. Khi ông không cảm nhận được ân điển của Đức Chúa Trời, ông không cảm thấy mình giàu ơn được cho ai khác.
Ông từng hiểu rõ thể nào Đức Chúa Trời đã tha thứ một cách trọn vẹn cho ông, ông cần phải tha thứ nhiều cho người khác. Nếu ông muốn giúp cho dân sự của ông bắt đầu nhẹ bớt những thương tổn mà họ cứ bám víu lấy, ông nên giúp họ nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời.
Bực tức gây nên đau đớn.
Bực tức luôn luôn là tự hủy diệt. Bực tức luôn luôn làm tổn thương ông nhiều hơn nó làm cho người mà ông đang bực tức. Mục sư ơi, hãy giúp cho dân sự của ông hiểu rằng sự bực tức sẽ không hữu hiệu đâu. Gióp đã cho chúng ta thấy sự ấy. Ông mất mát hết mọi sự chỉ trong vòng một ngày thôi. Những tên khủng bố đã xâm nhập vào, giết hết mấy đứa con của ông, cướp đi hết gia súc của ông, hủy phá mùa màng của ông, và ông còn bị một chứng bịnh ghê khiếp nữa. Mọi sự đều rơi vào chỗ sai lầm hết. Nếu ai đó có quyền sống cay đắng về mọi hoàn cảnh của cuộc sống, thì đấy phải là Gióp. Thế nhưng ông không tỏ ra bực tức. Ông biết rõ sự bực tức không hữu hiệu đâu.
Gióp đã nói: “Vì nổi sầu thảm giết người ngu muội, Sự đố kỵ làm chết kẻ đơn sơ” (5:2).
Sự bực tức một người giống như cầm lấy khẩu súng, chỉa thẳng nó vào chính mình, kéo cò, và hy vọng làm tổn thương kẻ thù mình với khẩu súng nổ giật lùi.
Sự bực tức có thể làm cho nổi đau của ông cứ tiếp tục trong nhiều năm trời.
Khi bạn nhớ lại nổi đau ai đó đã gây ra cho ông trong quá khứ, ông để cho họ cứ tiếp tục gây tổn thương cho ông thêm nhiều lần nữa. Một số người trong các bạn đang để cho những người làm tổn thương bạn sâu sắc trong quá khứ tiếp tục làm thương tổn bạn trong hiện tại. Như thế là dại dột. Họ không thể làm tổn thương bạn được nữa. Quá khứ của bạn là quá khứ rồi. Họ không thể làm tổn thương trừ phi bạn để cho họ làm tổn thương bằng cách cứ bực tức họ.
Kinh Thánh cũng phán trong sách Gióp: “Kẻ nầy thác giữa chừng mạnh mẽ, ... Kẻ khác lại chết giữa chừng cay đắng linh hồn, chẳng hề được nếm điều phước hạnh gì hết” (21: 23-25).
Bực tức là không khỏe mạnh.
Sự nghiên cứu cho thấy rằng cảm xúc bất an nhất được biết trong con người chính là sự cay đắng. Đức Chúa Trời không tạo dựng thân thể của chúng ta để gánh lấy lầm lỗi hay sự bực tức. Nếu bạn không thổ lộ điều đó với Đức Chúa Trời, bạn sẽ mang vác nó trên chính thân thể của bạn. Khi bạn cứ ăn nuốt cơn giận, thì bao tử, cái lưng và cái cổ của bạn sẽ bị mệt đấy.
Nhiều người trong dân sự thuộc Hội Thánh chúng ta thực sự rất cẩn thận về việc ăn uống khỏe mạnh và chăm lo luyện tập. Nhưng luyện tập như thế sẽ chẳng nhằm nhò gì hết một khi họ không chịu bỏ đi sự bực tức. Cuối cùng, ấy chẳng phải vấn đề là bạn ăn gì mà là cái gì đã ăn bạn quá nhiều kìa.
Bạn cần phải tha thứ nhiều trong tương lai.
Tha thứ là con đường có hai chiều. Chúa Jêsus phán ở Mathiơ 6:14-15: “Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi. Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi”. Ngài phán chúng ta không mong nhận được những gì chúng ta không bằng lòng bố thí. Đức Chúa Trời phán bạn đối đãi với người ta thể nào, thì Đức Chúa Trời sẽ đối đãi với bạn thể ấy.
Khi bạn cầu nguyện bài cầu nguyện chung: “Xin tha nợ chúng con như chúng con tha kẻ mắc nợ chúng con”. Có phải bạn nhìn biết bạn đang nói gì khi bạn dâng lên lời cầu nguyện đó không? Bạn đang nói: “Chúa ơi, con muốn Ngài tha cho con nhiều như con tha cho người khác vậy”. Wow! Bạn có thực sự muốn dâng lên lời cầu nguyện đó không? Đấy là tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời đã đề ra.
Đó là một tiêu chuẩn khó. Song đó là tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời.
Mục sư ơi, ông và tôi đang hướng dẫn những người gục chết ở bên trong vì sự bực tức. Họ chẳng hề tấn tới về mặt thuộc linh. Họ không tìm được chỗ để phục vụ. Họ sẽ không tìm được sứ mệnh có một không hai mà Đức Chúa Trời đã dành cho họ trong cuộc sống vì họ cứ để cho sự bực tức ăn nuốt họ ở bên trong.
Ông có muốn giúp cho dân sự mình thắng hơn những tổn thương nầy không? Tất nhiên là ông muốn rồi đó. Mùa thu nầy ở Saddleback, chúng tôi tổ chức một kỳ trại tấn tới về mặt thuộc linh được ấn định để giúp cho dân sự chúng ta được lớn lên. Trong tấm tuần lễ, chúng tôi sẽ tập trung vào những lựa chọn mà hết thảy chúng ta có thể đưa ra dẫn tới sự biến đổi thực sự về mặt tâm linh – giống như sự lựa chọn tha thứ vậy. Chúng tôi sẽ nhắm vào những sự lựa chọn đó trong các buổi thờ phượng cuối tuần, các nhóm nhỏ, và thậm chí trong sự tin kính cá nhân. Hội Thánh của ông có thể tham gia với chúng tôi. Muốn học biết về Những Sự Lựa Chọn Chữa Lành Trong Cuộc Sống, làm ơn viếng qua trang web nầy http://www.lifeshealingchoices.com/.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét