Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Mathiơ 2: "Hêrốt: Kẻ tìm cách thủ tiêu Chúa Giáng Sinh "



Hêrốt: Kẻ tìm cách thủ tiêu Chúa Giáng Sinh
- Mathiơ 2
Đây là câu chuyện nói tới kẻ đã tìm cách thủ tiêu Chúa Giáng Sinh. Chuyện nầy rất kỳ lạ, quái gỡ và dường như không đáng có trong Kinh Thánh. Dường như chúng ta không nên đọc câu chuyện nầy trong suốt mùa lễ Giáng Sinh. Nghe câu chuyện nầy thật chẳng êm tai ở giữa những bài hát mừng lễ Giáng Sinh. Trông nó chẳng có gì đẹp đẽ giữa những ngọn đèn lấp lánh và mấy cây gậy kẹo. Câu chuyện nầy cất bỏ đi sự vui mừng và chỉ để lại duy nhứt có buồn thảm mà tôi.
Không, đây là một câu chuyện mà chúng ta phải mau mau quên đi.
Rốt lại, đây là mùa lễ vui mừng … Phước Cho Nhân Loại … Kìa Thiên Binh Cùng Nhau Trổi Hát … Santa Claus Đang Vào Thị Trấn … Tôi Sẽ Có Mặt Ở Nhà Để Dự Lễ Giáng Sinh … Tiếng Chuông Ngân.
Những bài học về chức năng lãnh đạo của Chúa Jêsus
Bob Briner và Ray Pritchard phát hiện ra những bài học về chức năng lãnh đạo quan trọng từ đời sống của Đấng Christ, dựa theo sách Tin Lành Mác.Có thể ứng dụng cho bất cứ ai muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hơn.
Thêm nhiều chi tiết hơn
Đây là mùa lễ Giáng Sinh. Hết thảy chúng ta đều ăn mặc đẹp sáng nay. Hội Thánh nầy được trang hoàng, tấm lòng chúng ta được đầy dẫy. Chúng ta phấn khích vì Chúa Giáng Sinh hầu như đang hiện diện ở đây.
Ở gia đình của bạn và ở gia đình tôi, mấy đứa trẻ cứ hao háo nhìn vào những món quà đặt dưới cây Giáng Sinh. Chúng không thể chờ cho đến Ngày Lễ Giáng Sinh được.
Đâu là lễ Giáng Sinh … và ai nấy đều vui sướng, có phải không? Không, có một người không vui sướng vì Chúa Giáng Sinh. Ông ta giận dữ về toàn bộ sự việc. Giống như Ebenezer Scrooge và gia đình Grinch, là những kẻ cướp đi lễ Giáng Sinh, ông ta thích toàn bộ sự việc sẽ không có ở trên đời nữa.
Chỉ có ông ta là không muốn tin. Ông ta chỉ biết sống thực tế. Ông ta thù ghét Chúa Giáng Sinh … và ông ta thậm chí không muốn nghe nói tới Chúa Giáng Sinh nữa.
Ông ta là nhân vật mà lịch sử gọi là Hêrốt Đại Đế. Câu chuyện của ông ta được thuật lại trong Mathiơ 2.
CHẲNG PHẢI MỘT CON NGƯỜI ĐẸP ĐẼ
Ấy là năm 47TC. Hêrốt Đại Đế chỉ mới có 25 tuổi. Ông ta được giao cho chức vụ Tổng đốc xứ Galilê, một tước vị cao cho một thanh niên còn trẻ như thế. Người Lamã hy vọng Hêrốt bình định được người Do thái.
Ông ta làm việc để được nổi tiếng lúc bấy giờ.
Trước tiên, ông ta bắt lãnh tụ băng cướp Ezekias rồi hành quyết hắn.
Sau đó, ông ta lấy vợ trong gia đình hàng đầu của người Do thái, họ Hasmoneans.
Vợ ông ta có tên là Mariamne.
Đến năm 40TC, Thượng Viện Lamã đặt cho ông ta cái tên “Vua của người Do thái”. Đây là một tước hiệu mà người Do thái rất ghét vì (A) Ông ta ra đời không phải là người Do thái và (B) Ông ta không phải là người Do thái bởi tôn giáo.
Khi nhiều năm trời trôi qua, Hêrốt chứng minh mình là một nhân vật độc ác và tinh vi. Giống như tất cả các bạo chúa, ông ta siết chặt sợi dây quyền lực và tàn bạo gạt bỏ bất cứ ai cản đường ông ta. Trải qua nhiều năm tháng, ông ta đã giết nhiều người:
Anh vợ
Mẹ vợ
Vợ
Chính việc giết vợ đã khiến cho ông ta phải điên tiết hoài. Ông ta đã giết vợ vì ông ta tưởng nàng là mối đe dọa đối với quyền lực của mình. Nhưng ông ta không bao giờ qua được nàng. Ngay cả lúc được 44 tuổi, ông ta đã giết vợ, và thậm chí dù sống tới 70 tuổi, việc giết vợ nầy của ông ta chỉ là khởi sự của cứu cánh mà thôi.
Bạn thấy đấy, trên hết mọi sự khác, Hêrốt Đại Đế là một kẻ giết người. Đấy là bản chất của ông ta. Ông ta đã giết trong bất chấp và ông ta đã giết để cứ nắm lấy quyền lực. Đời sống con người chẳng có nghĩa lý gì đối với ông ta. Sử gia lỗi lạc Josephus đã gọi ông ta là “dã man”, nhà văn khác gán cho ông ta “kẻ điên cuồng độc ác”, tuy nhiên có người đặt cho ông ta cái tên: “kẻ đồi trụy”.
Có lẽ bản chất cơ bản của ông ta có thể được thấy tốt đẹp nhất do một sự cố xảy ra vào năm 7TC, Hêrốt giờ đây là một ông già. Ông ta đã nắm lấy quyền lực trong 41 năm. Ông ta biết mình không thể sống bao lăm nữa. Lời đồn đãi cho rằng mấy người con của ông đang âm mưu lật đổ ông. Họ là những người con trai do người vợ muộn Mariamne sanh ra. Ông ta ra lịnh thủ tiêu chúng … bằng cách siết cổ chết.
Không phải ngạc nhiên khi Caesar Augustus nói: “Những gì Hêrốt gieo ra thì an toàn hơn con trai của hắn”.
Vợ … mẹ vợ … anh vợ … hai con trai … giữa vòng hàng trăm người khác nữa. Giết chóc là việc mà ông ta làm giỏi nhất.
“CHÚNG TÔI ĐẾN ĐÂY ĐỂ GẶP CON TRẺ”
Bấy giờ là 2 hay 3 năm sau đó. Hêrốt Đại Đế, Vua của người Do thái, đang dần mòn chết đi. Josephus mô tả căn bịnh của ông ta là một loại loạn óc điên dại. Cơ thể ông ta đau đớn với chứng co giật, hơi thở ông ta hôi hám, da ông ta thì đầy lở loét rất ghê tởm, ông ta mất trí thật mau chóng.
Nhưng ông ta vẫn là vua. Một ngày kia có người tâu cho ông ta biết tại thành Jerusalem có mấy khách viếng đã đến từ phương Đông.
Những người lạ … với một thắc mắc rất là lạ.
Họ là Magi, mấy thầy bác sĩ đến từ Đông phương. Họ là thầy tế lễ của một tôn giáo Đông phương, họ thực hành môn chiêm tinh. Ở xứ Batư, họ được xem là hạng người có quyền lực. Họ đã hành trình băng ngang qua sa mạc tìm kiếm một cuộc trao đổi với Hêrốt. Có lẽ đã có ba người, có lẽ nhiều hơn. Việc quan trọng đối với Hêrốt không phải họ là ai mà là họ yêu cầu điều gì kìa:
“Vua dân Giu-đa mới sanh tại đâu? Vì chúng ta đã thấy ngôi sao Ngài bên đông phương, nên đến đặng thờ lạy Ngài” (Mathiơ 2:2).
Có nhiều điều kín nhiệm về sự việc nầy:
Mấy thầy bác sĩ nầy là ai chứ? Chúng ta không biết.
Họ đến từ đâu? Chúng ta không biết.
“Ngôi sao” mà họ đã thấy trên bầu trời là sao gì vậy? Chúng ta không biết.
Hêrốt cũng không biết. Nhưng ông ta biết mình nên dò hỏi xem sự thể nầy như thế nào! Họ đang tìm kiếm Vua nào đó của người Do thái “mới sanh”. Làm sao lại có việc ấy chứ? Hêrốt là Vua của người Do thái mà. Nhưng ông ta không ra đời theo cách đó. Ông ta phải đánh trận và giết chóc mới có được tước hiệu đó. Vậy thì mấy người nầy đang nói về việc gì chứ?
HẾT THẢY ĐỀU LAY ĐỘNG
Kinh Thánh chép: “vua Hê-rốt bối rối” (câu 3). Từ ngữ “bối rối” có ý nói tới lay động mạnh. Và chẳng có gì ngạc nhiên.
Sau cùng, ông ta đã chinh phục mọi kẻ thù của mình.
Sau cùng, ông ta đã giết hết mọi kẻ thù của mình.
Sau cùng, ông ta đã sẵn sàng chết trong đắc thắng.
Giờ đây, mấy người khách lạ nầy đến với thắc mắc kỳ lạ của họ. Giờ đây, chẳng có thì giờ để yên nghỉ nữa. Thêm một người nữa phải chết.
Tôi nghĩ tôi biết lý do tại sao Hêrốt phải bị lay động rồi. Ông ta không phải là một con người tôn giáo đặc biệt đâu. Ồ, ông ta rất vui sướng khi tái thiết Đền Thờ tại thành Jerusalem. Nhưng đấy là chuyện xa xưa rồi. Nhưng bạn không thể ở gần những người Do thái nầy lâu được trước khi tôn giáo lạ lùng của họ nghiền nát bạn.
Hêrốt vốn biết rõ người Do thái đang trông chờ một Đấng Mêsi, là Đấng Đức Chúa Trời sẽ phái đến để cứu họ và trị vì làm Vua. Tôi dám chắc Hêrốt không quá xem trọng việc ấy, song ở mặt khác, tại sao phải nắm lấy cơ hội chứ? Điều đó giải thích những gì ông ta làm kế đó:
Khi ông ta cho triệu tập tất cả những thầy tế lễ và giáo sư dạy luật của dân sự lại, ông ta đã hỏi họ Đấng Christ sẽ sanh tại đâu? Họ đáp: “Tại Bếtlêhem xứ Giuđê” “vì có lời của đấng tiên tri chép như vầy:
‘Hỡi Bết-lê-hem, đất Giu-đa! Thật ngươi chẳng phải kém gì các thành lớn của xứ Giu-đa đâu, vì từ ngươi sẽ ra một tướng, là Đấng chăn dân Y-sơ-ra-ên, tức dân ta’” (các câu 4-6).
Đột nhiên mọi việc long trọng ngay. Có thể mấy người khách lạ nầy đến vì một việc quan trọng nào đó. Sẽ ra sao nếu con trẻ họ đang tìm kiếm lại là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời? Sẽ ra sao nếu … Sẽ ra sao nếu … Sẽ ra sao nếu … ?
Hêrốt có quá nhiều việc, nhưng ông ta không ngu ngốc đâu. Thời giờ trôi qua mau.
Mấy thầy bác sĩ đã hỏi thăm: “Vua dân Giu-đa mới sanh tại đâu?” Mấy thầy thông giáo đã khẳng định lời tiên đoán của Cựu Ước nói tới sự ra đời của Đấng Mêsi tại thành Bếtlêhem. Không có gì phải lạ lùng khi Hêrốt bị lay động. Ông ta phải chấm dứt hành động điên cuồng nầy của Đức Chúa Trời trước khi sự thể xảy ra mau chóng.
Liệu một người thực sự tìm cách thủ tiêu Đấng Christ của Đức Chúa Trời có được không? Hêrốt đã tìm cách ấy.
Tất cả những bạo chúa đều là những kẻ nhút nhát tận đáy lòng của họ. Họ cai trị bởi sức mạnh và một việc họ lo sợ nhất là một thế lực mạnh hơn thế lực của họ. Nếu Đấng Mêsi đã đến, thì có nghĩa là Hêrốt đang cai trị trong sự chống đối Đức Chúa Trời.
Vì lẽ đó, ông ta phải thủ tiêu con trẻ ấy … và ông ta phải thực thi công việc đó ngay bây giờ!
BA THẦY BÁC SĨ, MỘT KẺ GIÀ MÀ DẠI
Vì vậy, Hêrốt đã ngấm ngầm sắp đặt một âm mưu rất tinh ranh. Chúng ta có câu chuyện ấy ở câu 7:
“Vua Hê-rốt bèn vời mấy thầy bác sĩ cách kín nhiệm, mà hỏi kỹ càng về ngôi sao đã hiện ra khi nào. Rồi vua sai mấy thầy đó đến thành Bết-lê-hem, và dặn rằng: Các ngươi hãy đi, hỏi thăm cho chắc về tích con trẻ đó; khi tìm được rồi, hãy cho ta biết, đặng ta cũng đến mà thờ lạy Ngài” (các câu 7-8).
Bạn có thể đọc thấy rồi nói: “Sao mấy thầy bác sĩ lại lọt bẫy của Hêrốt vậy?” Sao họ lại thế chứ? Họ chẳng có một cớ gì để nghi ngờ mọi động lực của ông ta. Hoặc bạn sẽ thắc mắc: “Sao Hêrốt không sai một tốp lính đến Bếtlêhem để kiểm tra lại mọi việc?” Ông ta có thể làm như thế, nhưng việc ấy sẽ lôi cuốn rất nhiều sự chú ý. Sau cùng, bạn sẽ thắc mắc: “Nếu Hêrốt quan tâm, sao ông ta không đến thành Bếtlêhem và đích thân mình gặp Chúa Jêsus chứ?”
Bây giờ, đó là một thắc mắc rất là hay. Sao Hêrốt không đi!?! Vì ông ta không muốn mặt đối mặt với nhà Vua được sai đến từ trời. Như vậy sẽ là quá nhiều đấy! Ông ta bị buộc phải đưa ra một quyết định. Với mọi giá, ông ta tránh né việc đó. Vì vậy, ông ta không đi và ông ta không sai binh lính đi. Thay vì thế, ông ta sai mấy thầy bác sĩ đi.
Họ bèn lui ra. Bạn biết phần còn lại của câu chuyện rồi. Ngôi sao lạ lùng kia lại tái xuất hiện và đã dẫn họ đến đúng ngôi nhà ấy. Khi họ tìm gặp Con Trẻ Jêsus rồi, họ đã sấp mình xuống mà thờ lạy Ngài, họ dâng cho Ngài vàng, nhũ hương và một dược.
Mấy thầy bác sĩ đã biết rõ cái điều mà Hêrốt không bao giờ biết – Con Trẻ bé nhỏ kia trong một ngôi nhà nhỏ được quấn bằng mấy miếng giẻ rách đó một ngày kia sẽ trị vì thế gian. Họ không thấy xấu hổ khi dâng cho Ngài những tặng phẩm xứng đáng với một vì Vua.
BÂY GIỜ, AI LÀ KẺ GIẢ HÌNH?
Ngay trước khi mấy thầy bác sĩ lui ra khỏi bối cảnh trung tâm rồi mờ dần đi trong cái bóng của lịch sử, Kinh Thánh cho chúng ta biết một sự thật về họ: “Kế đó, trong giấc chiêm bao, mấy thầy được Đức Chúa Trời mách bảo đừng trở lại nơi vua Hê-rốt; nên họ đi đường khác mà về xứ mình” (câu 12).
Mấy thầy bác sĩ đi về hướng Đông; Mary và Giôsép cùng con trẻ Jêsus đi về hướng Tây phía Aicập. Chẳng bao lâu thì thành Bếtlêhem vẫn y như nguyên cũ, một ngôi làng quê đang say ngủ.
Đồng thời, trở lại với cung điện, Hêrốt đang xoa tay mình trong nổi hân hoan. Mấy gã khách lạ kia ngu dại quá khi rơi vào một mưu mẹo lão luyện giống như thế. Ngu dại!
A, nhưng ông là kẻ dại, chớ chẳng phải họ đâu, Hêrốt ơi, không phải họ đâu. Họ đã ra đi và con trẻ cũng thế. Chương trình của ông đã trở thành gậy ông đập lưng ông rồi đấy! Ông tưởng đã khiến họ làm một việc bẩn thĩu cho ông. Nhưng Đức Chúa Trời đã nghĩ theo cách khác.
Kinh Thánh chép rằng khi Hêrốt thấy mình bị mấy thầy bác sĩ gạt, ông ta đã sôi giận lên. Tại sao chứ? Kẻ lừa đảo đã bị gạt; tên đại bịp đã bị bịp. Kẻ dối trá đã bị lừa. Giờ đây, chúng ta thấy ai khôn và ai dại rồi.
KẺ TÀN SÁT BẾTLÊHEM
Trước khi tôi nói cho bạn biết điều chi xảy ra kế đó, đây là một số sự kiện phải in trong trí:
– Hêrốt đã già và hay đau bịnh.
– Ông ta đang mất quyền điều khiển vương quốc của mình cách từ từ.
– Ông ta sắp chết và ông ta biết rõ sự ấy.
– Ông ta nổi giận vì bị mấy thầy bác sĩ gạt.
– Ông ta vẫn phải làm một việc gì đó về con trẻ kín nhiệm kia.
Nói ngắn gọn, ông ta không còn làm chủ lý trí mình được nữa, vì giận dữ, thất bại, sợ hãi và đau đớn. Ông ta ghen ghét trong điên cuồng và gần như đã hóa điên rồi. Ông ta là kẻ có bản chất giết người khát máu. Tất cả những bản năng tệ hại nhất của một cuộc sống tán ác giờ đây đã lộ diện.
Hãy giữ hết mọi sự ấy trong trí vì đó là cách duy nhứt bạn có thể hiểu được những gì sắp xảy ra. Trong lịch sử của Hội Thánh, điều nầy được gọi là Cuộc Tàn Sát Những Kẻ Vô Tội. Sau 2.000 năm, chúng ta ghi nhớ Hêrốt vì chính hành động nầy.
Khi Hêrốt nhận ra rằng ông ta bị mấy thầy bác sĩ lừa, ông ta đã điên tiết lên, và ông ta ban ra những lịnh lạc hòng giết hết thảy những trẻ nam tại thành Bếtlêhem và vùng phụ cận, những đứa trẻ hai tuổi sấp xuống, phù hợp với thời điểm ông ta học biết từ mấy thầy bác sĩ (câu 16).
Ông ta đã mất trí và đã làm một việc tương xứng với Hitler hay Stalin hoặc Saddam Hussein. Ông ta đã ra lịnh tàn sát với máu lạnh những con trẻ nam từ hai tuổi sấp xuống.
Bạn có thể tưởng tượng được bối cảnh ấy không? Những tên lính trong đội hành quyết bung vào từng ngôi nhà ở Bếtlêhem trong đêm chết chóc, bắt lấy những đứa trẻ nam rồi bịt mặt chúng lại với cái bao vải. Một tên lính nắm lấy hai chân trong khi tên lính khác cầm lấy dao thọc vào cổ họng của đứa trẻ. Ở đàng kia, người mẹ kêu gào thật thảm thiết.
Trải qua từng đường phố, họ tìm kiếm từng đứa trẻ một. Giết chóc suốt cả đêm. Họ đã có lịnh lạc. Giết từng đứa trẻ nam. Đừng để sót một đứa nào hết. Họ đã làm tốt công việc của họ. Đến gần sáng thì việc giết chóc đã xong rồi, binh lính đi hết cả, nhiều đứa trẻ gục chết. Trên thị trấn Bếtlêhem rung lên những tiếng kêu gào than khóc, những bà mẹ ấy đã từ chối không chịu yên ủi. Con cái của họ không còn nữa rồi.
Bạn thắc mắc: “Việc nầy có thực sự xảy ra không? Lẽ nào Hêrốt thực sự làm việc ấy?” Tôi trả lời rằng đúng là phù hợp với mọi sự chúng ta biết về Hêrốt Đại Đế. Giết chóc là phương thức ông ta cứ nắm quyền trị vì trong 41 năm. Chẳng có một lý do gì để nghĩ ông ta sẽ không làm một việc như vầy.
CUỐI CÙNG
Trở lại thành Jerusalem, Hêrốt dựa lưng vào ghế trường kỷ rồi nghe báo những tin tức tốt lành. Tất cả con trẻ đã chết. Ông ta có thể nghỉ ngơi bấy giờ. Ông ta đã giết kẻ thù cuối cùng của mình.
Kinh Thánh kết luận câu chuyện bằng cách chú thích cái chết của Hêrốt ở câu 19. Josephus nói rằng khi ông ta chết, những con trùng đã đục hết thân thể của ông ta. Ông ta đã chết trong đau đớn – điên cuồng, đau khổ và mê sảng.
Khi ông ta chết, họ chôn thi thể của ông ta trong một ngôi mộ không xa thành Bếtlêhem lắm. Không lâu sau đó, Mary và Giôsép cùng con trẻ Jêsus đã trở về từ Aicập, định cư trong làng Naxarét của xứ Galilê.
Kẻ đã tìm cách thủ tiêu Chúa Giáng Sinh … gần như thế … nhưng ông ta không làm được. Hêrốt Đại Đế đã tàn sát những con trẻ của thành Bếtlêhem. Nhưng ông ta không đụng tới được nhân vật mà ông ta mong muốn nhất. Đức Chúa Trời đã nhìn thấy việc ấy. Ông ta đã giết hàng ngàn người trong suốt cuộc đời của ông ta … nhưng ông ta không thể giết được nhân vật quan trọng nhất.
BA CÁCH NHÌN VÀO LỄ GIÁNG SINH
Mặc dù Hêrốt là nhân vật hàng đầu trong tấm thảm kịch nầy, ông ta không phải là diễn viên duy nhứt trên sân khấu. Bên cạnh Hêrốt, còn có mấy thầy bác sĩ và mấy thầy thông giáo của thành Jerusalem nữa. Tất cả ba vai trò nầy tiêu biểu cho ba cách nhìn khác nhau vào lễ Giáng Sinh.
1. Thù nghịch. Hêrốt đứng làm một biểu tượng cho loại thế gian mà Chúa Jêsus đã bước vào. Ông ta tiêu biểu cho ủy ban tiếp đón của thế gian đối với Con Đức Chúa Trời. Bạn sẽ không nghĩ đó là một phương thức, có phải không? Chúa Jêsus đã ra đời và những bậc cầm quyền tìm cách thủ tiêu Ngài. Kinh Thánh chép: “Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy” (Giăng 1:11). Hêrốt đứng cho khía cạnh khát máu, độc ác, hận thù của hệ thống thế gian. Một thế giới mà sự sống con người thật rẻ mạt. Một thế giới mà giết chóc được chấp nhận và thậm chí được mong đợi nữa.
Hêrốt đã chết, song tinh thần của ông ta vẫn còn sống luôn. Cho đến ngày nầy, có những kẻ đã bị Chúa Jêsus làm cho phật lòng, ngay cả bởi việc nhắc đến danh của Ngài nữa. Họ đã chống đối lẽ thật thuộc linh và muốn xóa đi từng dấu vết của lễ Giáng Sinh ra khỏi đời sống công cộng. Nhóm nầy bao gồm những vị quản lý học đường, họ nhút nhát thậm chí trục xuất cả chữ “Chúa Giáng Sinh” ra khỏi lớp học, và những vị luật sư trên khắp nước Mỹ cũng thế. Hêrốt sẽ là sự tự hào của họ.
2. Dửng dưng. Mấy thầy thông giáo tiêu biểu cho sự dửng dưng tôn giáo. Đây là những người trong cuộc, họ biết rõ hết những sự kiện mà chẳng làm gì về điều đó. Họ chẳng quan tâm đủ để tỏ ra sự phấn khích. Khi Hêrốt hỏi thăm con trẻ sẽ ra đời tại đâu, họ biết rõ câu trả lời. Họ nói cho ông ta biết nơi phải tìm, nhưng không quan tâm đủ để tự mình dò xét. Thành Bếtlêhem chỉ cách Jerusalem 6 dặm đường, nhưng như thế là xa quá đến nỗi không đi được. Tất cả chỉ là lý thuyết suông đối với họ mà thôi. “Mong bạn có chuyến đi tốt đẹp. Nếu bạn tìm gặp Đấng Mêsi, cho chúng tôi hay với”.
Họ nên ca hát và nhảy múa vì Đấng Mêsi đã đến; thay vì thế, họ bất chấp sự ra đời của Ngài.
Trông ai tệ bạc hơn? Hêrốt hay mấy thầy thông giáo? Mấy thầy thông giáo trông tệ bạc hơn vì Hêrốt, trong mọi sự quá độ của ông ta, ít nhất đã hành động thích hợp với bản chất cơ bản của mình. Qua cách đối chiếu, mấy người nầy biết rõ lẽ thật mà chẳng làm gì đối với lẽ thật ấy.
3. Thờ lạy. Trên sân khấu còn có một nhóm sau cùng. Họ là mấy thầy bác sĩ, là những người khi tìm gặp con trẻ, họ đã sấp mình xuống mà thờ lạy Ngài. Đây là sự méo mó mỉa mai trong câu chuyện Giáng Sinh, chính những kẻ ngoại giáo, họ công nhận Chúa Jêsus vì Ngài thực sự là ai! Hêrốt nhìn biết và tìm cách thủ tiêu Ngài; mấy thầy thông giáo biết rõ và bất chấp Ngài. Còn mấy thầy bác sĩ tự minh chứng họ xứng đáng với danh xưng của họ. Khi họ tìm gặp Ngài, họ đã vui sướng thờ lạy Ngài.
Ba nhóm nầy đáp ứng với bức tranh những phương thức khác biệt mà người ra sẽ luôn luôn đáp ứng với Chúa Jêsus. Một số sẽ luôn luôn tỏ vẻ thù nghịch; một số sẽ luôn luôn dửng dưng; một số sẽ luôn luôn thờ lạy Ngài.
Đôi khi bạn sẽ nhìn thấy tất cả ba đáp ứng nầy trong một gia đình; thường thì bạn sẽ nhìn thấy ba đáp ứng đó trong sở làm của bạn nữa đấy.
Sau 2.000 năm, Hêrốt đã có nhiều con cháu, mấy thầy thông giáo vẫn còn bận rộn lắm không đến thành Bếtlêhem được, và mấy thầy bác sĩ vẫn sẽ tìm kiếm Ngài.
BẠN ĐÁP ỨNG THẾ NÀO?
Thắc mắc tối hậu không phải ai đó đáp ứng thế nào, mà là bạn đáp ứng thế nào với Chúa Jêsus!?! Mỗi một việc ấy là vấn đề thôi. Bạn ở với Hêrốt hay với mấy thầy thông giáo hoặc với mấy thầy bác sĩ? Giả sử chúng ta sắp sửa khởi sự tại hậu trường của nơi thánh và yêu cầu từng người nói cho chúng ta biết bạn đứng ở chỗ nào!?! Điều đó sẽ chứng minh sự ngạc nhiên. Có phải bạn thù nghịch với Chúa Jêsus không? Có phải bạn bận quá đến nỗi không dính dáng đến? Có phải bạn đến đặng thờ lạy Ngài là Chúa và Cứu Chúa không?
Khi tôi đọc Mathiơ 2, một sự kiện đánh mạnh vào tôi hơn những sự khác. Ai nấy đều có cùng phần thông tin cơ bản đó. Tất cả họ đều biết rõ một con trẻ đã ra đời tại thành Bếtlêhem và hết thảy họ đều biết con trẻ là ai rồi. Hêrốt biết rõ và tìm cách thủ tiêu Ngài; mấy thầy thông giáo biết rõ và dửng dưng đối với Ngài; mấy thầy bác sĩ biết rõ và đã thờ lạy Ngài.
Nếu chỉ phần thông tin thôi có thể cứu được bạn, thế thì ngay cả Hêrốt sẽ được cứu. Nhưng chỉ phần thông tin thôi sẽ không cứu được bạn. Ấy chẳng phải những gì bạn biết, mà là những gì bạn làm với những gì bạn biết, sẽ cứu được bạn.
+ Nếu bạn tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con Đức Chúa Trời đến từ trời … .
+ Nếu bạn tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng Mêsi được hứa cho … .
+ Nếu bạn tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của thế gian … .
+ Nếu bạn tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã đến đặng cứu bạn ra khỏi tội lỗi của bạn … .
+ Nếu bạn tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ chịu chết trên thập tự giá trong chỗ của bạn … .
+ Nếu bạn tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã sống lại từ kẻ chết … .
+ Nếu bạn tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã thăng thiên về trời … .
+ Nếu bạn tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ một ngày kia sẽ tái lâm trên đất làm Vua các vua và Chúa các chúa … .
Nếu bạn tin hết thảy mọi sự ấy … thế thì hãy làm theo những gì mấy thầy bác sĩ đã làm. Hãy đến với một tấm lòng rộng mở, hãy sấp mình xuống trước mặt Chúa Jêsus mà thờ lạy Ngài. Như bài thánh ca chép: “Kíp Đến Tôn Thờ. Cúi Xuống Tôn Thờ, Kính Chúc Christ Nay Sanh Làm Vua”.
Lạy Cha, xin ban cho chúng con đôi mắt để nhìn xem Con Trẻ Jêsus theo cách mới trong dịp lễ Giáng Sinh nầy. Xin giúp chúng con nhìn xem Ngài như Ngài vốn có thật vậy – một vì Vua đang nằm ngủ trong chuồng chiên. Xin ban cho chúng con hai lỗ tai lắng nghe các thiên sứ hát. Xin ban cho chúng con hai bàn chân giống như mấy gã chăn chiên mau mau đến với thành Bếtlêhem. Xin ban cho chúng con hai bàn tay giống như mấy thầy bác sĩ, biết dâng lên Ngài thứ tốt nhứt mà chúng con có. Xin ban cho chúng con tấm lòng yêu thương muốn thờ lạy Ngài. Amen.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét